Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật

42 2.2K 4
Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Văn học hiện đại Việt Nam trong vòng một thập niên trở lại đây đã chứng kiến một bước tiến mới trong thể loại truyện ngắn

Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học hiện đại Việt Nam trong vòng một thập niên trở lại đây đã chứng kiến một bước tiến mới trong thể loại truyện ngắn, một loạt những cây bút trẻ nổi lên trên văn đàn với những tác phẩm xuất sắc mà đặc biệt là có sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ. Cùng với Y Ban, Võ Thị Hảo, Đỗ Bích Thúy, Thùy Linh… Nguyễn Ngọc đã mang đến cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam một luồng gió mới. Ở cô người đọc thấy được một phong cách đậm chất Nam Bộ thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh đặc biệt là thông qua hệ thống các nhân vật trong các sáng tác của mình. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc không ai trong mỗi chúng ta khi gấp cuốn sách lại mà không thở dài một tiếng, không thốt lên một câu xót xa “ Sao mà lại buồn đến thế!”. Phải rồi, trong con người mỗi chúng ta luôn luôn tồn tại một tiềm thức về cái gọi là : “Ở hiền gặp lành”, đọc một câu chuyện thì thường thích một cái kết có hậu, cuộc đời nhân vật sẽ sang một trang mới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn…Thế nhưng…chúng ta lại quên đi mất một điều, rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn; có những con người “ Ở hiền mà chẳng gặp lành”, có những số phận không phải sống trong một cái kết may mắn, hạnh phúc mà là một cái kết trong những bi kịch. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc để lại dư vị sâu đậm trong lòng người đọc cũng vì đã thể hiện được điều đó. Đọc các tác phẩm của cô, Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn 1 Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc người đọc nặng trĩu một nỗi buồn, tất cả các nhân vật dường như sống trong những nỗi buồn, những nỗi cô đơn, những bi kịch của cuộc đời để rồi kết thúc câu chuyện vẫn là cái buồn, vẫn là cái cô đơn, cái bi kịch ấy. Nó làm day dứt lòng bạn đọc, nó bắt bạn đọc phải thoát ra khỏi cái tiềm thức vẫn tồn tại bấy lâu, nó bắt đọc giả phải suy nghĩ, phải trăn trở về số phận của nhân vật để từ đó thừa nhận một điều rằng: cuộc sống vẫn còn có rất nhiều những bi kịch như thế về con người, thay vì chúng ta sống mãi trong những cái kết thúc có hậu đôi khi là sự sắp đặt thì chúng ta hãy sống với sự thật này, hãy dũng cảm để đối mặt với nó. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc ám ảnh bạn đọc chính là ở điều này. Hình ảnh những con người cô đơn có lẽ là hình ảnh để lại cho độc giả những nỗi niềm day dứt trăn trở nhất. Nhân vật của cô xuất hiện trong sự cô đơn kết thúc vẫn ở trong nỗi cô đơn ấy. Tìm hiểu về kiểu nhân vật này trong các sáng tác của cô cũng chính là đi khám phá thế giới tâm hồn của Nguyễn Ngọc Tư, một tâm hồn trong trẻo nhưng nặng trĩu nỗi niềm của một người phụ nữ luôn nhìn mọi người trong sự cô đơn đồng thời cũng thấy được những quy luật của cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nguyễn Ngọc là cây bút nữ trẻ được biết đến nhiều trong thời gian khoảng một thập niên trở lại đây, với những truyện ngắn đầu tiên được đăng trên tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau, sau đó là một loạt những giải thưởng cao mà cô nhận được. Cho đến nay, cô đã có nhiều truyện ngắn tập truyện ngắn được xuất bản như : Ngọn đèn không tắt (2000), Nước chảy mây trôi (2005), Cánh đồng bất tận (2005), Gió lẻ (2008)… gần đây nhất là tập Khói trời lỗng lẫy mới được ra mắt bạn đọc vào tháng 11/2010 vừa rồi cùng với sự kiện chuyển thể thành công bộ phim Cánh đồng bất tận từ tác phẩm cùng tên của mình. Có thể nói ngay từ khi ra mắt bạn đọc những tác phẩm Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn 2 Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc đầu tay của mình, “ những đứa con đẻ” của cô đã nhận được rất nhiều sự đánh giá, phê bình của độc giả. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc được nghiên cứu phê bình, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau. Có nhà nghiên cứu gọi cô là “ Đặc sản miền Nam” sau khi đã đi tìm hiểu về giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh trong các tác phẩm của cô ( Trần Hữu Dũng- Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam- Diễn đàn viet-studies.info, 2/2004.). Không gian trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc cũng là đối tượng cho nhiều nhà nghiên cứu hướng đến. Có thể kể đến các bài nghiên cứu được đăng tải trên website : w.w.w.viet-studies.info như Nguyên Ngọc với: Không gian… của Nguyễn Ngọc Tư, Đoàn Nhã Văn với bài : Nắng, gió, vịt đàn bà giữa những cánh đồng bất tận, Thụy Khuê với bài Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư…Từ đó có những nghiên cứu, đánh giá về phong cách truyện ngắn của cô. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính chuyên sâu về Nguyễn Ngọc truyện ngắn của cô, hầu hết đó là các bài nghiên cứu, bình luận trên các website hoặc các bài nghiên cứu khoa học hay niên luận, khóa luận của sinh viên, một vài luận văn thạc sĩ. Hi vọng rằng trong một ngày không xa những người hâm mộ truyện ngắn của cô sẽ có những chuyên luận sâu hơn để tìm hiểu về Nguyễn Ngọc truyện ngắn của nhà văn nữ đầy bản lĩnh này. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu Trong bài báo cáo này chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu một kiểu nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Có thể nói qua các tác phẩm của cô người đọc thấy xuất hiện một số kiểu nhân vật nổi bật như kiểu nhân vật bi kịch, nhân vật sám hối, nhân vật trên hành trình kiếm tìm Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn 3 Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc hạnh phúc… ở trong bài viết này chúng tôi xin được nói về kiểu nhân vật cô đơn - một kiểu nhân vật để lại khá nhiều ấn tượng sâu sắc cho độc giả. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi sẽ đi tìm hiểu nghiên cứu kiểu nhân vật cô đơn qua các tập truyện ngắn đã được xuất bản của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, cụ thể ở đây là ba tập truyện ngắn: Cánh đồng bất tận ( xuất bản năm 2005), Gió lẻ ( xuất bản năm 2008) tập truyện gần đây nhất là Khói trời lộng lẫy (xuất bản tháng 11 năm 2010). trọng tâm chủ yếu là tập truyện thành công nhất của cô, hiện đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên : Cánh đồng bất tận. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong bài viết này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích tác phẩm. Phương pháp khảo sát, thống kê. Phương pháp so sánh. Phương pháp tổng phân hợp. 5. Đóng góp của đề tài Hiện nay những nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc trên các phương diện nội dung, nghệ thuật ngày càng được mở rộng, thông qua bài viết này, ngoài mục đích hiểu rõ thêm về Nguyễn Ngọc truyện ngắn của cô chúng tôi còn hi vọng có thể đóng góp một phần nào nghiên cứu của mình vào việc nghiên cứu chung về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc trên khía cạnh về nhân vật. Hi vọng bài viết nhỏ bé này sẽ được dùng như một tài liệu hữu ích cho các bạn sinh viên yêu thích tác giả Nguyễn Ngọc mong muốn tìm hiểu về các truyện ngắn của mình. 6. Cấu trúc bài báo cáo khoa học Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn 4 Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Ngoài phần mở đầu gồm 5 mục trên trong bài báo cáo này chúng tôi đi làm rõ những nội dung sau: NỘI DUNG Phần I .Nguyễn Ngọc quan niệm về con người, nghệ thuật 1.1 Cuộc đời sự nghiệp sáng tác. 1.2 Nguyễn Ngọc quan niệm về con người, nghệ thuật. Phần II Nhân vật cô đơn trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc 2.1 Cô đơn của người nghệ sĩ trên con đường kiếm tìm hạnh phúc. 2.2 Cô đơn của con người giữa biển người mênh mông. Phần III Nghệ thuật xây dựng nhân vật. 3.1 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. 3.2 Giọng điệu ngôn ngữ trần thuật 3.3 Xây dựng nhân vật gắn với các biểu tượng KẾT LUẬN DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO. Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn 5 Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc NỘI DUNG PHẦN 1 NGUYỄN NGỌC QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI, NGHỆ THUẬT 1.1 Cuộc đời sự nghiệp sáng tác Nguyễn Ngọc sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong một gia đình nghèo. Năm lớp 9, gia đình cô xảy ra biến cố lớn: Ông nội mất, điều kiện gia đình lại khó khăn, cô phải dừng việc học của mình ở đây. Tuy nhiên điều này không hề làm sức sáng tạo của cô ngừng lại mà trái lại càng trong khó khăn sức sáng tạo ấy càng trở nên mãnh liệt giàu giá trị. Dưới sự động viên của cha, Nguyễn Ngọc đã “ viết những gì mà mình nghĩ”, viết những gì mà cô đã trải qua. Sau ba truyện ngắn được đăng trên Tạp chí văn nghệ bán đảo Cà Mau, Nguyễn Ngọc đã được nhận làm văn thư học làm phóng viên báo tại đây. Ngoài đời Nguyễn Ngọc là một người phụ nữ chân chất, hồn nhiên rất có bản lĩnh. Cô lập gia đình với một người thợ kim hoàn đến nay đã có hai bé trai. Hiện cô đang sống tại thành phố Cà Mau đang làm việc cho Tạp chí bán đảo Cà Mau. Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn 6 Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tác phẩm đầu tiên đánh giá sự thành công của cô, đưa cô chính thức bước vào làng văn đó là tập kí sự Nỗi niềm sau cơn bão đạt giải ba toàn quốc báo chí năm 1997. Từ đó đọc giả bắt đầu biết đến tên tuổi của Nguyễn Ngọc qua các tác phẩm đã được xuất bản như: Ngọn đèn không tắt ( Tập truyện , NXB Trẻ 2000) Ông ngoại ( Tập truyện thiếu nhi, NXB Trẻ 2001) Biển người mênh mông ( Tập truyện, NXB Kim Đồng 2003) Giao thừa ( Tập truyện, NXB Trẻ 2005) Nước chảy mây trôi ( Tập truyện kí, NXB Văn nghệ TP.HCM, 2004) Truyện ngắn Nguyễn Ngọc ( Tập truyện, NXB Văn hóa Sài Gòn 2005) Tạp văn Nguyễn Ngọc ( NXB Trẻ 2005). Cánh đồng bất tận ( Tập truyện, NXB Trẻ 2005). Ngày mai của những ngày mai ( Tạp văn, NXB Phụ nữ 2007). Gió lẻ ( Tập truyện, NXB Trẻ 2008). Khói trời lộng lẫy ( Tập truyện, NXB Trẻ 2010). Có thể nói nếu coi tập kí sự Nỗi niềm sau cơn bão của Nguyễn Ngọc là tác phẩm đánh dấu bước khởi đầu trong hành trình trên con đường tiến vào làng văn Việt Nam thì tập truyện Cánh đồng bất tận được xem như một ngã rẽ đầu tiên đưa nhà văn bước vào một con đường dài rộng hơn. Với sự thành công mang một tiếng vang lớn, Cánh đồng bất tận đã một lần nữa khẳng định tên tuổi của cô trong giới văn nghệ sĩ trẻ một thập niên đầu của thế kỷ 21. Tiếp sau Cánh đồng bất tận, với Gió lẻ Khói trời lộng lẫy, Nguyễn Ngọc đã thu hút bạn đọc với những bước đi mạnh dạn, thể hiện những nét mới lạ trong sáng tác của mình. Trong khoảng thời gian từ năm 2000- 2008 cô đã nhận được rất nhiều giải thưởng trong đó phải kể đến : Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn 7 Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần II – Tác phẩm Ngọn đèn không tắt năm 2000; Giải B Hội nhà văn Việt Nam- tập truyện Ngọn đèn không tắt năm 2000; Tặng thưởng dành cho các tác giả trẻ - Ủy Ban toàn quốc liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003 được TW Đoàn trao tặng; Giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006- Tập truyện Cánh đồng bất tận; Giải thưởng văn học các nước Đông Nam Á, 2008. Với một loạt những thành công liên tiếp ấy Nguyễn Ngọc ngày càng khẳng định được tài năng vị trí của mình trên văn đàn. Với một sức trẻ dồi dào đầy nhiệt huyết, chắc chắn trong thời gian sắp tới cô sẽ còn mang đến cho bạn đọc nhiều bất ngờ hơn nữa về “ những đứa con đẻ” của mình. 1.2 Nguyễn Ngọc quan niệm về con người, nghệ thuật Một người phụ nữ chỉ học hết lớp 9 vì điều kiện gia đình khó khăn giờ đây lại trở thành một nhà văn trẻ nổi tiếng trên văn đàn trong thời hiện đại này có lẽ đây là điểm khiến chúng tôi thấy bất ngờ khâm phục nhất. Ở Nguyễn Ngọc chắc hẳn phải có một cái “ Duyên thầm” với văn chương, với nghệ thuật. Cô đã từng tâm sự rằng cảm hứng với văn chương của cô có lẽ bắt đầu từ bài giảng về đoạn trích “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng khi cô vẫn đang còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường: “Cô giáo dạy bọn em (nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) bài “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng) hay lắm, cả lớp đều khóc. Có thể em đã mê viết văn từ đó.” ( Gặp nhà văn Nguyễn Ngọc ở Cà Mau– Nguyễn Thị Dư Khánh). rồi cái niềm đam mê văn chương của cô được gửi gắm qua con người cùng đất Nam Bộ. Tại quê hương, nơi cô được sinh ra lớn lên những cảnh vật, những con người, những mảnh đời, những giọng nói đã để lại trong cô nỗi ám ảnh sâu sắc. Nguyễn Ngọc viết về mảnh đất Nam Bộ, về con Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn 8 Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc người Nam Bộ với một lòng nhiệt thành sâu sắc mà bất cứ ai cũng có thể nhận ra khi đọc truyện ngắn của cô. Trong truyện ngắn của mình Nguyễn Ngọc thường ám ảnh bạn đọc bởi số phận của những con người bất hạnh, có những nỗi khổ riêng, có khi là về tình yêu ( anh Hết trong Hiu hiu gió bấc, Huệ, Thi trong Huệ lấy chồng…), có khi về lẽ sống ( Vĩnh trong Sầu trên đỉnh Puvan), cũng có khi là khát vọng về một cuộc sống bình thường nào đó hay chỉ đơn giản là được hòa nhập với cuộc sống đời thường (Nương, Điền trong Cánh đồng bất tận). Nhân vật của cô luôn mang trong mình những nỗi hận, hận đời, hận người (người cha trong Cánh đồng bất tận), mong muốn về một cuộc sống mới mẻ, tươi đẹp hơn ( ông Mốt trong Thương quá rau răm), có khi đó là những con người trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc…Tất cả những nhân vật của cô hiện lên trong những bi kịch riêng không phải để thể hiện cái chán nản, kêu ca của họ trong cuộc sống mà là để chứng mình rằng họ là những con người đi ra từ đời sống thật, nhà văn đã sống cùng nỗi khổ của họ, vui cùng niềm vui khi có chút tia hi vọng rồi buồn, khóc, thất vọng cùng khi cái tia nhỏ nhoi ấy tắt ngấm đi một cách nhanh chóng, không hề có chút vương vấn, níu kéo gì… Văn chương của Nguyễn Ngọc giản dị, gần gũi mà sâu sắc, thấm thía. Các truyện ngắn của cô luôn làm ám ảnh bạn đọc. Nhiệm vụ của nghệ thuật là phải phản ánh được đối tượng mà nó hướng đến một cách sâu sắc nhất, với Nguyễn Ngọc quan niệm về nghệ thuật của cô là một cái gì đó rất giản dị, không hề cao siêu chút nào; nghệ thuật trong văn chương là hướng ngòi bút của mình đến con người, những con người của đời thực. Với Nguyễn Ngọc con người mà cô thể hiện trong văn chương rất gần gũi , đó là những người dân Nam Bộ mà cô gặp tiếp xúc hàng ngày, nhưng ở họ dường như lại mang những nỗi ám ảnh, những nỗi buồn, những bi kịch. Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn 9 Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Nhân vật của cô từ những đứa trẻ đến những thanh niên, cụ già; từ người phụ nữ đến những người đàn ông…tất cả dường như sống trong bi kịch. Nhà văn đã đi sâu vào những bi kịch của nhân vật, khai thác, mổ xẻ nó qua tâm trạng nhân vật, từ đó thể hiện quan niệm của mình về con người đồng thời cũng thể hiện quan niệm của mình về nghệ thuật. Nghệ thuật với cô chỉ đơn giản là làm sao thể hiện được cho chuẩn xác nhân vật trong tác phẩm của mình. PHẦN 2 KIỂU NHÂN VẬT CÔ ĐƠN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC Có thể nói cô đơn là một cảm hứng lớn trong văn học Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn văn học lãng mạn hơn ba mươi năm đầu của thế kỷ XX. Khi người nghệ sĩ không tìm thấy chỗ đứng của mình trong xã hội, khi con người thoát ly khỏi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nhưng lại không hòa hợp được với cuộc sống xã hội nhố nhăng, nhũng nhiễu lúc bấy giờ, họ tự tách mình ra khỏi cộng đồng thì khi ấy cảm giác cô đơn đến với họ là một điều tất yếu: “Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ Một đời người u uất nỗi chơ vơ.” ( Vũ Hoàng Chương). Còn những con người của văn học thế kỷ XXI nhất là trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc lại khác. Cảm giác cô đơn đến với họ không phải vì họ muốn tách ra khỏi cộng đồng mà trái lại họ tìm cách hòa mình vào xã hội nhưng vẫn không chen nổi vào đời sống, không tìm thấy tiếng nói chung với những người xung quanh mình. Cô đơn vì không biết chăm sóc đến đời sống Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn 10 [...]... bộ để phản ánh làm bật nổi những nét văn hóa về vùng đất con người vùng sông nước miền Tây Nam Bộ Trần Hữu Dũng trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam”, có nhận xét: Nguyễn Ngọc Tư, ngòi bút trẻ ấy, rõ ràng đã tạo được một chỗ đứng khu biệt cho mình… Cái đầu tiên làm người đọc choáng váng (một cách thích thú) là phương ngữ miền Nam trong truyện của Nguyễn Ngọc Hay Nguyễn Văn trong... luôn là một nỗi đau, là bi kịch tinh thần lớn nhất của con người Nhưng đọc Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm thấy rõ niềm cô đơn mà không thấy sự bi quan tuyệt vọng Nhân vật của chị tự ý thức về sự cô đơn Họ chấp nhận bởi họ tìm thấy trong nỗi đau ấy một lẽ sống Và, từ trong nỗi đau ấy, họ vươn lên, làm người Cô đơn trong quan niệm của Nguyễn Ngọc là động lực của cái Đẹp, cái Thiện.” 24 Phạm Thị Thúy... nổi bật được tâm lý của mỗi con người Điều đó trước hết được thể hiện ở nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc không quá đi sâu vào miêu tả ngoại hình nhân vật nhưng khi đã có những chi tiết miêu tả thì những sự 25 Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc phác họa ngoại hình ấy lại cực kỳ ấn ng để lại dư âm khó phải... sức quan trọng, nó như một chất men xúc tác, một thứ nước rủa ảnh để từ đó nhà văn tái hiện rõ hơn tính cách, bản chất của nhân vật Qua đó phần nào khái quát được bức tranh tính cách của con người trong đời sống hiện đại Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật có thể nói nghệ thuật độc thoại là một nghệ thuật vô cùng đặc sắc có hiệu quả cao trong việc thể hiện tính cách, tâm trạng nhân vật Nguyễn Ngọc Tư. .. có dễ…chúng ta thấy được trong tâm hồn những người nghệ sĩ ấy là sự hết mình vì nghệ thuật Có một nét khá đặc biệt mà có lẽ trong các nghiên cứu trước đây về nhân vật của Nguyễn Ngọc mà cụ thể hơn nữa là nhân vật cô đơn dường như vẫn chưa có ai nói đến đó chính là nghề ca hát của người nghệ sĩ Tại sao Nguyễn Ngọc lại không chọn hình ảnh người nghệ sĩ trong một nghiệp khác mà lại là nghiệp ca hát?... trong “Giao thừa của Nguyễn Ngọc , cũng nhận định rằng: Nguyễn Ngọc có một lối viết văn tự nhiên, không màu mè, không gượng ép, không làm dáng như những người hay quen thói khoe chữ theo khuynh hướng gọi là “hiện đại” để tỏ ra mình “tinh tế” Văn của Nguyễn Ngọc dùng phương ngữ Nam bộ tối đa” Trước hết, người đọc không khó để bắt gặp trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc một hệ thống từ địa... chán chường, điềm nhiên trầm tĩnh, Nguyễn Ngọc đã mang đến một giọng điệu đặc trưng cho nhân vật của mình Cũng thông qua giọng điệu, nhân vật của cô càng thể hiện đượctính cách tâm trạng của mình 35 Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc 3.3 Miêu tả nhân vật gắn với các biểu ng Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc người đọc nhận thấy một... lớn đó là: cô đơn của người nghệ sĩ trên hành trình đi tìm cái đẹp cô đơn của con người giữa biển người mênh mông Sau đây chúng tôi sẽ đi làm rõ từng hình ng ấy để thấy được bản chất cô đơn của nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc 2.1 Cô đơn của người nghệ sĩ trên hành trình đi tìm cái đẹp Ấn ng sâu sắc nhất trong lòng bạn đọc về hình ảnh của những người nghệ sĩ trên hành trình đi tìm... nghĩ tâm lý của nhân vật Có thể thấy truyện ngắn của Nguyễn Ngọc không miêu tả tâm lý nhân vật một cách dài dòng, không tốn nhiều trang văn bản để đi vào phân tích tâm lý nhân vật; rất cô đọng nhưng lại súc tích, thể hiện sâu sắc nội tâm nhân vật Nguyễn Ngọc không nói nhiều một cách trực tiếp đến tâm 29 Phạm Thị Thúy – K53 Sư phạm Ngữ Văn Kiểu nhân vật cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. .. của hai đứa con mình để rồi cuối cùng ông phải hối hận trong sự ngậm ngùi, xót xa, bất lực cả sự nuối tiếc Sâu sắc thấm thía, ám ảnh xót xa là những gì Nguyễn Ngọc đem đến cho bạn đọc ở phần cuối truyện Cô cũng rất thành công khi phân tích tâm lý nhân vật hai chị em Nương Điền, bằng nghệ thuật sử dụng thời gian đan xem theo trình qui tắc hiện tại- quá khứhiện tại mọi ký ức sự biến . .Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật 1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. 1.2 Nguyễn Ngọc Tư và quan niệm về con người, nghệ thuật. Phần II Nhân. truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư NỘI DUNG PHẦN 1 NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI, NGHỆ THUẬT 1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác Nguyễn Ngọc Tư sinh năm

Ngày đăng: 12/04/2013, 17:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan