Chuyên đề tốt nghiệp phân tích thực trạng dịch vụ kho vận tại cảng chân mây (huế)

52 575 0
Chuyên đề tốt nghiệp  phân tích thực trạng dịch vụ kho vận tại cảng chân mây (huế)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đã từ lâu, ngành dịch vụ kho vận luôn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành dịch vụ cảng biển. Trên thế giới hiện nay, dịch vụ kho vận luôn đi kèm với sự phát triển cảng biển, một cảng biển phát triển là một cảng biển có đầy đủ hệ thống các dịch vụ cảng biển đi kèm một cách hiện đại và hiệu quả. Tại Việt Nam, xác định được ưu thế về địa hình và điều kiện thiên nhiên, Đảng và Chính Phủ đã đưa ra nhiều chủ trương, định hướng phát triển cảng biển và các dịch vụ đi kèm một cách hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên cho tới nay, hệ thống cảng biển Việt Nam vẫn đang ở trong tầm thấp của thế giới, các dịch vụ cảng biển vẫn chưa ổn định và thiếu dây chuyền công nghệ hiện đại. Ngày nay, dịch vụ được nhắc đến như một ngành công nghiệp tiềm năng trong tương lai, dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống các ngành trong nền kinh tế. Dịch vụ vận tải là một loại hình dịch vụ đặc thù, là một khâu trong quá trình đưa hàng hóa từ tay người bán đến tay người tiêu dùng. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh dịch vụ vận tải, dịch vụ giao nhận, lưu kho, bến bãi là một trong những loại hình dịch vụ được các hệ thống cảng biển và công ty logistics cung cấp cho khách hàng của mình. Các loại hình dịch vụ trên luôn chiếm tỷ trọng lớn về mặt doanh thu hằng năm cho các doanh nghiệp. Những dịch vụ này đóng vai trò thực hiện các hoạt động đảm bảo quá trình đưa hàng hóa đến các phương tiện trung gian rồi cung cấp cho người tiêu dùng mà vẫn đảm bảo về mặt số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động của những dịch vụ này để đảm bảo hoạt động dịch vụ được cung cấp tốt nhất cho khách hàng của mình, trong một thị trường năng động và đầy tính cạnh tranh như hiện nay, doanh nghiệp nào đảm bảo được uy tín chất lượng dịch vụ doanh nghiệp cam kết thực hiện, doanh nghiệp đó sẽ dễ dàng nắm giữ được khối lượng thị phần lớn trong hệ thống ngành dịch vụ này. Tại Việt Nam, với ưu thế hơn 3300km bờ biển, hệ thống các cảng biển được xây dựng xuyên suốt trải dài theo dọc bờ biển ở mỗi tỉnh thành. Ở mỗi tỉnh thành đều có chiến lược xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển riêng nhằm phục vụ cho hoạt Sinh viên nhóm 1 Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 1 Chuyên Đề Tốt Nghiệp động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tỉnh nhà. Với ưu thế, nằm ở trung tâm của cả nước, tỉnh Thừa Thiên Huế nhận định được ưu thế của mình để chú trọng phát triển hệ thống cảng biển gồm Cảng Thuận An và Cảng Chân Mây. Với vị trí nằm trên trục hành lang kinh tế Đông – Tây trải dài ở 4 quốc gia: Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ quan trọng tiếp nối các khu kinh tế trọng điểm miền Trung, Cảng Chân Mây có vị thế để trở thành cảng trung chuyển hàng hóa lớn của miền Trung và cả nước, do vậy, các dịch vụ đi kèm tại cảng Chân Mây cần được chú trọng và phát triển để bắt kịp theo sự đi lên của kinh tế quốc gia và tỉnh Thừa Thiên Huế. Xuất phát từ những lý do trên, nhận định được tầm quan trọng và sự phức tạp của hoạt động dịch vụ kho vận, qua thời gian thực tập tại phòng giao nhận – kho hàng công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây, chúng tôi xin chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây” làm chuyên đề tốt nghiệp môn học Nghiệp vụ thương mại Quốc tế. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện hướng vào những mục tiêu như sau: Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận. Nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận, lưu kho, vận chuyển hàng hóa tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây.

Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lí do chọn đề tài Đã từ lâu, ngành dịch vụ kho vận luôn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành dịch vụ cảng biển. Trên thế giới hiện nay, dịch vụ kho vận luôn đi kèm với sự phát triển cảng biển, một cảng biển phát triển là một cảng biển có đầy đủ hệ thống các dịch vụ cảng biển đi kèm một cách hiện đại và hiệu quả. Tại Việt Nam, xác định được ưu thế về địa hình và điều kiện thiên nhiên, Đảng và Chính Phủ đã đưa ra nhiều chủ trương, định hướng phát triển cảng biển và các dịch vụ đi kèm một cách hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên cho tới nay, hệ thống cảng biển Việt Nam vẫn đang ở trong tầm thấp của thế giới, các dịch vụ cảng biển vẫn chưa ổn định và thiếu dây chuyền công nghệ hiện đại. Ngày nay, dịch vụ được nhắc đến như một ngành công nghiệp tiềm năng trong tương lai, dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống các ngành trong nền kinh tế. Dịch vụ vận tải là một loại hình dịch vụ đặc thù, là một khâu trong quá trình đưa hàng hóa từ tay người bán đến tay người tiêu dùng. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh dịch vụ vận tải, dịch vụ giao nhận, lưu kho, bến bãi là một trong những loại hình dịch vụ được các hệ thống cảng biển và công ty logistics cung cấp cho khách hàng của mình. Các loại hình dịch vụ trên luôn chiếm tỷ trọng lớn về mặt doanh thu hằng năm cho các doanh nghiệp. Những dịch vụ này đóng vai trò thực hiện các hoạt động đảm bảo quá trình đưa hàng hóa đến các phương tiện trung gian rồi cung cấp cho người tiêu dùng mà vẫn đảm bảo về mặt số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động của những dịch vụ này để đảm bảo hoạt động dịch vụ được cung cấp tốt nhất cho khách hàng của mình, trong một thị trường năng động và đầy tính cạnh tranh như hiện nay, doanh nghiệp nào đảm bảo được uy tín chất lượng dịch vụ doanh nghiệp cam kết thực hiện, doanh nghiệp đó sẽ dễ dàng nắm giữ được khối lượng thị phần lớn trong hệ thống ngành dịch vụ này. Tại Việt Nam, với ưu thế hơn 3300km bờ biển, hệ thống các cảng biển được xây dựng xuyên suốt trải dài theo dọc bờ biển ở mỗi tỉnh thành. Ở mỗi tỉnh thành đều có chiến lược xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển riêng nhằm phục vụ cho hoạt Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 1 Chuyên Đề Tốt Nghiệp động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tỉnh nhà. Với ưu thế, nằm ở trung tâm của cả nước, tỉnh Thừa Thiên Huế nhận định được ưu thế của mình để chú trọng phát triển hệ thống cảng biển gồm Cảng Thuận An và Cảng Chân Mây. Với vị trí nằm trên trục hành lang kinh tế Đông – Tây trải dài ở 4 quốc gia: Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ quan trọng tiếp nối các khu kinh tế trọng điểm miền Trung, Cảng Chân Mây có vị thế để trở thành cảng trung chuyển hàng hóa lớn của miền Trung và cả nước, do vậy, các dịch vụ đi kèm tại cảng Chân Mây cần được chú trọng và phát triển để bắt kịp theo sự đi lên của kinh tế quốc gia và tỉnh Thừa Thiên Huế. Xuất phát từ những lý do trên, nhận định được tầm quan trọng và sự phức tạp của hoạt động dịch vụ kho vận, qua thời gian thực tập tại phòng giao nhận – kho hàng công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây, chúng tôi xin chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây” làm chuyên đề tốt nghiệp môn học Nghiệp vụ thương mại Quốc tế. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện hướng vào những mục tiêu như sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận. - Nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận, lưu kho, vận chuyển hàng hóa tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ hệ thống dịch vụ giao nhận, lưu kho và vận tải tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Tại Xí nghiệp cung ứng dịch vụ và Phòng giao nhận kho hàng của công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây. Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 2 Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế - Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành với những hoạt động dịch vụ kho vận tại công ty trong thời gian từ năm 2008- 2010. 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Số liệu về hoạt động kho vận tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây từ năm 2008-2010, số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh, nguồn nhân lực của công ty trong 3 năm. - Phân tích và xử lí thông tin thu thập: Thông tin được thu thập thông qua các số liệu kho vận tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây. - Phương pháp thống kê các số liệu thu thập được, từ đó phân tích và xử lý số liệu thành các nhóm theo yêu cầu của đề tài. - Phương pháp so sánh số liệu qua các năm: Đây là phương pháp được ứng dụng nhiều trong phân tích hệ thống các chỉ tiêu. Về nguyên tắc cần phải đảm bảo các điều kiện có thể thể so sánh được của các chỉ tiêu (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán). Gốc so sánh được lựa chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian. Kỳ phân tích là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch. Trong đề tài này, phương pháp này được sử dụng nhằm so sánh các số liệu để từ đó nhận định và xem xét sự thay đổi của các số liệu qua 3 năm, từ đó đưa ra các đánh giá phù hợp. Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 3 Chuyên Đề Tốt Nghiệp PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận về hoạt động dịch vụ kho vận. 1.1.1 Hoạt động dịch vụ kho vận là gì? 1.1.1.1 Dịch vụ và dịch vụ kho vận. a. Dịch vụ: Dịch vụ là một khái niệm kinh tế hiện nay đang được các nhà nghiên cứu kinh tế và quản lí quan tâm để đưa ra thống nhất về định nghĩa của nó. Tuy nhiên, thật khó để đưa ra chính xác định nghĩa mà đúng với thực tế của loại hình kinh tế này. Đã có rất nhiều khái niệm về dịch vụ được xem xét. Có tác giả lại cho rằng: Dịch vụ là ngành kinh tế lớn thứ 3 trong nền kinh tế quốc dân. Dịch vụ nằm trong cấu trúc nền sản xuất xã hội, ngoài hai lĩnh sản xuất vật chất lớn là ngành công nghiệp và nông nghiệp ra, các ngành còn lại đều là ngành dịch vụ. Có tác giả lại cho rằng: dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết quả của chúng không tồn tại dưới dạng hình thái vật phẩm. Hoạt động dịch vụ bao trùm lên tất cả các lĩnh vực với trình độ cao, chi phối rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội; môi trường của từng quốc gia, khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung. Có tác giả lại định nghĩa: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi , chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất. Các định nghĩa trên về dịch vụ đều đúng, sự khác nhau của các định nghĩa là do các tác giả khái quát dưới các góc độ khác nhau. Việc hiểu dịch vụ theo nghĩa rộng hay theo nghĩa hẹp tùy theo đối tượng vào tính chất và phạm vi của dịch vụ, tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu và mối quan hệ trong doanh nghiệp hay toàn nền kinh tế quốc dân. Tóm lại, thể định nghĩa dịch vụ một các nói chung nhất là: Dịch vụ là những hoạt động có ích của con người tạo ra những “sản phẩm” dịch vụ, không tồn tại dưới hình thái sản phẩm, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thõa mãn đầy đủ, kịp thời, thuận tiện và văn minh các nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội của con người. b. Dịch vụ kho vận Dịch vụ kho vận là một hoạt động bao gồm nhiều hoạt động dịch vụ xen kẽ nhau trong tổng thể hoạt động dịch vụ Logistics. Nó bao gồm các hoạt động dịch vụ giao nhận, vận tải, kho bãi và đại lí vận tải, cũng như các hoạt động liên quan đến các dịch Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 4 Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế vụ trên, kể cả các vấn đề về hải quan, tài chính, bảo hiểm hàng hóa, thanh toán hàng hóa, thu thập các chứng từ liên quan. 1.1.1.2 Tổng quan về giao nhận a. Khái quát chung về giao nhận (Freight forwarding): Theo “Quy tắc mẫu của liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (FIATA) về dịch vụ giao nhận”: Dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá. Theo luật thương mại Việt Nam thì giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác. Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác. b. Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển. b.1 Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại cảng. b.1.1 Cơ sở pháp lý: Việc giao nhận hàng hoá XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm pháp luật quốc tế, Việt Nam - Các Công ước về vận đơn, vận tải; Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hoá Ví dụ: Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế - Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải; Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK Ví dụ: Luật, bộ luật, nghị định, thông tư. Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 5 Chuyên Đề Tốt Nghiệp -Bộ luật hàng hải 1990 -Luật thương mại 1997 -Nghị định 25CP, 200CP,330CP -Quyết dịnh của bộ trưởng bộ giao thông vận tải: quyết định số 2106 (23/8/1997) liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hoá tại cảng biển Việt Nam. b.1.2 Nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại cảng: Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển Việt Nam như sau: - Việc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng. - Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người vận tải (tàu) (quy định mới từ 1991). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan. - Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng. - Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó. - Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng. - Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất trình những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ. Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan - Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm. b.2 Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hoá XNK b.2.1 Nhiệm vụ của cảng: - Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá với chủ hàng Hợp đồng có hai loại: Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 6 Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế + Hợp đồng uỷ thác giao nhận. + Hợp đồng thuê mướn: chủ hàng thuê cảng xếp dỡ vận chuyển, lưu kho, bảo quản hàng hoá. - Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu nếu được uỷ thác. - Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hoá và lập các chứng từ cần thiết khác để bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng. - Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự uỷ thác của chủ hàng xuất nhập khẩu. - Tiến hành việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng. - Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hoá do mình gây nên trong quá trình giao nhận vận chuyển xếp dỡ. - Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi. - Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá trong các trường hợp sau: + Không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi của cảng. + Không chịu trách nhiệm về hàng hoá ở bên trong nếu bao kiện, dấu xi vẫn nguyên vẹn + Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do kỹ mã hiệu hàng hoá sai hoặc không rõ (dẫn đến nhầm lẫn mất mát). b.2.2 Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu: - Ký kết hợp đồng uỷ thác giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng - Tiến hành giao nhận hàng hoá trong trường hợp hàng hoá không qua cảng hoặc tiến hành giao nhận hàng hoá XNK với cảng trong trường hợp hàng qua cảng. - Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hoá với cảng - Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hoá và tàu - Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hoá: * Ðối với hàng xuất khẩu: gồm các chứng từ: + Lược khai hàng hoá (cargo manifest): lập sau vận đơn cho toàn tàu, do đại lý tàu biển làm được cung cấp 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu. Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 7 Chuyên Đề Tốt Nghiệp + Sơ đồ xếp hàng (cargo plan) do thuyền phó phụ trách hàng hóa lập, được cung cấp 8h trước khi bốc hàng xuống tàu. * Ðối với hàng nhập khẩu: + Lược khai hàng hoá + Sơ đồ xếp hàng + Chi tiết hầm tàu ( hatch list) + Vận đơn đường biển trong trường hợp uỷ thác cho cảng nhận hàng. Các chứng từ này đều phải cung cấp 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu. - Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh. - Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại các bên có liên quan. - Thanh toán các chi phí cho cảng. b.2.3 Nhiệm vụ của hải quan - Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với tàu biển và hàng hoá xuất nhập khẩu. - Ðảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua cảng biển. b.3 Trình tự giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển. b.3.1 Ðối với hàng xuất khẩu. b.3.1.1. Ðối với hàng hoá không phải lưu kho bãi tại cảng. Ðây là hàng hoá XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các nơi trong nước để xuất khẩu, có thể để tại các kho riêng của mình chứ không qua các kho của cảng. Từ kho riêng, các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác có thể giao trực tiếp cho tàu. Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng. Ðưa hàng đến cảng: do các chủ hàng tiến hành - Làm các thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho tàu + Chủ hàng ngoại thương phải đăng ký với cảng về máng, địa điểm, cầu tàu xếp dỡ Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 8 Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế + Làm các thủ tục liên quan đến xuất khẩu như hải quan, kiểm dịch + Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tàu + Liên hệ với thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng + Tiến hành xếp hàng lên tàu do công nhân của cảng làm, nhân viên giao nhận phải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra, trong đó phải xếp hàng lên tàu và ghi vào tally sheet (phiếu kiểm kiện). + Lập biên lai thuyền phó ghi số lượng, tình trạng hàng hoá xếp lên tàu (là cơ sở để cấp vận đơn). Biên lai phải sạch. + Người chuyên chở cấp vận đơn, do chủ hàng lập và đưa thuyền trưởng ký, đóng dâú. + Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng được hợp đồng hoặc L/C quy định + Thông báo cho người mua biết việc giao hàng và phải mua bảo hiểm cho hàng hoá (nếu cần). + Tính toán thưởng phạt xếp dỡ hàng nhanh chậm (nếu có). b.3.1.2. Ðối với hàng phải lưu kho bãi của cảng Ðối với loại hàng này, việc giao hàng gồm hai bước lớn: chủ hàng ngoại thương (hoặc người cung cấp trong nước) giao hàng XK cho cảng, sau đó cảng tiến hành giao hàng cho tàu. * Giao hàng XK cho cảng bao gồm các công việc: - Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác ký kết hợp đồng lưu kho bảo quản hàng hoá với cảng - Trước khi giao hàng cho cảng, phải giao chi cảng các giấy tờ: + Danh mục hàng hoá XK (cargo list) + Thông báo xếp hàng của hãng tàu cấp ( shipping order) nếu cần. + Chỉ dẫn xếp hàng (shipping note) - Giao hàng vào kho, bãi cảng. * Cảng giao hàng cho tàu: - Trước khi giao hàng cho tàu, chủ hàng phải: + Làm các thủ tục liên quan đến XK: hải quan, kiểm dịch, kiểm nghiệm (nếu có + Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận NOR (notice of ready). Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 9 Chuyên Đề Tốt Nghiệp + Giao cho cảng sơ đồ xếp hàng. - Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu: + Trước khi xếp, phải tổ chức vận chuyên hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và người áp tải nếu cần + Tiến hành bốc và giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng làm. Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện hải quan. Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào bản tổng kết hàng (Tally Report), cuối ngày phải ghi vào bản tường thuật hằng ngày (Daily Report) và khi xếp xong một tàu, ghi vào bản kết thúc xếp dỡ (Final Report). Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào Tally Sheet. Việc kiểm đếm cũng có thể thuê nhân viên của công ty kiểm kiện. + Khi giao nhận xong một lô hoặc toàn tàu, cảng phải lấy biên lai thuyền phó (Mate’e Receipt) để trên cơ sở đó lập vận đơn (B/L). - Lập bộ chứng từ thanh toán: Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, nhân viên giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết tập hợp thành bộ chứng từ, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng. Nếu thanh toán bằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp một cách máy móc với L/C và phải phù hợp với nhau và phải xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C. - Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá (nếu cần). - Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho - Tính toán thưởng phạt xếp dỡ, nếu có. b.3.2 Ðối với hàng nhập khẩu: b.3.2.1.Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng. Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu. - Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải trao cho cảng một số chứng từ: + Bản lược khai hàng hoá (2 bản) Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 10 [...]... giá hiệu quả hoạt động dịch vụ vận tải Dịch vụ vận tải được xem là dịch vụ không thể thiếu trong các dịch vụ cảng biển Tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây, dịch vụ vận tải được thực hiện hầu như qua 2 đầu kéo chuyên chở và các phương tiện vận tải thuê ngoài như đã phân tích ở thực trạng hoạt động dịch vụ vận tải (mục 2.3.2) Qua bảng 2.9 ở phụ lục 3, ta nhận thấy hoạt động dịch vụ này không đem lại một... phát triển thành một đất nước công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ cảng biển CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN KHO HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẢNG CHÂN MÂY Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 17 Chuyên Đề Tốt Nghiệp 2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: Thực hiện chủ trương của Văn phòng... công ty Đối với công ty chuyên về lĩnh vực giao nhận, doanh thu chủ yếu thu được từ các công việc dịch vụ: dịch vụ cho thuê kho bãi, dịch vụ vận tải, dịch vụ lưu kho, vv vv , bên cạnh đó, dịch vụ tư vấn cũng đóng góp đáng kể vào doanh thu cho doanh nghiệp kho vận Do vậy, có thể nói doanh thu của một doanh nghiệp có Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 15 Chuyên Đề Tốt Nghiệp được từ nhiều... 4,273 6,637 Tồn 4,048 kho 1,130 0 4,966 0 SL lưu 36,762 kho 5,620 SL 35,707 xuất đi 5,600 8,185 6,026 105,929 95,785 10,144 56,593 2010 -76.17 5,202 215.23 (Nguồn: Phòng giao nhận – kho hàng, công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây) Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 31 Chuyên Đề Tốt Nghiệp 2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ kho vận Để đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ kho vận, ta dựa trên chỉ... lại không đạt được hiệu quả cao 2.3.3 Thực trạng kinh doanh dịch vụ lưu kho, kho bãi: Đế đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ lưu kho, kho bãi tại công ty, ta xem xét đến chỉ số lưu kho, hàng hóa xuất đi và lượng hàng còn tồn đọng, điều này cho ta nhận định đúng hơn về số vòng chu chuyển hàng hóa tại kho, thời gian lưu kho và những nhân tố giúp cho quá trình lưu kho được nhiều mà vẫn đảm bảo được chất... một dấu hiệu tích cực để công nhân viên công ty tiếp tục tin tưởng nâng cao năng suất hoạt động nhằm nâng mức lợi nhuận khỏi vạch âm, bên cạnh đó, cũng cần sự quan tâm của ban quản lí hoạt động dịch vụ này nhằm đưa ra những phương pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ vận tải 2.4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ lưu kho, kho bãi Dịch vụ lưu kho, kho bãi là loại hình dịch vụ cho thuê kho bãi (dài... Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 26 Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế Bảng 2.4 Sản lượng giao nhận hàng hóa tại Cảng Chân Mây Sản lượng đạt được Chỉ tiêu 2008 2009 2010 ĐVT: Mét tấn (MT) So sánh 2009/2008 2010/2009 +/% +/% (Nguồn: Phòng giao nhận – kho hàng, công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây ) Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 27 Chuyên Đề Tốt Nghiệp Điều này được giải thích do... về việc quản lý và xây dựng Cảng nước sâu Chân Mây tại Quyết định số 2832/VPCP– ĐP1 ngày 10/07/2000 UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao cho Ban quản lý Dự án Chân Mây làm chủ đầu tư xây dựng công trình bến số 1 Cảng Chân Mây và khánh thành vào ngày 19/05/2003 Sau đó giao nhiệm vụ cho Ban quản lý dự án Chân Mây tiếp tục vận hành và khai thác Cảng dưới hình thức là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh... được những dấu hiệu tích cực từ phía thị trường nước ngoài, điều này giúp các doanh nghiệp có cơ hội phát triển doanh nghiệp của mình, tìm được nhiều hợp đồng xuật khẩu tốt hơn 2.5 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận 2.5.1 Những kết quả đạt được Qua gần 10 năm hoạt động, công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây đã có nhiều kết quả đáng chú ý trong việc cung cấp các dịch vụ kho vận cho khách hàng:... Quản lý Dự án Chân Mây thành Cảng Chân Mây là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Ban quản lý khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô, có tư cách pháp nhân có con dấu và tài kho n để hoạt động Căn cứ công văn số 2677/UBND – NCCS ngày 27/06/2007 của UBND Tỉnh về việc chuyển giao Cảng Chân Mây thuộc Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô cho . đất nước công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ cảng biển. CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN KHO HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẢNG CHÂN MÂY Sinh viên. động dịch vụ kho vận, qua thời gian thực tập tại phòng giao nhận – kho hàng công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây, chúng tôi xin chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận tại công. người. b. Dịch vụ kho vận Dịch vụ kho vận là một hoạt động bao gồm nhiều hoạt động dịch vụ xen kẽ nhau trong tổng thể hoạt động dịch vụ Logistics. Nó bao gồm các hoạt động dịch vụ giao nhận, vận

Ngày đăng: 27/07/2015, 17:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1.1 Lí do chọn đề tài

    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

      • 1.1.1 Hoạt động dịch vụ kho vận là gì?

        • b. Vai trò của vận tải đối với nền kinh tế quốc dân

        • b. Bốc xếp và lưu kho:

        • 2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây

          • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:

          • 2.1.2 Cơ cấu tổ chức

            • Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây

            • (Nguồn: http://chanmayport.com.vn)

            • 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

              • 2.1.3.1. Chức năng:

              • 2.1.3.2. Nhiệm vụ:

              • 2.2. Phân tích tình hình kinh doanh chung của công ty trong 3 năm 2008-2010

                • 2.2.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh:

                • 2.2.2 Tình hình sử dụng nguồn vốn hoạt động kinh doanh

                • 2.2.3 Tình hình sử dụng lao động

                • Bảng 2.3. Tình hình lao động trong 3 năm.

                • ĐVT: Người

                • 2.3. Phân tích thực trạng về hoạt động kho vận tại công ty.

                  • 2.3.1 Thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận:

                    • Bảng 2.4 Sản lượng giao nhận hàng hóa tại Cảng Chân Mây.

                    • Bảng 2.5 Số chuyến làm hàng của 2 đầu kéo

                    • Bảng 2.6 Số dầu cấp cho 2 đầu kéo

                    • 2.3.3 Thực trạng kinh doanh dịch vụ lưu kho, kho bãi:

                      • Bảng 2.7 Sản lượng (SL) lưu và xuất kho hàng hóa tại Cảng Chân Mây.

                      • 2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ kho vận

                        • 2.4.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ giao nhận.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan