đề thi minh họa hướng dẫn chấm môn ngữ văn 12 sở giáo dục đào tạo bắc ninh đề số 1

5 1.1K 1
đề thi minh họa hướng dẫn chấm môn ngữ văn 12 sở giáo dục đào tạo bắc ninh đề số 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT BẮC NINH Đề 1 ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QG 2015 Năm học 2014 – 2015 Môn: Ngữ Văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) : Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? ( Trích Vợ nhặt-Kim Lân) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ đó ? 4. Dấu ba chấm ( ) trong câu văn Còn mình thì có ý nghĩa gì? 5. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử. Phần II (7 điểm): Câu 1 (3,0 điểm): Viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ cua anh /chị về mối quan hệ giữa tài và đức. Câu 2 (4,0 điểm): Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau: Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng Mùa xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người em gái chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng nột mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung (Việt Bắc-Tố Hữu,Ngữ văn 12 tập 1 NXBGD) Hết (Đề thi gồm có 01 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: HƯỚNG DẪN CHẤM THI ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Năm học 2014 – 2015 Môn: Ngữ Văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần Nội dung Điểm I 1) Đoạn văn được viết theo phương thức biểu cảm là chính . 2) Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai ( nhân vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về nhà 3)Thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn : dựng vợ gả chồng , ăn nên làm nổi, sinh con đẻ cái . Hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ : chứng tỏ nhà văn thể hiện tài năng vận dụng sáng tạo ngôn ngữ dân gian, dòng tâm tư người kể hoà với dòng suy nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ. Tác giả hiểu được nỗi lòng, tâm trạng của người mẹ thương con. 4) Dấu ba chấm ( ) trong câu văn Còn mình thì có ý nghĩa: gợi lời độc thoại nội tâm của nhân vật bà cụ Tứ bị đứt đoạn, khi bà so sánh giữa người ta với còn mình. Qua đó, người đọc thấy được tấm lòng của người mẹ già này. Bà thương con nhưng thấy mình chưa làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một người mẹ, nhất là trong ngày hạnh phúc của con. Tấm lòng của bà cụ Tứ thật cao cả và thiêng liêng. 5) Đoạn văn cần đảm bảo các ý: -Dẫn ý bằng chính dòng độc thoại nội tâm xúc động của bà cụ Tứ. - Tình mẫu tử gì? Biểu hiện của tình mẫu tử? - Ý nghĩa của tình mẫu tử. - Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả. - Bài học nhận thức và hành động. 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 II Câu 1: -Giới thiệu vấn đề nghị luận. -Giải thích tài và đức: +Tài :trình độ, năng lực, khả năng sáng tạo của con người của con người. +Đức: phẩm chất và nhân cách con người. -Bình luận vấn đề: 0,25 0,5 2,0 +Tài và đức là 2 mặt quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách con người. +Nếu chỉ chú trọng đến tài mà không quan tâm đến đức sẽ dẫn đến sự sai lệch trong suy nghĩ và hành động ,thiếu sự phấn đấu,tu dưỡng và rèn luyện bản thân;thậm chí nếu quá chú ý,coi trọng tài mà không chú ý đức sẽ dẫn đến những suy nghĩ và hành động gây tác hại cho bản thân,cộng đồng và xã hội. +Nếu chỉ lo phấn đấu ,tu dưỡng đức mà không quan tâm đến việc nâng cao trình đọ ,năng lực và khả năng sáng tạo của bản thân thì cũng jhoong thể có nhiều đóng góp cho cộng đồng và xã hội. +Giải quyết tốt mối quan hệ hài hòa,gắn bó giữa tài và đức sẽ giúp con người phát triển toàn diện và có nhiều đóng góp hữu ích cho xã hội. -Bài học nhạn thức và hành động. 0,25 Câu 2: - Giới thiệu về tác giả,tác phẩm,nội dung đoạn trích:đoạn trích đã vẽ nên bức tranh tứ bình,là đỉnh cao nỗi nhớ mà người về xuôi bộc lộ với Việt Bắc. - 2 câu đầu: + Câu thơ thứ nhất: là một câu hỏi tu từ,là cái cớ đẻ người ra đi bộc lộ lòng mình. + Câu thơ thứ 2: khẳng định nỗi nhớ người ra đi với Việt Bắc nhớ hoa cùng người. - 8 câu tiếp:+bức tranh mùa đông. + bức tranh mùa xuân + bức tranh mùa hạ + bức tranh mùa thu -Đánh giá, khái quát nội dung nghệ thuật đoạn thơ. 0,25 0,5 3,0 0,25 Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) : Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ . SỞ GD & ĐT BẮC NINH Đề 1 ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QG 2 015 Năm học 2 014 – 2 015 Môn: Ngữ Văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 18 0 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I. Đọc. DẪN CHẤM THI ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2 015 Năm học 2 014 – 2 015 Môn: Ngữ Văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 18 0 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần Nội dung Điểm I 1) Đoạn văn. chung (Việt Bắc- Tố Hữu ,Ngữ văn 12 tập 1 NXBGD) Hết (Đề thi gồm có 01 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: HƯỚNG DẪN

Ngày đăng: 28/07/2015, 09:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan