Tuyển tập trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp chính trị tổng hợp.PDF

4 585 2
Tuyển tập trắc nghiệm ôn thi tốt nghiệp chính trị tổng hợp.PDF

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG BỘ MÔN CƠ BẢN TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN THI: CHÍNH TRỊ TỔNG HỢP Ngày thi: 9/8/2014 PHẦN I: Trắc nghiệm (tổng số 4 điểm), (bộ đề thi trắc nghiệm gồm 40 câu). Sau đây là 20 câu trong bộ đề 40 câu: Câu 1: Thế giới quan Triết học có mấy hình thức cơ bản? a. Hai. b. Ba. c. Bốn. d. Năm. Câu 2: Chủ nghĩa duy tâm cho rằng: a. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. b. Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất. c. Con người có khả năng nhận thức thế giới. d. Con người không có khả năng nhận thức thế giới. Câu 3: Triết học là gì? a. Triết học là tri thức về thế giới tự nhiên. b. Triết học là tri thức về tự nhiên và xã hội. c. Triết học là tri thức lý luận của con người về thế giới. d. Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới và vị trí của con người trong thế giới. Câu 4: Để phân biệt chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan ta trả lời cho câu hỏi: a. Vật chất có trước hay ý thức có trước. b. Con người có khả năng nhận thức thế giới hay không. c. Ý thức nằm ở đâu. d. Cả a, b, c đều sai. Câu 5: Ai là tác giả của hình ảnh “xoáy ốc”? a. V.I.Lênin. b. Ph.Ăngghen. c. C.Mác. d. Hêraclit. Câu 6: Bản chất của giai cấp là gì? a. Tập đoàn này chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác. b. Tập đoàn này trao đổi lao động với tập đoàn khác. c. Tập đoàn này mua bán lao động của tập đoàn khác. d. Tập đoàn này phân phối lao động cho tập đoàn khác. Câu 7: Có mấy phương pháp cơ bản nghiên cứu triết học? a. Hai. b. Ba. c. Bốn. d. Năm. Câu 8: Đề-các-tơ đứng trên lập trường triết học nào để giải quyết vấn đề cơ bản của triết học? a. Chủ nghĩa duy vật. b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan. c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. d. Thuyết nhị nguyên. Câu 9: Triết học Mác ra đời trên cơ sở: a. Kế thừa và phát triển các thành tựu triết học trước đó. b. Gắn liền với thực tiễn xã hội. c. Gắn với các thành tựu của khoa học hiện đại. d. Cả a, b, c đều đúng. Câu 10: C.Mác chỉ ra đâu là hạt nhân hợp lý trong triết học của Hêghen? a. Chủ nghĩa duy vật. b. Chủ nghĩa duy tâm. c. Phép biện chứng như lý luận về sự phát triển. d. Tư tưởng về vận động. Câu 11: Ai là người đầu tiên đã nêu lên các hình thức vận động của vật chất? a. Hêghen. b. Ăngghen. c. C.Mác. d. V.I.Lênin. Câu 12: Trong tính hiện thực, bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội được viết trong tác phẩm nào ? a. Sáng kiến vĩ đại. b. Luận cương về Phơbách. c. Nhà nước và cách mạng. d. Bút ký triết học. Câu 13: Nghiên cứu cụ thể các khía cạnh của sự phát triển được thể hiện ở: a. Những nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. b. Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. c. Quy luật lượng chất. d. Quy luật mâu thuẫn. Câu 14: Phát minh nào trong khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX vạch ra nguồn gốc tự nhiên của con người, chống lại quan điểm tôn giáo? a. Học thuyết tế bào. b. Học thuyết tiến hóa. c. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. d. a và c. Câu 15: Luận điểm: tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại là của ai? a. Đềcáctơ. b. Hêghen. c. Cantơ. d. Phoiơbắc. Câu 16: Triết học tồn tại với tư cách: a. Là một hình thái ý thức xã hội. b. Là một hệ thống vật chất. c. Là hệ thống tri thức về tự nhiên. d. Là hệ thống tri thức về xã hội. Câu 17: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có quan hệ với nhau như thế nào ? a. Tác động qua lại với nhau. b. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. c. Quan hệ sản xuất có tác động tích cực trở lại đối với lực lượng sản xuất. d. Cả a, b, c. Câu 18: Hình thái kinh tế - xã hội gồm: a. Lực lượng sản xuất. b. Quan hệ sản xuất. c. Kiến trúc thượng tầng. d. Cả a, b, c. Câu 19: Thế giới quan có mấy hình thức cơ bản? a. Ba. b. Bốn. c. Năm. d. Sáu. Câu 20: Hoạt động thực tiễn có mấy hình thức cơ bản? a. Hai. c. Ba. b. Bốn. d. Năm. PHẦN II: LÝ THUYẾT ( 2 Câu- 6 điểm ) PHẦN A: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN ( 1 Câu- 3 điểm) Câu 1: ( 3 điểm) Hãy nêu và phân tích nội dung định nghĩa vật chất của Lênin? Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận của nó? Câu 2: ( 3 điểm) Trình bày nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định? Ý nghĩa phương pháp luận và thực tiễn của nó. Câu 3: ( 3 điểm) Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Từ đó, phê phán những quan điểm sai lầm về vấn đề này? Câu 4: ( 3 điểm) Trình bày nội dung cơ bản của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ? Vận dụng quy luật này vào thực tiễn cách mạng nước ta hiện nay? PHẦN B: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ( 1 Câu- 3 điểm) Câu 1: ( 3 điểm) Trình bày nguồn gốc hình thành của tư tưởng Hồ Chí Minh. Ý nghĩa của việc học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đối với bản thân. Câu 2: ( 3 điểm) Phân tích luận điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về: Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta phải làm gì để giữ vững quyền độc lập tự do của đất nước. Câu 3: ( 3 điểm) Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Chúng ta phải làm gì để xây dựng được nhà nước trong sạch, vững mạnh. Câu 4: ( 3 điểm) Phân tích những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Liên hệ với nhận thức và thực tiễn của bản thân. Ngày 29 tháng 07 năm 2014 Trưởng bộ môn Đã ký TS. GVC. Lê Thị Kim Chi . ĐẠI HỌC LẠC HỒNG BỘ MÔN CƠ BẢN TÀI LIỆU ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN THI: CHÍNH TRỊ TỔNG HỢP Ngày thi: 9/8/2014 PHẦN I: Trắc nghiệm (tổng số 4 điểm), (bộ đề thi trắc nghiệm gồm 40 câu) cấp là gì? a. Tập đoàn này chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác. b. Tập đoàn này trao đổi lao động với tập đoàn khác. c. Tập đoàn này mua bán lao động của tập đoàn khác. d. Tập đoàn này phân. Ý nghĩa của việc học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đối với bản thân. Câu 2: ( 3 điểm) Phân tích luận điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về: Độc lập, tự do là quyền thi ng liêng, bất khả

Ngày đăng: 24/07/2015, 19:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan