KHẢO SÁT VÀ DỊCH CHÚ TÁC PHẨM LUẬN NGỮ TINH HOA

82 473 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
KHẢO SÁT VÀ DỊCH CHÚ TÁC PHẨM  LUẬN NGỮ TINH HOA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ khi Tứ thư được coi là bộ kinh điển sử dụng chính thống trong khoa cử để kén chọn hiền sĩ, việc thông làu Tứ thư là yếu tố bắt buộc với những người muốn tiến thân vào con đường làm chính trị

Đại học Quốc gia Hà Nội Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Khoa Văn học  NIÊN LUẬN Đề tài : KHẢO SÁT DỊCH CHÚ TÁC PHẨM LUẬN NGỮ TINH HOA của Nguyễn Phúc Ưng Trình  Giáo viên hướng dẫn : Ths. Đinh Thanh Hiếu Họ tên : Đỗ Hoàng Tú Anh Mã số SV : 07030014 Lớp : Hán Nôm Khóa : K52 Hà nội, 12/2009 MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Phạm vi đề tài phương pháp nhiên cứu 4 3. Đóng góp của đề tài 5 4. Bố cục của Niên luận 5 5. Quy cách trình bày 6 II. PHẦN NỘI DUNG A. Tác giả - Tác phẩm 1. Tác giả Ưng Trình .7 2. Tác phẩm Luận ngữ tinh hoa 2.1 Hoàn cảnh ra đời .8 2.2 Tình hình văn bản .9 2.3 Hình thức bố cục .9 2.4 Nội dung chính 11 2.5 So sánh cách phân chia thiên mục của Luận ngữ tinh hoa với cách phân chia thiên mục các tác phẩm viết về Luận ngữ khác .15 2 2.6 Vị trí vai trò của Luận ngữ tinh hoa trong di sản Hán Nôm Việt Nam .19 3. Kết luận .23 B. Dịch chú tác phẩm .25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC (NGUYÊN BẢN) 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi Tứ thư được coi là bộ kinh điển sử dụng chính thống trong khoa cử để kén chọn hiền sĩ, việc thông làu Tứ thư là yếu tố bắt buộc với những người muốn tiến thân vào con đường làm chính trị. Nhắc tới Tứ thư không thể không nhắc tới sách Luận ngữ, bộ sách đặt nền móng cho mọi tư tưởng, triết lý sâu xa khác trong Đại học, Trung Dung Mạnh Tử. Muốn hiểu được ba bộ sách còn lại, buộc người học phải thông hiểu được Luận ngữ. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về sự tiếp thu Nho học ở Việt Nam, mà phương pháp tiếp cận chủ yếu là tìm hiểu, khảo sát các truyền bản, dịch chú các tác phẩm kinh điển của Nho giáo như Tứ thư, Ngũ kinh, mà Luận ngữ, tác phẩm đứng đầu trong Tứ thư, được chú trọng nhất. Các tác phẩm viết về Luận ngữ tại Việt Nam đã có như Luận ngữ chế nghĩa 論 語 制 義, Luận ngữ chính văn tiểu đối 論 語 正 文 小 對, Luận ngữ ngu án 論 語 愚 按 ( Phạm Nguyễn Du ) , Luận ngữ tập nghĩa 論 語 集 義, Luận ngữ thích nghĩa ca 論 語 釋 義 歌 ( Tự Đức biên soạn ) , Luận ngữ tiết yếu 論 語 節 要 ( Lê Văn Ngữ ) , Luận ngữ tinh nghĩa 4 論 語 精 義 , Luận thuyết tập 論 說 集 Luận ngữ tinh hoa 論 語 菁 華 ( Ưng Trình ) . Trong Niên luận này, chúng tôi quyết định chọn Luận ngữ tinh hoa của tác gia Ưng Trình để tiến hành tìm hiểu khảo sát. Sở dĩ chúng tôi chọn cuốn sách này là vì những lý do đặc biệt như hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, nội dung tư tưởng dụng ý của tác giả khi phân chia các thiên mục. Ngoài ra, mục “Hải ngoại” trong Khổng Tử đại từ điển có nhắc tới cuốn sách này sau cuốn Khổng học đăng của Phan Bội Châu, trong khi một số tác phẩm viết về Luận ngữ nổi tiếng khác như Luận ngữ ngu án hay Luận ngữ tiết yếu không được nhắc tới. Luận ngữ tinh hoa không đơn thuần chỉ là một tác phẩm được viết theo hình thức tiết yếu của sách Luận ngữ, nó chắt lọc những gì mà tác giả coi tinh túy nhất, giá trị nhất của sách Luận ngữ mà viết nên. 2. Phạm vi đề tài phương pháp nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi cố gắng làm rõ những vần đề liên quan tới sự ra đời nội dung tư tưởng của tác phẩm. Trên cơ sở đó đưa ra cái nhìn tổng quát nhất về bối cảnh lịch sử, quan niệm sự tiếp thu Nho giáo thời bấy giờ. Để giải quyết các vấn đề đã nêu ở trên, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích, mô tả, tổng hợp, so sánh không thể thiếu phần phiên âm, dịch nghĩa, chú giải cho tác phẩm. 5 3. Đóng góp của đề tài Khi tiến hành nghiên cứu theo phạm vi đặt ra, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu bối cảnh lịch sử cung cấp một bản dịch chú đầy đủ của một tác phẩm tìm hiểu kinh điển tại Việt Nam trong buổi giao thời. Ngoài ra chúng tôi cũng tiến hành khảo cứu tác phẩm thông qua phần phiên âm,dịch nghĩa chú thích tác phẩm. Đóng góp chính của Niên luận này là đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về lịch sử Việt Nam sự thay đổi trong quan niệm Nho giáo của tầng lớp cai trị, cũng như tầng lớp trí thức Việt Nam trong buổi giao thời. 4. Bố cục Niên luận Niên luận này được chia làm hai phần lớn là phần Mở đầu phần Nội dung, ngoài ra còn có phần Phụ lục phần Tài liệu tham khảo. Các vấn đề chính được giải quyết ở phần Nội dung. Bố cục như sau : PHẦN NỘI DUNG A. Tác giả - Tác phẩm 1. Tác gia Ưng Trình 2. Tác phẩm Luận ngữ tinh hoa. • Hoàn cảnh ra đời tác phẩmTình hình văn bản 6 • Hình thức bố cục tác phẩm • Nội dung chính của tác phẩm • So sánh cách phân chia thiên mục của tác phẩm với một số tác phẩm Luận ngữ khác như Luận ngữ tiết yếu, Luận ngữ ngu án . • Vị trí vai trò của Luận ngữ tinh hoa trong di sản Hán Nôm Việt Nam 3. Kết luận B. Dịch chú tác phẩm TÀI LI ỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC 5. Quy cách trình bày - Tên tác phẩm : Viết hoa chữ cái đầu, in nghiêng. - Phiên âm Hán Việt : In nghiêng. - Dịch nghĩa : Viết thường. - Tên người, địa danh : Viết hoa toàn bộ. 7 PHẦN NỘI DUNG A. Tác giả - Tác phẩm 1. Tác giả Ưng Trình Ưng Trình ( chưa rõ năm sinh năm mất ) tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Trình 阮福膺 脭 , quê tại Lạc Tịnh Viên - Bến ngự ( Huế ), nguyên là Hiệp Tá Ðại Học Sĩ, đại thần Cơ Mật viện, Tôn Nhân Phủ Ðại Thần (1936) Thượng Thư. Vợ là Trần Thị Như Uyển, cũng dòng dõi quan lại cấp Thượng Thư. Ưng Trình là con của Hường Khẳng, cháu gọi Tùng Thiện Vương là ông nội. Ông sinh ra lớn lên trong gia đình hoàng tộc. Năm Quý Mùi (1823), năm thứ tư triều Minh Mạng, Vua định phép đặt tên cho cả Hoàng gia, làm thành 11 bài thơ chạm vào Kim sách Ngân sách. Bản Kim sách chạm vào Đế hệ thi: Miên, Hường, Ưng, Bửu, Vĩnh Bảo, Quý, Định, Long, Trường Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật Thế, Thoại, Quốc, Gia, Xương Nói như vậy thì Ưng Trình thuộc hàng thứ ba trong đế hệ Nguyễn tộc. Ông đã từng giữ nhiều chức vị quan trọng trong triều đình nhà Nguyễn dưới thời Bảo Đại. Chính vì vậy mà ông đã được chứng kiến nhiều biến cố của đất nước. Ông không những là một chính trị gia luôn được tham gia vào những sự kiện lớn 8 của triều đình nhà Nguyễn, mà về mặt văn hóa ông còn là một nhà viết sách, tác phẩm Luận ngữ tinh hoa do ông biên soạn viết biền ngôn năm Duy Tân Giáp Dần (1914) khi ông đang giữ chức Quốc Tử Giám Tư nghiệp ( Hiệu phó). Ngoài ra ông cùng người con trai thứ hai là Linh Mục Bửu Dưỡng đã viết cuốn sách Tùng Thiện Vương, tiểu sử thi văn được in năm 1970. 2. Tác phẩm Luận ngữ tinh hoa * Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Giai đoạn đầu thế kỷ XX mà tác giả Ưng Trình sống là giai đoạn đầy những biến động trong lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử thế giới. Thời kì này xã hội Việt Nam đang chuyển biến mạnh mẽ. Chế độ phong kiến đang trên đà sụp đổ, hệ tư tưởng Nho giáo trải qua thời kỳ cực thịnh đã đến giai đoạn suy vi, nhường chỗ cho luồng tư tưởng mới Tây Âu tân tiến xâm nhập. Tầng lớp trí thức ít nhiều đã bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây, Nho giáo không còn được chú trọng như trước nữa. Trong khoa thi Hương, ngoài các môn chữ Nho còn có thêm các môn khác như cách trí, sử kí, địa dư, toán pháp dạy bằng chữ quốc ngữ một ít chữ Pháp. S ống trong buổi giao thời, tác giả Ưng Trình đã thấy rõ được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây tới đại bộ phận tầng lớp trí thức trong xã hội. Tuy nhiên vào thời điểm này, Nho giáo vẫn chiếm một vị trí nhất định trong tư tưởng của đông đảo quần chúng nhân dân. Vì vậy mà năm Duy Tân Giáp Dần (1914), tác giả Ưng Trình đã biên soạn viết biền ngôn tác phẩm Luận ngữ tinh hoa. Đây là tác phẩm được viết ra đời vào thời điểm nhạy cảm của văn hóa Việt Nam, văn hóa phương Tây Nho giáo cùng song song tồn tại. Ở phần biền ngôn, tác giả Ưng Trình có viết lý do biên soạn tác phẩm : “ Trộm nghĩ những cách ngôn của Khổng Tử về đạo đời lòng người đều đầy đủ trong sách Luận ngữ, mà sách Tề luận hai mươi hai thiên, Cổ luận hai mốt thiên, Lỗ luận hai mươi thiên đều do người ghi biên soạn, phân hợp thiên chương, tản 9 mạn không có điều mục. Nay nhân lúc nhàn rỗi, ôn lại điều cũ mà phân trích thành thiên mục, dùng như vị bánh để các học trò tiện ghi nhớ”. Cách phân chia các thiên mục của tác phẩm cũng nhằm mang tới cho người đọc cách tiếp cận thông hiểu những câu trích lục trong Luận ngữ một cách dễ dàng nhất. * Tình hình văn bản Hiện văn bản Luận ngữ tinh hoa ( hoặc Luận ngữ tanh hoa) đang được lưu trữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm với các kí hiệu là Vhv.775; Vhv.501; VHv.776. Ba ký hiệu nhưng lại là một bản giống nhau. được tác giả Ưng Trình biên soạn viết biền ngôn năm Duy Tân Giáp Dần (1914). Bài tựa của sách do Tế tửu (Hiệu trưởng) Mã Phong tử Đặng Văn Thụy viết, bài bạt do Tạ Thúc Đĩnh Nguyễn Văn Trình viết (1914) . Sách là bản khắc in gồm 96 trang, mỗi trang chia thành bốn cột dọc, viết từ phải sang trái. Mỗi cột có trung bình từ 11 đến 13 chữ. Các chữ có khoảng cách khá rộng. Bài tựa bài bạt vết bằng lối chữ hành thảo tương đối khó nhìn, phần biền ngôn viết bằng chữ lệ, còn phần chính văn viết bằng lối chữ khải chân phương rất đẹp dễ nhìn. Bài tựa bài bạt được viết theo lối viết đài, chia thành sáu cột dọc, viết từ phải sang trái, mỗi cột trung bình từ 13 đến 15 chữ, khoảng cách giũa các chữ khá nhỏ nhưng vẫn có thể phân biệt được. Toàn sách được chia thành tám thiên, mỗi thiên bao gồm nhiều câu được trích lục từ các thiên trong Luận ngữ, dưới mỗi câu có ghi xuất xứ. Trong Niên luận này chúng tôi lấy sách có ký hiệu là VHv.775 để tiến hành nghiên cứu khảo sát. * Hình thức bố cục tác phẩm Hình thức : Luận ngữ tinh hoa là một hình thức tiết yếu của sách Luận ngữ. Các trích dẫn đều là thánh ngôn của Khổng Tử. Tuy nhiên cách tác giả lựa chọn để trích dẫn không giống nhau. Có thể ông không trích dẫn toàn chương mà 10 [...]... sách Luận ngữ tinh hoa với cách phân chia thiên mục trong các tác phẩm viết về Luận ngữ khác Ở trong khuôn khổ Niên luận này, chúng tôi không có điều kiện để khảo sát hết các tác phẩm viết về Luận ngữ khác, mà chỉ lấy hai tác phẩm tiêu biểu là Luận ngữ ngu án ( Phạm Nguyễn Du ) Luận ngữ tiết yếu ( Lê Văn Ngữ ) để thực hiện việc so sánh Sở dĩ chúng tôi chọn hai tác phẩm này vì hình thức bố cục tác. .. bố cục tác phẩm tương đối có những nét tương đồng với Luận ngữ tinh hoa Như hình thức hai tác phẩm này đều là dạng Luận ngữ tiết yếu, bố cục tác phẩm đều chia thành các thiên mục lớn Tuy vậy nhưng mỗi tác phẩm lại có cách chia các chương mục khác nhau đều khác cách chia truyền thống trong sách Luận ngữ Luận ngữ ngu án của Phạm Nguyễn Du Với 20 thiên, 482 chương chính văn của Luận ngữ, theo cách... tiết ít nhất ( 8 tiết ) Tên tác phẩm Luận ngữ tinh hoa nghĩa là trích lục những câu được coi là tinh hoa của sách Luận ngữ để dạy trẻ nhỏ học chữ Hán Tuy nhiên với bối cảnh lịch sử như đã nói ở trên thì Luận ngữ tinh hoa ra đời trong khi Nho học đang trên đà suy yếu Điều này khiến cho Luận ngữ tinh hoa có phần khác với những tác phẩm viết về Luận ngữ trước đó, thể hiện rõ nhất là việc phân chia... Luận ngữ ngu án, Lê Văn Ngữ biên soạn Luận ngữ tiết yếu, cách phân chia các thiên mục các câu trích lục trong sách Luận ngữ tinh hoa đều nhằm đưa người học tiếp cận Luận ngữ một kinh điển của Nho gia một cách đơn giản dễ hiểu nhất Tuy nhiên, không phải vì vậy mà những câu được trích lục không đem lại triết lý sâu xa, mà qua các tiết này, người học có thể nắm được toàn bộ tinh thần sách Luận ngữ. .. là sưu tầm sự anh hoa, thiết thực dễ hiểu, học giả giảng độc rất tiện” Như vậy, cách phân chia các thiên mục của tác giả nhằm giúp cho học giả có thể dễ dàng đọc hiểu được những thâm ý sâu xa của thánh ngôn Ba tác phẩm Luận ngữ ngu án, Luận ngữ tiết yếu Luận ngữ tinh hoa đều được viết theo dạng Luận ngữ tiết yếu, nhưng cách phân chia các thiên mục cho thấy ba nội dung tư tưởng ba đối tượng tiếp... Luận ngữ tinh hoa - cuốn sách giáo khoa kinh điển, đồng thời qua đó giúp người đọc hiểu được thêm bối cảnh lịch sử học thuật ở nước ta trong buổi giao thời 25 B Dịch chú tác phẩm Luận ngữ tinh hoa * Luận ngữ tinh hoa tự Phiên âm : Đạo tại thiên địa gian như nhất nguyên chi khí, vị thường tức dã, thiện học giả tự đắc chi Luận ngữ nhị thập thiên, hoành thánh ngôn chi tinh túy dã Kỳ ngôn hồn nhiên nhi ư... giản dễ hiểu, điều này là vô cùng cần thiết khi Nho học đang trên đà suy vi, nhường chỗ cho Tây học Trong khuôn khổ Niên luận này, chúng tôi chưa thể đi sâu giải quyết kĩ càng các vấn đề tồn tại của tác phẩm cũng như các vấn đề có liên quan Do đó những thiếu sót là không thể tránh khỏi Nhưng trong khuôn khổ Niên luận này, chúng tôi mong muốn đóng góp một bản dịch chú đầy đủ tác phẩm Luận ngữ tinh hoa. .. đưa vào tác phẩm Bố cục : Tác phẩm Luận ngữ tinh hoa bao gồm 308 tiết được chia thành 8 thiên mục lớn theo thứ tự là Học vấn, Tiến tu, Sự thân, Trì kỷ, Tiếp vật, Quan nhân, Xử thế Vi chính Sự phân chia độ dài ngắn số lượng tiết trong mỗi thiên mục là không giống nhau Như thiên Trì kỷ có số lượng tiết nhiều nhất ( 34 tiết ), còn thiên Sự thân có số tiết ít nhất ( 8 tiết ) Tên tác phẩm Luận ngữ. .. tinh túy chắt lọc từ hai mươi thiên Luận ngữ Không tiếp cận kinh điển theo cách thông thường như những Nho sĩ xưa nay vẫn làm, Ưng Trình muốn người học khi đọc Luận ngữ tinh hoa có cách nhìn tổng quát nhưng vẫn nắm được đầy đủ trọn vẹn tinh thần của toàn bộ sách Luận ngữ nguyên văn Với tám thiên mục phân chia rõ ràng, đi từ lập thân đến xử thế , Luận ngữ tinh hoa từng bước dẫn dắt người học tiếp... Tứ thư 10 đầu sách viết về Luận ngữ, trong số đó có Luận ngữ tinh hoa Đây là số sách không lớn so với chiều dài lịch sử tồn tại của Nho giáo tại Việt Nam Trong số những sách ấy đa phần lại là tuyển tập các bài kinh nghĩa, văn sách có nội dung liên quan đến Tứ thư, trong đó có Luận Ngữ như Tứ thư sách lược, Tứ thư tinh nghĩa, Tứ thư văn tuyển, Tứ thư nghĩa tuyển, Luận ngữ sách đoạn, Luận ngữ chế . Quốc gia Hà Nội Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Khoa Văn học  NIÊN LUẬN Đề tài : KHẢO SÁT VÀ DỊCH CHÚ TÁC PHẨM LUẬN NGỮ TINH HOA của Nguyễn Phúc. tác phẩm • Nội dung chính của tác phẩm • So sánh cách phân chia thiên mục của tác phẩm với một số tác phẩm Luận ngữ khác như Luận ngữ tiết yếu, Luận ngữ

Ngày đăng: 12/04/2013, 14:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan