Đề cương ôn tập môn Internet và các giao thức

29 2.3K 10
Đề cương ôn tập môn Internet và các giao thức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1 Câu 1. OSI - TCP/IP OSI Tầng ứng dụng: bao hàm các ứng dụng truyền thống sử dụng dịch vụ của các tầng thấp hơn. Nhờ sự trợ giúp của các giao thức tầng ứng dụng, người dùng có thể sử dụng các ứng dụng của mình trên máy tính. Vd: HTTP, FTP, SMTP, POP3, Telnet Tầng trình diễn: liên quan đến dạng thông tin được truyền đi. Nhiệm vụ của tầng trình diễn là mã hóa dữ liệu được cấu trúc theo các định dạng của máy tính thành luồng dữ liệu phù hợp cho truyền dẫn. Tầng trình diễn phía nhận giải mã dữ liệu đã được nén thành dạng biểu diễn được yêu cầu. Tầng trình diễn giúp cả 2 máy tính hiểu được ý nghĩa của luồng bit nhận được theo cùng 1 cách. Các chuẩn định dạng dữ liệu của lớp 6 là GIF, JPEG, PICT, MP3, MPEG… Tầng phiên: đảm bảo cho sự thành công trong truyền thông đầu-cuối giữa các máy tính; cho phép sử dụng trên các máy khác nhau thực hiện thiết lập phiên làm việc với nhau; truyền thông các dữ liệu, cung cấp 1 số dịch vụ mở rộng hữu ích cho các ứng dụng; cung cấp các bit kiểm tra vào trong luồng dữ liệu, để phát hiện lỗi và truyền dữ liệu lại từ điểm kiểm tra cuối cùng. Các giao thức trong lớp 5 sử dụng là NFS, X- Window System, ASP. Tầng vận chuyển: đảm bảo thường xuyên việc truyền dẫn từ đầu đén cuối không có lỗi và các gói tin không bị mất trong quá trình truyền thông. Để thực hiện điều này, trong tầng giao vận có thể bao gồm các thủ tục truyền lại hoặc thủ tục xác nhận. Các giao thức phổ biến tại đây là TCP, UDP, SPX. Tầng mạng: có những kiến thức về kiến trúc mạng và cùng với tầng mạng của các nút nó phục vụ, các gói dữ liệu được định tuyến thông qua mạng để tới đích. Mỗi nút có riêng 1 địa chỉ toàn cục (mạng). Các giao thức hay sử dụng ở đây là IP, IPX, AppleTalk. Tầng liên kết dữ liệu: tạo lập khung, gửi chúng tới kênh truyền vật lý thông qua tầng vật lý; nhận khung, kiểm tra lỗi và chuyển khung không có lỗi lên tầng mạng. Tầng lkdl phía nhận gửi tín hiệu xác nhận cho tầng lkdl phía truyền. Phía truyền có thể truyền lại khung trong một khoảng thời gian nhất định nếu phía nhận không gửi tín hiệu xác nhận. Vd: CSMA/CD, Token Ring. Tầng vật lý: có nhiệm vụ truyền dẫn tín hiệu thông qua 1 kênh truyền thông, đảm bảo bên nhận nhận chính xác tín hiệu đã được truyền đi. TCP/IP 1 + Tầng truy nhập mạng: Ánh xạ địa chỉ IP sang địa chỉ vật lý và đóng gói dữ liệu IP vào khung.Dựa trên kiểu phần cứng và giao diện mạng sẽ xác định kết nối với phương tiện vật lý của mạng. + Tầng liên mạng: chọn đường đi tốt nhất qua mạng cho các gói tin. Công việc xác định đường đi tốt nhất và chuyển gói được thực hiện nhờ sự trợ giúp của các giao thức. Vd: IP (đánh địa chỉ logic và định tuyến dữ liệu), ICMP (báo lỗi và kiểm soát), ARP (xác định MAC từ IP), RARP (xác định IP từ MAC). + Tầng giao vận: cung cấp dịch vụ truyền tải từ trạm nguồn đến trạm đích. Tầng này thiết lập kết nối logic giữa 2 điểm cuối của mạng là trạm gửi và trạm nhận. Các giao thức giao vận phân mảnh và ghép dữ liệu của các ứng dụng tầng trên vào trong 1 luồng dữ liệu giữa các điểm cuối. Vd: TCP, UDP + Tầng ứng dụng: cung cấp các dịch vụ dưới dạng các giao thức cho ứng dụng của người dung. Một số giao thức tiêu biểu là: FTP(dịch vụ hướng kết nối và tin cậy,cung cấp truyền tệp giữa các hệ thống hỗ trợ FTP), Telnet(cho phép các phiên đăng nhập từ xa giữa các máy tính ), FTTP(trao đổi các tài liệu siêu văn bản để hỗ trợ WEB), SMTP(truyền thư điện tử giữa các máy tính), DNS(chuyển đổi tên miền thành các địa chỉ IP), SNMP(quản trị từ xa các thiết bị mạng chạy TCP/IP). Câu 2. Phân biệt mô hình client-server và peer-to-peer Mô hình client-server: • Luôn có 1 máy trạm hoạt động, gọi là máy chủ (server), nó phục vụ yêu cầu từ nhiều máy trạm khác (client). • Client có thể hoạt động liên tục hoặc không. • Các máy khách không truyền thông trực tiếp với nhau. • Server có địa chỉ IP tĩnh, và nó luôn hoạt động nên 1 máy khách có thể luôn kết nối với máy chủ bằng việc gửi gói tin tới địa chỉ của máy chủ. Ví dụ: Web, FTP, Telnet, email. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu chỉ có 1 máy chủ thì khi đồng thời nhiều kết nối tới cùng 1 lúc, máy chủ sẽ không thể đáp ứng vào có thể bị sập. Vì vậy, ng ta thường dùng cụm máy chủ (server farm - datacenter) Mô hình peer-to-peer • Có tối thiểu (hoặc không có) các server hạ tầng luôn hoạt động • Ứng dụng khai thác truyền thông trực tiếp giữa các trạm kết nối liên tục, gọi là các phiên (peer) • Không cần có 1 máy chủ • Nó có khả năng tự mở rộng • Các thiết bị ngang hàng không kết nối liên tục và thay đổi địa chỉ IP • Có khả năng cho mạng qui mô lớn nhưng khó quản lý Ví dụ: BitTorrent, Skype, IPTV 2 Câu 3: Tiến trình là gì? Truyền thông tiến trình giữa client và server? Tiến trình: là một chương trình chạy trong một hệ thống cuối. Trong cùng một trạm, hai tiến trình truyền thông sử dụng truyền thông liên tiến trình, sử dụng những quy tắc do hđh của hệ thống đầu cuối đó điều khiển. Các tiến trình trong các trạm khác nhau truyền thông bằng cách trao đổi các bản tin. Truyền thông tiến trình giữa client và server Tiến trình Client: tiến trình khởi tạo truyền thông. Tiến trình Server: tiến trình đợi được liên lạc. Trong ngữ cảnh phiên truyền thông giữa một cặp tiến trình, tiến trình kích hoạt truyền thông (nghĩa là khởi đầu kết nối với tiến trình khách ở đầu phiên) được gọi là khách. Còn tiến trình chờ để được kết nối bắt đầu phiên là chủ. Vd: Web: tiến trình trình duyệt là khách, tiến trình máy chủ Web là chủ P2P: khi phiên A hỏi phiên B: tiến trình phiên A là khách, phiên B là chủ. Ngược lại khi B hỏi A → P2P có cả tiến trình client và tiến trì\nh server Câu 4: Bốn khía cạnh của truyền tải Truyền dữ liệu tin cậy, Thông lượng, Định thời, An ninh Truyền dữ liệu tin cậy • Đảm bảo dữ liệu gửi ở một đầu ứng dụng được truyền chính xác và đầy đủ đến đầu kia của ứng dụng. Khi một giao thức lớp vận chuyển cung cấp dịch vụ này thì tiến trình bên gửi có thể chỉ chuyển dữ liệu của nó đến socket và tin tưởng hoàn toàn là dữ liệu sẽ đến tiến trình bên nhận mà không hề bị lỗi. • Một số ứng dụng (ví dụ như audio, video) có thể chịu được tổn thất. Các ứng dụng khác (vd FTP, telnet) yêu cầu truyền dữ liệu tin cậy. Thông lượng • Thông lượng khả dụng là tốc độ mà tiến trình gửi có thể gửi bit đến tiến trình nhận. Vì băng thông đường truyền được chia sẻ cho nhiều phiên khác, nên thông lượng khả dụng thay đổi theo thời gian. Để cung cấp thông lượng khả dụng đảm bảo cho một dịch vụ nào đó, rất nhiều cơ chế, kỹ thuật đã ra đời, như IntServ, DiffServ, • Ứng dụng có yêu cầu về thông lượng được gọi là ứng dụng nhạy cảm băng thông (ví dụ đa phương tiện). Các ứng dụng này yêu cầu một băng thông tối thiểu để có thể hoạt động dịch vụ. • Các ứng dụng khác, như elastic (co giãn) có thể sử dụng bất cứ thông lượng nào, mà không đưa ra yêu cầu tối thiểu. Ví dụ FTP, Web, E-mail Định thời • Một số ứng dụng thời gian thực (ví dụ VoIP, game online) yêu cầu trễ thấp, nghĩa là mỗi bit bên gửi chuyển tới socket bên đích trong khoảng thời gian nhỏ hơn 100ms. • Với những ứng dụng không cần thời gian thực thì trễ ít vẫn tốt hơn trễ nhiều, nhưng nó không có một giới hạn yêu cầu nào về trễ. An ninh 3 • Cung cấp bảo mật cho dữ liệu, ví dụ như mã hóa, nhằm kể cả khi hacker bắt được gói tin cũng không thể đọc được nội dung. • Toàn vẹn dữ liệu • Xác thực điểm cuối. Câu 5. Sự khác biệt giữa TCP và UDP. Ví dụ về một số giao thức ứng dụng TCP UDP Kết nối Hướng kết nối Phi kết nối Thiết lập kết nối trước khi truyền Có. Sau khi kết thúc phải giải phóng kết nối. Không Header 20 bytes 8 bytes Sắp xếp lại gói tin TCP sắp xếp lại các gói tin theo thứ tự định sẵn UDP không sắp xếp, bởi các gói tin truyền đi độc lập với nhau. Nếu có yêu cầu sắp xếp, nó phải đc thực hiện ở tầng ứng dụng. Độ tin cậy Cao Thấp ACK Có Không Truyền lại Có Không Điều khiển luồng Có Không Sửa lỗi Có Không Tốc độ truyền Thấp hơn UDP Nhanh hơn UDP vì không có cơ chế sửa lỗi Ứng dụng Yêu cầu độ tin cậy Yêu cầu xử lý nhanh, như: thời gian thực Giao thức HTTP, FTP, SMTP, Telnet DNS, SNMP, DHCP, RIP, TFTP, RTP, Câu 6. Chức năng của giao thức lớp ứng dụng Giao thức lớp ứng dụng định nghĩa cách các thủ tục của ứng dụng chạy trên các hệ thống cuối khác nhau chuyển các bản tin cho nhau. Cụ thể, một giao thức lớp ứng dụng định nghĩa: • Loại bản tin trao đổi, ví dụ: bản tin yêu cầu hay bản tin phản hồi. • Cú pháp của nhiều loại bản tin khác nhau, như các trường trong bản tin và cách mô tả các trường này • Ngữ nghĩa của các trường, tức là ý nghĩa của trường thông tin. • Quy tắc xác định một tiến trình gửi và phản hồi bản tin khi nào và như thế nào. Một vài giao thức lớp ứng dụng được đặc tả trong các RFC, nên có mang tính công khai. Nhưng cũng có những giao thức lớp ứng dụng là dành riêng và không công khai, như hệ thống chia sẻ tệp P2P. Giao thức lớp ứng dụng khác với ứng dụng mạng. Giao thức lớp ứng dụng chỉ là một phần của ứng dụng mạng. Ví dụ, ứng dụng Web gồm nhiều phần tử, như HTML, trình duyệt web, web server và HTTP (giao thức lớp ứng dụng). 4 Chương 2: WEB - HTTP Câu 1: Khái niệm HTTP • HTTP (Hypertext transfer protocol (giao thức truyền siêu văn bản) là một giao thức lớp ứng dụng của Web. HTTP được thực hiện trong hai chương trình: chương trình máy khách và chương trình máy chủ; nghĩa là sử dụng mô hình client - server. Hai chương trình này được thực hiện trên các hệ thống đầu cuối khác nhau, giao tiếp với nhau bằng cách trao đổi các bản tin HTTP. • HTTP sử dụng TCP làm giao thức lớp giao vận + Client khởi tạp kết nối TCP (tạo socket) tới server, cổng 80 + Server chấp nhận kết nối TCP từ client + Các bản tin HTTP được trao đổi giữa trình duyệt và web server + Đóng kết nối TCP • HTTP không có trạng thái: server không duy trì thông tin về những yêu cầu trước đó của client Câu 2: URL • Trang web chứa các đối tượng (object) + Đối tượng có thể là file HTML, ảnh JPEG, audio, + Trang web chứa file HTML cơ bản bao gồm nhiều đối tượng tham chiếu + Mỗi đối tượng tham chiếu được xác định bằng địa chỉ URL Câu 3: Phân biệt Non-persistent HTTP và Persistent HTTP Non-persistent HTTP Persistent HTTP • Nhiều nhất một đối tượng được gửi qua một kết nối TCP • Mỗi đối tượng cần 2 RTT tham chiếu (RTT khởi tạo kết nối, RTT yêu cầu tệp) • Mào đầu OS cho mỗi kết nối TCP • Các trình duyệt thường mở song song một số kết nối TCP để lấy các đối tượng tham chiếu Thời gian đáp ứng = 2RTT + thời gian truyền file • Nhiều đối tượng có thể được gửi trên một kết nối TCP giữa client và server. • Chỉ cần một RTT cho tất cả các đối tượng tham chiếu • Server để kết nối mở sau khi gửi đáp ứng • Các bản tin HTTP của cùng cặp client/server được gửi trên kết nối mở đó • Client gửi các yêu cầu bất cứ khi nào nó gặp đối tượng tham chiếu 5 − RTT (round trip time): thời gian một gói tin từ client đến server và phản hồi trở lại. Câu 4: Khuôn dạng bản tin HTTP Hai loại bản tin HTTP: request (yêu cầu), response (đáp ứng)  Bản tin yêu cầu HTTP : • ASCII (khuôn dạng mà con người đọc được) • Bản tin gồm 5 dòng, sau mỗi dòng là kí tự xuống dòng và chuyển dòng • Dòng đầu tiên là dòng yêu cầu : gồm 3 trường, trường phương thức, trường URL, và trường phiên bản HTTP. Trường phương thức có thể lấy các giá trị khác nhau, gồm GET, POST, HEAD, PUT, DELETE. • Các dòng tiếp theo là dòng tiêu đề. Giải thích các câu lệnh trong ví dụ trên (1): phên bản thực hiện trình duyệt là HTTP/1.1 (2): đặc tả trạm chủ chứa đối tượng (3): trình duyệt báo cho máy chủ là muốn đóng kết nối sau khi gửi đối tượng yêu cầu (4): dòng tiêu đề đặc tả agent, nghĩa là trình duyệt thực hiện yêu cầu tới máy chủ. (5): tiêu đề chỉ ra người sử dung muốn nhận phiên bản tiếng pháp của đối tượng ( nếu có) , còn không máy chủ sẽ gửi phiên bản mặc định.  Bản tin đáp ứng 6 Gồm 3 phần • Dòng đầu là dòng trạng thái : có 3 trường: trường phiên bản giao thức, mã trạng thái, và bản tin trạng thái tương ứng • 6 dòng tiếp theo là tiêu đề • Khối thực thể: là thân của bản tin , nó chưa chính đối tượng yêu cầu (phần data data…) Giải thích các câu lệnh trong ví dụ trên (1): Máy chủ sử dụng HTTP/1.1 & mọi thứ là ổn- OK (nghĩa là máy chủ đã tìm thấy, và đang gửi tượng yêu cầu. (2): Báo máy khách là nó sẽ đóng két nối TCP sau khi gửi bản tin (3): Chỉ thời gian và ngày mà dáp ứng HTTP được máy chủ tạo ra và gửi đi (4) : chỉ ra là bản tin đa được tạp ra bằng máy chủ Web apache (5): chỉ thời gian và ngà mà đối tượng dc tạo ra hay thay đổi sau cùng (6): chỉ số byte của đối tượng dc gửi (7) : chỉ ra đối tượng trong khôi thực thể là văn bản HTML Câu 5: Khái niệm cookies, lợi ích và những đặc điểm *) Khái niệm − Cookie là một bộ nhắc nhỏ mà website lưu trữ ở trên máy tính, nhằm định danh người sử dụng; đồng thời cho phép các điểm truy nhập bám vết người sử dụng. − Cookie có bốn thành phần + Dòng tiêu đề cookie trong bản tin đáp ứng HTTP + Dòng tiêu đề cookie trong bản tin yêu cầu HTTP + Tệp cookie giữ ở máy trạm user, do trình duyệt của user điều khiển + Cơ sở dữ liệu đầu cuối (back-end) ở trang web. 7 • 200 OK • 301 Moved Permanently • 400 Bad request • 404 Not found • 505 HTTP version not supported *) Lợi ích − Thường được sử dụng trong các dịch vụ thương mại điện tử, để hỗ trợ chức năng mua hàng trực tuyến, (như shopping cart, one-click shopping) − Các doanh nghiệp có thể biết đc 1 số thông tin về những ng đang truy cập web của mình (mức độ thường xuyên, thời gian); giúp lưu trữ thông tin cá nhân của khách hàng, tạo thuận tiện cho lần truy cập sau. − Với người dùng: truy cập nhanh hơn, không phải nhập thông tin nhiều lần. *) Đặc điểm − Cookies cho phép các trang web biết nhiều về bạn, xâm phạm quyền riêng tư, rò rỉ thông tin cá nhân − Sử dụng cookie có thể khiến mất thông tin nếu người khác sử dụng máy tính của bạn (do cookie lưu ở trình duyệt). Câu 6: Web cache *) Định nghĩa − Máy chủ đệm (web cache) còn được gọi là máy chủ proxy, là một phần tử mạng thỏa mãn các yêu cầu HTTP khi đại cho máy chủ Web gốc. − Web cache có kho lưu trữ riêng và giữ các bản sao của các đối tượng được yêu cầu gần đây trong kho lưu trữ này. − Mục đích: đáp ứng yêu cầu của client mà không cần sự tham gia của server ban đầu, nhằm tăng tốc độ đáp ứng, chia tải cho web server gốc. *)Nguyên tắc hoạt động − Browser thiết lập kết nối TCP tới web cache, và gửi yêu cầu HTTP về đối tượng. − Web cache kiểm tra xem nó có bản sao của đối tượng trong kho lưu trữ của mình hay không. Nếu có, web cache sẽ gửi trả đối tượng trong bản tin HTTP đáp ứng cho browser − Nếu web cache không có bản sao, nó sẽ mở một kết nối TCP đến server gốc, nhằm gửi yêu cầu HTTP về đối tượng. − Khi web cache nhận bản tin trả lời của server gốc, nó sẽ lưu 1 bản sao trong bộ lưu trữ nội bộ của mình, đồng thời gửi 1 bản sao trong bản tin HTTP đáp ứng tới browser. 8 → Web cache vừa đóng vai trò client, vừa đóng vai trò server ở cùng thời điểm. Thông thường, web cache được ISP mua và cài đặt. *)Lợi ích của web cache − Giảm thời gian đáp ứng yêu cầu của client − Giảm lưu lượng trên liên kết truy nhập của tổ chức − Internet dày đặc cache: cho phép các nhà cung cấp nội dung “nghèo nàn” có thể truyền nội dung hiệu quả (giống P2P) Ví dụ: trang 45, 46 bài giảng. 9 Câu 7: Conditional GET − Nguyên nhân ra đời: bản sao của các đối tượng nằm trong các web cache có thể bị cũ, nghĩa là đối tượng ở các máy chủ gốc đã thay đổi so với thời điểm mà web cache sao chép nó và chuyển tới browser. − HTTP có cơ chế cho phép tra cứu việc đối tượng trong cache đã được cập nhật hay chưa − Nó sẽ không gửi đối tượng nếu cache đã cập nhật phiên bản mới − Cache: chỉ ra ngày của bản sao cached trong HTTP yêu cầu, bằng dòng If-modified-since: <date> − Server: phản hồi nhưng không gửi đối tượng nếu copy của cache là mới nhất: 10 [...]... này vào hòm thử của B • B sử dụng MUA của mình để đọc thư Câu 5: So sánh SMTP với HTTP SMTP HTTP  Đều thuộc lớp ứng dụng  Đều dùng lệnh/phản hồi ASCII, các mã trạng thái, mệnh đề Giao thức truyền thư đơn giản.(là heart Giao thức truyền siêu văn bản.(là heart của email) của ứng dụng web) Sử dụng là giao thức đẩy (push) Sử dụng là giao thức kéo (pull) Yêu cầu bản tin (header and body) là mã Không áp... mất gói: mất gói không thường xuyên chỉ gây ra nhiễu nhỏ Câu 3: Giải pháp hỗ trợ chất lượng trên Internet cho MM • IntServ: Các ứng dụng sẽ nhận được băng thông đúng yêu cầu và truyền đi trong mạng với độ trễ cho phép Nó sử dụng giao thức báo hiệu RSVP + Thay đổi nền tảng Internet sao cho các ứng dụng có thể dự trữ băng thông đầu-cuối + Yêu cầu phần mềm mới, phức tạp tại các trạm chủ và bộ định tuyến... proxy, chuyển tiếp truy vấn vào hệ thống phân cấp nếu nó không trả lời được truy vấn *) Tại sao không tập trung DNS + + + + + Khi có lỗi ở 1 điểm thì cả hệ thống lỗi Lưu lượng tập trung vào một DNS server sẽ quá lớn Khoảng cách tới cơ sở dữ liệu ở xa Duy trì và cập nhật Không đáp ứng được quy mô mạng Câu 3: Các kiểu truy vấn DNS Có 2 kiểu truy vấn DNS: truy vấn đệ quy (recursive) và truy vấn lặp (Iterative)... torrent thì: o Đăng ký với bộ theo dõi để lấy danh sách các thiết bị ngang hàng, kết nối với tập nhỏ các thiết bị (hàng xóm/lân cận) o Không có khúc dữ liệu, nhưng sẽ thu thập chúng theo thời gian • Trong khi tải xuống, thiết bị ngang hàng tải lên các khúc dữ liệu cho các thiết bị ngang hàng khác • Các thiết bị ngang hàng có thể vào và rời bỏ torrent một cách tùy ý • Một khi đã có toàn bộ tệp, thiết bị ngang... lên server Câu 3: Thư điện tử và ứng dụng của nó • Là dịch vụ phổ biến rộng rãi nhất, từ khi có Internet, ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở nên quan trọng • Là phương thức truyền thông không đồng bộ - người gửi và đọc vào thời điểm riêng biệt, không phụ thuộc lẫn nhau • Email được gửi đi với tốc độ nhanh, phân phát dễ dàng, chi phí rẻ • Hoạt động trên nguyên tắc: lưu và chuyển tiếp • Người dùng cần... Câu 6: POP3 và IMAP POP3  Chế độ (mode) “ tải và xoá” (ví dụ trước): Nam không thể đọc lại email nếu anh ấy thay đổi máy khách  Chế độ “Tải và giữ ”: nhiều bản sao trên các máy khách  POP3 không giữ trạng thái suốt phiên IMAP  Giữ toàn bộ thư tại địa điểm duy nhất là server  Cho phép người dùng tổ chức thư vào các thư mục  IMAP giữ trạng thái người dùng suốt phiên: tất cả thư mục và ánh xạ giữa... ứng dụng nhỏ, phù hợp với một vài đặc tính mạng ví dụ Admission control Trạng thái bảo dưỡng mềm dẻo ở bất kỳ nút mạng nào Điều khiển quản trị nguồn tài nguyên Điều khiển quản trị chính sách Câu 4: Mô hình trực tuyến audio/video lưu trữ Thông qua web server Trực tiếp Câu 5: Giao thức RTSP (giao thức trực tuyến thời gian thực) − Giao thức tầng ứng dụng, hoạt động theo phương thức client-server − Người... thành địa chỉ IP • Các dịch vụ DNS + Phiên dịch địa chỉ IP và tên trạm + Bí danh trạm chủ + Bí danh máy chủ thư + Phân bố tải: các server web được nhân rộng ra, tập các địa chỉ IP cho một tên chính tắc Câu 2: Hệ thống tên miền DNS, tại sao không tập trung DNS? *) Hệ thống tên miền + Cơ sở dữ liệu phân tán được thực hiện trong phân cấp máy chủ tên miền + Mục đích: giải quyết vấn đề quy mô (scale), DNS... máy chủ, tổ chức theo kiểu phân cấp và phân tán trên khắp địa cầu + Không có máy chủ nào chứa toàn bộ ánh xạ cho các máy tính trên Internet, mà các ánh xạ sẽ được phân bố giữa các máy chủ DNS + Có 3 lớp máy chủ: DNS gốc (root), DNS miền mức cao (top-level domain TLD) và máy chủ DNS thẩm quyền + DNS gốc  Được kết nối với server DNS miền mức cao, khi máy chủ này không thể xử lý được tên miền  Có 13... để xác định máy chủ CDN tốt nhất  Các nút mạng CDN tạo thành mạng che phủ lớp ứng dụng Câu 7: Khái niệm, khuôn dạng bản tin RTP • Khái niệm: RTP là một giao thức định nghĩa cấu trúc gói tin tiêu chuẩn nhằm truyền audio/video thông qua mạng IP • Thông thường, RTP chạy trên UDP Phía gửi đóng gói khúc đa phương tiện trong gói tin RTP, sau đó đóng gói tin vào đoạn UDP, và chuyển đoạn UDP xuống IP Phía . tin và cách mô tả các trường này • Ngữ nghĩa của các trường, tức là ý nghĩa của trường thông tin. • Quy tắc xác định một tiến trình gửi và phản hồi bản tin khi nào và như thế nào. Một vài giao thức. thực Giao thức HTTP, FTP, SMTP, Telnet DNS, SNMP, DHCP, RIP, TFTP, RTP, Câu 6. Chức năng của giao thức lớp ứng dụng Giao thức lớp ứng dụng định nghĩa cách các thủ tục của ứng dụng chạy trên các. của các ứng dụng tầng trên vào trong 1 luồng dữ liệu giữa các điểm cuối. Vd: TCP, UDP + Tầng ứng dụng: cung cấp các dịch vụ dưới dạng các giao thức cho ứng dụng của người dung. Một số giao thức

Ngày đăng: 24/07/2015, 22:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan