Đề thi mẫu THPT quốc gia môn văn năm 2015 Trung tâm GDTX Vạn Ninh

9 5.5K 6
Đề thi mẫu THPT quốc gia môn văn năm 2015 Trung tâm GDTX Vạn Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD VÀ ĐT KHÁNH HÒA TRUNG TÂM GDTX VẠN NINH ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QIUỐC GIA NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN, khối 12 Thời gian: 180 phút ( không kể thời gian chép đề) PHẦN I: ĐỌC - HIỂU ( 3 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy Một tiếng vườn rợp bong lá cành vươn Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối Tiếng heo may gợi nhớ những con đường… ( Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt) 1.Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.( 0.25 điểm) 2. Chỉ ra và phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ: ( 0.5 điểm) Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. 3. Qua đoạn thơ trên, anh ( chị) hiểu gì về tình cảm của nhà thơ với tiếng Việt? ( 0.5 điểm) 4. Cùng nhắc đến tiếng Việt, có nhà nghiên cứu viết: “ … Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong máy mươi năm thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa bạch hứng vong hồn bao thế hệ đã qua…”.( Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh) - “Họ” trong cách diễn đạt của tác giả là đối tượng nào? (0.25 điểm) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Hùng vĩ của Sông Đà không chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. 5.Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, của ai? Cho biết thể loại của tác phẩm. ( 0.25 điểm) 6. Có ý kiến cho rằng: Việc trích dẫn Sông Đà ( Viết in hoa chữ sông) là sai và cần sửa lại cho đúng là sông Đà. Anh ( chị) có đồng ý với ý kiến trên không, vì sao? (0.5 điểm) 7. Cảnh vật trong đoạn văn được nhà văn quan sát từ những góc độ nào và cảnh vật đó hiện lên ra sao? (0.5 điểm) 8. Từ đoạn văn bản trên, hãy chỉ ra những đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của tác giả.(0.25) PHẦN II: LÀM VĂN ( 7 điểm) Câu 1:( 3 điểm) Có ý kiến cho rằng: “ Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa” là phương châm sống tích cực của con người hiện đại, luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh. Anh ( chị) có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của mình. Câu 2: ( 4 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về khát vọng sống của hai người phụ nữ Mị và người đàn bà vợ Tràng trong tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “ Vợ Nhặt” của Kim Lân. ………………………….Hết……………………… Đề gồm 2 trang HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Câu Ý Đáp án Điểm Phần I Đọc - hiểu 3.0 điểm Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi sau: 1 Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ là: miêu tả, tự sự, biểu cảm 0.25 2 Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ. Tiếng Việt được so sánh với đất cày, lụa, tơ…. Cách so sánh khiến ý thơ trở nên gợi hình, gợi cảm: tiếng Việt gắn với thôn quê, gần gũi với người quê, tình quê, mang đậm dáng dấp và linh hồn quê hương Việt Nam, giản dị , thuần hậu mà tinh tế giàu chất thơ. 0.5 3 Đoạn thơ đã thể hiện những tình cảm chân thành của nhà thơ với tiếng Việt. Đó là tình yêu, cảm xúc tự hào về vẻ đẹp tiếng Việt. Tiếng Việt gần gũi than thương, tiếng nói của nhân dân. 0.5 4 “ Họ” trong cách diễn đạt của tác giả là chỉ các nhà thơ mới. 0.25 5 Đoạn văn được trích từ tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Ngyễn Tuân. Tác phẩm được viết theo thể tùy bút. 0.25 6 Ý kiến cho rằng cần viết sông Đà thay cho Sông Đà là không thỏa đáng.Với Nguyễn Tuân, sông Đà không chỉ là dòng sông thiên nhiên mà còn là một sinh thể có cá tính, có tâm hồn: hung bạo và trữ tình. Con sông dưới ngồi bút của ông trở thành một nhân vật; vì thế trong suốt tác phẩm nhà văn viết in hoa hai chữ Sông Đà. 0.5 7 Nhà văn đã quan sát những vách đá bờ sông từ nhiều gó độ: nhìn từ dưới lên; nhìn từ trên xuống; nhìn ngang qua hai bên bờ; nhìn từ bên trong hướng ra 0.5 8 Phong cách nghệ thuật của nhà văn: tài hoa uyên bác; sở trường về 0.25 thể tùy bút…. Phần II LÀM VĂN 7.0 điểm Câu 1 Có ý kiến cho rằng: “ Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa” là phương châm sống tích cực của con người hiện đại, luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh. Anh ( chị) có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 600 chữ) bày tỏ ý kiến của mình. 3.0 điểm * Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. - Vận dụng tốt các thao tác lập luận. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp. - khuyến khích những bài viết sang tạo. * Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về các vấn đề xã hội và thực tế đời sống, đề bài yêu cầu thí sinh bày tỏ nhận thức, thái độ của mình trước lối sống tích cực của con người thời hiện đại. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây: 1 Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 0.5 2 Giải thích ý kiến: - “ Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa”; người đã đóng góp tất cả khả năng cho đời, thì được tận hưởng tát cả những gì chính đáng 0.5 trong cuộc sống; vừa tận hiến vừa tận hưởng. - Ý kiến này có hai khia cạnh: thứ nhất coi đó là phương châm sống tích cực của con người hiện đại; thứ hhai, coi phương châm ấy luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh. 3 Bàn luận: - Học sinh cần làm rõ: Phương châm sống trên có hoàn toàn tích cực không? Có luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh không? - Học sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc chỉ đồng tình phần nào đó với ý kiến. Dù theo khuynh hướng nào thì cũng phỉa có lí lẽ, căn cứ xác đáng và có thái độ bàn luận nghiêm túc, thiện chí. 0.5 1.0 4 Bày tỏ quan điểm của bản thân: Từ nhận thức và trải nghiệm riêng, thí sinh cần bày tỏ quan điểm của chính mình về cống hiến – hưởng thụ, về sự hợp lí của mối quan hệ cống hiến- hưởng thụ đối với con người hiện đại khi ở trong hoàn cảnh bình thường và khi sống trong hoàn cảnh bất thường, nhất là thời điểm cần có sự hi sinh cống hiến. 1.0 Câu 2 Cảm nhận của anh/ chị về khát vọng sống của hai người phụ nữ Mị và người đàn bà vợ Tràng trong tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và “ Vợ Nhặt” của Kim Lân. 4.0 điểm • Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học. - Vận dụng tốt các thao tác lập luận. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Khuyến khích những bài viết sang tạo. • Yêu cầu về kiến thức: - Trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về các tác giả Tô Hoài, Kim Lân và hai tác phẩm: Vợ chồng A Phủ, đặc biệt là qua việc cảm nhận về hai nhân vật nữ: Mị và người “ vợ nhặt”, bài việt cần làm nỗi bật khát vọng sống mãnh liệt của hai người đàn bà khốn khổ này. - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây: 1 Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận ( tác giả, tác phẩm, nội dung đề bài) 0.5 2 *Về khát vọng sống của nhân vật Mị: - Số phận bi kịch: + Mị vốn là cô gái trẻ trung, xinh đẹp, có khát vọng tình yêu, tự do nhưng vì món nợ truyền kiếp, Mị bắt làm con dâu gạt nợ. + sống kiếp làm dâu nhà giàu nhưng Mị bị hành hạ về thể xác, đày đọa về tinh thần, bị vùi dập sức sống và khát vọng.Mị hiện lên vật vờ như bong ma ủ rũ, khổ đau và lầm lũi như “ con rùa nuôi trong xó cửa” ở nhà Pá Tra. - Sự trỗi dậy của khát vọng sống: + Vào đêm mùa xuân ở Hồng Ngài: Không khí mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tình,… đã khiến tâm hồn Mị hồi sinh; đánh thức niềm khát khao một cuộc sống tự do, đánh thức sức sống tiềm tàng bấy lâu. Đồng thời, Mị nhận thức được số phận bi kịch của mình, từ đó nảy sinh ý thức phản kháng lại cường quyền. + Vào đêm mùa đông ở Hồng Ngài: Giọt nước mắt của A phủ đã đánh thức mọi giác quan- thường ngày bị chai lì, vô cảm - ở Mị. 0.5 0.5 0.25 không chỉ thương mình, Mị còn đồng cảm, xót xa cho những người đàn bà bị trói cho đến chết trong nhà thống lí Pá Tra, cho A Phủ chỉ ngày mai, ngày kia là phải chết, chết đau, chết đói, chết rét…Mị nhận rõ tội ác và sự vô lí bất công mà cha con thống lí gây ra. Lòng căm thù, tình thương người đã tạo nên sức mạnh dám liều mình cởi trói cho A phủ của Mị. Khát vọng sống, khát vonhj tự do đã vậy gọi Mị chạy theo bước chân tự do của APhur. - Nghệ thuật: + Nhân vật được đặt trong tình huống bi kịch, qua đó làm nổi bật sức sống tiềm tang và khát vọng sống mãnh liệt. + Tâm lí nhân vật được miêu tả sắc sảo, ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, giàu tính tạo hình, giàu chất thơ. 3 • Về khát vọng sống của nhân vật người vợ Tràng: - Số phận bi kịch: + Cuộc sống bần cùng, thê thảm bị cái đói rượt đuổi, đe dọa. + Số phận nhỏ bé, bèo bọt, vô danh… như một cái gì đó rơi vãi trên đường đời được người ta nhặt về làm vợ. - Khát vọng sống: +Đánh mất cả sĩ diện thường có của người con gái cũng chỉ để tồn tại, để được sống. Quyết định “ theo không” một cách táo tợn, bất ngờ và hình như chủ động khiến người đọc phải e ngại, thiếu cảm tình cũng là để chạy trốn cái đói, sự đe dọa của cái chết. + Kể từ khi theo chân Trang về làm vợ, thị dường như “lột xác” thành một người khác. Người đàn bà cong cớn, đanh đá, đáo để, 0.5 0.5 0.25 đóp chat, chỏng lỏn, giờ thì biến mất, nhường chỗ cho một người có long tự trọng, hiền hậu đúng mực, một người vợ nghĩa tình, biết chia sẽ, biết lo toan. - Nghệ thuật: Tạo dựng tình huống oái oăm qua đó làm nổi bật số phận và phẩm chất của nhân vật. Miêu tả tâm lí phức tạp của nhân vật một cách tinh tế. Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, sinh động, phù hợp với tâm lí, hoàn cảnh của từng người. * So sánh nét tương đồng và khát biệt - Tương đồng: Mỗi người một hoàn cảnh song cả hai người phụ nữ này đều có số phận bi kịch và cố gắng vượt qua số phận. Cả hai nhà văn cùng sử dụng bút pháp hiện thực và ngòi bút miêu tả tâm lí sắc sảo, tinh tế. - Khác biệt: Nếu Mị là nạn nhân trực tiếp của giai cấp phong kiến mường bản thì người đàn bà vợ Tràng lại là nạn nhân của thực dân , phát xít; Vợ chồng A Phủ lấy bối cảnh xã hội nông thôn miền núi những năm trước khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, còn Vợ Nhặt lại là bối cảnh xã hội Việt Nam trong nạn đói 1945. 0.5 4 • Đánh giá chung 0.5

Ngày đăng: 24/07/2015, 15:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan