Nghiên cứu phân biệt đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của hai loài nưa thuộc chi amorphophallus, họ ráy ( araceae)

55 1.5K 1
Nghiên cứu phân biệt đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của hai loài nưa thuộc chi amorphophallus, họ ráy ( araceae)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI CAO THỊ THU HẰNG NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HAI LOÀI NƢA THUỘC CHI AMORPHOPHALLUS, HỌ RÁY (ARACEAE) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SỸ HÀ NỘI – 2014 BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI CAO THỊ THU HẰNG NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HAI LOÀI NƢA THUỘC CHI AMORPHOPHALLUS, HỌ RÁY (ARACEAE) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SỸ Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Viết Thân 2. DS. Nguyễn Thị Thu Huyền Nơi thực hiện: Bộ môn Dược liệu HÀ NỘI – 2014 LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, động viên quý báu từ các thầy, cô giáo, gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới PGS. TS Nguyễn Viết Thân người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận. Em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc tới: DS. Nguyễn Thị Thu Huyền, DS. Nguyễn Thanh Tùng, các thầy cô giáo giảng viên và các anh chị kỹ thuật viên trong bộ môn Dược Liệu đã tận tình giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện cho em trong suốt quá trình làm khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo giảng viên trường đại học Dược Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giảng dạy, dìu dắt và truyền nhiệt huyết cho em trong suốt 5 năm học vừa qua. Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Sinh viên Cao Thị Thu Hằng MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ RÁY (ARACEAE) 3 1.1.1. Vị trí phân loại họ Ráy (Araceae) 3 1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của họ Ráy (Araceae) 3 1.2. TỔNG QUAN VỀ CHI AMORPHOPHALLUS 4 1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Amorphophallus 4 1.2.2. Đặc điểm thực vật của một số loài thuộc chi Amorphophallus 5 1.2.3. Các nghiên cứu ở Việt Nam về chi Amorphophallus 10 CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 13 2.1. NGUYÊN LIỆU, PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 13 2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu 13 2.1.2. Phương tiện nghiên cứu 13 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 2.2.1. Nghiên cứu về mặt cảm quan của hai loài Nưa 14 2.2.2. Nghiên cứu về vi phẫu củ và vi học bột củ của hai loài Nưa 14 2.2.2. Nghiên cứu về hóa học bột củ của hai loài Nưa 15 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 16 3.1. NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA HAI LOÀI NƢA 16 3.1.1. Mô tả về đặc điểm hình thái của hai loài Nưa 16 3.1.2. Nghiên cứu vi học bột của hai loài Nưa 17 3.1.3. Nghiên cứu vi phẫu củ của hai loài Nưa 22 3.2. ĐỊNH TÍNH SƠ BỘ CÁC NHÓM CHẤT TRONG CỦ HAI LOÀI NƢA BẰNG CÁC PHẢN ỨNG HÓA HỌC 24 3.2.1. Phản ứng định tính glycosid tim 24 3.2.2. Định tính saponin trong dược liệu 26 3.2.3. Định tính anthranoid 26 3.2.4. Định tính tanin 27 3.2.5. Định tính đường khử 28 3.2.6. Định tính polysaccharid 28 3.2.7. Định tính acid amin 29 3.2.8. Định tính acid hữu cơ 29 3.2.9. Định tính flavonoid 29 3.2.10. Định tính coumarin 31 3.2.11. Định tính alcaloid 32 3.2.12. Định tính chất béo, steroid, caroten 33 3.3. ĐỊNH TÍNH DỊCH CHIẾT HAI LOÀI NƢA BẰNG SẮC KÝ LỚP MỎNG 35 3.4. BÀN LUẬN 41 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 43 1. KẾT LUẬN 43 2. ĐỀ XUẤT 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT H: Hình. KH&CN: Khoa học và công nghệ. KM: Khoai môn. Mẫu N 1 : Mẫu Nưa 1. Mẫu N 2 : Mẫu Nưa 2. Mẫu N 3 : Mẫu Nưa 3. Mẫu N 4 : Mẫu Nưa 4. Mẫu N 5 : Mẫu Nưa 5. Mẫu N 6 : Mẫu Nưa 6. Mẫu N 7 : Mẫu Nưa 7. Mẫu N 8 : Mẫu Nưa 8. Nxb: Nhà xuất bản. P. Ư: Phản ứng. TT: Thuốc thử. UV: Ultra violet. Tr: Trang. : Bước sóng. DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ STT Tên các các bảng và hình vẽ Trang 1 Bảng 3.1. Sự khác nhau về đặc điểm hình thái hai loài Nưa. 18 2 Bảng 3.2. Sự khác nhau về đặc điểm vi học bột hai loài Nưa. 18 3 Bảng 3.3. Kết quả định tính các nhóm chất trong củ của hai loài Nưa. 34 4 H 3.1.1. Cây Nưa mẫu N 2 . 19 5 H 3.1.2. Củ Nưa mẫu N 2 . 19 6 H 3.1.3. Cụm hoa Nưa mẫu N 2 . 19 7 H 3.1.4. Cụm quả Nưa mẫu N 2 . 19 8 H 3.2.1. Cây Nưa mẫu N 6 . 20 9 H 3.2.2. Củ Nưa mẫu N 6 . 20 10 H 3.2.3. Cụm hoa Nưa mẫu N 6 . 20 11 H 3.2.4. Cụm quả Nưa mẫu N 6 . 20 12 Hình 3.3. Một số đặc điểm bột mẫu N 2 . 21 13 Hình 3.4. Một số đặc điểm bột mẫu N 6 . 21 14 Hình 3.5. Sơ đồ tổng quát mẫu N 2 . 23 15 Hình 3.6. Sơ đồ tổng quát mẫu N 6 . 23 16 Hình 3.7. Sắc ký đố dịch chiết thủy phân hai mẫu Nưa với hệ dung môi toluen-ethyl acetat-acid formic (6:2:0,5). 36 17 Hình 3.8. Sắc ký đồ dịch chiết thủy phân hai mẫu Nưa với hệ dung môi ether dầu hỏa-ethyl acetat-aceton-acid formic (3:1:0,5:0,05). 38 18 Hình 3. 9. Sắc ký đồ dịch chiết thủy phân hai mẫu Nưa với hệ dung môi cloroform-aceton (9:1). 39 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Vì vậy, nước ta có thảm thực vật phong phú và có nhiều tiềm năng về cây thuốc. Theo thống kê sơ bộ của viện dược liệu nước ta có khoảng 14.000 loài thực vật, nấm tảo trong đó có gần 4000 cây thuốc. Họ Ráy (Araceae) là một họ thực vật một lá mầm, có đặc điểm hình thái đa dạng và phong phú. Theo PGS. TS Phạm Hoàng Hộ, Việt Nam có khoảng 30 chi, 135 loài Ráy [12]. Chi Nưa (Amorphophallus) là một chi thuộc họ Ráy, được trồng nhiều ở các tỉnh vùng núi, trung du, miền Nam và miền Bắc. Cây cho năng suất cao và chịu được điều kiện khắc nghiệt. Trước kia, ở một vài địa phương cây thường được trồng lấy củ và lá dùng làm lương thực, thức ăn trong chăn nuôi. Hiện nay, với sự phát triển của mô hình bệnh tật tăng cao, một số loài trong chi Nưa đã được nghiên cứu và sử dụng làm thuốc. Nhiều nghiên cứu về thành phần và vai trò củ Nưa cho thấy trong bột củ có chứa glucomannan là hợp chất có nhiều công dụng quý, có tác dụng tốt đến bệnh ung thư, tim mạch, béo phì, cao huyết áp Ở nhiều nước trên thế giới củ Nưa đã được nghiên cứu, sử dụng và đem lại nguồn lợi lớn. Ở nước ta cây Nưa ít được nghiên cứu và khai thác sử dụng hợp lý [13]. Mặc dù có rất nhiều loài Nưa nhưng hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung về hai loài Amorphophallus kojac C. Koch và Amorphophallus peaoniifolius (Denst.) Nicols. Các loài khác ít được quan tâm đến, đặc biệt là về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học cũng như cách phân biệt chúng. Nhằm góp phần phát hiện, phân biệt và nâng cao giá trị sử dụng của từng loài Nưa thuộc chi Amorphophallus và góp phần bảo tồn, phát triển nguồn gen quý để phát triển đề tài “Thu thập nguồn gen và tri thức bản địa các nguồn gen nghiên cứu” chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của hai loài Nƣa thuộc chi Amorphophallus, họ Ráy (Araceae)’’ với mục tiêu: 2 Tạo cơ sở dữ liệu, các lý lịch về thực vật, hiển vi, hóa học nhằm từng bước phân biệt các loài Nưa, cũng như mong muốn góp phần vào công tác kiểm nghiệm dược liệu. Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài được tiến hành với những nội dung sau: Về thực vật: Mô tả đặc điểm hình thái cây, vi phẫu, bột củ của hai loài Nưa và so sánh chúng. Về hóa học: Định tính các nhóm chất bằng phương pháp hóa học, sắc ký lớp mỏng dịch chiết methanol, thủy phân và so sánh chúng. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ RÁY (ARACEAE) 1.1.1. Vị trí phân loại họ Ráy (Araceae) Theo từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2012), trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam và các tài liệu phân loại thực vật vị trí phân loại của họ Ráy trong giới thực vật như sau: Giới thực vật (Plantae) Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) Lớp Hành (Liloopsida) Phân lớp Ráy (Aridae) Bộ Trạch tả (Alismatalus) Họ Ráy (Araceae) [7], [9], [24], [28]. 1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của họ Ráy (Araceae) Cây cỏ mọc ở nơi ẩm, sống dai nhờ thân rễ. Thân nạc hoặc leo mang nhiều lỗ khí sinh thõng xuống. Lá thường đơn, có bẹ, gân lông chim, chân vịt hay song song. Cụm hoa bông mo nạc, không phân nhánh, mang nhiều hoa. Mo thường có màu sặc sỡ, một số có mùi thơm. Trục hoa có thể mang hoa khắp bề mặt hay kết thúc bằng một phần không mang hoa, thường có hoa cái ở dưới, hoa đực ở trên. Hoa nhỏ không cuống hay cuống không rõ rệt, đơn tính, lưỡng tính hay tạp tính. Hoa lưỡng tính thường có 3 vòng hoa, mỗi vòng có 3 bộ phận; hoa đơn tính có bao hoa tiêu giảm hay trần. Bộ nhị có 2 vòng, mỗi vòng có 3 nhị có khi còn 1 nhị ở hoa đơn tính. Bộ nhụy thường có 2-3 lá noãn, có khi chỉ 1 lá noãn ở hoa đơn tính, chứa 1-nhiều noãn đảo, cong hay thẳng [7], [24]. Quả mọng một hoặc nhiều hạt. Hạt có nội nhũ nạc [7], [24]. Theo sách thực vật, cây phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, một số là ôn đới. Việt Nam có khoảng 30 chi, 135 loài mọc hoang và được trồng làm thức ăn cho lợn (Ráy, Nưa), lương thực (Khoai sọ), rau ăn (các loại Môn, Sọ), cây cảnh (Vạn Niên Thanh…). Có 12 loài thường dùng làm thuốc trong đó có 4 loài thường dùng trong công nghiệp dược là Bán hạ, Thạch xương bồ, Thủy xương bồ, Thiên niên kiện [7]. [...]... trong Nghiên cứu quy trình tách chi t, cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học của glucomannan từ cây Nưa- Amorphophallus sp (họ ráy- Araceae) của TS Trần Thị Ý Nhi (Viện hóa học –Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu và xác định được tên khoa học của 3 loài Nưa ở Việt Nam là: Amorphhophallus konjac C Koch ; Amorphophallus corrugatus N E Br và Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.)...4 Một số chi điển hình của họ ráy [7]: Chi Acorus Chi Algaonema Chi Amorphophallus Chi Aresonema Chi Colocasia Chi Epipremnum Chi Homalomena Chi Pinellia Chi Pistia Chi Pothos Chi Rhaphidophora Chi Typhonium 1.2 TỔNG QUAN VỀ CHI AMORPHOPHALLUS 1.2.1 Đặc điểm thực vật và phân bố chi Amorphophallus 1.2.1.1 Đặc điểm thực vật chi Amorphophallus Cây ưa ẩm, chịu bóng, thường... các đặc điểm hình thái của các bộ phận của hai loài Nưa mẫu N2 và N6, căn cứ vào các tài liệu hiện có tại trường Đại học Dược Hà Nội, cùng với sự 17 tư vấn của TS Nguyễn Quốc Huy, chúng tôi đã xác định tên khoa học của 2 mẫu nghiên cứu như sau: Mẫu N2: Amorphophallus paeoniifolius (Dennst.) Nicolson, họ Ráy (Araceae) Mẫu N6: Amorphophallus coaetaneus S Y Liu & S J Wei, họ Ráy (Araceae) 3.1.2 Nghiên cứu. .. phương pháp hóa học như sau: - Định tính các nhóm chất hữu cơ có trong dược liệu bằng phản ứng hóa học theo các tài liệu dược liệu học [5], [6], thực tập dược liệu phần kiểm nghiệm bằng phương pháp hóa học [3], phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc [11], hóa học saponin [16] - Sắc ký lớp mỏng [11]: Chuẩn bị dịch chi t methanol và dịch chi t thủy phân Sử dụng bản mỏng Silicagel 60F254 tráng sẵn của Merck,... vàng chia thành từng khúc hình cầu Củ non có thịt màu trắng xám, củ già có thịt màu trắng vàng Củ gây ngứa nhẹ Hình ảnh đặc điểm hình thái của mẫu N6 được trình bày ở các hình 3.2.1, 3.2.2, 3.2.3, 3.2.4 (tr.20) Nhận xét: Sau khi quan sát các đặc điểm thực vật của 2 mẫu Nưa ta có thể sơ bộ phân biệt được các đặc điểm thực vật của 2 mẫu Nưa dựa vào các đặc điểm được trình bày ở bảng 3.1 (tr 18) Sau khi phân. .. 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm và kiểm định theo tiêu chuẩn Dược Điển Việt Nam IV [8] 2.2.1 Nghiên cứu về mặt cảm quan của hai loài Nƣa Quan sát, mô tả dược liệu về đặc điểm thực vật, hình dạng, màu sắc, mùi vị, kích thước bằng mắt thường và chụp ảnh [4] 2.2.2 Nghiên cứu về vi phẫu củ và vi học bột củ của hai loài Nƣa Đặc điểm vi phẫu: Mẫu Nưa (củ) được cắt vi... Trong đó loài Amorphophallus konjac C Koch mới được phát hiện ở Việt Nam năm 2012 Hàm lượng glucomannan trong thân (củ) của mỗi loài Nưa tại Việt Nam đã được nghiên cứu và xác định bằng phương pháp so màu thuốc thử 3,5-DNS Kết quả của nghiên cứu là cơ sở xây dựng quy trình tách chi t glucomannan quy mô phòng thí nghiệm từ 3 loài Nưa trên Trong nghiên cứu này cấu trúc hóa học tính chất hóa lý của sản... định đặc điểm vi phẫu và chụp ảnh các đặc điểm vi phẫu dưới kính hiển vi sau đó vẽ sơ đồ tổng quát [2], [4], [17] 15 Soi bột: Mẫu Nưa (củ) được thu hoạch, sửa sạch, sấy khô, được nghiền nhỏ thành bột bằng thuyền tán và cối sứ, rây lấy bột mịn, lên tiêu bản và quan sát, chụp ảnh dưới kính hiển vi để xác định các đặc điểm bột [2], [17] 2.2.2 Nghiên cứu về hóa học bột củ của hai loài Nƣa Hai mẫu Nưa sau... - Mẫu Nưa 8 (ký hiệu mẫu N8) thu hái tại Phú Quốc vào tháng 4/2014 Các mẫu sau khi thu hái, một phần được trồng ở vườn Thực Vật trường Đại học Dược Hà Nội và ở Nho Quan-Ninh Bình để lưu mẫu để tiếp tục nghiên cứu và giám định tên khoa học của các loài Các mẫu nghiên cứu được rửa sạch, cạo bỏ lớp bần, thái lát và sấy khô, nghiền thô bằng thuyền tán để lấy mẫu nghiên cứu Sau khi nghiên cứu 8 mẫu Nưa trên,... trong Nghiên cứu hàm lượng, chất lượng, tác dụng dược lý và xây dựng quy trình sản xuất glucomannan trong củ Nưa- Amorphophallus sp (họ RáyAraceae) trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” thuộc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định được các đặc điểm sinh học, các chỉ tiêu sinh trưởng, điều kiện sinh thái và quy mô trồng trọt của loài Nưa hiện có tại Thừa Thiên Huế Mẫu nghiên cứu lấy tại xã Quảng Thọ Tại . TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI CAO THỊ THU HẰNG NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HAI LOÀI NƢA THUỘC CHI AMORPHOPHALLUS, HỌ RÁY (ARACEAE) KHÓA LUẬN. TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI CAO THỊ THU HẰNG NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HAI LOÀI NƢA THUỘC CHI AMORPHOPHALLUS, HỌ RÁY (ARACEAE) KHÓA LUẬN TỐT. 3.1. NGHIÊN CỨU VỀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA HAI LOÀI NƢA 16 3.1.1. Mô tả về đặc điểm hình thái của hai loài Nưa 16 3.1.2. Nghiên cứu vi học bột của hai loài Nưa 17 3.1.3. Nghiên cứu vi phẫu củ của

Ngày đăng: 28/07/2015, 22:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan