Đề thi HSG Lịch sử 12 - 2012 (Yên Bái)

6 495 1
Đề thi HSG Lịch sử 12 - 2012 (Yên Bái)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI Đề chính thức (Đề có 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2010-2011 Môn thi: Lịch sử Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,5 điểm): Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Câu 2 (2,5 điểm): Trình bày sự thành lập, mục tiêu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Khi Việt Nam gia nhập ASEAN có những thời cơ và thách thức gì? Câu 3 (3,0 điểm): a. Nhà nước Đại Việt thời Lý, Trần được xây dựng và phát triển như thế nào? b. Vì sao năm 1010 vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long? Ý nghĩa của việc làm đó. Kể tên ba hoạt động của nước ta trong năm 2010 để chuẩn bị cho “Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”. Câu 4 (3,0 điểm): Hoàn cảnh, sơ lược diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình trong phong trào Cần Vương? Câu 5 (3,0 điểm): Tại sao năm 1858 thực dân Pháp lại chọn Đà Nẵng là nơi xâm lược đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam? Nhận xét về cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng và Gia Định. Câu 6 (3,0 điểm): Phong trào dân tộc, dân chủ đầu thế kỷ XX: a. Nêu chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. b. So sánh chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Câu 7 (3,0 điểm): Cuộc cách mạng Khoa học-Công nghệ: Nguồn gốc, thành tựu, tác động tích cực và tiêu cực. Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ trong công cuộc phát triển khoa học - công nghệ để góp phần khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của đất nước. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh:………………………………. Số báo danh:……………………. Chữ kí của giám thị số 1……………………… Chữ kí của giám thị số 2……… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẦO TẠO YÊN BÁI ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 05 trang) KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HOC: 2010 - 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Lịch sử Câu Đáp án Điểm Câu 1 (2,5 điểm): Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? - Đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam rơi vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng cả về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng. Tình hình đen tối tưởng chừng như không có đường ra. Dấu hỏi cấp bách của dân tộc là phải có con đường cứu nước đúng đắn. 1,0 - Nguyễn Ái sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên-Nam Đàn-Nghệ An. Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân, phong kiến thống trị. Các cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân đều bị dìm trong biển máu… 0,75 - Người rất khâm phục các bậc tiền bối yêu nước như Phan Bội châu, Phan Châu Trinh. Nhưng cũng sáng suốt nhận ra những hạn chế trong quan điểm cứu nước của họ 0,5 => Chính vì vậy tuổi đời còn rất trẻ, Người đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. 0,25 Câu 2 ( 2,5điểm) Trình bày sự thành lập, mục tiêu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN. a. Sự thành lập: - ASEAN ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng và phức tạp. Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á bước vào thời kỳ xây dựng đất nước, phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn, cho nên nhiều nước trong khu vực thấy rằng cần phải có sự hợp tác với nhau để phát triển, đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. 0,5 - Trên thế giới lúc đó có nhiều tổ chức hợp tác kinh tế khu vực ra đời. 0,25 0,25 0,5 - Ngày 08/08/1967, tại Băng Cốc- Thái Lan, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Xingapo, Malaixia, Thái Lan, Philipin. b. Mục tiêu: - Mục tiêu của ASEAN là xây dựng những mối quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định, phát triển => Như vậy, ASEAN là một tổ chức liên minh về chính trị- kinh tế của khu vực Đông Nam Á. c. Thời cơ của Việt Nam khi gia nhập ASEAN - Ngày 28/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này. 2 0,25 0,25 - Việt Nam gia nhập ASEAN là phù hợp với xu thế khu vực hoá đang diễn ra ở Đông Nam Á cũng như trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới. Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu dần khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực…. d. Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước. Hội nhập dễ bị “hoà tan” đánh mất bản sắc và truyền thống văn hoá của dân tộc. 0,5 Câu 3 (3,0 điểm) a. Nhà nước Đại Việt thời Lý, Trần được xây dựng và phát triển như thế nào? b. Vì sao năm 1010 vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long? Ý nghĩa của việc làm đó. Kể tên ba hoạt động của nước ta trong năm 2010 để chuẩn bị cho “Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”. * Về tổ chức nhà nước: - Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt. 0,25 - Chính quyền trung ương từng bước được hoàn chỉnh.Vua đứng đầu nhà nước… Đất nước được chia thành nhiều lộ.Dưới lộ là phủ, huyện, châu, hương, xã 0;25 * Về quân đội: - Được tổ chức quy củ, gồm hai loại: “Cấm binh” bảo vệ nhà vua và kinh thành. “Lộ binh” ở các địa phương, tuyển theo chế độ “Ngụ binh ư nông”… 0,5 * Ban hành luật pháp: Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ “ Hình thư”. Thời Trần ban hành bộ “ Hình luật”… 0,5 - Năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long. Trong “ Chiếu dời đô” nêu rõ: “Thành Đại la, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ chầu, ở giữa nam, bắc, tây, đông, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng và bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt , phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của kinh sư muôn đời” 0,5 * Ý nghĩa của việc làm đó: Thể hiện sự sáng suốt của một vị vua đầu tiên của triều Lý. Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần trở thành đô thị phồn thịnh. Thể hiện được uy thế của Đại Việt 0,5 * Những hoạt động của nước ta: - Cuộc thi tìm hiểu Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến và anh hùng. - Triển lãm ảnh “ Hà Nội xưa’’ tại bảo tàng Hà Nội. - Cuộc thi quốc tế tìm hiểu “ Hà Nội điểm hẹn của bạn”… * lưu ý : học sinh có thể nêu các hoạt đông khác 0,5 Câu 4 ( 3,0 điểm) Hoàn cảnh, sơ lược diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình trong phong trào Cần Vương? * Hoàn cảnh: -Từ năm 1883- 1885 phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu tích cực chuẩn bị lực lượng kháng chiến chống Pháp. 0,5 - Năm 1885 sau vụ tấn công toà Khâm sứ Pháp thất bại, Tôn Thất Thuyết mang danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân vì Vua chống Pháp, nhân dân các nơi hưởng ứng sôi nổi. 0,5 3 * Tóm tắt diễn biến : + Giai đoạn 1: 1885- 1888: Lãnh tụ khởi nghĩa là Phan Đình Phùng, Cao Thắng. Thời kỳ chuẩn bị, xây dựng lực lượng 0,25 .+ Giai đoạn 2 1889 – 1896 : thời kỳ chiến đấu quyết liệt. Địa bàn hoạt động: Từ Hương Sơn, Hương Khê ( Hà Tĩnh) lan ra Thanh Hoá, Nghệ An có tổ chức chặt chẽ. 0,25 -Từ năm 1889- 1892 : Nghĩa quân thắng nhiều trận càn. Từ 1892, Pháp càn quét liên miên, năm 1893 Cao Thắng hy sinh làm lực lượng quân yếu dần. 0,25 - Tháng 12-1895, Phan Đình Phùng hy sinh, khởi nghĩa tan rã. Cuộc khởi nghĩa này là đỉnh cao nhất trong phong trào Cần Vương, đã huy động được sự ủng hộ của nhân dân. 0,25 * Tại sao: - Thời gian tồn tại: 10 năm - Quy mô rộng lớn: 4 tỉnh - Tính chất ác liệt, chiến đấu chống Pháp và phong kiến tay sai. - Lực lượng cách mạng đông đảo: người kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào, bước đầu có liên lạc với các cuộc khởi nghĩa khác. 0,25 0,25 0,25 0;25 Câu 5 (3,0điểm) Tại sao thực dân Pháp lại chọn Đà Nẵng là nơi xâm lược đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam? Nhận xét về cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng và Gia Định: *Tại sao: - Đà Nẵng là cửa biển nước sâu vì vậy tàu chiến Pháp hoạt động dễ dàng. - Đà Nẵng gần kinh đô Huế (cách khoảng 100km) vì vậy làm bàn đạp tấn công kinh thành Huế buộc triều Nguyễn phải đầu hàng. - Là nơi thực dân Pháp xây dựng cơ sở giáo dân theo đạo Thiên chúa vì vậy chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ. 0,5 0,5 0,5 * Nhận xét: - Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược,nhân dân ta cùng triều đình nhà Nguyễn đã anh dũng đứng lên chống giặc, làm thất bại kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh” buộc thực dân Pháp phải chuyển sang chinh phục từng gói nhỏ - Tuy nhiên trong quá trình kháng chiến chống Pháp, triều đình nặng về phòng thủ , bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp. Trái lại nhân dân kháng chiến với tinh thần tích cực, chủ động rất cao, tự lực đứng lên kháng chiến. 0,75 0,75 Câu 6 (3,0 điểm) Phong trào dân tộc, dân chủ đầu thế kỉ XX: a/ Nêu chủ trương cưú nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. b/ So sánh chủ trương cứu nước của Phan bội Châu và Phan Châu Trinh. 4 a/ Nêu chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh: * Phan Bội Châu: - Phan Bội Châu (1876 – 1940) là một danh nho khoa bảng đất Nghệ An, sớm có lòng yêu nước - Chủ trương: Vận động quần chúng trong nước, tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài (Nhật Bản) để bạo động đuổi Pháp, giành độc lập dân tộc. Xây dựng chính trị dựa vào dân. Tư tưởng lúc đầu theo quân chủ lập hiến về sau chuyển sang tư tưởng cộng hoà. 0,25 0,5 * Phan Châu Trinh: - Phan Châu trinh (1872 – 1926), chí sĩ vùng đất Quảng Nam - Chủ trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền cứu dân tiến tới cứu nước. Ông không tán đồng đường lối bạo động của Phan Bội Châu, chủ trương ôn hoà, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập. 0,25 0,5 b/ So sánh chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. * Giống nhau: - Cả hai ông đều mong muốn thực hiện mục đích làm cách mạng là cứu nước và cứu dân. - Cả hai ông đều đi ra nước ngoài để tìm đường cứu nước, học hỏi kinh nghiệm cách mạng các nước về làm cách mạng ở Việt Nam 0,25 0,25 * Khác nhau: - Phan Bội Châu là lãnh tụ của phong trào yêu nước cách mạng, chủ trương vận động quần chúng và tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài để tiến hành bạo động chống Pháp, xây dựng một chế độ chính trị mới ở Việt Nam. - Phan Châu Trinh là lãnh tụ của phong trào cải cách dân chủ. Ông chủ trương phê phán chế độ thuộc địa vua quan, hô hào cải cách xã hội; nâng cao dân trí, dân quyền, tiến tới cứu nước; tư tưởng của ông ảnh hưởng đến phong trào dân chủ của các sĩ phu lúc bấy giờ. 0,5 0,5 Câu 7 (3,0điểm) Cuộc cách mạng Khoa học - Công nghệ: Nguồn gốc, thành tựu, tác động tích cực, tiêu cực. Em có suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ trong công cuộc phát triển khoa học – công nghệ để góp phần khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của đất nước? Nguồn gốc: Là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao của con người. 0,5 Thành tựu: - Trong khoa học cơ bản (Toán, Lý, Hoá, Sinh) đạt được những thành tựu hết sức to lớn, những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong lịch sử…Năm 1997 các nhà khoa học cho ra đời chú cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính. Năm 2000, các nhà khoa học đã công bố “Bản đồ gen người”. Năm 2003 “Bản đồ gen người’’ đã được giải mã hoàn chỉnh. - Trong lĩnh vực công nghệ có những phát minh quan trọng đạt được những thành tựu to lớn: Những công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động, rô bốt). - Nguồn năng lượng mới (năng lượng gió, mặt trời, nguyên tử). Những vật liệu mới (chất polyme, các loại vật liệu siêu cứng, siêu bền, siêu dẫn). - Công nghệ sinh học với những đột phá phi thường: Công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh. Cách mạng xanh trong nông nghiệp: Các giống mới được tạo ra, đẩy lùi nạn đói. - Thông tin liên lạc và giao thông vận tải: Cáp sợi thuỷ tinh quang dẫn, 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 5 máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hoả tốc độ cao. Chinh phục vũ trụ: Vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ, thám hiểm mặt trăng. - Công nghệ thông tin: Phát triển mạnh mẽ, máy vi tính ngày càng phổ biến, hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu… 0,25 * Tác động - Tích cực : Làm tăng năng suất lao động, nâng cao không ngừng mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Dẫn đến những thay đổi mới về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực. * Tiêu cực: (chủ yếu do con người tạo nên): Ô nhiễm môi trường, hiện tượng trái đất nóng lên, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, bệnh dịch mới, vũ khí huỷ diệt. 0,25 0,25 * Trách nhiệm của tuổi trẻ: Mỗi con người hôm nay được xem là một nguồn lực, nguồn lực con người có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của đất nước. Do vậy trách nhiệm của tuổi trẻ là phải học tập,bởi muốn sử dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật chỉ có thể bằng những con người có học vấn,có trình độ… 0,5 Lưu ý: - Điểm của bài là điểm của từng phần cộng lại, điểm của bài không làm tròn. - Tuỳ theo mức độ hiểu và làm bài của thí sinh mà chia nhỏ các ý nhưng không chia nhỏ dưới 0,25 điểm. 6 . VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI Đề chính thức (Đề có 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 201 0-2 011 Môn thi: Lịch sử Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,5 điểm):. số 2……… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẦO TẠO YÊN BÁI ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 05 trang) KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HOC: 2010 - 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Lịch sử Câu Đáp án Điểm Câu 1 (2,5 điểm): Nguyễn. 0,5 * Những hoạt động của nước ta: - Cuộc thi tìm hiểu Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến và anh hùng. - Triển lãm ảnh “ Hà Nội xưa’’ tại bảo tàng Hà Nội. - Cuộc thi quốc tế tìm hiểu “ Hà Nội

Ngày đăng: 25/07/2015, 18:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan