Đề thi học kì II môn ngữ Văn 7 Ngĩa Hưng năm học 2013 - 2014(có đáp án)

4 943 1
Đề thi học kì II môn ngữ Văn 7 Ngĩa Hưng năm học 2013 - 2014(có đáp án)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II HUYỆN NGHĨA HƯNG Năm học: 2013 - 2014 MÔN: NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Trong các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường? A. Phò giá về kinh B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh C. Cảnh khuya D. Rằm tháng giêng Câu 2. Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan được viết theo thể thơ nào? A. Song thất lục bát B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật C. Ngũ ngôn tứ tuyệt D. Thất ngôn bát cú Đường luật Câu 3. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà? A. Giang sơn B. Sông núi C. Sơn thủy D. Đất nước Câu 4. Văn bản: "Ca Huế trên sông Hương" là của tác giả nào? A. Minh Hương B. Hoài Thanh C. Vũ Bằng D. Hà Ánh Minh Câu 5. Trong các câu sau, câu nào không phải là tục ngữ? A. Người ta là hoa đất. B. Tấc đất, tấc vàng. C. Một nắng hai sương. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 6. Đoạn trích: "Đức tính giản dị của Bác Hồ" được tác giả Phạm Văn Đồng viết để đọc vào ngày lễ nào? A. Kỉ nệm 10 năm ngày mất Bác Hồ B. Kỉ niệm 80 năm ngày sinh Bác Hồ C. Kỉ niệm 90 năm ngày sinh Bác Hồ D. Kỉ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ Câu 7. Câu rút gọn: "Học ăn, học nói, học gói, học mở." đã lược bỏ thành phần nào? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Chủ ngữ và vị ngữ Câu 8. Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì? A. Những dẫn chứng được sử dụng trong bài văn nghị luận. B. Những ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết. C. Lí lẽ đưa ra để triển khai ý kiến, quan điểm trong bài văn nghị luận. D. Cách trình bày lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn nghị luận. PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Thế nào là phép liệt kê? Tìm phép liệt kê trong đoạn trích sau: "Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng!" (Tố Hữu) Câu 2: (2,0 điểm) Nêu khái quát nội dung chính và nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản: "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn. Câu 3: (5,0 điểm) Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". ………………. HẾT ………………. PHÒNG GD-ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KTCL HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2013 – 2014 MÔN: NGỮ VĂN 7 HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của đề bài và hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng, sáng tạo và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn một vài lỗi nhỏ. II. Đáp án và thang điểm Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm Yêu cầu nội dung, hình thức và phân bố điểm thành phần như sau: PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) - Yêu cầu: Học sinh viết lại chữ cái đầu câu trả lời đúng (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm, trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm. - Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D C D C B A B PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm) Câu Yêu cầu nội dung Điểm Câu 1 (1,0 điểm) * Học sinh trả lời được thế nào là phép liệt kê: - Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. * Xác định được phép liệt kê trong đoạn trích: - Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung 0,5 đ 0,5 đ Câu 2 (2,0 điểm) * Học sinh nêu được khái quát nội dung chính và nghệ thuật tiêu biểu của văn bản: - Nội dung: + Truyện ngắn "Sống chết mặc bay" đã lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú" + Bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. - Nghệ thật tiêu biểu: Bằng lời văn cụ thể, sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và 1,5 đ 0,5 đ tăng cấp trong nghệ thuật. * yêu cầu về hình thức: - Đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh. - Bài viết phải có đủ 3 phần (MB, TB, KB) - Văn viết trong sáng, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ. * Yêu cầu về nội dung: 1. Mở bài: * Yêu cầu: - Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề cần nghị luận - Trích dẫn câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". * Các mức điểm: - Điểm 0,5: Đảm bảo tốt theo yêu cầu. - Điểm 0,25: Có phần mở bài nhưng chưa đạt theo yêu cầu. - Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn. 0,5 đ 2. Thân bài: * Yêu cầu: a) Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: - Nghĩa đen: Thế nào là "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"? - Nghĩa bóng: Người được hưởng thành quả phải ghi nhớ tới công lao của người đã tạo ra thành quả đó Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước 1,0 đ Câu 3 (5,0 điểm) b) Chứng minh: - Dân tộc Việt Nam luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" được thể hiện qua hành động, lời ăn tiếng nói hằng ngày: (HS lấy dẫn chứng để chứng minh) + Từ thời xưa: - Lễ hội truyền thống: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, lễ Tịch Điền, tưởng nhớ công ơn của thế hệ trước. - Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà kính nhớ những người đã khuất; Đạo lí phụng dưỡng, hiếu thảo với cha mẹ lúc tuổi già - Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền thờ nghĩa trang liệt sỹ, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công dựng nước và gữ nước. + Ngày nay: - Các bảo tàng lịch sử tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc - Các phong trào đền ơn đáp nghĩa tổ chức kỷ niệm những ngày lễ 27/7, 20/11, 22/12, 8/3, Thế hệ sau phải giữ gìn, vun đắp, phát huy truyền thống đạo lí đó + Đáng trách và phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa * Các mức điểm: - Điểm 4: Bài viết đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, sử dụng lí lẽ dẫn chứng hợp lí, xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, văn viết trong sáng. - Điểm 3: Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng, diễn 0,5 đ 1,0 đ 1,0 đ 0,5đ đạt khá. - Điểm 2: Đảm bảo kiểu bài nghị luận, lí lẽ và dẫn chứng chưa chặt chẽ, còn mắc một số lỗi sai về dùng từ, câu, chính tả. - Điểm 1: Bài văn còn sơ sài, chưa biết nhận xét, đánh giá, diễn đạt yếu, sai nhiều lỗi câu, dùng từ, chính tả - Điểm 0: Không làm hoặc lạc đề hoàn toàn. 3. Kết bài: * Yêu cầu: - Khẳng định vấn đề nghị luận: lòng biết ơn là tình cảm cao quý, thiêng liêng, là thước đo đạo đức, phẩm chất - Nêu suy nghĩ của bản thân * các mức điểm: - Điểm 0,5: Đảm bảo tốt theo yêu cầu. - Điểm 0,25: Có phần kết bài nhưng chưa đạt theo yêu cầu. - Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn. 0,5 đ + Lưu ý đối với Câu 3 phần II: Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng các em có kĩ năng viết văn nghị luận chứng minh hợp lí, bố cục chặt chẽ, đảm bảo các ý trên vẫn cho điểm tối đa. Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc, văn viết có cảm xúc - Giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng đáp án. Tránh hiện tượng chấm qua loa, đếm ý cho điểm. - Điểm trừ đối với Câu 3 phần II: Sai từ 8 đến 10 lỗi câu, dùng từ, chính tả trừ 0,5 điểm, sai quá 10 lỗi trừ 1,0 điểm. + Lưu ý chung: Sau khi chấm điểm từng câu giám khảo nên cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh. - Điểm của toàn bài là điểm của các câu cộng lại, cho điểm lẻ đến 0,25 không làm tròn. . PHÒNG GD-ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II HUYỆN NGHĨA HƯNG Năm học: 2013 - 2014 MÔN: NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) PHẦN I: Trắc nghiệm. GD-ĐT HUYỆN NGHĨA HƯNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KTCL HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2013 – 2014 MÔN: NGỮ VĂN 7 HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của đề bài và hướng dẫn chấm. 7. Câu rút gọn: " ;Học ăn, học nói, học gói, học mở." đã lược bỏ thành phần nào? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Chủ ngữ và vị ngữ Câu 8. Luận điểm trong bài văn nghị luận là gì? A.

Ngày đăng: 26/07/2015, 20:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • HƯỚNG DẪN CHẤM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan