Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.

83 565 2
Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đang có xu hướng hội nhập và tiền tệ hoá mạnh mẽ, thì ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Họ tên: Trần Xuân Hưng Lớp: NH44B- Mã SV: CQ441186 Lời mở đầu Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đang có xu hướng hội nhập tiền tệ hoá mạnh mẽ, thì ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự quan trọng đó thể hiện ở hoạt động cho vay vốn cuả ngân hàng cho nền kinh tế, mọi doanh nghiệp không thể phát triển sản xuất nếu không có vốn. Chính vì thế hoạt động cho vay của ngân hàng ngày nay rất phát triển, nó đem lại phần lớn thu nhập cho mỗi ngân hàng song cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Đó là rủi ro không thu hồi được vốn hay rủi ro tín dụng. Các ngân hàng thương mại nói chung hay chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình (NHCTBĐ) nói riêng luôn phải coi trọng công tác quản lý rủi ro tín dụng mà cụ thể là rủi ro trong cho vay đối với các doanh nghiệp. Trong đó coi trọng phòng ngừa rủi ro trước khi chúng phát sinh. Muốn phòng được rủi ro cho vay một cách hiệu quả, ngày nay đòi hỏi các ngân hàng phải tìm được đúng đối tượng để cung cấp vốn. Hay nói cách khác ngân hàng phải tiến hành đánh giá cho điểm để xếp hạng doanh nghiệp từ cơ sở đó mới ra quyết định cấp hay không cấp vốn, có biện pháp giám sát khách hàng sau khi cấp vốn. Có thể nói việc thực hiện chấm điểm xếp loại các doanh nghiệpmột công việc còn khá mới mẻ đối với các ngân hàng ở Việt Nam, tuy nhiên trong tương lai không xa chắc chắn các NH sẽ phải tiến hành việc này vì nó là một phương thức quản lý rủi ro một cách hiện đại, nó mang lại sự an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng thậm chí nếu NH khai thác tốt hoạt động này còn mang lại thu nhập không nhỏ cho bản thân ngân hàng. Chính vì lý do đó, em đã chọn chủ đề cho chuyên đề này là: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”. Đối tượng mà ngân hàng cho vay trong nền kinh tế là rất đa dạng. Có thể là các tổ chức Chính phủ, các tổ chức tài chính khác, các cá nhân có nhu cầu, hay các doanh nghiệp… Tuy nhiên trong số đó, các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, vì vậy chuyên đề này em chỉ xin đề cập tới việc ngân hàng chấm điểm tín dụng xếp hạng đối với khách hàng là các doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu trong chuyên đề này chủ yếu là phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, logic, so sánh một số phương pháp khác dựa trên quan điểm duy vật biện chứng của triết học. Ngoài phần mở đầu kết luận chuyên đề được chia làm 3 chương như sau: - Chương I: Tổng quan về công tác chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp trong các ngân hàng thương mại. - Chương II: Thực trạng của hoạt động chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp tại ngân hàng Công thương Ba Đình. - Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp tại ngân hàng Công thương Ba Đình. Trong quá trình thực tập tại NHCTBĐ, em đã được sự giúp đỡ hết sức tận tình của lãnh đạo ngân hàng Công thương Ba Đình các anh chị là cán bộ chuyên môn trong Phòng khách hàng số 1 đặc biệt là sự hướng dẫn chu đáo của thầy giáo TS. Đặng Ngọc Đức. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo các anh chị trong ngân hàng đã giúp đỡ để em có thể hoàn thành được chuyên đề này! Tuy đã cố gắng hết sức, song với khả năng kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn quá ít ỏi, chắc chắn chuyên đề này không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong thầy chỉ ra cho em những yếu điểm để em có thể khắc phục hoàn thiện mình trong tương lai! Chương I: Tổng quan về công tác chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp ở các NHTM. 1.1/ Khái niệm mục đích của chấm điểm tín dụng xếp hạng DN 1.1.1/ Khái niệm: Chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp ( gọi tắt là: CĐXH) là một qui trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một doanh nghiệp đối với ngân hàng cho vay như trả lãi gốc khi đáo hạn nhằm xác định rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cho vay. CĐXH luôn được tiến hành bởi các chuyên viên nghiên cứu về doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng, những người thu thập phân tích các số liệu từ hồ miêu tả, sổ sách kế toán… luôn được cập nhật thông tin một cách thường xuyên. 1.1.2/ Mục đích: Mục đích của hoạt động CĐXH là đưa ra những nhận xét đánh giá tình hình hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện tại trong tương lai của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ ngân hàng cho vay trong việc: - Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng của một khách hàng, số tiền vay/ bảo lãnh, thời hạn, mức lãi suất/phí, biện pháp bảo đảm cho khoản tín dụng đó. - Giám sát đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản đó đang còn dư nợ, hạng của doanh nghiệp (DN) cho phép ngân hàng lường trước những dấu hiệu xấu về chất lượng khoản vay có những biện pháp đối phó kịp thời. Trong trường hợp có nhiều khách hàng cùng có nhu cầu vay vốn mà khả năng cấp tín dụng có hạn thì công tác này sẽ giúp ngân hàng lựa chon chính xác đối tác của mình để cấp tín dụng dựa vào điểm hạng của doanh nghiệp đó. Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, hệ thông chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp còn nhằm mục đích: - Phát triển chiến lược Marketing nhằm hướng tới khách hàng có ít rủi ro hơn. - Ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. 1.2/ Sự cần thiết phải chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp. Hiện nay, các ngân hàng thương mại đã rất quen thuộc gần gũi với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày bởi những hoạt động của nó ngày càng thâm nhập sâu vào nền kinh tế. Thông thường một ngân hàng thường huy động tiền gửi của các cá nhân hay tổ chức rồi sử dụng số tiền này để cho người khác đang cần vốn trong nền kinh tế vay nhằm thu lợi nhuận. Là một trung gian tài chính, các ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro trên cả phương diện huy động vốn sử dụng vốn. Tuy nhiên rủi ro mà các ngân hàng thường gặp hơn hết là rủi ro trong việc cấp tín dụng, tức là rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng không trả hoặc không trả đúng hạn hoặc không trả đầy đủ cả gốc lãi cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, hoạt động cho vay là hoạt động có quy mô lớn nhất của NHTM nó mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Rủi ro tín dụngmột loại rủi ro không thể loại trừ tránh khỏi trong hoạt động cấp tín dụng mà chúng ta chỉ có thể đề phòng giảm bớt chúng. Khi nào ngân hàng còn cho vay thi khi đó còn rủi ro tín dụng. Vậy thì rủi ro tín dụng bắt nguồn từ nguyên nhân nào? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, tuy nhiên chúng được chia thành 3 nhóm đó là: - Những nguyên nhân bất khả kháng: là những nguyên nhân khách quan, không thể hoặc khó tránh khỏi, vượt quá khả năng kiểm soát của cả khách hàng cũng như ngân hàng như: thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, những biến cố kinh tế, chính trị, xã hội…Những nguyên nhân này tuy ít xảy ra song thường tác động nặng nề tới người vay, làm suy giảm khả năng thanh toán thậm chí làm phá sản hoàn toàn khách hàng gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng. - Những nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay: là những nguyên nhân liên quan đến trình độ yếu kém của người vay khi triển khai phương án sử dụng vốn trong thực tế, đến đạo đức của người vay khi cố ý lừa đảo ngân hàng, sử dụng sai mục đích hoặc dùng vốn vào các dự án chứa đầy rủi ro nhằm thu được lợi nhuận cao hay cố tình chây ì không chịu trả nợ cho ngân hàng nhằm quịt nợ. Đây là những nguyên nhân chủ yếu của rủi ro tín dụng. - Những nguyên nhân thuộc về ngân hàng: là những nguyên nhân liên quan đến trình độ nghiệp vụ đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng mà chủ yếu là các cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng không am hiểu khách hàng, không am hiểu về ngành nghề kinh doanh của họ, về môi trường họ sống làm việc hay nói cách khác cán bộ tín dụng đó không thể đưa ra những đánh giá chính xác về khách hàng, phương án sử dụng tiền vay cũng nhưn đự báo trước về các vấn đề có liên quan thì rủi ro tín dụng dễ dàng xảy ra. Ngoài ra còn có những cán bộ tín dụng giỏi còn tiếp tay cho khách hàng để lừa đảo ngân hàng nếu anh ta không thắngđược những cám dỗ của tiền bạc, không giữ được đạo đức nghề nghiệp của mình. Nhóm nguyên nhân này thường kết hợp với nhóm thứ hai gây nên những tổn thất lớn cho ngân hàng. Như vậy, chúng ta có thể thấy rủi ro tín dụng luôn luôn thường trực trong hoạt động của ngân hàng. nều quả thật chúng xảy ra một cách đồng loạt thì ngân hàng đó sẽ rơi vào tình trạng mất vốn, gây mất lòng tin của người gửi tiền tất yếu sẽ phá sản. Suy cho cùng để có một quyết định cấp tín dụng chính xác, hay nói cách khác để hạn chế được rủi ro tín dụng các NHTM phải thực hiện một quá trình phân tích tài chính khách hàng thật tỉ mỉ chính xác khoa học, cả những yếu tố tài chính cũng như phi tài chính. Quá trình này không phải đơn giản, nó đòi hỏi phải có mộtsở khoa học chính xác chứ không thể chỉ đánh giá chung chung hay dựa vào lượng thông tin ít ỏi mà ngân hàng nhận được từ khách hàng mà đa số chúng ta đều không biết chúng chính xác bao nhiêu %? hệ thống đó chính là hệ thống chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp. Thông qua hệ thông này, ngân hàng có thể phân tích tỉ mỉ mọi yếu tố tài chính cũng như phi tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ thấy được hạng tín dụng của doanh nghiệp là loại gì tối ưu, loại ưu, tốt, khá, trung bình hay yếu kém. Trên cơ sở đó cán bộ tín dụng có thể so sánh hạng của doanh nghiệp đạt được với các mức phân hạng của ngân hàng ở vị trí nào, có đủ điều kiện để cho vay hay không đặc biệt cán bộ tín dụng có thể so sánh hạng của hai doanh nghiệp cùng có nhu cầu vay vốn để lựa chọn được khách hàng tốt nhất trong trường hợp nguồn vốn tín dụng hạn chế. Nói chung cần phải thực hiện chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp để hạn chế rủi ro tín dụng cho NHTM. Mặt khác, một hệ thống chấm điểm được tiêu chuẩn hoá tự động hoá sẽ cho phép giảm bớt thời gian chi phí cho vay, do đó tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại mở rộng vốn vay khách hàng trên cơ sở an toàn. Ngoài ra nó còn cho phép giảm bớt nhân sự trong các NHTM để tập trung nhiều hơn vào các khoản vay phức tạp hơn, làm cho hoạt động của ngân hàng có hiệu quả cao hơn, với độ an toàn cũng cao hơn. Có thể nói, hoạt động chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệpmột biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng hiện đại mà các ngân hàng ngày nay hầu hết đếu áp dụng, bởi những đặc điểm vượt trội của nó trên đây, thêm vào đó thông tin của công tác CĐXH còn có thể được ngân hàng sử dụng để mang lại thu nhập cho bản thân ngân hàng. Vì vậy mà chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp là rất cần thiết đối với mục tiêu an toàn sinh lời của các ngân hàng thương mại. 1.3/ Nguyên tắc chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp. 1.3.1/ Nguyên tắc chấm điểm tín dụng Trong quá trình chấm điểm tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ thu được điểm ban đầu điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng. Trong đó: - Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng mà cán bộ tín dụng xác định được sau khi phân tích tiêu chí đó. - Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng số - Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng ( chỉ số tài chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ rủi ro tín dụng. Trong quá trình chấm điểm tín dụng, cán bộ tín dụng sử dụng các bẳng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí chấm điểm theo nguyên tắc sau: - Đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá, chỉ số thực tế gần trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì ưu tiên nghiêng về phía loại tốt nhất. - Trong trường hợp khách hàng có bảo lãnh toàn phần ( lớn hơn hoặc bằng giá trị khoản tín dụng) của một tổ chức có năng lực tài chính mạnh hơn, thì khách hàng có thể được xếp hạng tín dụng tương đương hạng tín dụng của bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh cũng được ngân hàng chấm điểm. Qui trình chấm điểm tín dụng của bên bảo lãnh cũng giống như qui trình áp dụng cho khách hàng. Trong trường hợp bên bảo lãnh một phần thì chỉ tiến hành chấm điểm tín dụng xếp hạng cho chính khách hàng. 1.3.2/ Xếp hạng khách hàng: Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng, bảng xếp loại khách hàng được xây dựng dưới dạng một hệ thống các ký hiệu. Bảng xếp hạng khách hàng doanh nghiệp được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ an toàn ( giảm dần về khả năng trả nợ) hay tăng dân về độ rủi ro ( khả năng không trả được nợ). Sau đây là một ví dụ mà một số các ngân hàng xếp hạng doanh nghiệp theo 10 hạng sau: Bảng 1.1: Bảng xếp hạng các doanh nghiệp Loại Đặc điểm Mức độ rủi ro AA+: loại tối ưu. Điểm tín dụng tốt nhất dành cho khách hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất - Tiềm lực tài chính rất mạnh - Năng lực quản trị rất tốt - Hoạt động đạt hiệu quả rất cao, ổn định - Triển vọng phát triển lâu dài - Khả năng cạnh tranh rất vững vàng trước những tác động của môi trường xung quanh - Đạo đức tín dụng rất tốt. Thấp nhất AA: Loại ưu - Tình hình tài chính lành mạnh, - Khả năng sinh lời tốt - Hoạt động hiệu quả ổn định - Quản trị tốt - Triển vọng phát triển lâu dài - Đạo đức tín dụng tốt Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng loại AA+ AA-: Loại tốt - Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định. - Hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như các doanh nghiệp xếp hai loai trên - Quản trị tốt, - Triển vọng phát triển tốt, - Đạo đức tín dụng tốt Thấp BB+: Loại khá - Hoạt động hiệu quả có triển vọng trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính năng lực quản lý có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh Trung bình BB: Loại trung bình khá - Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn - Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thương bởi nhưng biến động lớn trong kinh doanh do các sức ép trong cạnh tranh sức ép từ nền kinh tế. - Đã xuất hiện những sự cố về thanh toán như thanh toán nợ không đúng hạn tuy với số lần không nhiều. Trung bình, khả năng trả nợ gốc lãi trong tương lai ít được đảm bảo hơn doanh nghiệp loại BB+ BB-: Loại trung bình - Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động theo chiều hướng xấu. - Hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, chịu nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động lớn từ những biến động kinh tế nhỏ. Cao do khả năng tự chủ tài chính thấp. Ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không được cải tiến. CC+: Loại dưới trung bình - Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, kết quả nhiều biến động - Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một hoặc một số năm tài chính gần đây hiện tạiđang vật lộn để duy trì khả năng sinh lời - Năng lực quản lý kém. Cao là mức cao nhất có thể chấp nhận được, xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn. CC: Loại xa dưới trung bình - Hiệu quả hoạt động thấp, - Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn ( dưới 90 ngày) - Năng lực quản lý kém. Rất cao, khả năng trả nợ ngân hàng kém, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn. CC-: Loai yếu kém - Hiệu quả hoạt động rât thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi. - Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn. - Năng lực quản lý kém, Rất cao, ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian công sức để thu hồi vốn cho vay. C: Loại rất yếu kém Các doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý kém, có những tranh chấp pháp lý, các doanh nghiệp đang đợi phán quyết của Toá án… Đặc biệt cao, ngân hàng hầu như không thể thu hồi được vốn. 1.4/ Các điều kiện để áp dụng phương pháp chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp. Để có thể tiến hành công tác CĐXH, không phải bất cứ một ngân hàng nào cũng có thể áp dụng được. Do đó, để hoạt động này đạt được mục đích đề ra, các NHTM phải đáp ứng đủ 4 điều kiện sau: 1.4.1/ Nội dụng hệ thống chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp Hệ thống chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp nhằm mục đích đưa ra những nhận xét đánh giá tình hình hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện tại trong tương lai của doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ cho cán bộ tín dụng ra quyết định cấp tín dụng, giám sát đánh giá khách hàng khi khoản tín dụng còn dư nợ, lường trước được những rủi ro có thể xảy ra cho khoản vay. Rõ ràng tầm quan trọng của hệ thống này là rất lớn. Nên nếu nội dụng xây dựng không hoàn chỉnh thì kết quả đánh giá sẽ sai lệch, dễ dẫn đến ra quyết định sai lầm rủi ro tín dụng xảy ra là điều kho tránh khỏi. Có thể nói nội dung CĐXH là điều kiện tiên quyết để áp dụng phương pháp CDXH doanh nghiệp được hiệu quả. Hiện nay trên thế giới, chúng ta dễ dàng biết đến 2 công ty hàng đầu về đánh giá định mức tín nhiệm là Standard& Poor Moody’s. Sở dĩ chúng được ưa chuộng trên thế giới bởi nội dung đánh giá định mức tín nhiệm của 2 công ty trên là rất hoàn chỉnh, dự đoán xác suất xảy ra rủi ro gần như chính xác. Điều đó cho thây việc xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu chấm điểm xếp loại doanh nghiệp là điều kiện quan trọng hàng đầu. 1.4.2/ Thông tin chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp Để tiến hành chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp nhất thiết phải có các thông tin. Thông tin được coi như nguồn nguyên liệu đầu vào cung cấp cho quá trình chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp sau này. Bởi vậy nó có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của xếp hạng doanh nghiệp. Nếu thông tin đầy đủ, chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấm điểm tín dụng xếp hạng DN đem lại kết quả chính xác nhất, ngược lại, thông tin sai lệch thì kết quả sẽ bị sai lệch so với khả năng trả nợ thực tế của khách hàng. Thông tin thu thập được phải đáp ứng 3 yếu tố cơ bản là số lượng, chất lượng, tính liên tục: - Về số lượng: phải thu thập đầy đủ thông tin cần thiết phản ánh toàn diện mọi mặt về doanh nghiệp. - Về chất lượng: thông tin phải đảm bảo chính xác, có độ tin cậy cao, phản ánh trung thực, khách quan tình hình thực tế của khách hàng. [...]... trình chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp Công tác chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp thường được tiến hành theo 7 bước như sau: Bước 1: Thu thâp thông tin Bước 2: Xác định lĩnh vực sxkd của DN Bước 3: Chấm điểm qui mô DN Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi TC Bước 6: Tổng hợp điểm xếp hạng DN Bước 7: Trình phê duyệt kết quả đồ 1: Qui trình chấm. .. đến điểm tín dụng của doanh nghiệp trong tiêu chí này Những khách hàng truyền thống của ngân hàng luôn đạt điểm số cao hơn trong phần chấm điểm này so với khách hàng mới đặt quan hệ tín dụng lần đầu với ngân hàng Theo tiêu chí này DN được ngân hàng phân thành 5 hạng sau: • Hạng 1: để được xếp vào hạng này, đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo có quan hệ tín dụng phi tín dụng với ngân hàng rất tốt Trong... sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành mới có ý nghĩa chính xác Công tác chấm điểm tín dụng cũng vậy, nó đòi hỏi phải có một hệ thống phân loại chính xác, phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế Tại Việt Nam hiện nay, hệ thống chấm điểm tín dụng phân thành 4 loại ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh khác nhau gồm: - Nông, lâm ngư nghiệp - Thương mại dịch vụ - Xây dựng - Công nghiệp Việc... toán được chênh lệch giữa doanh thu thu, giữa chi phí chi, từ đó đánh giá được khả năng chi m dụng vốn của doanh nghiệp phần vốn DN bị đơn vị khác chi m dụng Trên đây là 3 BCTC quan trọng mà không một hoạt động chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp nào bỏ qua được Tuy nhiên, không thể chỉ dựa vào mỗi 3 BCTC trên mà cán bộ tín dụng còn phải nắm được những thông tín khác nữa sẽ được nêu... Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí tình hính uy tín giao dịch với ngân hàng cho vay Tình hình uy tín giao dịch với ngân hàngmột tiêu chí rất quan trọng để cán bộ tín dụng đánh giá khả năng ý chí trả nợ của khách vay Nếu doanh nghiệp là khách hàng có uy tín với ngân hàng, luôn trả nợ gốc, lãi đúng hạn, không phai gia hạn nợ phát sinh nợ quá hạn thì điểm cho tiêu chí phi tài chính của doanh. .. chỉ số tài chính doanh nghiệp 1.5.4/ Chấm điểm các chỉ số tài chính Trên cơ sở đã xác định được qui mô ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp theo các bảng sau: Ta có thể xem xét một ví dụ sau: chẳng hạn một doanh nghiệp X hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thuộc qui mô doanh nghiệp lớn, đạt chỉ số khả năng thanh... Thông tin lưu trữ tại ngân hàng: là các thông tin trên nhiều phương diện mà ngân hàng theo dõi lưu trữ về những người đi vay trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau Nếu khách hàng đang có nhu cầu vay vốn của ngân hàng đã từng có quan hệ với ngân hàng hay có quan hệ làm ăn, quan hệ tín dụng thương mại với một trong những khách hàng của ngân hàng hoặc kinh doanh trong lĩnh vựcngân hàng thường xuyên... doanh nghiệp sẽ rất cao Ngược lại, nếu quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp ngân hàng không tốt, xuất hiện những lần trả nợ gốc hay lãi chậm, có những khoản nợ quá hạn hay phải gia hạn nợ… thì điểm tín dụng cho tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp không cao Bên cạnh đó các quan hệ phi tín dụng như: số lượng giao dịch trung bình hàng tháng của doanh nghiệp tại ngân hàng, … cũng ảnh hưởng đến điểm tín. .. dụng không đủ trình độ để xử lý thông tin, ứng dụng công nghệ tin học để chấm điểm, phân tích đánh giá các tiêu chí đặc biệt là tiêu chí định tính thì kết quả của quá trình chấm điểm xếp hạng không có giá trị Qua đây chúng ta có thể kết luận rằng vai trò của con người, của nguồn nhân lực là quyết định trong mọi hoạt động trong đó có chấm điểm tín dụng xếp hạng doanh nghiệp tại các ngân hàng thương. .. trợ thì ngân hàng có thể sử dụng những thông tin lưu trữ của mình để bổ sung cho công tác chấm điểm tín dụng Đây là một nguồn thông tin đáng tin cậy mà cán bộ chấm điểm có thể dễ dàng thu thập được - Thông tin từ các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp: các thông tin này rất cần thiết để bổ sung thêm cho hoạt động chấm điểm tín dụng xếo hạng doanh nghiệp, đặc biệt giúp ngân hàng xác minh lại tính chính . đề này là: Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”. . hạng doanh nghiệp tại ngân hàng Công thương Ba Đình. - Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ngân

Ngày đăng: 12/04/2013, 21:09

Hình ảnh liên quan

AA: Loại ưu - Tình hình tài chính lành mạnh, - Khả năng sinh lời tốt - Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.

o.

ại ưu - Tình hình tài chính lành mạnh, - Khả năng sinh lời tốt Xem tại trang 8 của tài liệu.
* Bảng cân đối kế toán - Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.

Bảng c.

ân đối kế toán Xem tại trang 15 của tài liệu.
Trong đó, Nlà thời điểm lập bảng cân đối kế toán của kỳ nghiên cứu, N-1 là thời điểm lập bảng cân đối kế toán liền trước đó - Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.

rong.

đó, Nlà thời điểm lập bảng cân đối kế toán của kỳ nghiên cứu, N-1 là thời điểm lập bảng cân đối kế toán liền trước đó Xem tại trang 16 của tài liệu.
Dựa vào báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng có thể đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu: Vòng quay hàng tồn kho; Kỳ thu tiền bình quân; Doanh thu thuần/ Tổng tài sản - Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.

a.

vào báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng có thể đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu: Vòng quay hàng tồn kho; Kỳ thu tiền bình quân; Doanh thu thuần/ Tổng tài sản Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 1.6: Hướng dẫn chấmđiểm qui mô doanhnghiệp - Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.

Bảng 1.6.

Hướng dẫn chấmđiểm qui mô doanhnghiệp Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 1.7: Xác định qui mô doanhnghiệp - Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.

Bảng 1.7.

Xác định qui mô doanhnghiệp Xem tại trang 23 của tài liệu.
4 Nộp ngân sách Từ 10 tỷ đồng trở lên - Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.

4.

Nộp ngân sách Từ 10 tỷ đồng trở lên Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 1.12: Chấmđiểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ - Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.

Bảng 1.12.

Chấmđiểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ Xem tại trang 31 của tài liệu.
Để hiểu rõ hơn chúng ta có bảng tổng hợp sau: - Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.

hi.

ểu rõ hơn chúng ta có bảng tổng hợp sau: Xem tại trang 34 của tài liệu.
Tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng là một tiêu chí rất quan trọng để cán bộ tín dụng đánh giá khả năng và ý chí trả nợ của khách vay - Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.

nh.

hình và uy tín giao dịch với ngân hàng là một tiêu chí rất quan trọng để cán bộ tín dụng đánh giá khả năng và ý chí trả nợ của khách vay Xem tại trang 35 của tài liệu.
Để nắm rõ hơn ta có bảng tổng kết sau: - Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.

n.

ắm rõ hơn ta có bảng tổng kết sau: Xem tại trang 37 của tài liệu.
Ta có bảng tổng hợp sau: - Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.

a.

có bảng tổng hợp sau: Xem tại trang 43 của tài liệu.
3 Tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng - Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.

3.

Tình hình và uy tín giao dịch với ngân hàng Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 1.17: Trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính - Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.

Bảng 1.17.

Trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 1.19: Xếp hạng doanhnghiệp - Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.

Bảng 1.19.

Xếp hạng doanhnghiệp Xem tại trang 45 của tài liệu.
2.1.2/ Lịch sử hình thành và phát triển - Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.

2.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.2: Xác định trọng số cho các chỉtiêu phi tài chính - Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.

Bảng 2.2.

Xác định trọng số cho các chỉtiêu phi tài chính Xem tại trang 63 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan