Đề thi học sinh giỏi sử 12 năm 2012 – 2013 kèm đáp án

33 544 4
Đề thi học sinh giỏi sử 12 năm 2012 – 2013   kèm đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN SỬ THỜI GIAN : 180 phút Câu 1 ( 3,0 điểm )Từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay, Đông Nam Á có những biến đổi to lớn gì? Trong những biến đổi đó thì biến đổi nào là quan trọng nhất? Tại sao? Câu 2 ( 3,0 điểm )Quan hệ giữa Mỹ với Liên Xô trong và sau chiến tranh thế giới thứ II có gì khác nhau? Tại sao lại có sự khác nhau đó? Sự khởi đầu chủa chiến tranh lạnh từ năm 1947 đến năm 1955 như thế nào? Câu 3 ( 3,0 điểm ). Phân tích những điêm giống nhau và khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam với Luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương. Câu 4 ( 3,0 điểm ). Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ra đời và hoạt động như thế nào? Nêu vai trò của Hội đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 5 ( 4,0 điểm ). Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc từ năm 1920 đến năm 1945, hãy làm sang tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. Câu 6 ( 4,0 điểm ). Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 có những thuận lợi và khó khăn gì? Khó khăn nào là chủ yếu mhất? 2 ĐÁP ÁN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 a/ Những biến đổi của các nước Đông Nam Á: - Từ thân phận là những nước thuộc địa, nửa thuộc địa, là thị trường tiệu thụ của phương Tây, các nước Đông Nam Á đã trở thành những nước độc lập - Sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á ra sức xây dựng và phát triển nền kinh tế của mình và đạt được nhiều thành tựu to lớn như Singapo, Malaixia, Thái Lan, …( đặc biệt là Singapo, nước có nền kinh tế phát triển nhất Đông Nam Á - Cho đến tháng 4 – 1999 có 10/10 nước Đông Nam Á là thành viên của khối ASEAN b/ Biến đổi quan trọng nhất: - Tất cả các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập - Tại vì, nếu có giành được độc lập thì mới có điều kiện xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phồn vinh. 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 2 a/ Quan hệ giữa Mỹ với Liên Xô: - Là đồng minh của nhau trong chiến tranh thế giới thứ II - Sau chiến tranh thế giới thứ II là đối thủ của nhau b/ Sự khác nhau là do: - Sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa hai cường quốc + Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hối và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. + Mỹ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới nhằm thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới. c/ Sự khởi đầu của chiến tranh lạnh * Phía Mỹ : - Học thuyết Truman ( 1947): sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối vưới nước Mỹ  viện trợ cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm biến hai nước nầy thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước Đông Âu. - Kế hoạch Macsan (6/1947):không chỉ phục hồi kinh tế các nước Tây Âu mà còn tập hợp các nước nầy vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.Kế hoạch Macsan đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Đông Âu và Tây Âu. - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập ngày 4/4/1949 tại Washinton, lúc đầu gồm có Mỹ và 11 nước phương Tây. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mỹ cầm đầu nhằm chống 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 3 lại Liên Xô và các nước XHCN. * Phía Liên Xô: - Tháng 1/1949, LX và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN. - Tháng 5/1955, LX và các nước Đông Âu thành lập - Tổ chức Hiệp ước Vacsava, một liên minh chính trị-quân sự của các nước XHCN ở châu Âu. - Sự ra đời của NATO và Vacsava đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thé giới. 0,25 0,25 0,25 3 a/ Những điểm giống nhau: - Cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng Việt Nam (Đông Dương) là : CM tư sản dân quyền và CMXHCN, đây là 2 nhiệm vụ CM nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách - Đều xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam (Đông Dương)là độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày - Khẳng định lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là đảng cộng sản, đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng mà đội quân tiên phong là giai cấp công nhân - Khẳng định cách mạng Việt Nam (Đông Dương) là 1 bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới. b/ Khác nhau: - Nhiệm vụ cách mạng: + Cương lĩnh đề ra nhiệm vụ đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng, đã đặt nhiệm vụ dân tộc lên trên nhiệm vụ đấu tranh giai cấp. + Luận cương đề ra nhiệm vụ đánh đổ phong kiến – đế quốc. Chưa thấy được mâu thuẩn chủ yếu của xã hội thuộc địa nên không đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu - Lực lượng cách mạng: + Cương lĩnh nêu: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; lợi dụng hoặc trung lập phú nông, tiểu trung địa chủ và tư sản, chủ trương trên đã tập hợp được sức mạnh của cả d6an tộc. + Luận cương nêu: giai cấp công nhân và nông dân. Đánh giá không đúng khả năng tham gia cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trung tiểu địa chủ. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 4 a/ Sự thành lập: - 11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) và lựa chọn một số thanh niên tích cực của nhóm Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2/1925) - 6/1925, Nuyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách 4 mạng thanh niên. b/ Hoạt động của Hội VNCMTN: - 21/6/1925, báo “Thanh niên” làm cơ quan ngôn luận của Hội. - 1927 xuất bản tác phẩm “Đường kách mệnh”, tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc. - Báo “Thanh niên” và sách “Đường kách mệnh” trang bị lí luận cho cán bộ cách mạng, tài liệu tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam - 1928, tổ chức phong trào “Vô sản hóa”: đưa hội viên vào hầm mỏ, xí nghiệp vận động quần chúng và công nhân đứng lên đấu tranh. c/ Vai trò: - Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin làm chuyển biến về chất của phong trào công nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời của ba tổ chức Cộng Sản ở Việt Nam trong năm 1929. - Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã chuẩn bị về tổ chức và đội ngũ cán bộ cho sự ra đời của Đảng, vì vậy coi đây là tổ chức tiền than của Đảng. 5 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: - Tìm ra được con đường cứu nước, giải phóng dân tộc: + Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin + Năm 1920, Người xác định con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam là con đường cách mạng vô sản, đây là công lao vĩ đại đầu tiên của Người. - Sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam: + Trải qua gần 10 năm hoạt động, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho cách mạng Việt Nam + Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin + Triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên năm 1930, vạch ra đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. - Trực tiếp xây dựng lực lượng và lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945: + Năm 1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam: triệu tập và chủ trì Hội nghị TW Đảng lần thứ 8 ( 5 – 1941) tại Cao Bằng, hoàn chỉnh chủ trương đặt 0,5 0,5 0,5 0,25 0,5 0,5 5 vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu + Xây dựng lực lượng chính trị ( lập Mặt trận Việt Minh 5 – 1941) + Xây dựng căn cứ địa cách mạng ( chọn Cao Bằng làm căn cứ địa phát triển thành khu giải phóng Việt Bắc ) + Xây dựng lực lượng vũ trang ( chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 12- 1944) + Cùng với TW Đảng kịp thời chớp đúng thời cơ phát động Tổng khởi tháng Tám năm 1945 thành công , lập ra nước Việt Nam dân chủ công hòa ( 2 – 9 – 1945 ) 0,25 0,25 0,25 0,5 6 a/ Thuận lợi - Nhân dân phấn khởi gắn bó với chế độ mới - Có sự lãnh đạo của Đảng , đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh . - Hệ thống XHCN hình thành, phong trào giải phóng dân tộc, hòa bình dân chủ thế giới phát triển. b/Khó khăn: - Nạn ngoại xâm và nội phản: + Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo theo bọn tay sai thuộc các tổ chức phản động, hòng cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được. + Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. + Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng. + Chính quyền cách mạng còn non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu. -Kinh tế: + Nền kinh tế nước ta lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá, hậu quả của nạn đói vẫn chưa khắc phục được, tiếp đó nạn lụt lớn, nửa số ruộng đất không canh tác được. + Nền công nghiệp lạc hậu, nhiều nhà máy vẫn nằm trong tay tư bản Pháp. Hàng hoá khan hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. - Tài chính: ngân sách Nhà nước trống rỗng, quân Trung Hoa Dân quốc tung các loại tiền mất giá làm cho nền tài chính thêm rối loạn. - Di sản văn hoá lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ . - Ngay sau Cách mạng tháng Tám 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước tình thế hiểm nghèo như 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 6 "ngàn cân treo sợi tóc". c/ Khó khăn chủ yếu nhất: nguy cơ ngoại xâm và nội phản, vì nó trực tiếp đe dọa nền độc lập mà nhân dân ta vừa giành được. 0,5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu) KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: LỊCH SỬ - Vòng: 2 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1. (5,0 điểm) Nghệ thuật rút lui chiến lược, tạo và chớp thời cơ đã được quân dân ta thời Trần thể hiện như thế nào trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên? Nêu tác dụng của nghệ thuật quân sự đó đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến. Câu 2. (4,0 điểm) Bình luận câu hỏi và trả lời trong bài Văn sách của khoa thi Đình năm 1876 sau đây: - “Nước Nhật Bản học theo các nước Thái Tây mà nên được phú cường. Vậy nước ta có nên bắt chước không?” - “Nhật Bản thuở trước vẫn theo văn minh của nước Tàu, mà bây giờ thay đổi thói cũ theo nước Thái Tây, dẫu là có nên phú cường, về sau này cũng hóa ra loài mọi rợ!”. Câu 3. (5,0 điểm) Nhận xét về khuynh hướng chính trị, kết cục và nêu ý nghĩa của các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Câu 4. (3,0 điểm) Phân tích, so sánh để làm rõ những điểm giống nhau và khác nhau giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ với cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Giải thích vì sao có sự giống, khác nhau đó? Câu 5. (3,0 điểm) Tại sao nói, trong trật tự Vécxai – Oasinhtơn, quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản chỉ tạm thời và mong manh? So sánh trật tự Vécxai – Oasinhtơn với trật tự hai cực Ianta. Hết - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh………………………………. Số báo danh…… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu) KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: LỊCH SỬ - Vòng: 1 Thời gian làm bài: 180 phút Câu 1. (4,5 điểm) So sánh nghệ thuật quân sự trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền và trận Bạch Đằng năm 1288 của Trần Hưng Đ ạo. Câu 2. (5,0 điểm) Qua việc chọn một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thời gian từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII, anh (chị) hãy nêu và phân tích một bài học lịch sử đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Câu 3. (4,5 điểm) Thông qua phân tích mục tiêu, lực lượng lãnh đạo của phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế, hãy xác định tính chất của hai phong trào đó. Câu 4. (3,0 điểm) Căn cứ vào đâu để khẳng định rằng, Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thành công trên thế giới và có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình thế giới? Câu 5. (3,0 điểm) Tại sao nói, chế độ độc tài phát xít là nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất? Hết - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh………………………………. Số báo danh……… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: LỊCH SỬ - Vòng: 1 HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang) CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM THANG ĐIỂM Câu1 (4,5đ) So sánh nghệ thuật quân sự trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền và trận Bạch Đằng năm 1288 của Trần Hưng Đạo. a) Khái quát diễn biến trận Bạch Đằng (938) và trận Bạch Đằng (1288) - Trận Bạch Đằng (938): + Cuối năm 938, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền huy động và lãnh đạo nhân dân xây dựng trận địa tại cửa sông Bạch Đằng. + Với cách đánh sáng tạo, độc đáo, chỉ non nửa ngày, quân ta đã đánh bại cuộc tấn công xâm lược cuả Nam Hán. 0,50 - Trận Bạch Đằng (1288) + Cuối năm 1287, quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ ba. Quân dân nhà Trần tiếp tục chống xâm lược… + Trần Quốc Tuấn lãnh đạo nhân dân xây dựng trận địa mai phục ở cửa sông Bạch Đằng… Thuỷ quân của địch đại bại 0,50 b) So sánh - Giống nhau: + Lợi dụng cơ chế thuỷ triều và địa hình xung quanh sông Bạch Đằng để xây dựng bãi cọc ngầm, bố trí trận địa mai phục. + Nhử địch vào trận địa mai phục… + Đều thực hiện kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” 1,50 - Khác nhau: + Trận Bạch Đằng (938): Đánh địch khi chúng mới bắt đầu tiến vào nội địa nước ta… + Trận Bạch Đằng (1288): Đánh địch khi chúng đã vào nội địa nước ta và đang trên đường rút chạy về nước… 1,50 - Ý nghĩa lịch sử: đều là những trận quyết chiến chiến lược; thắng lợi của ta đã đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù; giành và bảo vệ độc lập dân tộc; để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về sau. 0,50 Câu2 (5,0đ) Qua việc chọn một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thời gian từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII, anh (chị) hãy nêu và phân tích một bài học lịch sử đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. - Khái quát các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm của nhân dân ta từ TK X – XVIII, nêu những bài học lịch sử lớn: Đoàn kết to àn dân, tiến công để phòng thủ và phòng thủ để tiến công, giảng hòa trong thế thắng để kết thúc chiến tranh một cách có lợi nhất cho dân tộc… 0,50 - Chọn một cuộc kháng chiến, nêu và phân tích một bài học lịch sử: + Phải trình bày được diễn biến chính của cuộc kháng chiến đã chọn (Kháng chiến chống Tống (1075 – 1077, kháng chiến chống Nguyên – Mông thế kỉ XIII, kháng chiến chống Xiêm, chống Mãn Thanh thế kỉ XVIII…). 0,50 + Sự kiện dùng làm căn cứ để rút ra bài học phải được phân tích đầy đủ và sâu sắc; chứng minh được bài học đó đã được các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta sau đó tiếp nối, bổ sung và hoàn chỉnh để trở thành truyền thống quý báu của dân tộc. 4,00 Câu3 (4,5đ) Thông qua phân tích mục tiêu, lực lượng lãnh đạo của phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế, hãy xác định tính chất của hai phong trào đó. a) Phong trào Cần vương(1885 – 1896) - Khái quát phong trào: Với Hiệp ước Patơnốt (1884), thực dân Pháp đã hoàn thành căn bản quá trình xâm lược nước ta. Nhân dân cả nước bất bình với hành động bán nước của triều đình nhà Nguyễn. Hưởng ứng chiếu Cần vương, một phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta đã diễn ra sôi nổi trên quy mô cả nước. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Hương Khê, Ba Đình, Bãi Sậy… 0,25 - Mục tiêu: Giúp vua chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến 1,00 - Lãnh đạo: chủ yếu là văn thân, sĩ phu yêu nước (Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật…), những người chịu sự chi phối của tư tưởng “trung quân, ái quốc” - Qua mục tiêu và lãnh đạo phong trào cho thấy, phong trào Cần vương là phong trào yêu nước theo ngọn cờ phong kiến, theo hệ tư tưởng phong kiến 1,00 b) Phong trào nông dân Yên Thế (1884 – 1913) - Khái quát phong trào: + Nông dân Yên Thế (Bắc Giang) vốn di dân từ vùng đồng bằng Bắc Kì lên sinh sống. Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc kì, Yên Thế trở thành đối tượng bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng lên tự vệ. + Phong trào diễn ra gần 30 năm, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất… 0,25 - Mục tiêu: Bảo vệ cuộc sống, bảo vệ sự bình yên cho xóm làng trước cuộc tấn công của thực dân Pháp 1,00 - Lãnh đạo: Những người nông dân, tiêu biểu là Đề Thám, Đề Nắm, Cả Dinh, Cả Huỳnh… [...]... TẠO TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2 012 2013 Môn thi : LỊCH SỬ Ngày thi: 09/10/2 012 (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) (Đề này gồm 06 câu trong 01 trang) A LỊCH SỬ VIỆT NAM (13,0 điểm) Câu 1 (3,5 điểm) Nêu nguyên nhân dẫn tới xuất hiện phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ trong những năm 191 9–1 925 Hãy nhận xét về... ý cơ bản, nếu học sinh trình bày bằng phương pháp khác, nhưng vẫn đảm bảo những nội dung cơ bản, thì vẫn cho điểm tối đa SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2 012 2013 Môn thi : LỊCH SỬ Ngày thi: 10/10/2 012 (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) (Đề này gồm 06 câu trong 01 trang) A LỊCH SỬ VIỆT NAM (14,0... Họ và tên thí sinh: Số Họ và tên, chữ kí: Giám thị Giám thị 2 SỞ GD&ĐT NINH BÌNH báo danh: 1 : : HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2 012 – 2013 MÔN: LỊCH SỬ Ngày thi: 09/10/2 012 ( Hướng dẫn chấm này có 05 trang) Nội Dung I PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (13,0 điểm) Câu 1 Tại sao lại có phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919 - 1925... đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một thời kì mới đã mở ra cho các nước Đông Nam Á? Thời cơ và thách thức của Việt Nam khi tham gia tổ chức ASEAN? HẾT Họ và tên thí sinh: Số Họ và tên, chữ kí: Giám thị Giám thị 2 SỞ GD&ĐT NINH BÌNH báo danh: 1 : : HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2 012 – 2013 MÔN: LỊCH SỬ Ngày thi: 10/10/2 012 ( Hướng... VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2 012 - 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: LỊCH SỬ - Vòng: 2 HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản hướng dẫn chấm gồm 04 trang) CÂU Câu 1 (5,0đ) Câu 2 (4,0 đ) HƯỚNG DẪN CHẤM Nghệ thuật rút lui chiến lược, tạo và chớp thời cơ đã được quân dân ta thời Trần thể hiện như thế nào trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên? Nêu tác dụng... Italia, Nhật Bản đều không thoả mãn với trật tự Vécxai – Oasinhtơn, muốn phá bỏ nó để thi t lập một trật tự thế giới mới có lợi cho họ - Mâu thuẫn giữa những nước bất mãn và thoả mãn trong trật tự Vécxai – Oasinhtơn là nguyên nhân sâu xa dân tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) b) So sánh - Giống nhau: Đều thi t lập sau các cuộc chiến tranh thế giới; các nước thắng trận chủ chốt đều có nhiều... tạm thời và mong manh? So sánh trật tự Vécxai – 0,50 0,50 0,50 1,00 0,50 0,50 Oasinhtơn với trật tự hai cực Ianta a) Giải thích - Chiến tranh thế giớ thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận tổ chức hội nghị ở Vecxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 – 1922) để kí hoà ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi Qua đó, một trật tự thế giới mới được thi t lập - Trật tự Vécxai – Oasinhtơn - Ngay sau khi hinh... nghĩa tháng Tám năm 1945 được thể hiện qua những sự kiện nào? Đánh giá vai trò của lực lượng vũ trang cách mạng đối với thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 Câu 4 (2,0 điểm) Vì sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1945-1954) là một cuộc chiến tranh chính nghĩa mang tính nhân dân sâu sắc? B LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6,0 điểm) Câu 5 (2,5 điểm) Vì sao nói rằng quan hệ Nhật – Mĩ là... tìm ra cho nhân dân Việt Nam đã được thực thi một cách hoàn hảo và đã dẫn tới cách mạng thành công, kháng chiến thắng lợi Câu 3 Quá trình ra đời và hoạt động của lực lượng vũ trang cách mạng từ sau 5,0 điểm khởi nghĩa Bắc Sơn đến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 Đánh giá vai trò của lực lượng vũ trang cách mạng đối với thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 a Quá trình ra đời và hoạt động... lợi của cuộc kháng chiến a) Khái quát cuộc chiến tranh xâm lược nước ta của quân Mông - Nguyên b) Rút lui chiến lược - Trước thế mạnh của địch, cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi kinh thành Thăng Long, lui về Thi n Trường, Thi n Mạc, đồng thời thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”… - Kế sách đó là sự vận dụng linh hoạt phương châm, “tránh thế mạnh của địch vào lúc ban mai, đánh địch vào buổi . BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2 012 2013 Môn thi : LỊCH SỬ Ngày thi: 09/10/2 012 (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) (Đề này. ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu) KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2 012 - 2013 Môn: LỊCH SỬ - Vòng: 2 Thời gian. HÀ TĨNH HƯỚNG DẪN CHẤM KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2 012 - 2013 Môn: LỊCH SỬ - Vòng: 1 HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản hướng dẫn chấm gồm 03

Ngày đăng: 24/07/2015, 16:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan