Phân tích chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân tăng huyết áp có bảo hiểm y tế tại khoa nội tiết bệnh viện đa khoa tỉnh sơn la năm 2012

61 1.5K 13
Phân tích chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân tăng huyết áp có bảo hiểm y tế tại khoa nội tiết bệnh viện đa khoa tỉnh sơn la năm 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ TRỰC TIẾP CHO BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ BẢO HIỂM Y TẾ TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA NĂM 2012 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI - 2013 Lêi c¶m ¬n Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó trưởng bộ môn Quản lý Kinh tế Dược Trường Đại học Dược Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Các Thầy Cô trong Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược và các bộ môn khác của Trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tài chính Kế toán, khoa Dược Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này. Tôi cũng đặc biệt cảm ơn Gia đình, Bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành đề tài. Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2013 HỌC VIÊN Nguyễn Thị Ngọc Hà Môc lôc trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1.TỔNG QUAN 3 1.1. Dịch tễ học bệnh tăng huyết áp: 3 1.1.1. Tình bệnh tăng huyết áp trên thế giới: 3 1.1.2.Tình hình tăng huyết áp ở Việt Nam: 3 1.2. Bệnh tăng huyết áp: 4 1.2.1.Định nghĩa: 4 1.2.2.Phân loại bệnh tăng huyết áp: 4 1.2.3.Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp: 6 1.2.4. Biến chứng của tăng huyết áp 9 1.2.5. Điều trị: 10 1.3. Chi phí 15 1.3.1.Khái niệm chi phí 15 1.3.2. Phân loại chi phí 15 1.3.3. Phân tích chi phí 17 1.4. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La 21 1.4.1. Đặc điểm tình hình: 21 1.4.2. Mô hình tổ chức: 21 1.4.3. Nhân lực: 23 1.4.4. Mô hình bệnh tật: 23 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1.Đối tượng nghiên cứu: 24 2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu 24 2.2.1. Thời gian 24 2.1.2. Địa điểm: 24 2.3. Phương pháp nghiên cứu 24 2.5. Xử lý số liệu 26 2.6. Trình bày kết quả nghiên cứu 26 Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27 3.1. Thông tin chung về bệnh nhân 27 3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới của bệnh nhân 27 3.1.2. Tỷ lệ bệnh nhân theo thời gian điều trị 28 3.1.3. Tỷ lệ bệnh nhân có bệnh mắc kèm 28 3.2. Phân tích chi phí điều trị trực tiếp 29 3.2.1. Chi phí điều trị trực tiếp trung bình trong một đợt điều trị 29 3.2.2. Cơ cấu chi phí điều trị trực tiếp 30 3.2.3. Cơ cấu chi phí thuốc điều trị 31 3.2.4. Cơ cấu chi phí cận lâm sàng 34 3.3. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị trực tiếp 36 3.3.1. Mối liên quan giữa chi phí điều trị trực tiếp và nhóm tuổi mắc bệnh 36 3.3.2. Mối liên quan giữa chi phí điều trị trực tiếp và thời gian điều trị 36 3.3.3. Mối liên quan giữa chi phí điều trị trực tiếp của bệnh nhân tăng huyết áp có các bệnh mắc kèm 37 Chương 4.BÀN LUẬN 42 4.1. Thông tin chung về bệnh nhân 42 4.1.1. Đặc điểm về giới, tuổi của bệnh nhân 42 4.1.2. Tỷ lệ bệnh nhân theo thời gian điều trị 42 4.1.3.Tỷ lệ mắc có bệnh mắc kèm của bệnh nhân 42 4.2. Chi phí điều trị trực tiếp 43 4.2.1.Chi phí điều trị trực tiếp trung bình của một bệnh nhân: 43 4.2.2. Cơ cấu chi phí điều trị trực tiếp: 43 4.2.3.Cơ cấu chi phí thuốc: 43 4.2.3. Cơ cấu chi phí cận lâm sàng: 45 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trực tiếp 46 4.3.1. Mối liên quan giữa chi phí điều trị trực tiếp và nhóm tuổi mắc bệnh 46 4.3.2. Mối liên quan giữa chi phí trực tiếp cho điều trị và thời gian điều trị của bệnh nhân: 46 4.3.3.Mối liên quan giữa chi phí điều trị trực tiếp của bệnh nhân tăng huyết áp và bệnh mắc kèm 47 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế THA : Tăng huyết áp HAĐM : Huyết áp động mạch ƯC : Ức chế ƯCMC : Ức chế men chuyển ƯCTT : Ức chế thụ thể HATTr : Huyết áp tâm trương DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Phân loại tăng huyết áp 4 1.2 Những thay đổi lối sống để điều trị THA 11 1.3 Các nhóm thuốc điều trị THA, liều lượng 12 1.4 Các cách phân loại chi phí 16 3.5 Đặc điểm về tuổi giới của bệnh nhân 27 3.6 Tỷ lệ bệnh nhân theo thời gian điều trị 28 3.7 Tỷ lệ bệnh nhân có bệnh mắc kèm 28 3.8 Chi phí điều trị trực tiếp trung bình của bệnh nhân 29 3.9 Cơ cấu chi phí điều trị trực tiếp 30 3.10 Cơ cấu chi phí thuốc 31 3.11 Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị bệnh chính 32 3.12 Cơ cấu chi phí thuốc điều trị bệnh chính theo phác đồ 33 3.13 Chi phí cận lâm sàng 34 3.14 Cơ cấu chi phí cận lâm sàng 35 3.15 Tỷ lệ chi phí điều trị trực tiếp của bệnh nhân theo nhóm tuổi mắc bệnh 36 3.16 Chi phí điều trị trực tiếp trung bình theo thời gian điều trị 37 3.17 So sánh chi phí điều trị trực tiếp giữa bệnh nhân THA có ít nhất 1 bệnh mắc kèm với bệnh nhân không có bệnh mắc kèm 38 3.18 Chi phí điều trị trực tiếp của bệnh nhân theo loại bệnh mắc kèm 39 3.19 Chi phí điều trị trực tiếp trung bình theo số bệnh mắc kèm 40 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1.1 Các bước trong phân tích chi phí 18 3.2 Tỷ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi 27 3.3 Cơ cấu chi phí điều trị trực tiếp 30 3.4 Cơ cấu chi phí cận lâm sàng 35 3.5 Tỷ lệ chi phí điều trị trực tiếp theo nhóm tuổi mắc bệnh 36 3.6 Chi phí điều trị trực tiếp trung bình theo thời gian điều trị 37 3.7 So sánh chi phí điều trị trung bình của bệnh nhân có bệnh mắc kèm và không có bệnh mắc kèm 38 3.8 Chi phí điều trị trực tiếp của bệnh nhân theo loại bệnh mắc kèm 39 3.9 Chi phí điều trị trung bình theo số bệnh mắc kèm 40 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức y tế thế giới, hàng năm trên thế giới có khoảng 13 triệu người chết do các bệnh tim mạch. Tại các nước phát triển gần 50% các trường hợp tử vong là do bệnh tim mạch. Ở Mỹ năm 2001 có 17,4% dân số mắc bệnh tăng huyết áp và chi phí y tế gia tăng ước tính 55 tỷ USD [26]. Trong số các bệnh tim mạch bệnh tăng huyết áp là mối đe dọa ngày càng lớn đối với sức khỏe người dân ở tất cả các nước. Nó là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới. Tăng huyết áp là yếu tố quan trọng đứng thứ 2 trong các yếu tố nguy cơ tăng gáng nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam [8]. Tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành ở Miền Bắc theo kết quả điều tra của Viện Tim mạch năm 2002 là 24,7%[11],[12]. Đồng thời bệnh tăng huyết áp đang đứng trong nhóm 20 bệnh có tần suất khám chữa bệnh và điều trị nội trú cao nhất mà cơ quan BHXH thường xuyên chi trả cho cơ sở khám chữa bệnh BHYT [8]. Xét về góc độ chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thì ở Việt Nam ngoài nguyên nhân gây tử vong cao, bệnh tăng huyết áp cũng là một trong những căn bệnh có chi phí lớn nhất mà quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế chi trả [8]. Trên địa bàn tỉnh Sơn La, năm 2012 toàn tỉnh có trên 1 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 95% dân số; số người khám chữa bệnh BHYT trong năm gần 800 nghìn lượt với tổng mức chi trả trên 220 tỷ đồng. Quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo theo quy định, phạm vi dịch vụ ngày càng mở rộng theo sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong y tế; Công tác tổ chức khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT được cải thiện đáng kể về quy trình, thủ tục trong khám chữa bệnh. Sơn La đã triển khai thí điểm 3/21 cơ sở thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo phương thức định suất. 2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La là cơ sở khám chữa bệnh lớn nhất trong tỉnh, hàng năm kinh phí BHYT chi trả cho bệnh viện chiếm khoảng 50% tổng nguồn thu của bệnh viện, hiện nay Bệnh viện đang thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo phí dịch vụ phương thức này còn gặp nhiều rắc rối trong thanh toán viện phí cho cả người bệnh, bệnh viện và quỹ BHYT đồng thời cũng bộc lộ nhiều bất cập như lạm dụng các dịch vụ, kéo dài ngày điều trị, chỉ định không hợp lý Để có cơ sở thực hiện chủ trương áp dụng phương thức thanh toán trọn gói theo trường hợp bệnh chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Phân tích chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân tăng huyết áp có bảo hiểm y tế tại khoa Nội – Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2012” với mục tiêu: 1. Xác định chi phí điều trị trung bình cho bệnh nhân tăng huyết áp có BHYT tại khoa Nội – Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2012. 2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân tăng huyết áp có BHYT tại khoa Nội – Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2012. 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Dịch tễ học bệnh tăng huyết áp: 1.1.1. Tình bệnh tăng huyết áp trên thế giới: Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới vào năm 2000 số người tăng huyết áp chiếm khoảng 26,4% dân số toàn thế giới và dự tính sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025 [1]. Trên thế giới, tỷ lệ tăng huyết áp chiếm 8-37% dân số, thay đổi tùy theo các nước như: Indonesia 6 – 15%, Malaysia 10 -11 %, Đài Loan 28%, Pháp 10-24%, Hoa Kỳ 24%, Hà Lan 37% [25]. Ở người trưởng thành bệnh này gặp nhiều ở người da đen hơn so với người da trắng. Tại Bắc Mỹ, ước tính hiện có khoảng 25% dân số bị THA và có tới 16% số người trưởng thành không hề biết con số huyết áp của bản thân, trong đó có những người thậm chí đang được điều trị bằng thuốc chống tăng huyết áp. THA là lý do phổ biến nhất đến khám bác sỹ tại Hoa Kỳ [1]. 1.1.2.Tình hình tăng huyết áp ở Việt Nam: Ở nước ta, theo số liệu năm 1992 của chương trình điều tra dịch tễ học bệnh THA toàn quốc do Viện tim mạch quốc gia chủ trì từ năm 1988 với cỡ mẫu 48.000, tỷ lệ dân số trên 15 tuổi bị THA là 11,7%, cao gấp 11 lần tỷ lệ tương tự vào năm 1960 (là 1%) và gấp 10 lần vào năm 1976 (là 1,9%) [13]. Tỷ lệ mắc THA đông nhất là từ vùng Thanh Hóa tới Quảng Trị; và ít nhất là vùng đồng bằng sông Hồng. Nếu xét riêng trên 55 tuổi thì cứ 3 người đã có hơn 1 người bị THA [19]. Kết quả điều tra dịch tễ THA tại một số địa phương miền Bắc năm 2001 – 2002 do Viện tim mạch Quốc gia phối hợp cùng Bệnh viện Nội tiết trung ương và các cơ sở y tế địa phương với sự hỗ trợ kỹ thuật của WHO, số liệu công bố trên Tạp chí Tim mạch học Việt Nam (Hội Tim mạch học Quốc gia) số 33 (tháng 03/2003) cho thấy tỷ lệ THA ở người trưởng thành trên 25 tuổi là 16,3%, trong đó ở Hà Nội là 23,2% và ở [...]... G y xương chi 408 7 Suy hô hấp sơ sinh 343 8 Sỏi tiết niệu 337 9 Viêm họng, viêm Amidal 310 10 Ỉa ch y 303 Bệnh nhân tăng huyết áp chi m một tỉ lệ cao trong tổng số bệnh nhân vào điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La 23 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Đối tượng nghiên cứu: Chi phí điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp có BHYT điều trị nội trú tại khoa Nội – Bệnh viện đa khoa. .. + Chi phí cho bệnh đó sau chương trình can thiệp là bao nhiêu? - Cách tính chi phí cho người sử dụng các dịch vụ y tế Chi phí do mắc bệnh bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và chi phí không rõ ràng Chi phí trực tiếp do bệnh nhân gánh chịu Chi phí trực tiếp là những chi phí n y sinh cho hệ thống y tế, cho cộng đồng và cho gia đình người bệnh trong giải quyết trực tiếp bệnh tật Chi phí n y. .. phải trả cho những vật tư tiêu hao trong đợt điều trị Chi phí trực tiếp cho điều trị = chi phí khám bệnh + chi cho tiền giường + chi cho thuốc + chi cho xét nghiệm + chi cho vật tư tiêu hao - Chi phí trực tiếp không cho điều trị: + Chi phí đi từ nhà tới viện và từ viện về nhà + Chi phí ăn uống + Chi phí khác Chi phí gián tiếp do bệnh nhân gánh chịu Là những chi phí thực tế không chi trả, chủ y u là khả... phí n y sinh cho hệ thống y tế, cho cộng đồng và gia đình người bệnh trong giải quyết trực tiếp bệnh tật Chi phí n y 16 chia thành 2 loại là chi phí trực tiếp cho điều trị (chi phí thuốc, phòng bệnh, phục hồi chức năng) và chi phí trực tiếp không cho điều trị (chi phí đi lại, ở trọ) [6],[16] Chi phí gián tiếp là những chi phí thực tế không chi trả Chi phí n y được định nghĩa do mắc bệnh mà bệnh nhân, ... và Hội tăng huyết áp thế giới năm 1999 – WHO/ISH 1999) [4] 1.2.2 .Phân loại bệnh tăng huyết áp: 1.2.2.1 .Phân loại theo chỉ số huyết áp: Phân loại tăng huyết áp theo Tổ chức Y tế thế giới và Hội tăng huyết áp thế giới năm 1999, cách phân loại n y đã được khẳng định lại năm 2003 (WHO/ISH 2003) [4] Bảng 1.1: Phân loại tăng huyết áp Phân loại WHO/ISH Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tối ưu Huyết áp tâm... nhóm bệnh giữa nam và nữ, tính tỷ lệ bệnh nhân có bệnh mắc kèm theo từng nhóm bệnh với tổng số bệnh nhân THA + Chi phí điều trị trực tiếp: tính tổng chi phí điều trị của bệnh nhân THA, chi phí điều trị trung bình của mỗi bệnh nhân, chi phí cao nhất, chi phí thấp nhất trong một đợt điều trị Chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân THA n y gồm: Tiền giường = (tiền giường/1 ng y) x (số ng y nằm viện) ... Chi phí quản lý 4 Phân loại theo cấp Chi phí cấp tỉnh Chi phí cấp huyện 5 Phân loại theo nguồn Bảo hiểm y tế kinh phí Nhà nước cấp Nguồn viện trợ 6 Phân loại theo góc độ Chi phí bên trong (Chi phí do người tổ chức) người chịu chi phí Chi phí bên ngoài (Chi phí của người bệnh) Phân loại theo nguồn gốc thì chi phí được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp Chi phí trực tiếp là những chi phí. .. được chia thành 2 loại: - Chi phí trực tiếp cho điều trị : Mỗi giai đoạn trong quá trình điều trị bệnh, chi phí trực tiếp cho điều trị bệnh nhân gánh chịu gồm: + Chi cho khám bệnh * giá 1 lần khám + Chi cho ng y giường * số ng y nằm viện + Chi cho thuốc: Số tiền trả cho thuốc trong thời gian bệnh nhân điều trị + Chi cho các xét nghiệm: Tổng tiền phải trả cho xét nghiệm trong mỗi đợt điều trị + Chi cho. .. hợp tăng huyết áp 1.2.2.4 .Phân loại tăng huyết áp theo thể bệnh - Tăng huyết áp thường xuyên: Con số huyết áp lúc nào cũng cao, tuy có lúc cao nhiều, có lúc cao ít Trong giai đoạn n y có thể phân biệt: + Tăng huyết áp lành tính: tiến triển chậm, ít biến chứng + Tăng huyết áp ác tính : tiến triển nhanh, nhiều biến chứng - Tăng huyết áp không thường xuyên: Con số huyết áp lúc cao, lúc bình thường Tăng huyết. .. Ngoài ra, các bệnh mắc kèm không phân loại ở nơi khác cũng cũng chi m đến 8,85% 3.2 Phân tích chi phí điều trị trực tiếp 3.2.1 Chi phí điều trị trực tiếp trung bình trong một đợt điều trị Bảng 3.8: Chi phí điều trị trực tiếp trung bình của một bệnh nhân STT Chi phí Tổng tiền (VNĐ) 1 Tổng chi phí điều trị trực tiếp 659.196.105 2 Chi phí trung bình 1.767.282 3 Chi phí cao nhất 5.314.879 4 Chi phí thấp nhất . huyết áp có bảo hiểm y tế tại khoa Nội – Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2012 với mục tiêu: 1. Xác định chi phí điều trị trung bình cho bệnh nhân tăng huyết áp có BHYT tại khoa Nội – Bệnh. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2012. 2. Tìm hiểu một số y u tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân tăng huyết áp có BHYT tại khoa Nội – Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ TRỰC TIẾP CHO BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ BẢO HIỂM Y TẾ TẠI KHOA NỘI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SƠN LA

Ngày đăng: 25/07/2015, 09:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan