Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một

21 448 0
Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một

“Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một” A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cải cách giáo dục, Kể chuyện ở các lớp thuộc bậc tiểu học là một phân môn dạy học lí thú và hấp dẫn. Tuy nhiên để đạt hiệu quả giáo dục, giáo dưỡng cao, người giáo viên cần có sự đầu tư cần thiết về một số điểm lí luận cơ bản về phương pháp và kĩ thuật lên lớp của phân môn Kể chuyện. Tiết Kể chuyện luôn được các em chờ đón và tiếp thu bằng một tâm trạng hào hứng vui thích. Khác hẳn với những tiết Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả… Tiết Kể chuyện, cả giáo viên và học sinh hầu như thoát lý hẳn sách vở mà giao hòa tình cảm một cách hồn nhiên thông qua nội dung câu chuyện được kể, thông qua lời kể của giáo viên và lời kể của học sinh. Tất cả như được sống trong những giây phút hồi hộp, xúc cảm ngoài quy chế thông thường của một giờ lên lớp bởi không có các hiện tượng truy bài, hỏi bài căng thẳng. Gần như một mối quan hệ thầy – trò mới được xác lập giữa một không khí mới: không khí của cổ tích, của sự khích lệ, của lòng vị tha rất đỗi thanh tao. Vậy rõ ràng xác nhận phân môn Kể chuyện là một phân môn lí thú và hấp dẫn ở tiểu học là có cơ sở. Kể chuyện không những giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của cuộc sống một cách tự nhiên, thoải mái mà còn bồi dưỡng tình cảm tâm hồn và giúp các em nhận thức thế giới xung quanh thông qua những bài học được rút ra từ câu chuyện cổ tích, thần thoại như những lời ru ngọt ngào giúp cho tâm hồn trẻ thơ của các em phát triển và hòa nhập với cuộc sống, góp phần hình thành nhân cách tốt cho các em. Với những lí do nêu trên, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm: “Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Với đề tài này, mục đích nghiên cứu của tôi là tìm ra một số biện pháp, phương pháp tổ chức các hình thức dạy học phù hợp trong quá trình dạy phân môn Kể chuyện lớp Một, nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn Kể chuyện lớp Một. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một. 1/21 “Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một” IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM: - Học sinh lớp Một V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: - Nội dung chương trình phân môn kể chuyện, nội dung chương trình Tiếng Việt lớp Một. - Sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách thiết kế Tiếng Việt lớp Một và các tài liệu tham khảo có liên quan đến môn học. - Đề tài được nghiên cứu từ năm học 2012 – 2015, bắt đầu từ tháng 9 năm 2012 và kết thúc vào tháng 1 năm 2015. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp trực quan - Phương pháp giảng giải - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp hỏi đáp 2/21 “Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một” B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Học sinh bậc tiểu học, nhất là học sinh lớp Một, đang ở trong giai đoạn phát triển về tư suy, thể chất và tâm hồn. Các em thích nghe người lớn, thầy cô nói nhưng cũng mau quên. Trẻ rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh. Vậy nên trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, tổ chức cho học sinh chơi trò chơi để củng cố bài học. Học sinh lớp Một dễ xúc động nhưng cũng rất hiếu động, thích khám phá tìm hiểu những điều mới lạ. Bởi vậy trong tiết học giáo viên phải đem lại cho trẻ hiều xúc cảm để trẻ phấn khởi tiếp thu bài học. Kể chuyện là một trong năm phân môn của môn Tiếng Việt lớp Một. Nếu như các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Tập viết chú trọng rèn cho học sinh hai kĩ năng sử dụng Tiếng Việt là đọc và viết thì phân môn Kể chuyện lại rèn cho các em hai kĩ năng còn lại là nghe và nói. Nó giúp các em không chỉ hiểu lời giảng, hướng dẫn học tập của giáo viên và nhớ nội dung chính của câu chuyện đơn giản đã nghe mà còn phải biết nói rõ ràng, trả lời được câu hỏi ở dạng đơn giản và biết kể lại một đoạn của câu chuyện đã nghe. Dần dần lớn lên các em sẽ tự tin hơn khi diễn đạt bằng ngôn ngữ nói một vấn đề nào đó. Như vậy, việc dạy tốt phân môn Kể chuyện cho học sinh lớp Một là giúp các em rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trong những năm gần đây, chương trình tiểu học mới được dạy đại trà trên cả nước, khi mới tiếp cận chương trình này tôi thấy nội dung có nhiều thay đổi đặc biệt là phân môn Kể chuyện. Ở chương trình cũ, phân môn Kể chuyện chỉ được thể hiện bằng kênh chữ, tức là nội dung các câu chuyện được in hoàn toàn bằng chữ trong cuốn truyện đọc Một. Học sinh mới vào lớp Một mới biết có 29 chữ cái thì làm sao đọc được!! Còn với chương trình mới, mỗi câu chuyện được thể hiện bằng các bức tranh minh họa xen lẫn cùng với các phân môn khác ở kì 1 và đầu kì 2, chỉ có tranh từ tuần 23 trở đi có kèm câu hỏi gợi ý dưới tranh là một điều vô cùng hay. Với chương trình như hiện nay: Kênh hình nhiều hơn kênh chữ rất phù hợp với học sinh lớp Một. Khi được giảng dạy theo chương trình mới tôi thấy học sinh tiếp thu bài học nhẹ nhàng, thoải mái mà hiệu quả. Hơn nữa, tâm lí học sinh tiểu học, đặc biệt là 3/21 “Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một” học sinh lớp Một rất thích nghe kể chuyện. Trong những tiết kể chuyện, các em rất sôi nổi và hứng thú học tập. Kể chuyện lí thú, hấp dẫn và có ích như thế nhưng qua tìm hiểu thực tế giảng dạy tôi thấy vẫn còn không ít giáo viên trước đây cũng như hiện nay vẫn chưa dành cho tiết học này một sự đầu tư xứng đáng. Giáo viên thường nhập đề bằng một giọng kể tẻ nhạt thiếu hình ảnh, với một thái độ hờ hững. Có giáo viên trong suốt tiết kể chuyện hầu như mắt không rời khỏi trang sách có nội dung câu chuyện mà cuối tiết học lại yêu cầu học sinh kể lại chuyện cho cả lớp nghe. Có giáo viên lên lớp mà vẫn chưa thuộc nội dung chuyện mà cuối tiết lại yêu cầu học sinh thuộc chuyện ngay tại lớp… Xuất phát từ tình hình trên, tôi trăn trở suy nghĩ để tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn Kể chuyện. Từ đó sáng kiến: “Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn Kể chuyện lớp Một” đã hình thành trong quá trình dạy – học của tôi. III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Công tác chuẩn bị: 1.1. Chuẩn bị của giáo viên: Bằng kinh nghiệm giảng dạy qua nhiều năm, tôi thấy rằng để tiết học Kể chuyện đạt kết quả cao đó là một việc làm cần thiết và cũng rất quan trọng, góp phần bồi dưỡng tri thức cũng như tâm hồn tình cảm cho các em. Công việc này không thể hoàn thành trong một sớm một chiều được, nó đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, kiên trì và thực hiện thường xuyên liên tục qua từng tiết học. Căn cứ vào thực tế của môn học, tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể từ tháng 9 năm 2012 như sau: - Mỗi học sinh phải có quyển sách giáo khoa Tiếng Việt 1 tập 1 và 2. - Từ tiết học kể truyện đầu tiên, tôi đã gây hứng thú học tập cho các em. - Bản thân tôi đã tìm hiểu và phân loại các truyện trong chương trình lớp Một, để có phương pháp dạy phù hợp với từng loại truyện. Qua đó, tôi hiểu về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của từng truyện để có giọng kể phù hợp. Chuẩn bị của giáo viên thường được diễn ra trước tiết lên lớp một tuần lễ. Công việc của người giáo viên ở bước chuẩn bị này thường có tính quyết định cho sự thành công của giờ lên lớp. Và điều này đã trở thành một chân lý: Không có sự 4/21 “Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một” chuẩn bị công phu chu đáo thì không thể có các tiết dạy thành công được”. Do vậy trước mỗi tiết học, tôi chuẩn bị rất kĩ càng cho bài dạy. * Đọc và tìm hiểu nhập tâm nội dung truyện. Đây là khâu cơ bản đầu tiên của tiết Kể truyện. Để có thể kể được, kể có nghệ thuật hấp dẫn và rõ ràng, hơn ai hết người giáo viên phải là người thuộc truyện, nắm vững tình tiết cốt truyện, hiểu cặn kẽ ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện. Đối với truyện mới, việc đọc trước truyện là rất cần thiết, nhưng ngay cả đối với một số truyện đã quen thuộc thì việc đọc trước truyện vẫn không thể thiếu được. Vì có đọc trước truyện mới vỡ vạc câu chuyện, y như người nông dân cày vỡ lần đầu tiên trên mảnh ruộng của mình. Không chỉ đọc nội dung câu chuyện ở sách giáo khoa mà tôi còn tìm đọc câu chuyện ấy ở các truyện đọc khác. Có đọc trước truyện mới biết rõ nội dung câu chuyện, mới nắm được tính cách nhân vật và các tình huống của truyện để kể truyện được diễn cảm, cuốn hút cũng như có thể so sánh được các dị bản khác nhau. Đọc truyện cũng phải có phương pháp thì mới nhanh chóng nắm bắt nội dung câu chuyện. Có hai phương pháp đọc: đọc thầm và đọc thành tiếng. Thường thì lúc đầu, tôi đọc thầm toàn bộ câu chuyện, sau đó tôi đọc to thành tiếng có kết hợp ngữ điệu phù hợp để tìm giọng điệu chuẩn. Vì đọc thành tiếng còn tạo điều kiện tự kiểm tra khả năng và nghệ thuật phát âm thực tế của mình. Việc đọc truyện còn biểu hiện sắc thái ngôn ngữ đối thoại theo tâm trạng nhân vật. Ví dụ: truyện kể: “ Trí khôn”. Truyện này sự phân biệt giọng đối thoại là cơ bản như: Giọng nói an phận, thật thà của Trâu. Giọng nói tò mò, háo hức, ngây ngô của Cọp và giọng nói điềm tĩnh, khôn ngoan của Người. Khi đọc truyện, tôi thường dừng ở những chỗ cần thiết để tìm hiểu rõ từng tình tiết từ ngữ của truyện. Đôi lúc, tôi ghi lược ra giấy nháp những tình tiết chính, so sánh với phần gợi ý tình tiết ở hướng dẫn cụ thể để thấy rõ cả mạch truyện. Cũng có thể trên cơ sở đó lập nên sơ đồ phát triển tình tiết của cốt truyện, mối liên quan giữa các tình tiết, và các tình tiết cần nhấn mạnh. Việc lược ghi này còn nhằm mục đích giúp tôi loại bớt tình tiết phụ hoặc trùng lặp. Cũng trong quá trình đọc truyện, tôi tìm hiểu về thể loại truyện, ý nghĩa của truyện và bài học rút ra từ nội dung truyện. Phần ý nghĩa toát ra trực tiếp từ cốt truyện, còn phần tổng kết rút ra bài học có tính chất nâng cao khái quát hơn. Tôi nhận rõ mức độ khác nhau đó để có cách xử lý cần thiết. 5/21 “Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một” * Tập kể truyện. Đọc và nhập tâm truyện là bước đầu làm quen với truyện kể. Nhưng dù sao vẫn là truyện ở bên ngoài. Tôi cần biến truyện đó thành truyện của bản thân mình bằng cách tập kể truyện. Tôi thường tập kể một mình hoặc tập kể cho con nhỏ, cháu nhỏ trong gia đình nghe. Quá trình tập kể là quá trình chuyển ngôn ngữ từ văn bản in ấn sang ngôn ngữ của bản thân mình. Vì thế tôi có thể kể theo cách thể hiện khác nhau sao cho bộc lộ được tính cách nhân vật trong truyện một cách sâu sắc nhất. Khi tập kể tức là tôi đã thoát ly sách và kể bằng ngôn ngữ của bản thân, bằng giọng điệu hàng ngày của mình, tất nhiên là có cách điệu một chút. Ngoài ra, tôi cũng thường lắng nghe những buổi phát thanh kể truyện cho thiếu nhi hàng tuần hoặc kể chuyện cho các cháu mẫu giáo để học tập cách kể và tự điều chỉnh giọng kể của mình. Kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng ngữ điệu của mình có nghĩa là tôi đã hiểu nội dung truyện. Đó là cơ sở để tôi chủ động trong giờ lên lớp. Khi đã kể được truyện, tôi bắt đầu nghiên cứu việc sử dụng đồ dùng dạy- học (tranh ảnh, vật thật…) kết hợp với cử chỉ nét mặt để phù hợp với ngôn ngữ kể chuyện. Không cường điệu hóa cử chỉ và nét mặt cũng như không bắt chước hoàn toàn các tâm trạng nhân vật trong truyện và biện pháp sư phạm có hiệu quả. Ví dụ: tôi không bắt chước tiếng cười, tiếng khóc hay tiếng chó sủa, gà gáy một cách dễ dãi hoặc tự nhiên chủ nghĩa để gây hiện tượng cười đùa vô nguyên tắc của học sinh. Dù ở bất kỳ chuyện nào, tôi cũng thể hiện mình chỉ là một người kể, chứ không phải là người trực tiếp ở trong truyện đó. * Giáo án. Cũng như các môn học khác, cần có giáo án cho tiết Kể truyện hay phần kể chuyện trong tiết ôn tập âm (vần). Song khác với giáo án các môn học khác, phân môn Kể chuyện, giáo án được thiết kế gần với một tiết lên lớp hơn là nội dung bài giảng. Vì chính ở tiết Kể chuyện, vai trò hướng dẫn hoạt động là cơ bản nhất. Ngoài mục đích giáo dục, giáo dưỡng như thường thấy, giáo án giờ Kể chuyện không đi kỹ vào nội dung câu chuyện ( vì phần này giáo viên đã nắm vững) mà đi nhiều về mặt phương pháp và điều khiển học sinh kể chuyện. Cũng có thể ghi tỉ mỉ các câu hỏi cần gợi mở các tình huống lưu ý, các học sinh cần được kiểm tra. Cũng có thể ghi theo thời gian: 1 phút ổn định lớp, 3 phút kiểm tra truyện kể tuần trước, 1 phút mở đầu truyện mới. Giáo viên kể từ 2 đến 3 lần: Lần 1 kể để học sinh biết truyện, Lần 2, 3 kể và kết hợp với đồ dùng để học sinh nhớ nội dung từng đoạn, hết khoảng 17 đến 18 phút. Tiếp đó là hướng dẫn học sinh quan sát, đọc câu hỏi và tập kể theo đoạn kể cả truyện hết khoảng 17 phút, 5 phút cuối cùng củng cố rút ra ý nghĩa và bài học từ 6/21 “Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một” truyện. Nếu thời gian cho phép thì số lượng học sinh tập kể được nhiều và ngược lại nếu thời gian còn ít thì số lượng học sinh tập kể sẽ giảm đi. Dự kiến các biện pháp bổ sung, để bằng bất cứ giá nào đó cũng tạo điều kiện cho các con được hưởng trọn vẹn yêu cầu của tiết kể truyện. Quá trình soạn giáo án cũng là quá trình tôi tự tìm tư liệu tranh ảnh minh họa cho truyện kể. Hiện nay do tranh vẽ minh họa cho truyện kể lớp Một chưa nhiều nên tôi phải phát huy sở trường của mình và tận dụng các tư liệu có thể có được ở trường, ở nhà như tranh ảnh, hiện vật, bột phấn, bột phấn màu, giấy tô-ki, giấy bìa lịch và cả sự giúp đỡ của những giáo viên năng khiếu để chuẩn bị tốt cho tiết dạy của mình. Ví dụ: khi dạy bài kể chuyện: “Chú gà trống khôn ngoan”. Tôi đã dùng tranh ảnh con gà trống để giới thiệu bài và nhờ giáo viên mỹ thuật vẽ hộ bức tranh gà trống đậu trên cây và Cáo ở dưới gốc cây để minh họa cho câu chuyện ( tranh vẽ phóng to). Quả nhiên tiết học không những gây được hứng thú đối với học sinh mà còn đem lại hiệu quả cao. Từ đó, tôi cho rằng đôi khi đồ dùng dạy học chỉ là một vài bức tranh minh họa đơn giản mà cũng đạt được hiệu quả cao cho học sinh. Tất nhiên những minh họa ấy phải được đưa vào tiết học một cách tự nhiên, phù hợp với tình huống câu chuyện. Bên cạnh đó, tôi luôn phải chuẩn bị cho mình về mặt tư thế và tâm thế với trạng thái tinh thần sảng khoái, vẻ mặt tươi vui, gần gũi với học sinh. Đó chính là điều kiện tối thiểu đảm bảo cho tiết kể chuyện được thành công. GIÁO ÁN MINH HỌA Kể chuyện: Trí khôn I. MỤC TIÊU: 7/21 “Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một” -Học sinh kể được một đoạn câu chuyện dựa vào tranh và gợi ý dưới tranh. - Học sinh hiểu nội dung câu chuyện: Trí khôn của con người khiến con người làm chủ được muôn loài. - Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự tin, ý thức tự học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh họa truyện kể trong sách giáo khoa. -Mặt nạ: Trâu, Hổ, bác nông dân. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: THỜI GIAN NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC TƯƠNG ỨNG ĐDDH 5 phút I. Kiểm tra bài cũ: -Nhắc lại câu chuyện đã kể tuần trước. - Kể lại một đoạn của câu chuyện - GV hỏi: tiết trước các con được nghe câu chuyện gì? - HS trả lời:Truyện “Cô bé trùm khăn đỏ’’. - GV gọi 2 HS kể lần lượt nối tiếp nhau hết truyện. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét. 27 phút 1 phút 26 phút II. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Kể câu chuyện: “Trí khôn”. 2. Bài giảng: a. Kể mẫu: b. Kể từng đoạn: - GV nêu: Hôm nay cô kể cho các con nghe câu chuyện “ Trí khôn”- Ghi bảng. - GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1. -HSlắng nghe để nhớ nội dung câu chuyện. -GV kể lần 2, 3 kết hợp chỉ tranh minh họa. - GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc các câu hỏi dưới tranh. *Với tranh 1. - Gọi 2 HS đọc câu hỏi dưới tranh: Hổ nhìn thấy gì? - GV hỏi: Tranh 1 vẽ cảnh gì? - HS trả lời: người nông dân đang cày ruộng. Trâu rạp mình kéo cày. Hổ nhìn thấy cảnh ấy vẻ mặt ngạc nhiên. - GV chốt. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi: Kể trong Tranh Tranh 8/21 “Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một” *Nghỉ giữa giờ: c. Kể toàn bộ câu chuyện: nhóm về nội dung tranh 1. - HS trình bày trước lớp: Đại diện nhóm kể ( khoảng 3-4 nhóm ). - HS nhóm khác nhận xét theo gợi ý sau: Bạn có nhớ đúng nội dung đoạn truyện không? Có kể thiếu hay thừa chi tiết nào không? Có diễn cảm không? - Sau mỗi HS kể, GV gọi 1-2 HS khác nhận xét bạn. - Cuối cùng là lời nhận xét của GV. *Với tranh 2, 3, 4. - GV chốt và chuyển sang tranh 2, 3, 4. Thực hiện tương tự như với tranh 1. - Nội dung của 3 tranh còn lại là: Hổ và Trâu nói chuyện với nhau, cuối cùng Hổ đã mắc bẫy bác ông dân. - GV lưu ý: Giọng kể, cử chỉ, nét mặt phải phù hợp với từng nhân vật trong truyện. - GV hướng dẫn cả lớp hát 1 bài: Tìm bạn thân. * Kể cá nhân: - GV hỏi: Truyện có mấy nhân vật? Là nhân vật nào? - HS trả lời: Có 3 nhân vật, đó là: Người nông dân, Hổ và Trâu. - Gọi 2 HS lần lượt kể lại toàn bộ truyện. - Sau mỗi em kể, GV yêu cầu 1-2 HS nhận xét và bổ sung ( nếu cần). - GV nhận xét, đánh giá. * Kể phân vai: - GV hướng dẫn cách kể phân vai trong nhóm 4 ( người dẫn truyện, Hổ, Trâu, bác nông dân) - Các nhóm học sinh trình bày trước lớp. - GV gọi lần lượt từng nhóm kể trước lớp (khoảng 4 nhóm). + Nhóm thứ nhất lên trình bày: GV là Mặt nạ: Hổ, Trâu, bác nông dân. 9/21 “Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một” d. Ý nghĩa câu chuyện: người dẫn truyện, các nhân vật khác nhìn tranh minh họa và gợi ý dưới tranh để kể truyện. + Nhóm thứ 2: Cho một học sinh trong nhóm nhìn sách để dẫn truyện. + Nhóm thứ 3 thứ 4: Học sinh nhớ vai của mình để nhập vai, kể lại toàn bộ câu chuyện (4 học sinh). - Sau mỗi nhóm thực hiện, GV yêu cầu học sinh nhóm khác nhận xét. - GV chốt. - GV hỏi: Câu chuyện này cho em biết điều gì? - HS trả lời: + Con Hổ to xác nhưng ngốc nghếch, không biết trí khôn là gì. + Con người bé nhỏ nhưng có trí khôn. + Con người thông minh, tài trí nên tuy nhỏ vẫn buộc những con vật to xác như con Trâu phải vâng lời, con Hổ phải sợ hãi. - Gọi 4-5 HS nêu rồi chốt ý nghĩa của truyện. * Ý nghĩa: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, nhanh trí của con người nên đã làm cho các con vật phải sợ. - GV hỏi nhóm nào kể hay nhất? Bạn nào kể hay nhất? Con học tập cách kể của bạn nào? - HS trong lớp đánh giá bạn kể chuyện. - GV chốt khẳng định nhóm, cá nhân kể hay. - Cả lớp khen. 3 phút III.Củng cố - Dặn dò: - GV hỏi: Vừa rồi các con được nghe câu chuyện gì? Có mấy nhân vật? - GV nhận xét việc học của học sinh qua tiết dạy. - HS nhắc lại ý nghĩa của truyện. 10/21 [...]... nhiều dư âm cho các em 13/21 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một 3 Các yếu tố góp phần tích cực cho tiết kể chuyện thành công: Phân môn Kể chuyện là phân môn dạy các tác phầm văn học bằng phương pháp kể truyền cảm Nhiệm vụ của học sinh trong giờ Kể chuyện là các em phải chăm chú nghe giáo viên kể chuyện để nhớ truyện và kể lại được câu chuyện Các thủ thuật sư phạm mang... cần thiết không kém Đối với phân môn Kể chuyện, cử chỉ cần đơn giản, trung thực, biểu cảm và mang một nội dung rõ rệt Và dù thế nào chăng nữa, cử chỉ không lấn át lời kể, không làm phân tán sức tập trung chú ý của học sinh 3.2 Thủ thuật sử dụng đồ dùng dạy học: 14/21 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một Đồ dùng dạy học của phân môn Kể chuyện thường là tranh ảnh,... lớp, không để cho học sinh 12/21 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một đứng trước lớp mà không nói được câu nào Nếu quả thật các em không tự mình kể được, tôi kể lại từng chi tiết rồi yêu cầu em đó nhắc lại Ví du: Lớp tôi có một số em là những học sinh yếu, nhút nhát của lớp Mỗi khi gọi các em lên tập kể là các em rất sợ đứng lên kể ấp úng nói không thành câu Tôi... kế hoạch nghiên cứu B NỘI DUNG I Cơ sở lí luận II Cơ sở thực tiễn III Các biện pháp thực hiện 1 Công tác chuẩn bị 2 Quy trình một tiết dạy Kể chuyện 20/21 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một 3 Các yếu tố góp phần tích cực cho tiết Kể chuyện thành công 4 Tổ chức hoạt động ngoại khóa IV Kết quả đạt được C KẾT THÚC VẤN ĐỀ I Bài học kinh nghiệm II Kết luận D TÀI LIỆU... bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao tầm hiểu biết của mình 4 Kết hợp nhiều phương pháp day-học trong giờ học để gây được nhiều hứng thú, hấp dẫn cho học sinh nhất là phương pháp trực quan, phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp cùng tham gia…… Giáo viên phải thường xuyên động viên khen ngợi học sinh 18/21 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một 5 Khuyến khích... tiên của lớp để kể Nói chung không nên đứng quá gần hoặc quá xa đối tượng tiếp thu Giọng kể nhỏ nhưng vang, đủ cho cả lớp nghe Trong quá trình kể tôi luôn bao quát lớp xem các em học sinh có hoàn toàn tập trung theo dõi câu chuyện không? Nếu thấy có hiện tượng thiếu tập trung thì tôi sẽ uốn nắn điều chỉnh giọng kể kịp thời 11/21 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một Nhìn... Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một - GV dặn dò chuẩn bị bài sau: Sư Tử và Chuột Nhắt - HS lắng nghe 1.2 Chuẩn bị của học sinh Việc chuẩn bị của học sinh cũng góp phần đem lại hiệu quả cho tiết dạy kể chuyện Do vậy tôi thường yêu cầu học sinh phải xem tranh và đọc câu hỏi dưới tranh trước ở nhà để làm quen với các nhân vật của chuyện Đồng thời tôi cũng phân. .. của lớp (tuần học thứ 4 của tháng) +Địa điểm: Tại lớp học +Nội dung: Học sinh kể lại truyện đã học trong tháng bằng cách bắt thăm theo hình thức hái hoa dân chủ -Thi kể phân vai, đóng kịch 16/21 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một -Thi kể tiếp sức +Hình thức: Trang trí đơn giản phòng học bằng phấn mầu, hoa Bảng có ghi tên các học sinh tham dự và tên truyện được kể. .. bài giảng Tiếng Việt 1 - Nhà xuất bản Hà Nội Phương pháp dạy các môn học ở lớp 1, tập 2 - Nhà xuất bản Giáo dục Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 tập 1, tập 2 - Nhà xuất bản Giáo dục Vui học Tiếng Việt - Nhà xuất bản Giáo dục Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nhà xuất bản Giáo dục 19/21 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một E.MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A MỞ ĐẦU 1 1 1 1 2 2... đối với tranh động thì tôi vừa kể vừa điều khiển để học sinh thấy hoạt động của con vật Nói chung, dù có sử dụng đồ dùng dạy học nào đi chăng nữa thì cũng không sử dụng quá 5 phút, vì minh họa dù sao cũng chỉ là hỗ trợ bổ sung cho nội dung truyện Không nên quá lạm dụng tranh ảnh trong tiết học 15/21 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một Với những thủ thuật trên, tuy . dạy học phù hợp trong quá trình dạy phân môn Kể chuyện lớp Một, nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn Kể chuyện lớp Một. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy. hiệu quả giờ dạy phân môn Kể chuyện. Từ đó sáng kiến: Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn Kể chuyện lớp Một đã hình thành trong quá trình dạy – học của tôi. III. CÁC BIỆN PHÁP. hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một. 1/21 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy phân môn kể chuyện lớp Một IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM: - Học sinh lớp Một V. PHẠM VI VÀ

Ngày đăng: 25/07/2015, 18:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan