Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân hiện nay

75 1.1K 2
Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ẢNH HƯỞNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HIỆN NAY (Khảo sát tại: Huyện Hậu Lộc - Tỉnh Thanh Hóa) 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc làm là vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Xuất khẩu lao động là một một hiện tượng tất yếu khách quan, là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung, hàng hóa đem đi xuất khẩu là loại hàng hóa đặc biệt đó là sức lao động của con người, sức lao động trở thành hàng hóa còn khách mua sức lao động là chủ thể người nước ngoài. Xuất khẩu lao động dựa trên mối quan hệ cung - cầu do sự mất cân đối các yếu tố trong các quá trình sản xuất giữa các nước và chịu sự điều tiết của quy luật thị trường. Trong những năm qua, xuất khẩu lao động có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều địa phương, đã đem lại nhiều kết quả, vừa là phương tiện thu hút nguồn ngoại tệ thông qua tiền gửi người lao đọng là việc ở nước ngoài. Mỗi năm lao động nước ngoài gửi về nước 1.7 tỷ USD, vừa là cơ hội tăng giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp. Đây đươc coi là chiến lược phát triển của nhiều địa phương, tăng khả năng tích lũy cho xã hội, đa dạng hóa việc làm và thu nhập cho người lao động. Đặc biệt đối với những người lao động là nông dân thì xuất khẩu lao động là một hướng đi gắn với xóa đói, giảm nghèo. Hậu Lộc là một huyện ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 25 km về phía đông bắc; giáp huyện Nga Sơn, Hà Trung về phía bắc, Hoằng Hóa về phía tây và nam; phía đông giáp với biển Đông. Diện tích 141.5 km 2 có 27 xã, thị trấn. Dân số 162.971 người (2009). Cơ 1 cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp, ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, năng xuất lao động và hiệu quả làm việc còn thấp, tình trạng thiếu việc làm là phổ biến. Ở nông thôn 1/3 quỹ thời gian chưa được sử dụng hết, tương đương với 5 triệu lao động, đời sống người dân hết sức khó khăn, thu nhập thấp, nhu cầu việc làm là một thách thức lớn. Trong những năm qua Thanh Hóa đã lựa chọn giải pháp xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, tạo ra nguồn thu ngoại tệ mạnh để phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Gia đình có một vị trí hết sức quan trọng, là hạt nhân của xã hội, là nguồn cung cấp lao động và tham gia tích cực vào thị trường lao động. Gia đình vận động, biến đổi và phát triển cùng với sự thay đổi của xã hội. Gia đình là đơn vị tiếp nhận, thực hiện, đồng thời chịu những hệ quả tích cực và tiêu cực của mọi chính sách kinh tế, xã hội. Việc xuất khẩu lao động đã ảnh hưởng đến đời sống hộ gia đình nông dân có người đi xuất khẩu lao động. Xuất phát từ thực tế khách quan, tôi đã lựa chọn đề tài: "Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống gia đình nông thôn hiện nay" nghiên cứu trên địa bàn huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa làm đề tài nghiên cứu. 2. Tổng quan tài liệu Xuất khẩu lao động là một trong các yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết vấn đề việc làm. Do quy luật cung-cầu của thị trường về lực lượng lao động làm nảy sinh vấn đề xã hội, nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống gia đình có người đi xuất khẩu lao động. 2 Đề tài "Xuất khẩu lao động ở Chí Linh, thực trạng và giải pháp" của Nguyễn Thị Mai đã mô tả được thực trạng xuất khẩu lao động thông qua các chỉ báo số lượng, ngành nghề, thị trường, thu nhập, nêu ra những thuận lợi và khó khăn, khẳng định xuất khẩu lao động là một trong những chiến lược giải quyết việc làm, số lượng lao động tham gia xuất khẩu lao động ngày một tăng. Tuy nhiên mới tác giả mới chỉ dừng lại ở việc thống kê ra các con số thông qua tài liệu, báo cáo. Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Hà Đông "Vai trò của người chồng trong gia đình có vợ đi xuất khẩu lao động". Tác giả đã tìm hiểu vai trò sản xuất và tái sản xuất trong gia đình có người vợ đi xuất khẩu lao động. Ở đề tài này tác giả nghiên cứu vai trò của người chồng trong gia đình có vợ đi xuất khẩu lao động chứ chưa tìm hiểu được những biến đổi trong mối quan hệ trong gia đình, những thay đổi về phương diện vật chất cũng như tinh thần. Đề tài: "Thực trạng xuất khẩu lao động ở nước ta trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Phạm Thị Hường (năm 2009) đã đề cập đến vấn đề xuất khẩu lao động hiện nay, các yếu tố tác động đến nhu cầu đi xuất khẩu lao động của người lao động như cơ chế chính sách, đặc điểm về nhóm, giới tính, tuổi, thu nhập nhưng đề tài mới chỉ dừng lại ở việc mô tả thực trạng XKLĐ mà chưa đề cập đến những tác động từ hoạt động XKLĐ đến đời sống của người dân. Công trình nghiên cứu của khoa học của tác giả Nguyễn Thị Lan " Vấn đề việc làm cho người đi xuất khẩu lao động sau khi trở về nước" (2011) Ở đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu, mô tả thực trạng vấn đề việc làm của nh người đi xuất khẩu lao động sau khi trở về nước sinh sống. Có thể thấy đây cũng là một vấn đề cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo, bởi phần lớn những 3 người đi xuất khẩu lao động đề là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, sau khi trở về nước muốn tìm một công việc phù hợp là rất khó trong khi điều kiện kinh tế của địa phương và đất nước chưa cho phép và đây cũng là một trong những lý do khiến cho tình trạng lao động ở Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại các nước bạn. Như vậy có thể thấy, đề tài đã đề cập đến một khía cạnh nhỏ trong đời sống của người dân mà chưa bao quát tất cả những vấn đề của đời sống. Như vậy có thể thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xuất khẩu lao động, các tiểu luận, các công trình, bài viết đá đưa ra được thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam trong giai đoạn gần đây và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động. Tuy nhiên có thể nhận thấy các đề tài mới chỉ dùng lại ở việc mô phỏng thực trạng, bản chất hoạt động xuất khẩu lao động mà chưa có công trình nào đi sau vào nghiên cứu cụ thể về sự tác dộng của trở lại của hoạt động xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân đối với cả người lao động có nhu cầu đi XKLĐ hay gia đình, thân nhân có người đi XKLĐ. Đây là một vấn đề mang tính kinh tế và xã hội bởi thực chất mỗi một vấn đề đều có hai mặt của nó và hoạt động XKLĐ đang dần có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Những kết quả của XKLĐ mang lại cho người lao động và đất nước deefdf nhìn thấy rõ nhưng đằng sau nó là những hạn chế, tiêu cực, những mặt trái của hoạt động này mang lại đang ngày càng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân và nó cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của đất nước. Chính vì vậy, với đề tài này, tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu này có thể là những thông tin cần thiết, cung cấp cho các nhà quản lý, cơ qua lãnh đạo trong quá trình nâng cao đời sống của người dân, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. 4 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1 Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu dựa trên các biểu thức xã hội học chuyên ngành, xã hội học đại cương và hệ thống lý thuyết trong xã hội học như lý thuyết cấu trúc chức năng, lý thuyết sự lựa chọn hợp lý, lý thuyết hành động, lý thuyết về sự biến đổi xã hội nhằm làm rõ "Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống gia đình nông thôn hiện nay" có người đi lao động ở nước ngoài. Qua nghiên cứu giúp cho việc củng cố và bổ sung hệ thống lý luận xã hội học chuyên ngành như xã hội học nông thôn, xã hội học gia đình, xã hội học kinh tế, xã hội học lao động Đồng thời, khái quát hóa vấn đề mở ra một số khía cạnh tiếp cận nghiên cứu hoạt động xuất khẩu lao động dưới góc độ xã hội học. Kết quả nghiên cứu góp phần hình thành quan niệm khoa học về xuất khẩu laođộng giúp cho việc hoạch định chính sách. Qua đó cho thấy vai trò đổi mới của Đảng và Nhà nước ta ta trong sự phát triển kinh tế-xã hội. 3.2 Ý nghĩa thực tiễn Dưới góc độ tiếp cận xã hội học giúp cho bản thân tác giả và những người quan tâm hiểu rõ và sâu sắc thực trạng xuất khẩu lao động. Tìm ra những tác động tích cực, tiêu cực của việc xuất khẩu lao động tác động đến mức sống, vai trò và các mối quan hệ của gia đình người nông dân có người đi xuất khẩu lao động. Những kết luận đánh giá sẽ làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, nhà quản lý. Qua đó, đưa ra kết luận và khuyến nghị làm cơ sở cho việc ban hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho công tác quản lý, chỉ đạo thường ngày của có quan chức năng. Đồng thời giúp cho các nhà quản lý 5 hoạch định các chính sách, đề xuất giải pháp phù hợp khắc phục những tồn tại, yếu kém để phát huy tiềm lực xuất khẩu lao động của huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung, nhằm gắn việc xuất khẩu lao động với xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình ấn no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. 4. Đối tượng, khách thể, mục đích và phạm vi nghiên cứu. 4.1 Đối tượng nghiên cứu • Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến đời sống gia đình nông thôn hiện nay. 4.2 Khách thể nghiên cứu • Những hộ gia đình có người thân đang đi làm thuê ở nước ngoài hoặc đã trở về nước dưới 1 năm tại huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa. • Cán bộ quản lý cấp xã, huyện nơi có người đi xuất khẩu lao động nước ngoài 4.3 Mục đích nghiên cứu Đề tài được thực hiện với mục đích là dựa trên cơ sở làm rõ thực trạng đời sống của những gia đình có người đi xuất khẩu lao động trên các mặt: Vật chất và tinh thần với những biến đổi trước và sau khi có người đi xuất khẩu lao động để từ đó cung cấp cho các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo đại phương có cái nhìn khách quan, cụ thể về vấn đề này, bên cạnh đó tác giả cũng mạnh dạn đề xuất giải pháp của mình, kiến nghị để giải quyết vấn đề hướng tới mục đích chung là nâng cao cuộc sống của người dân thuộc huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa. 4.4 Mục tiêu nghiên cứu. Để thực hiện được mục đích trên thì đề tài cần đạt được các mục tiêu sau: 6  Mô tả và phân tích thực trạng xuất khẩu lao động của địa phương trong giai đoạn hiện nay.  Tìm hiểu những tác động tích cực và tiêu cực của việc xuất khẩu lao động đến đời sống của hộ gia đình.  Làm rõ sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy hoạt động XKLĐ của địa phương.  Khuyến nghị về chính sách nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân và gia đình. 4.5 Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi không gian: Tại huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hóa  Phạm vi thời gian: Từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 5 năm 2015  Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Mức sống (Thu nhập, chi tiêu, cơ sỏ vật chất, vui chơi giải trí). Vai trò và các mối quan hệ cơ bản như quan hệ vợ - chồng, cha mẹ và con cái, người cao tuổi và con cháu trong gia đình có người thân đi xuất khẩu lao động. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Đây là phương pháp thu thập thông tin cơ bản của đề tài, xây dựng câu hỏi dựa trên giả thuyết của đề tài đã đặt ra. Đơn vị lấy của 115 mẫu nghiên cứu là người trong hộ gia đình có người thân đi xuất khẩu lao động và được xử lý qua phần mềm SPSS 17.0 để cung cấp số liệu phục vụ cho đề tài. 5.2 Phương pháp phân tích tài liệu Các văn bản liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các náo cáo của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa về xuất khẩu lao động. Các kết quả khảo sát, các công trình nghiên cứu, các bài viết trên báo, tạp chí, một số trang web được sử dụng làm tài liệu tham khảo có sự tiếp thu, kế thừa chọn lọc, 7 đối chiếu, so sánh. Từ đó giúp cho quá trình nghiên cứu diễn ra một cách tổng quát và có hiệu quả hơn. 5.3 Phương pháp quan sát Quan sát các hộ gia đình thuộc địa bàn nghiên cứu gồm nhà ở, các điều kiện sinh hoạt, cơ sở vật chất thái độ người dân khi trả lời, tình hình thực tế của địa phương như môi trường sống, cách sinh hoạt của người dân. 5.4 Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn 5 cá nhân trong hộ gia đình có người đi lao động hoặc đã về nước và đang ở nước ngoài. 5.5 Phương pháp chọn mẫu Đề tài áp dụng công thức chọn mẫu trong điều tra xã hội học: Nt 2 .0,25 n = N 2 + t 2 0,25 Trong đó: n: Cỡ mẫu : Phạm vi sai số N: Số lượng các đơn vị tổng thể t 2 : Hệ số tin cậy 8 Chọn giả định với sai số ( ) là 0,1 và mức độ tin cậy là 99,7 tương ứng với hệ số tin cậy là t = 3. Vì số lượng người trong hộ gia đình nông thôn của huyên Hậu Lộc đi XKLĐ năm 2014 là 1094 người nên ta áp dụng công thức ta được: 1094.3 2 .0.25 n= = 187 1094.0.1 2 +3 2 .0.25 Như vậy cỡ mẫu là 187 nhưng do dung lượng mẫu lớn cũng với thời gian nghiên cứu không có nhiều nên tác giả chỉ chọn 115 đối tượng để nghiên cứu Sau khi tìm được dung lượng mẫu là 115, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm kết hợp với chọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống để chọn ra 115 hộ gia đình từ 1084 hộ có người đi XKLĐ để tiến hành nghiên cứu. 6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 6.1 Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết 1: Đa số những người đi xuất khẩu lao động đều giành một phần thu nhập gửi về nên mức sống của gia đình họ được cải thiện. - Giả thuyết 2: Mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình có sự thay đổi theo cả hai hướng cả tích cực và tiêu cực dưới tác động của việc đi xuất khẩu lao động. 6.2 Khung lý thuyết 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH HIỆN NAY 1.1 Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 10 Nhu cầu xuất khẩu lao động Hộ gia đình có người đi XKLĐ Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Vật chất Thu nhập Chi tiêu Cơ sở vật chất Quan hệ vợ chồng Quan hệ người cao tuổi - con cháu Quan hệ cha mẹ - con cái [...]... vững, gia đình phải thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, sinh đẻ và nuôi dạy con cái" 1.2.2 Khái niệm xuất khẩu lao động Theo dân số học xuất khẩu lao động là sự di dân quốc tế, vừa mang ý nghĩa di chuyển lao động vừa mang ý nghĩa xuất khẩu vì nó là sự di chuyển lao động qua đường biên giới Theo thuật ngữ của Bộ lao động, Thương binh và xã hội: "Xuất khẩu lao động là việc đưa người lao động đi làm thuê có thời... của người đi xuất khẩu lao động Trình độ học vấn của người lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động Khi học vấn của người lao động càng cao chứng tỏ nền tri thức của đất nước đó càng phát triển xét trên phương diện theo hướng vi mô khi áp dụng nghiên cứu cho đê tài này, để tìm hiểu xem thực trạng chất lượng nguồn lao động của lao động nông thôn tại địa bàn huyện Hậu Lộc khi đi xuất khẩu. .. *Đặc điểm xuất khẩu lao động: Sự hình thành và phát triển của thị trường hàng hóa sức lao động quốc tế: Xuất khẩu lao động là đem sức lao động của quốc gia này đến quốc gia khác nhằm mục đích kinh tế nhưng có sự khác nhau về chất, lúc đầu mang tính tự 20 phát, về sau mang tính tự giác, có tổ chức Là hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung, hàng hóa đi xuất khẩu sức lao động Xuất khẩu lao động là sự... luận văn để tìm hiểu, xem xét, đánh giá một cách khách quan nhất về ảnh hưởng của xuất khẩu đến chính đời sống về các mặt kinh tế, xã hội, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có người đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài Với tư cách là một khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động trong đời sống hiện thực cũng như đời sống thường Là một vấn đề nổi cộm được xã hội quan tâm Ngoài ra trên... lượng lao động của Hậu Lộc rất thấp, có đến 90% lao động chưa qua đào tạo Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có xu hướng khai thác sức lao động cơ bắp sẵn có, chưa có sự đầu tư chiều sâu góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực lao động tỉnh Thanh Hóa 31 Nhìn chung trình độ học vấn của người lao động đi XKLĐ vẫn ở trình độ lao động phố thông, tay nghề thấp, lao động chủ yếu dựa vào lao động chân tay Số lao. .. tiền đặt cọc phải nộp, quyền và nghĩa vụ của người lao động Tuyển chọn lao động dựa trên chỉ tiêu và tiêu chuẩn của hợp đồng lao động cung ứng lao động, thời gian lao động ở nước ngoài từ 2 - 3 năm, có thể thời hạn lao động hạn thêm 1 hoặc 2 năm Trước khi đi lao động ở nước ngoài, người lao động kí hợp đồng với đơn vị trung gian (Doanh nghiệp xuất khẩu lao động) , kiểm tra sức khỏe, đóng phí, học tiếng... hộ chiếu xuất nhập cảnh tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động 2.2.2 Nguồn tin xuất khẩu lao động Người dân biết được nguồn tin về tuyển dụng lao động đi làm ở nước ngoài qua 5 nguồn sau: Bảng 2.1: Nguồn tin xuất khẩu lao động Nguồn tin Tần suất Từ người thân 27 Phương tiện truyền thông đại chúng 59 Cơ quan giới thiệu việc làm của Nhà 53 nước, doanh nghiệp XKLĐ Người sử dụng lao động 49 Nguồn... quan hệ lao động nào đó, được làm việc đó là nhu cầu xuyên xuốt cuộc đời người lao động Sự vận dụng chính sách xuất khẩu lao động ở Hậu Lộc - Thanh Hóa là công cụ, phương tiện để người lao động thỏa mãn nhu cầu và đạt được mục đích của họ Đối với các hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động là hành duy lý hướng đến mục đích, nó là nhu cầu gồm có nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần tạo ra động. .. luật tạo ra các sự ảnh hưởng có hệ thống với các kết quả xã hội Do đó, hành động đi xuất khẩu lao động duy lý có sự lụa chọn , tính toán, cân nhắc dựa trên cơ sở khả năng, tiềm năng của mỗi cá nhân, họ phải chịu những chi phí về vật chất và tinh thần để đạt được những lợi ích từ xuất khẩu lao động mang lại Hành động xuất khẩu lao động phụ thuộc vào tính bắt buộc của điều kiện hoàn cảnh, thu nhập và họ... hành động của họ Quan điểm của Durkheim mang tính chất khách quan, nó xác định tính chất của hành động trên cơ sở những cưỡng bức bên ngoài đối với chủ thể hành 13 động Con người hành động ra bên ngoài do sự cưỡng bức của bên ngoài đối với chủ của hành động M.Weber nhấn mạnh sự tác động tương hỗ của con người với nhau trong quá trình hành động còn Durkheim xác định vị trí của hành động xã hội của con người . xuất khẩu lao động ở nước ta trong giai đoạn hiện nay& quot; của tác giả Phạm Thị Hường (năm 2009) đã đề cập đến vấn đề xuất khẩu lao động hiện nay, các yếu tố tác động đến nhu cầu đi xuất khẩu. trạng xuất khẩu lao động của địa phương trong giai đoạn hiện nay.  Tìm hiểu những tác động tích cực và tiêu cực của việc xuất khẩu lao động đến đời sống của hộ gia đình.  Làm rõ sự quan tâm của. cụ thể về sự tác dộng của trở lại của hoạt động xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân đối với cả người lao động có nhu cầu đi XKLĐ hay gia đình, thân nhân có người đi XKLĐ. Đây là

Ngày đăng: 28/07/2015, 05:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan