Nghiên cứu đặc điểm thực vật thành phần hóa học cây gừng đá bắc kạn

57 3.4K 20
Nghiên cứu đặc điểm thực vật thành phần hóa học cây gừng đá bắc kạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀViệt Nam là quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, có nhiều điều kiện cho các sinh vật phát triển, tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật và nhiều hệ sinh thái khác nhau. Trong bộ Gừng (Zingiberales), họ Gừng (Zingiberaceae) là họ có số lượng loài nhiều nhất 18. Đây là một họ có nhiều đại diện có giá trị làm thuốc chữa bệnh, nhiều loài được sử dụng làm gia vị, làm cảnh …Theo trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam 18, ở nước ta, họ Gừng có 20 chi, với gần 100 loài, được trồng khắp các địa phương. Các thầy thuốc y học cổtruyền và dân gian từ lâu vẫn sử dụng Gừng như một vị thuốc rất tốt chữa các bệnh như cảm mạo, nôn, đầy bụng, đi ngoài lỏng, chân tay lạnh tê bì… Đây là nguồn dược liệu có giá trị trong y học, đặc biệt là y học dân gian, đồng thời là nguồn nguyên liệu chứa tinh dầu có giá trị trong công nghiệp hương liệu.Ở tỉnh Bắc Kạn, có một loại Gừng mà người dân vẫn gọi là “Gừng đá”, phát triển rất tốt trên vùng đất đồi, đất xen đá. Những diện tích đất tưởng chừng không thể canh tác được vì có độ dốc cao, độ phì nhiêu thấp, tỷ lệ đá trắng nhiều hơn đất trồng đang được người dân ở đây khai thác để nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Nằm trong nhóm đề tài cấp thiết của địa phương, Sở Khoa học Công nghệBắc Kạn đã phối hợp cùng Viện Di truyền nông nghiệp tiến hành nghiên cứu cây “Gừng đá”, triển khai chương trình trồng trọt và phát triển giống Gừng này.Tham gia vào chương trình trên, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây “Gừng đá” Bắc Kạn” được thực hiện với mục tiêu:Tạo cơ sở dữ liệu về thực vật, hiển vi, hóa học nhằm từng bước xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu, nâng cao giá trị sử dụng của loại Gừng này.Để thực hiện những mục tiêu trên, đề tài được tiến hành với những nội dung sau: Xác định đặc điểm hình thái, định danh tên khoa học, đặc điểm vi phẫu lá và thân rễ, đặc điểm bột thân rễ của mẫu nghiên cứu.

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VŨ THỊ PHƯƠNG DUYÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY GỪNG ĐÁ BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI – 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VŨ THỊ PHƯƠNG DUYÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY GỪNG ĐÁ BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Viết Thân Nơi thực hiện : Bộ môn Dược liệu HÀ NỘI – 2013 Lời cảm ơn Bằng tất cả sự chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Viết Thân, Ths. Lê Thanh Bình, Bộ môn Dược liệu, trường ĐH Dược Hà Nội. Là những người thầy, người cô đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận. Nhân đây, em xin gửi lời cảm ơn tới: Các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên trong bộ môn Dược liệu đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ để em có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Các thầy cô trong ban giám hiệu nhà trường, các phòng ban, các bộ môn trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường. Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới ông bà, bố mẹ, hai em trai và những người bạn đã luôn kịp thời động viên, ủng hộ em trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2013 Sinh viên Vũ Thị Phương Duyên MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG TÀI LIỆU DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG TÀI LIỆU ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1. TỔNG QUAN VỀ HỌ GỪNG (ZINGIBERACEAE) 3 1.1. Vị trí phân loại họ Gừng (Zingiberaceae) 3 1.2. Đặc điểm thực vật họ Gừng (Zingiberaceae) 3 1.3. Phân bố họ Gừng (Zingiberaceae) 5 2. TỔNG QUAN VỀ CHI GỪNG (ZINGIBER) 6 2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Gừng (Zingiber) 6 2.2. Đặc điểm một số loài thuộc chi Gừng (Zingiber) 6 CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 1. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 14 1.1. Nguyên liệu nghiên cứu 14 1.2. Phương tiện nghiên cứu 14 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1. Nghiên cứu về mặt cảm quan 15 2.2. Nghiên cứu về mặt hiển vi 15 2.3. Nghiên cứu về mặt hóa học 16 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 20 1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT 20 2. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HIỂN VI 21 2.1. Đặc điểm vi phẫu lá 21 2.2. Đặc điểm vi phẫu thân rễ 21 2.3. Đặc điểm bột thân rễ 26 3. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC 27 3.1. Định tính sơ bộ các nhóm chất có trong thân rễ Gừng đá bằng phản ứng hóa học 27 3.2. Xác định hàm lượng tinh dầu trong dược liệu khô tuyệt đối 35 3.3. Định tính dịch chiết toàn phần của thân rễ Gừng đá bằng sắc ký lớp mỏng 36 3.4. Phân tích thành phần tinh dầu 40 4. BÀN LUẬN 44 4.1. Về phương pháp nghiên cứu 44 4.2. Về kết quả nghiên cứu 44 KẾT LUẬN 46 ĐỀ XUẤT 47 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TT Thuốc thử KQ Kết quả KL Kết luận P.Ư Phản ứng H Chiều cao peak A Diện tích peak Rf Hệ số lưu RT Thời gian lưu GC-MS Sắc ký khí kết hợp khối phổ MeOH Methanol EtOAc Ethyl acetat SKLM Sắc ký lớp mỏng DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG TÀI LIỆU Hình Tên hình Trang 3.1 Cây và thân rễ Gừng đá 20 3.2 Ảnh vi phẫu lá cây Gừng đá 22 3.3 Sơ đồ tổng quát vi phẫu lá cây Gừng đá 23 3.4 Ảnh vi phẫu thân rễ Gừng đá 24 3.5 Sơ đồ tổng quát thân rễ Gừng đá 25 3.6 Một số đặc điểm bột thân rễ Gừng đá 26 3.7 Sắc ký đồ dịch chiết MeOH thân rễ Gừng đá. Hệ dung môi triển khai: Toluen : EtOAc : Acid formic (10 : 8 :1) 35 3.8 Kết quả sắc ký đồ dịch chiết MeOH thân rễ Gừng đá với hệ dm Toluen: EtOAc: Acid formic (10: 8: 1) quan sát dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 254nm 36 3.9 Kết quả sắc ký đồ dịch chiết MeOH thân rễ Gừng đá với hệ dm Toluen: EtOAc: Acid formic (10: 8: 1) quan sát dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 366nm 37 3.10 Kết quả sắc ký đồ dịch chiết MeOH thân rễ Gừng đá với hệ dm Toluen: EtOAc: Acid formic (10: 8: 1) quan sát dưới ánh sáng thường sau khi phun TT Vanilin 38 3.11 Sắc ký đồ biểu thị hàm lượng các thành phần hóa học của tinh dầu thân rễ Gừng đá 41 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG TÀI LIỆU Bảng Tên bảng Trang 3.1 Kết quả phản ứng định tính dịch chiết thân rễ Gừng đá 34 3.2 Thành phần hóa học của tinh dầu thân rễ Gừng đá 42 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, có nhiều điều kiện cho các sinh vật phát triển, tạo ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật và nhiều hệ sinh thái khác nhau. Trong bộ Gừng (Zingiberales), họ Gừng (Zingiberaceae) là họ có số lượng loài nhiều nhất [18]. Đây là một họ có nhiều đại diện có giá trị làm thuốc chữa bệnh, nhiều loài được sử dụng làm gia vị, làm cảnh … Theo trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam [18], ở nước ta, họ Gừng có 20 chi, với gần 100 loài, được trồng khắp các địa phương. Các thầy thuốc y học cổ truyền và dân gian từ lâu vẫn sử dụng Gừng như một vị thuốc rất tốt chữa các bệnh như cảm mạo, nôn, đầy bụng, đi ngoài lỏng, chân tay lạnh tê bì… Đây là nguồn dược liệu có giá trị trong y học, đặc biệt là y học dân gian, đồng thời là nguồn nguyên liệu chứa tinh dầu có giá trị trong công nghiệp hương liệu. Ở tỉnh Bắc Kạn, có một loại Gừng mà người dân vẫn gọi là “Gừng đá”, phát triển rất tốt trên vùng đất đồi, đất xen đá. Những diện tích đất tưởng chừng không thể canh tác được vì có độ dốc cao, độ phì nhiêu thấp, tỷ lệ đá trắng nhiều hơn đất trồng đang được người dân ở đây khai thác để nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Nằm trong nhóm đề tài cấp thiết của địa phương, Sở Khoa học Công nghệ Bắc Kạn đã phối hợp cùng Viện Di truyền nông nghiệp tiến hành nghiên cứu cây “Gừng đá”, triển khai chương trình trồng trọt và phát triển giống Gừng này. Tham gia vào chương trình trên, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây “Gừng đá” Bắc Kạn” được thực hiện với mục tiêu: Tạo cơ sở dữ liệu về thực vật, hiển vi, hóa học nhằm từng bước xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu, nâng cao giá trị sử dụng của loại Gừng này. Để thực hiện những mục tiêu trên, đề tài được tiến hành với những nội dung sau: - Xác định đặc điểm hình thái, định danh tên khoa học, đặc điểm vi phẫu lá và thân rễ, đặc điểm bột thân rễ của mẫu nghiên cứu. 2 - Định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ trong thân rễ “Gừng đá” thông qua các phản ứng hóa học và sắc ký lớp mỏng. - Cất tinh dầu thân rễ “Gừng đá”, xác định hàm lượng tinh dầu trong mẫu khô tuyệt đối. - Tiến hành sắc ký khí khối phổ, xác định các thành phần và hàm lượng của chúng trong tinh dầu thân rễ cây “Gừng đá”. [...]... HỌ GỪNG (ZINGIBERACEAE) 1.1 Vị trí phân loại họ Gừng (Zingiberaceae) Theo Thực vật học [11], Thực vật dược [14], vị trí phân loại của họ Gừng (Zingiberaceae) trong giới thực vật như sau: Giới Thực vật (Plante) Phân giới Thực vật có hệ mạch (Tratreobionta-Vascular plants) Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp Hành (Liliopsida) Phân lớp Bộ Gừng (Zingiberidae) Gừng (Zingiberales) 1.2 Đặc điểm thực vật họ Gừng. .. từ những mảnh mô của Gừng đá, nhân giống hàng loạt ra các cây con Đây là một đề tài có tính khả thi cao [21] 14 CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 1.1 Nguyên liệu nghiên cứu Dược liệu nghiên cứu là thân rễ cây Gừng đá, được cung cấp bởi Sở Khoa học Công nghệ Bắc Kạn vào tháng 12/2012 và được thu mua tại tỉnh Bắc Kạn vào tháng 3/2013... quản mẫu: Mẫu được vùi trong cát khô 1.2 Phương tiện nghiên cứu 1.2.1 Dung môi, hóa chất a Dung môi, hóa chất trong nghiên cứu đặc điểm thực vật Cloramin B Ethanol 90% và 99,7% Cloralhydrat Xylen Acid acetic 5% Bôm Canada Đỏ son phèn Nước cất Xanh methylene b Dung môi, hóa chất trong định tính sơ bộ thành phần hóa học và trong sắc ký lớp mỏng - Hóa chất: các thuốc thử định tính (FeCl3 5%, TT Mayer,... giống Gừng tùy thuộc vào điều kiện vùng trồng Đặc điểm chung nhất của chúng là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng (Gừng trâu) Cây trồng thường có hoa ở năm thứ hai Chưa thấy cây có quả và hạt Gừng trồng sau một năm nếu không thu hoạch sẽ có hiện tượng tàn lụi (phần trên mât đất) qua đông Thời gian sinh trưởng mạnh của cây trùng với mùa hè – thu nóng và ẩm [3] 8 Thành phần hóa học Thân rễ Gừng. .. dùng củ giã nát để bó nơi trặc gân, viêm tấy và thấp khớp [12], [15] 2.2.5 Gừng đá Trong chi Zingiber có rất nhiều loài được sử dụng làm thuốc Theo những nghiên cứu ban đầu của Sở Khoa học Công nghệ Bắc Kạn và Viện Di truyền nông nghiệp, Gừng đá thuộc chi Zingiber Cây Gừng đá được trồng nhiều ở xã Tân sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn – một địa phương có diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, với 95%... thơm đặc trưng Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác thuôn, thắt lại ở gốc, đầu nhọn, không cuống, có bẹ nhẵn, lưỡi bẹ nhỏ dạng màng, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt Lá ở gần gốc có mặt dưới màu tím Hình 3.1 Cây và thân rễ Gừng đá 21 2 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HIỂN VI 2.1 Đặc điểm vi phẫu lá Quan sát vi phẫu lá qua kính hiển vi (Hình 3.2; Hình 3.3) thấy có các đặc điểm sau: ● Phần. .. REPROSTAR 3; phần mềm WinCATS, VideoScan - Máy sắc ký khí kết hợp khối phổ Agilent Technologies - Kính hiển vi, máy ảnh kỹ thuật số CANON 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nghiên cứu về mặt cảm quan Đặt mẫu cây ở nơi có đủ ánh sáng, tốt nhất là ánh sáng mặt trời Quan sát và mô tả dược liệu về đặc điểm thực vật, hình dáng, kích thước, màu sắc, mùi vị bằng mắt thường và chụp ảnh Sử dụng khóa phân loại thực vật xác... có thành khá dày (3) Mảnh mạch mạng có đường kính khoảng 0,035 – 0,04mm (4) Rải rác có các hạt tinh dầu, đường kính khoảng 0,1 – 0,15mm (5); mảnh mang màu (7); mảnh bần (2) Hình 3.6 Một số đặc điểm bột thân rễ Gừng đá 1 – Mô mềm 2 – Bần 3 – Bó sợi 4 – Mạch mạng 5 – Hạt tinh dầu 6 – Tinh bột 7 – Mảnh mang màu 27 3 NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC 3.1 Định tính sơ bộ các nhóm chất có trong thân rễ Gừng đá. .. tinh dầu 26 2.3 Đặc điểm bột thân rễ Thân rễ Gừng đá sấy khô, tán bột, rây thành bột mịn, thu được bột Gừng đá Bột có màu vàng nhạt, mùi thơm, vị cay Soi trên kính hiển vi thấy có các đặc điểm sau (Hình 3.6): Hạt tinh bột hình tròn, hình trứng hoặc hình chuông, có các vân đồng tâm, đứng riêng lẻ hoặc thành đám, đường kính khoảng 10,42 – 31,25µm (6) Mảnh mô mềm với các lớp tế bào có thành mỏng (1) Sợi... rẫy với các cây trồng truyền thống như: khoai tàu, dong giềng, ngô, trong đó cây Gừng đá là thế mạnh nhất Nhờ biết cách chọn và khai thác tốt những tiềm năng trên chính vùng đất cằn, cùng với kinh nghiệm trồng giống Gừng này từ hàng chục năm nay, Tân Sơn đã phát triển rất tốt cây Gừng đá , biến giống Gừng này trở thành cây xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân Với hương thơm và vị cay nồng đặc trưng, . giống Gừng này. Tham gia vào chương trình trên, đề tài Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây Gừng đá Bắc Kạn được thực hiện với mục tiêu: Tạo cơ sở dữ liệu về thực vật, . Nghiên cứu về mặt hóa học 16 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 20 1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT 20 2. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HIỂN VI 21 2.1. Đặc điểm vi phẫu lá 21 2.2. Đặc điểm vi. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI VŨ THỊ PHƯƠNG DUYÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY GỪNG ĐÁ BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Ngày đăng: 28/07/2015, 18:16

Mục lục

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

    • 1. TỔNG QUAN VỀ HỌ GỪNG (ZINGIBERACEAE)

      • 1.1. Vị trí phân loại họ Gừng (Zingiberaceae)

      • 1.2. Đặc điểm thực vật họ Gừng (Zingiberaceae)

      • 1.3. Phân bố họ Gừng (Zingiberaceae)

      • 2. TỔNG QUAN VỀ CHI GỪNG (ZINGIBER)

        • 2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Gừng (Zingiber)

        • 2.2. Đặc điểm một số loài thuộc chi Gừng (Zingiber)

          • 2.2.1. Zingiber officinale Roscoe – Gừng

          • 2.2.3. Zingiber purpureum Roscoe (Z.) – Gừng tía, Gừng dại

          • 2.2.4. Zingiber gramineum Blume - Gừng lúa, Ngải trặc

          • CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            • 1. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

              • 1.1. Nguyên liệu nghiên cứu

              • 1.2. Phương tiện nghiên cứu

                • 1.2.1. Dung môi, hóa chất

                • 1.2.2. Dụng cụ, thiết bị máy móc

                • 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

                  • 2.2. Nghiên cứu về mặt hiển vi

                    • 2.2.1. Đặc điểm vi phẫu lá và thân rễ

                    • 2.2.2. Đặc điểm bột dược liệu

                    • 2.3. Nghiên cứu về mặt hóa học

                      • 2.3.1. Định tính các nhóm chất có trong mẫu dược liệu bằng phản ứng hóa học

                      • 2.3.2. Xác định hàm lượng tinh dầu trong dược liệu khô tuyệt đối

                      • 2.3.3. Sắc ký lớp mỏng

                      • 2.3.4. Phân tích thành phần tinh dầu bằng sắc ký khí kết hợp khối phổ GC-MS

                      • CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

                        • 1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT

                        • 2. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HIỂN VI

                          • 2.1. Đặc điểm vi phẫu lá

                          • 2.2. Đặc điểm vi phẫu thân rễ

                          • 2.3. Đặc điểm bột thân rễ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan