Nghiên cứu tác dụng của các cao chiết khác nhau từ bẹ cây móc theo hướng làm thuốc cầm máu

61 749 1
Nghiên cứu tác dụng của các cao chiết khác nhau từ bẹ cây móc theo hướng làm thuốc cầm máu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ĐỖ HOÀNG ANH NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CÁC CAO CHIẾT KHÁC NHAU TỪ BẸ CÂY MÓC THEO HƯỚNG LÀM THUỐC CẦM MÁU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI - 2015 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ĐỖ HOÀNG ANH NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CÁC CAO CHIẾT KHÁC NHAU TỪ BẸ CÂY MÓC THEO HƯỚNG LÀM THUỐC CẦM MÁU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: 1. PGS. TS. Đào Thị Vui 2. ThS. Ngô Thanh Hoa Nơi thực hiện: Bộ môn Dược lực Trường Đại học Dược Hà Nội HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Bằng tất cả sự chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Đào Thị Vui, người thầy đã luôn tận tình giúp đỡ, hết lòng chỉ bảo em từ những bước đầu nghiên cứu đến khi hoàn thành khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Thu Hằng, Bộ môn Dược liệu, ThS. Ngô Thanh Hoa, Bộ môn Dược lực, trường Đại học Dược Hà Nội đã cho em những góp ý quý báu và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cám ơn tới tới các thầy, cô giáo và các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn Dược lực, Bộ môn Y học cơ sở, Bộ môn Dược liệu đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, các phòng ban, cùng toàn thể các thầy cô giáo, các bộ môn trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới những người thân trong gia đình, những người bạn đã luôn kịp thời động viên, ủng hộ em trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Đỗ Hoàng Anh MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1:TỔNG QUAN 2 1.1. Các bệnh liên quan tới chảy máu 2 1.1.1. Chảy máu do rối loạn chức năng thành mạch 2 1.1.2. Chảy máu do tiểu cầu 3 1.1.3. Chảy máu do rối loạn các yếu tố đông máu 5 1.2. Một số mô hình nghiên cứu tác dụng của thuốc lên thành mạch 8 1.2.1. Mô hình nghiên cứu tác dụng co mạch trên tai thỏ cô lập 8 1.2.2. Mô hình gây tăng tính thấm thành mạch 9 1.3. Cây Móc và các nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây Móc 12 1.3.1. Một số đặc điểm của cây Móc 12 1.3.2. Các nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây Móc 13 Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu 17 2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu 17 2.1.2. Động vật nghiên cứu 19 2.1.3. Hóa chất và trang thiết bị 19 2.2. Nội dung nghiên cứu 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu 20 2.3.1. Định tính thành phần hóa học của bẹ cây móc 21 2.3.2. Nghiên cứu tác dụng theo hướng cầm máu của các cao chiết bẹ móc 21 2.3.3. Nghiên cứu tác dụng cầm máu của các phân đoạn của cao chiết có tác dụng tốt nhất 24 2.4. Phương pháp xử lý số liệu. 24 Chương 3:THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 25 3.1. Kết quả nghiên cứu 25 3.1.1. Định tính sơ bộ thành phần hóa học trong bẹ móc 25 3.1.2. Tác dụng của các cao chiết khác nhau của bẹ cây móc 34 3.1.3. Tác dụng cầm máu của các phân đoạn từ dịch chiết có tác dụng tốt nhất 38 3.2. Bàn luận 39 3.2.1. Định tính thành phần hóa học của bẹ móc 39 3.2.2. Tác dụng của các cao chiết khác nhau từ bẹ cây móc 41 3.2.3. Tác dụng cầm máu đường uống của các phân đoạn cao chiết methanol từ bẹ móc 44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT aPTT Activated Partial Thromboplastin Time (Thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần ) ITP Immune thrombocytopenic purpura (Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn) IgG Immunoglobulin G PCCs Prothrombin complex concentrates (Phức hợp prothrombin) PIVKA Protein induced by vitamine K absence (Các tiền chất đông máu) PT Prothrombin Time (Thời gian prothrombin) TT Thrombin Time (Thời gian thrombin) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1 Hiệu suất chiết và hàm ẩm của các cao chiết 17 2.2 Hiệu suất chiết và hàm ẩm của các cắn phân đoạn cao methanol 19 3.1 Tổng hợp kết quả định tính sơ bộ thành phần hóa học trong bẹ móc 33 3.2 Tác dụng cầm máu đường uống của các cao chiết khác nhau của bẹ móc trên thời gian chảy máu 34 3.3 Tác dụng cầm máu tại chỗ của các cao chiết khác nhau của bẹ móc 35 3.4 Kết quả tác dụng giảm tính thấm thành mạch của các cao khác nhau của bẹ cây móc 36 3.5 Kết quả tác dụng của bẹ móc trên hệ mạch tai thỏ cô lập 37 3.6 Kết quả tác dụng cầm máu đường uống của các phân đoạn cao chiết methanol 38 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 2.1 Sơ đồ chiết phân đoạn cao chiết có tác dụng tốt nhất 18 2.2 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 21 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chảy máu là một hội chứng tương đối phổ biến, có thể xảy ra ở mọi cơ quan trong cơ thể như chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu dưới da, chảy máu các tạng, chảy máu não…thường do va chạm, chấn thương. Các bệnh liên quan đến chảy máu rất đa dạng và nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong khi đó các thuốc điều trị các bệnh chảy máu hiện có trên thị trường chưa nhiều, có nhiều tác dụng không mong muốn và ít được đầu tư để nghiên cứu tìm ra thuốc mới. Vì vậy, việc phát triển các thuốc có tác dụng cầm máu là vấn đề rất cấp thiết hiện nay. Việt Nam có nền y học cổ truyền từ lâu đời với nguồn dược liệu vô cùng phong phú và đầy tiềm năng phát triển, trong đó có rất nhiều dược liệu có tác dụng cầm máu. Bẹ cây móc (Caryota mitis) hay còn gọi là Tông lư, là một vị thuốc cầm máu được nhân dân ta sử dụng từ lâu và cho tác dụng tốt [11], [12]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về tác dụng cầm máu của bẹ móc trên thực nghiệm nên việc sử dụng dược liệu này còn hạn chế. Trong mấy năm gần đây, nhóm nghiên cứu đã tập trung vào đánh giá tác dụng cầm máu của bẹ móc trên chuột bình thường và chuột gây rối loạn đông máu và kết quả cho thấy thuốc có tác dụng cầm máu và cơ chế của tác dụng này có lẽ liên quan đến tác dụng trên thành mạch[14]. Để tiếp tục nghiên cứu về bẹ móc, hướng tới việc xác định hoạt chất có tác dụng cầm máu và dung môi chiết xuất tốt nhất, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của các cao chiết khác nhau từ bẹ cây móc theo hướng làm thuốc cầm máu” với các mục tiêu sau: 1. Định tính sơ bộ thành phần hóa học của bẹ cây móc. 2. Đánh giá tác dụng theo hướng cầm máu của các cao chiết khác nhau của bẹ cây móc để xác định cao chiết có tác dụng tốt nhất. 3. Đánh giá tác dụng cầm máu của các phân đoạn từ cao chiết có tác dụng tốt nhất. 2 Chương 1 TỔNG QUAN Cầm máu là một quá trình diễn ra nhằm hạn chế hoặc ngăn cản máu chảy ra khỏi thành mạch khi thành mạch bị tổn thương. Quá trình cầm máu là một chuỗi các phản ứng gồm năm giai đoạn: co mạch, hình thành nút tiểu cầu, đông máu, co cục máu đông và tan cục máu đông [6]. Để các giai đoạn của quá trình cầm máu diễn ra liên tục cần có sự tham gia của rất nhiều thành phần trong cơ thể như thành mạch máu, tiểu cầu, các yếu tố đông máu, các enzym… Chỉ cần một rối loạn nhỏ nhất của các yếu tố trên cũng sẽ gây ra sự bất thường trong quá trình cầm máu dẫn đến các bệnh lý xuất huyết với các triệu chứng khác nhau trên lâm sàng. 1.1. Các bệnh liên quan tới chảy máu Chảy máu có thể do các nguyên nhân: do rối loạn chức năng thành mạch, do tiểu cầu, do rối loạn các yếu tố đông máu [7]. 1.1.1. Chảy máu do rối loạn chức năng thành mạch Thành mạch đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình cầm máu. Khi mạch máu bị tổn thương, phản xạ đầu tiên của cơ thể là các tế bào nội mạc sẽ giải phóng ra các chất trung gian hóa học như angiotensin II,… có tác dụng co mạch. Trong bệnh lý chảy máu do rối loạn chức năng thành mạch, tình trạng máu vẫn bình thường nhưng các mạch máu bị tổn thương làm thay đổi tính thấm thành mạch và trương lực mạch máu khiến mạch máu không thực hiện trọn vẹn được vai trò của nó [30]. Một số bệnh lý chảy máu thường gặp do nguyên nhân này là: 1.1.1.1. Hội chứng Scholein – Henoch (Xuất huyết do dị ứng) Cơ chế bệnh sinh: Do vi khuẩn hoặc các chất gây dị ứng tạo ra phản ứng kháng nguyên – kháng thể ở lớp niêm mạc thành mạch gây phản ứng viêm cấp tính, dẫn đến tăng tính thấm thành mạch và gây xuất huyết. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em và người trẻ. [...]... nghiên cứu Tác dụng cầm máu của các phân đoạn của cao chiết có tác dụng tốt nhất Tác dụng theo hướng cầm máu của các cao chiết khác nhau Định tính thành phần hóa học Tác dụng giảm tính thấm thành mạch Tác dụng cầm máu đường uống và tại chỗ Tác dụng trên hệ mạch tai thỏ cô lập Tác dụng cầm máu đường uống Hình 2.2 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 2.3.1 Định tính thành phần hóa học của bẹ cây móc Chiết xuất... dụng cụ thí nghiệm khác do phòng vật tư - trang thiết bị Trường Đại học Dược cung cấp 2.2 Nội dung nghiên cứu - Định tính sơ bộ thành phần hóa học của bẹ cây móc - Đánh giá tác dụng theo hướng cầm máu của các cao chiết từ bẹ cây móc để xác định cao chiết có tác dụng tốt nhất  Đánh giá tác dụng cầm máu của các cao chiết khác nhau từ bẹ cây móc bằng mô hình cắt đuôi chuột  Đánh giá tác dụng giảm tính thấm... mạch của các cao chiết khác nhau từ bẹ cây móc bằng mô hình gây phù bằng carrageenan  Đánh giá tác dụng co mạch của các cao chiết từ bẹ cây móc bằng mô hình trên hệ mạch tai thỏ cô lập - Đánh giá tác dụng cầm máu của các phân đoạn từ dịch chiết có tác dụng tốt nhất bằng mô hình cắt đuôi chuột 2.3 Phương pháp nghiên cứu Sơ đồ phương pháp nghiên cứu được trình bày trong hình 2.2 21 Phương pháp nghiên cứu. .. LD50 của bẹ móc là 120g/kg chuột nhắt trắng Như vậy, đây là nghiên cứu đầu tiên về tác dụng theo hướng cầm máu của cây móc trên thực nghiệm Nghiên cứu đã xác định được liều dùng đường uống của bẹ móc (6g/kg chuột nhắt), sự tương đương giữa tác dụng cầm máu của bẹ móc và rễ móc Bẹ móc có tác dụng cầm máu nhưng không ảnh hưởng đến số lượng tiểu cầu và quá trình đông máu của chuột bình thường Bên cạnh tác. .. cho thấy cao bẹ móc có tác dụng làm co mạch Tóm lại: Các nghiên cứu đi trước đã cho thấy, bẹ cây móc có tác dụng cầm máu, cơ chế của tác dụng này có lẽ không liên quan đến số lượng tiểu cầu và quá trình đông máu mà có lẽ do ảnh hưởng lên giai đoạn thành mạch Tuy nhiên các nghiên cứu trên chưa xác định được thành phần hoạt chất có tác dụng cầm máu và đều thực hiện với cao chiết nước của bẹ cây móc, đây... hình nghiên cứu tác dụng của thuốc lên thành mạch Có rất nhiều mô hình có thể sử dụng để nghiên cứu tác dụng cầm máu của thuốc trên động vật thực nghiệm tùy theo mục đích sử dụng Cụ thể, để sàng lọc tác dụng của thuốc, ban đầu thường sử dụng mô hình cắt đuôi hoặc chi trên động vật bình thường Để đánh giá khả năng cầm máu của thuốc trong các mô hình gây chảy máu các mức độ khác nhau thường sử dụng các. .. tính các nhóm chất hữu cơ: glycosid tim, saponin, anthranoid, flavonoid, anthocyanidin, coumarin, tanin, alkaloid, chất béo, carotenoid, sterol, đường khử, acid hữu cơ, polysaccharid trong bẹ cây móc bằng các phản ứng hóa học đặc trưng theo các tài liệu [2], [4],[16] 2.3.2 Nghiên cứu tác dụng theo hướng cầm máu của các cao chiết bẹ móc của các dung môi khác nhau 2.3.2.1 Nghiên cứu tác dụng cầm máu ●... ra hướng mới trong việc sản xuất vacxin để phòng ngừa và điều trị các bệnh hen suyễn [35] 1.3.2 Các nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây Móc 1.3.2.1 Nghiên cứu trên động vật bình thường[13] Nghiên cứu tác dụng theo hướng cầm máu trên động vật bình thường cho thấy: Về tác dụng cầm máu đường uống: Liều dùng: Nghiên cứu khảo sát liều dùng của bẹ móc ở 3 mức liều 1,5g; 3g; 6g/kg chuột nhắt trắng tính theo. .. 1 phút sau khi cho thêm dịch chiết bẹ móc 2.3.3 .Tác dụng cầm máu ở các phân đoạn của cao chiết có tác dụng tốt nhất Nghiên cứu tác dụng cầm máu đường uống của các phân đoạn của cao chiết có tác dụng tốt nhất được tiến hành tương tự như mục 2.3.2.1, đường dùng là đường uống 2.4 Phương pháp xử lý số liệu Kết quả được biểu diễn dưới dạng M ± SE (M: giá trị trung bình của từng lô, SE: sai số chuẩn) So... (để nghiên cứu tác dụng của thuốc lên tiểu cầu); mô hình gây rối loạn đông máu bằng heparin, mô hình gây thiếu vitamin K, mô hình gây bệnh gan, mô hình gây Hemophilia (để nghiên cứu tác dụng của thuốc lên các yếu tố đông máu) [19] Tuy nhiên trong phạm vi của khóa luận này, chúng tôi chỉ trình bày tổng quan về các mô hình nghiên cứu tác dụng của thuốc lên thành mạch gồm có mô hình nghiên cứu tác dụng . phần hóa học của bẹ cây móc 21 2.3.2. Nghiên cứu tác dụng theo hướng cầm máu của các cao chiết bẹ móc 21 2.3.3. Nghiên cứu tác dụng cầm máu của các phân đoạn của cao chiết có tác dụng tốt nhất. hóa học của bẹ cây móc. 2. Đánh giá tác dụng theo hướng cầm máu của các cao chiết khác nhau của bẹ cây móc để xác định cao chiết có tác dụng tốt nhất. 3. Đánh giá tác dụng cầm máu của các phân. chất có tác dụng cầm máu và dung môi chiết xuất tốt nhất, chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu tác dụng của các cao chiết khác nhau từ bẹ cây móc theo hướng làm thuốc cầm máu với các mục

Ngày đăng: 27/07/2015, 09:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Chương 1

  • TỔNG QUAN

    • 1.1. Các bệnh liên quan tới chảy máu

      • 1.1.1. Chảy máu do rối loạn chức năng thành mạch

      • 1.1.2. Chảy máu do tiểu cầu

      • 1.1.3. Chảy máu do rối loạn các yếu tố đông máu

      • 1.2. Một số mô hình nghiên cứu tác dụng của thuốc lên thành mạch

        • 1.2.1. Mô hình nghiên cứu tác dụng co mạch trên tai thỏ cô lập

        • So sánh số giọt chảy ra trước và sau khi thêm thuốc, số giọt giảm chứng tỏ thuốc có tác dụng co mạch và ngược lại. Thuốc có tác dụng co mạch sẽ có tác dụng cầm máu [5], [33].

        • 1.2.2. Mô hình gây tăng tính thấm thành mạch

        • 1.3. Cây Móc và các nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây Móc

          • 1.3.1. Một số đặc điểm của cây Móc

          • 1.3.2. Các nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây Móc

          • Chương 2

          • ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

            • 2.1. Đối tượng nghiên cứu

              • 2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu

              • Bảng 2.2: Hiệu suất chiết và hàm ẩm của các cắn phân đoạn cao methanol

              • 2.1.2. Động vật nghiên cứu

              • 2.1.3. Hóa chất và trang thiết bị

              • 2.2. Nội dung nghiên cứu

              • 2.3. Phương pháp nghiên cứu

                • 2.3.1. Định tính thành phần hóa học của bẹ cây móc

                • 2.3.2. Nghiên cứu tác dụng theo hướng cầm máu của các cao chiết bẹ móc của các dung môi khác nhau

                • 2.3.3.Tác dụng cầm máu ở các phân đoạn của cao chiết có tác dụng tốt nhất

                • 2.4. Phương pháp xử lý số liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan