Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn đia lý lớp 10 năm 2015 trường chuyên NGUYỄN BỈNH KHIÊM QUẢNG NAM

10 4.3K 47
Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn đia lý lớp 10 năm 2015 trường chuyên NGUYỄN BỈNH KHIÊM QUẢNG NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- 1 - HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM TỈNH QUẢNG NAM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 10 NĂM 2015 Thời gian làm bài 180 phút (Đề này có 02 trang, gồm 5 câu) Câu I (4,0 điểm) 1. Dựa vào sơ đồ sau, hãy trình bày chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.Tại sao các mùa trong năm có khí hậu và thời tiết khác nhau? 2. Tại sao nói đất là vật thể tự nhiên độc đáo, là tấm gương phản chiếu môi trường tự nhiên? Câu II (4,0 điểm) 1. Vì sao có sự phân hóa về mặt địa lí tự nhiên của Trái Đất? Nêu mối quan hệ giữa hai quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới. 2. Trình bày các vòng tuần hoàn của nước trên bề mặt Trái Đất. Nêu các nguyên nhân cơ bản sinh ra vòng tuần hoàn của nước. Ý nghĩa của sự tuần hoàn đó. Câu III (4,0 điểm) 1. Trình bày sự phân bố khí áp . Sự phân bố khí áp ảnh hưởng như thế nào đến phân bố mưa trên trái đất? 2. Hãy xác định (tên gọi) các trung tâm áp ở hình dưới đây và cho biết các trung tâm áp đó thuộc bán cầu nào. Tại sao? - 2 - Hình: A Hình: B Hình: C Hình: D Câu IV (3,0 điểm) 1. Phân tích các nguyên nhân là “Lực hút và lực đẩy” của gia tăng dân số cơ học. 2. Phân tích các nhân tố tạo nên sự phân bố dân cư không đều ở nước ta. Câu V (5,0 điểm) 1. Tại sao khoa học - kĩ thuật và công nghệ được coi là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế? 2. Dựa vào bảng số liệu : Khối lượng luân chuyển hàng hóa bằng đường sắt của các châu lục năm 2005- 2009 (Đơn vị: tỉ tấn.km) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Châu Âu 2532,7 2646,6 2813,6 3103,0 2411,4 Châu Phi 130,8 142,2 139,2 138,4 137,1 Châu Mĩ 3371,4 3519,5 3540,2 3513,8 2973,2 Châu Á và châu Đại Dương 2709,5 2872,6 3095,9 3452,7 3466,2 (Nguồn : International Union of Railways/Synopsis 2010) a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng luân chuyển hàng hóa bằng đường sắt của các châu lục giai đoạn 2005 – 2009. b. Qua biểu đồ và bảng số liệu, hãy nhận xét tình hình phát triển và giải thích sự tăng trưởng khối lượng luân chuyển hàng hóa bằng đường sắt của các châu lục giai đoạn 2005 – 2009 HẾT Người ra đề NGUYỄN THỊ DIÊU ĐT:0983876477 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 10 - 3 - Câu Ý Nội dung chính cần đạt Điểm Câu I (4đ) 1 (2,0đ) a. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời ( 0,75 điểm ) -Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên một quĩ đạo có hình elíp gần tròn.Hướng chuyển động : Từ Tây sang Đông -Thời gian trái đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ -Trong khi chuyển động trên quĩ đạo quanh Mặt Trời trục Trái Đất (Độ nghiêng 66 0 33 ’ , hướng nghiêng, chuyển động tịnh tiến, vận tốc) b. Các mùa trong năm có thời tiết khác nhau vì:( 1,25 đ) +Vì vào mỗi mùa bề mặt trái trái đất nhận được lượng nhiệt từ mặt trời khác nhau. +Mùa xuân: Mặt trời di chuyển từ xích đạo đến chí tuyến bắc,lượng nhiệt tăng dần;tuy nhiên vì mới bắt đầu nên nhiệt độ chưa cao,ấm áp +Mùa hạ: Góc nhập xạ lớn lượng nhiệt tích lũy nhiều,nóng bức. +Mùa thu: Tuy góc nhập xạ có giảm, nhưng còn lượng nhiệt tích lũy trong mùa hè,mát mẽ. +Mùa đông: Góc nhập xạ nhỏ, mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt tích trữ, lạnh. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2. (2,0đ) a. Đất là vật thể tự nhiên độc đáo bởi những đặc điểm sau: - Đất là vật thể tự nhiên như các vật thể khác nhưng lại được tạo thành từ cả các chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. - Đất được tạo thành do tác động đồng thời của các nhân tố hình thành đất: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian và con người. Trên cơ sở các sản phẩm phá hủy từ đá gốc, chúng bị biến đổi theo thời gian dưới tác động của các cơ thể sống trong các điều kiện khác nhau của khí hậu, địa hình, cuối cùng trở thành đất - Đất là vật thể tự nhiên duy nhất được hình thành bởi sự tác động của nhân tố đá mẹ (từ sản phẩm phong hoá từ đá gốc). VD: + Đất hình thành từ đá mẹ granit, riôlit, thạch anh thì sẽ chua 0,25 0,25 0,5 - 4 - + Đất hình thành trên đá badan thì có tính kiềm - Thành phần vật chất của đất rất đa dạng gồm cả các vật chất ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí. - Đất được đặc trưng bởi độ phì (độ phì nhiêu) mà không 1 thành phần tự nhiên nào khác có thể có được. b. Đất là tấm gương phản chiếu môi trường tự nhiên, bởi: - Đất là nơi tiếp xúc, xâm nhập và tác động qua lại 1 cách trực tiếp và thường xuyên nhất của các thành phần tự nhiên. - Đất còn là sản phẩm của tác động tương hỗ giữa các thành phần hữu cơ và vô cơ thông qua đại tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh vật. Do đó đặc điểm của đất sẽ phản ánh 1 cách rõ nét và trung thực mối tác động đó. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu II (4.0 đ) 1 (2,0đ) a.Vì sao có sự phân hóa về mặt địa lí tự nhiên của Trái Đất? Sự phân hóa về mặt địa lí tự nhiên của Trái Đất do sự tác động tương quan của 2 nguồn năng lượng chủ yếu: bức xạ Mặt Trời (tác nhân ngoại lực) và năng lượng bên trong của Trái Đất (nội lực). - Bức xạ Mặt Trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ở bề mặt đất. Sự phân bố theo đới của bức xạ Mặt Trời đã gây ra sự phân hóa theo đới (quy luật địa đới) của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất - Nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương, địa hình núi cao. Chính sự khác nhau về vị trí của các bộ phận lục địa so với biển và đại dương, độ cao của địa hình miền núi đã dẫn đến sự phân hóa của tự nhiên theo chiều kinh tuyến và theo đai cao (quy luật phi địa đới). b. Mối quan hệ giữa quy luật địa đới và phi địa đới Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới là những quy luật phổ biến của lớp vỏ địa lí. Các quy luật phân hóa này trên thực tế không tác động riêng rẽ, độc lập mà chúng tác động đồng thời, tương hỗ. Tùy theo từng lúc, từng nơi mà quy luật này hay quy luật khác giữ vai trò chủ yếu, chi phối sự hình thành và chiều hướng phát triển của 0,5 0,5 0,5 - 5 - các quá trình tự nhiên trong các địa tổng thể. 0,5 2 (2,0đ) Trình bày các vòng tuần hoàn của nước trên bề mặt Trái Đất. Ý nghĩa của sự tuần hoàn đó. a. Các vòng tuần hoàn của nước - Khái niệm: Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. - Nước trên Trái Đất luôn luôn chuyển động, chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác và tuần hoàn theo những vòng khép kín. Có hai vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. - Vòng tuần hoàn nhỏ: nước ở biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển và đại dương. - Vòng tuần hoàn lớn: nước biển, đại dương bốc hơi ngưng tụ thành mây, mây được gió đưa vào trong lục địa. Ở vùng núi thấp, vĩ độ thấp, mây gặp lạnh tạo thành mưa. Ở vùng núi cao, vĩ độ cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết. Mưa và tuyết tan theo sông suối và dòng ngầm về biển và đại dương, rồi lại tiếp tục bốc hơi… b. Nguyên nhân: Do bức xạ mặt trời, gió,khí áp… c. Ý nghĩa + Thúc đẩy quá trình trao đổi vật chất và năng lượng góp phần duy trì và phát triển sự sống trên Trái Đất. + Phân phối, điều hòa lại nguồn nhiệt ẩm giữa đại dương và lục địa, giữa các vùng ẩm ướt và các vùng khô hạn thuận lợi cho sự sống trên Trái Đất. + Tác động sâu sắc đến khí hậu, chế độ thủy văn làm thay đổi địa hình, cảnh quan trên Trái Đất. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu III (4.0 đ) 1 (2đ) a. Phân bố khí áp trên Trái đất (1,0đ) - Trên Trái đất có 7 đai (dải) khí áp: 1 đai áp thấp xích đạo; 2 đai áp cao chí tuyến; 2 đai áp thấp ôn đới và 2 đai áp cao cực. 0,25 - 6 - - Các đai áp thấp và áp cao phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. - Các đai áp phân bố không liên tục. - Các trung tâm áp cao, áp thấp thay đổi theo không gian và thời gian. b. Phân bố khí ảnh hưởng đến phân bố lượng mưa trên trái đất. - Các khu áp thấp: hút gió từ nơi khác đến và đẩy không khí ẩm lên cao, dễ gây mưa (dải áp thấp Xích đạo, áp thấp ôn đới, áp thấp lục địa vào mùa hạ). - Các khu khí áp cao: không khí chuyển động giáng xuống, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến, khó gây mưa (áp cao cực, áp cao cận nhiệt, áp cao lục địa vào mùa đông). - Trên Trái Đất, khí áp phân bố thành những vành đai áp thấp, áp cao xen kẽ đã hình thành nên các đai mưa ít mưa nhiều tương ứng (dẫn chứng) - Trên các lục địa, khí áp thay đổi theo mùa làm cho lượng mưa cũng phân bố theo mùa. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2 (2,0đ) Xác định tên gọi và vị trí các trung tâm áp và giải thích - Hình A, B thể hiện các áp cao vì giá trị của các đường đẳng áp tăng dần từ ngoài (biên) vào trung tâm (HS có thể nói ngược lại). - Hình C, D thể hiện các áp thấp vì giá trị của các đường đẳng áp giảm dần từ ngoài(biên) vào trung tâm (HS có thể nói ngược lại). - Hình A, D thuộc bán cầu Bắc vì do tác động của lực Coriolis, gió thổi từ cao áp ra biên thuận chiều kim đồng hồ, gió thu vào áp thấp nghịch chiều kim đồng hồ. - Hình B, C thuộc bán cầu Nam vì do tác động của lực Coriolis, gió thổi từ cao áp ra biên nghịch chiều kim đồng hồ, gió thu vào áp thấp thuận chiều kim đồng hồ. (HS chỉ xác định đúng tên gọi hoặc bán cầu cho nửa số điểm) 0,5 0,5 0,5 0,5 - 7 - Câu IV (3điểm) 1 (1,5 đ) Phân tích các nguyên nhân là “Lực hút và lực đẩy” của gia tăng dân số cơ học. - Khái niệm gia tăng dân số cơ học: - Phân tích nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây nên các luồng di chuyển của dân cư, trong đó gồm có các nguyên nhân chính là “lực hút và lực đẩy” tại các vùng xuất và nhập cư. + Các nguyên nhân là “lực hút” đến các vùng nhập cư là: đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa, môi trường sống thuận lợi, dễ kiếm được việc làm, thu nhập cao, điều kiện sống tốt, có triển vọng cải thiện cuộc sống, môi trường xã hội tốt. + Các nguyên nhân là “lực đẩy” dân cư ra khỏi vùng cư trú là: điều kiện sống quá khó khăn (địa hình hiểm trở, đất đai cằn cỗi, đất canh tác quá ít, khí hậu khắc nghiệt ), thu nhập thấp, khó kiếm việc làm. + Các nguyên nhân khác: do hợp lí hóa gia đình, do nơi ở cũ bị giải tỏa để xây dựng các công trình 0,25 0,5 0,5 0,25 - 8 - 2 (1,5đ) Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính qui luật, do tác tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: - Trình độ của lực lượng sản xuất (có tính quyết định): + Ở đồng bằng có lực lượng sản xuất cao hơn miền núi nên dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng. + Trình độ phát triển kinh tế – xã hội nước ta còn thấp nên dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn, thành thị có tỉ lệ thấp (dẫn chứng). - Tính chất của nền kinh tế: Vùng công nghiệp phát triển dân đông hơn vùng sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp, vùng trồng lúa có dân đông hơn vùng trồng cây công nghiệp… - Điều kiện tự nhiên: + Ở đồng bằng (Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long) có điều kiện tự nhiên thuận lợi địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, tiếp giáp biển…nên dân cư tập trung rất đông (dẫn chứng). + Ở vùng đồi núi có địa hình bị chia cắt, trở ngại cho giao thông vận tải, giao lưu kinh tế – xã hội, dân sinh. - Lịch sử khai thác lãnh thổ: Vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư tập trung rất đông (Đồng bằng sông Hồng mật độ 1225 người/km 2 ) ; vùng mới khai thác thì mật độ thấp hơn (Đồng bằng sông Cửu Long mật độ 411 người/km 2 – năm 2005). - Chuyển cư: Trong lịch sử nước ta luồng chuyển cư chủ yếu từ Bắc vào Nam; từ đồng bằng lên vùng núi trung du (đặc biệt sau 1975) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 - 9 - Câu V (5đ) 1 (2,0đ) a. Khái niệm - Nguồn lực là tổng thể vị trí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, dân cư và nguồn lao động, đường lối chính sách, vốn và thị trường… ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. b.KH-KT và Công nghệ được coi là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế vì. + KH- KT và Công nghệ góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác (Vd: KH và Công nghệ làm biến đổi chất lượng nguồn lao động theo hướng chuyển từ lao động cơ bắp sang lao động sử dụng máy móc,lao động trí tuệ làm tăng năng suất) + KH-KT và Công nghệ thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng ngành Nông Nghiệp,tăng tỉ trọng ngành Công Nghiệp và Dịch Vụ tăng quy mô sản xuất các ngành có hàm lượng KH và Công Nghệ cao. + KH- KT và Công Nghệ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp,thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. 0,5 0,5 0,5 0,5 2 (3,0đ) a. Vẽ biểu đồ: - Xử lý số liệu: Bảng: Tốc độ tăng trưởng khối lượng luân chuyển hàng hóa bằng đường sắt của các châu lục giai đoạn 2005 – 2009 (Đơn vị: %) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Châu Âu 100 104,5 111,1 122,5 95,2 Châu Phi 100 108,7 106,4 105,8 104,8 Châu Mĩ 100 104,4 105,0 104,2 88,2 Châu Á và châu Đại Dương 100 105,9 114,2 127,4 127,9 - Biểu đồ: + Biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng, xuất phát từ 100%. 0,5 - 10 - + Đảm bảo chính xác, ghi đầy đủ thông tin: đơn vị, tên biểu đồ, chú thích, các số liệu. (Nếu thiếu 1 nội dung hoặc không chính xác trừ 0,25đ/nội dung) b. Dựa vào BSL, biểu đồ nhận xét tình hình phát triển và giải thích.(HS cần tính tỉ trọng từng châu lục, đưa vào dẫn chứng trong nhận xét) - Châu Á và Châu đại dương có tỉ trọng tăng nhanh (từ 30,9% 38,5% năm 2009) vươn lên vị trí số 1 và có tốc độ tăng 27,9 % .Do sự phát triển nhanh của một số nền kinh tế trong khu vực đang tiến hành CNH – HĐH nên nhu cầu vận chuyển bằng đường sắt rất lớn như Trung Quốc, Ấn Độ… - Châu Mĩ có tỉ trọng lớn thứ 2 (chiếm 33,1% năm 2009) nhưng tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm(11,8%). Do mấy năm gần đây đang có xu hướng giảm do nhiều tuyến đường sắt đang bị dỡ bỏ vì hoạt động kém hiệu quả và mất thị phần vận tải bởi đường ôtô. - Châu Âu chiếm tỉ trọng cao do nền công nghiệp phát triển mạnh, nhưng tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm (4,8%) do cạnh tranh bởi ngành vận tải đường bộ, hàng không. - Châu Phi có tốc độ tăng trưởng(4,8%) và tỉ trọng khối lượng luân chuyển hàng hóa nhỏ do kinh tế còn chậm phát triển và đường sắt hoạt động chưa hiệu quả. 1,5 0,25 0,25 0,25 0,25 (Họ tên, ký tên -Điện thoại liên hệ) Nguyễn thị Diêu ĐT: 0983876477 . - HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM TỈNH QUẢNG NAM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 10 NĂM 2015 Thời gian làm bài 180 phút (Đề này. Phi 100 108 ,7 106 ,4 105 ,8 104 ,8 Châu Mĩ 100 104 ,4 105 ,0 104 ,2 88,2 Châu Á và châu Đại Dương 100 105 ,9 114,2 127,4 127,9 - Biểu đồ: + Biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng, xuất phát từ 100 %. 0,5 -. cơ học: - Phân tích nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây nên các luồng di chuyển của dân cư, trong đó gồm có các nguyên nhân chính là “lực hút và lực đẩy” tại các vùng xuất và nhập cư. + Các

Ngày đăng: 26/07/2015, 22:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan