Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ 1 sinh 10 (kèm đáp án)

8 211 1
Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ 1 sinh 10 (kèm đáp án)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I Môn: Sinh học – Khối 10 – Năm học: 2011-2012 (Hình thức kiểm tra tự luận) Phần chung: 5 điểm, phần tự chọn: 5 điểm Tỉ lệ: Biết 30%; Hiểu: 30%; Vận dụng: 40% Nội dung Phần chung Phần tự chọn Biết Hiểu Vận dụng Biết Hiểu Vận dụng - Các giới sinh vật Số câu 1 Điểm 1(10%) - Các nguyên tố hóa học, nước Số câu 1 1 Điểm 1(10%) 1(10%) - Cacbohiđrat, lipit, protein, axit nuclêic Số câu 1 1 Điểm 1(10%) 2(20%) - TB nhân sơ, TB nhân thực Số câu 1 1 1 Điểm 2(20%) 1(10%) 1(10%) Tổng điểm(%) 2(20%) 2(20%) 1(10%) 1(10%) 1(10%) 3(30%) TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I TỔ SINH MÔN: Sinh học 10  Năm học: 2011-2012 Đề chính thức Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ( Đề thi có 1 trang ) I.Phần chung ( 5 điểm) Câu 1 : Trình bày vai trò và kể tên vài nguyên tố thuộc nhóm nguyên tố đại lượng, nguyên tố vi lượng? So sánh bào quan riboxom của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực về cấu tạo và chức năng?(2 điểm) Câu 2 : Kể tên các giới trong hệ thống phân loại 5 giới? Những giới nào có sinh vật cấu tạo tế bào nhân sơ? (1 điểm) Câu 3 : Tại sao ti thể được xem như là “nhà máy điện”(trạm năng lượng) của tế bào? Trong cơ thể người có các loại tế bào sau: tế bào hồng cầu, tế bào biểu bì, tế bào bạch cầu, tế bào cơ. Loại tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển nhất? (2 điểm) II.Phần tự chọn ( 5 điểm) - Học sinh được chọn một trong hai phần: phần A hoặc phần B A.Dành cho ban cơ bản(Ban B) Câu 4 : Thế nào là đường đôi, đường đa? Lấy ví dụ? (1 điểm) Câu 5 : Phân biệt cấu trúc của ADN và ARN? Một phân tử ADN có tổng số nucleotit là 2400 nucleotit, số nucleotit loại A là 500 nucleotit. Tính số nucleotit loại G? (2 điểm) Câu 6 : Hậu quả khi đưa các tế bào sống vào ngăn đá tủ lạnh? Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản có ưu điểm gì? (2 điểm) B.Dành cho ban khoa học tự nhiên(Ban A) Câu 7 : Trình bày cấu tạo đơn phân của ARN? Nêu chức năng của các loại ARN? (1 điểm) Câu 8: Một phân tử ADN có tổng số nucleotit là 2400 nucleotit, số nucleotit loại G chiếm 20%. Tính: a. số nucleotit loại A, G trong phân tử ADN trên? (1 điểm) b. số liên kết hiđrô trong phân tử ADN trên? (1 điểm) Câu 9 : Giải thích vì sao nước là dung môi tốt? Ở tế bào nhân thực cho các bào quan sau: mạng lưới nội chất, ti thể, lizoxom, không bào, nhân tế bào, lục lạp. Bào quan nào có cấu trúc là màng kép?(2 điểm) . . . . . . . . . . . . .HẾT . . . . . . . . . . . . Lưu ý: Học sinh không được sử dụng bất kì tài liệu nào. ĐÁP ÁN 1 TIẾT MÔN: SINH 10 Năm học: 2011-2012 Câu Nội dung Thang điểm Câu 1 * Vai trò của nguyên tố đại lượng: là thành phần cấu tạo các đại phân tử hữu cơ, vô cơ cấu tạo nên tế bào, tham gia các hoạt động sinh lí - Các nguyên tố: C, H, O, N, Mg… * Nguyên tố vi lượng: là thành phần cấu tạo enzim, các hoocmôn điều tiết quá trình trao đổi chất trong tế bào - Các nguyên tố: Cu, Zn, Mo -Giống nhau: Riboxom tế bào nhân sơ và Riboxom tế bào nhân thực đều được: cấu tạo protein và rARN, không có màng chức năng: Tổng hợp protein cho tế bào -Khác nhau: Riboxom tế bào nhân sơ Riboxom tế bào nhân thực Kích thước nhỏ Kích thước lớn 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 Câu 2 - Gồm: giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật - Giới có sinh vật cấu tạo tế bào nhân sơ: giới Khởi sinh 0,75 0,25 Câu 3 -Ti thể được xem như là “nhà máy điện”(trạm năng lượng) của tế bào vì ti thể có khả năng chuyển năng lượng trong các nguyên liệu(glucozơ) thành ATP cho tế bào - Tế bào bạch cầu 1 1 Câu 4 -Đường đôi là đường gồm 2 phân tử đường đơn liên kết lại với nhau ví dụ: saccarozơ, lactozơ,… -Đường đa là đường gồm rất nhiều phân tử đường đơn liên kết lại với nhau ví dụ: tinh bột, xenllulozơ,… 0,5 0,5 Câu 5 ADN ARN 2 chuỗi polinucleotit 1 chuỗi polinucleotit cấu tạo đơn phân: nhóm photphat, đường nhóm photphat, đường ribozơ và 1 đeoxiribozơ và 1 trong 4 loại bazơ nitơ: trong 4 loại bazơ nitơ: A, U, G, X A, T, G, X G = N/2 - A = 700 0,5 0,5 1 Câu 6 - Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá tủ lạnh thì nước trong tế bào đóng băng, làm tăng thể tích và nước đá sẽ phá vỡ tế bào - Tế bào có kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/V lớn giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh, sinh trưởng nhanh 1 1 Câu 7 - Đơn phân ARN: nhóm photphat, đường ribozơ và 1 trong 4 loại bazơ nitơ: A, U, G, X. – mARN: truyền đạt thông tin di truyền - tARN: vận chuyển axit amin tới riboxom tổng hợp protein - rARN: tham gia cấu tạo riboxom 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 8 a. G = 0,2 x 2400 = 480; A = 0,3 x 2400 = 720 b. H = 2880 1 1 Câu 9 - Nước có tính phân cực: đầu nguyên tử oxi mang điện tích âm, đầu nguyên tử hiđro có điện tích dương do đó giữa các phân tử nước, giữa nước và chất tan hình thành liên kết hiđro - Bào quan nào có cấu trúc là màng kép: Nhân tế bào, ti thể, lục lạp 1 1 MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Sinh học – Khối 10 – Năm học: 2011-2012 (Hình thức kiểm tra trắc nghiệm) Phần chung: 28 câu phần tự chọn: 7 câu Tỉ lệ: Biết 30%; Hiểu: 40%; Vận dụng: 30% Chủ đề KTKN Mức nhận thức Cộng 1 2 3 4 Phần chung Giới thiệu chung về thế giới sống 2 2 1 5 Thành phần hóa học của tế bào 2 3 1 2 8 Cấu trúc tế bào 3 4 1 8 Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào 2 2 2 1 7 Tổng 9 12 3 4 28 Phần riêng Chuẩn Giới thiệu chung về thế giới sống Thành phần hóa học của tế bào 1 1 2 Cấu trúc tế bào 1 1 2 Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào 1 1 1 3 Tổng 2 2 2 1 7 Phần riêng Nâng cao Giới thiệu chung về thế giới sống Thành phần hóa học của tế bào 1 1 2 Cấu trúc tế bào 1 1 2 Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào 1 1 1 3 Tổng 1 3 2 1 7 Tổng toàn bài 12 17 7 6 42 TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM TỔ SINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: Sinh học 10 Năm học: 2011-2012 (35 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH (28 câu, từ câu 1 đến câu 28): Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với riboxom? A. Mỗi riboxom cấu tạo từ một hạt lớn và một hạt bé. B. Là nơi sinh tổng hợp protein cho tế bào. C . Được bao bọc bởi màng đơn. D. Thành phần hóa học gồm rARN và protein. Câu 2: Đặc điểm đặc trưng nhất về lối sống của các sinh vật trong giới Động vật? A. Nhân thực đa bào phức tạp. B . Có khả năng di chuyển. C. Tế bào không có thành xenlulozơ. D. Sống tự dưỡng quang hợp. Câu 3: Vì sao đa số tế bào có kích thước rất nhỏ? (1) Tế bào nhỏ có tỉ lệ S/V lớn giúp trao đổi chất với môi trường thuận lợi. (2) Tế bào nhỏ dễ biến đổi hình dạng. (3) Tế bào nhỏ giúp vận chuyển nhanh chóng các chất trong tế bào. (4) Tế bào nhỏ có khả năng phân chia nhanh chóng. A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (3), (4). Câu 4: Với một lượng cơ chất xác định, nồng độ enzim càng cao thì tốc độ phản ứng xảy ra như thế nào? A . tốc độ phản ứng xảy ra càng nhanh. B. tốc độ phản ứng xảy ra càng chậm. C. phản ứng không xảy ra. D. tốc độ phản ứng xảy ra không phụ thuộc vào nồng độ enzim. Câu 5: Khi cho tế bào hồng cầu vào nước cất. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Tế bào hồng cầu lúc to ra lúc nhỏ lại. B. Tế bào hồng cầu không thay đổi. C. Tế bào hồ ng cầu nhỏ đi. D. Tế bào hồng cầu to ra và bị vỡ. Câu 6: Chức năng của lưới nội chất trơn là: A. tổng hợp các prôtêin để xuất bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào. B. giữ các bào quan, giữ cho tế bào có hình dạng nhất định. C . tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy các chất độc hại cho cơ thể. D. làm giá đỡ cơ học cho tế bào. Câu 7: Nếu phá hủy nhân tế bào của trứng ếch thuộc loài A; sau đó lấy nhân tế bào sinh dưỡng của loài B cấy vào. Trứng ếch nở thành ếch con. Con ếch con này có đặc điểm của loài nào? A. Đặc điểm của loài A nhiều hơn đặc điểm của loài B; B . Loài B ; C. Loài A; D. Đặc điểm của loài B bằng đặc điểm của loài A; Câu 8: Câu nào dưới đây có nội dung sai? A. Các chất trong tế bào được chuyển hóa (từ chất này sang chất khác) thông qua hàng loạt phản ứng của enzim. B. Để tạo thành hay phân hủy một chất nhất định, tế bào tổng hợp nên các enzim phù hợp. C . Khi cần tổng hợp nhanh một chất nào đó với số lượng lớn, tế bào có thể sử dụng nhiều loại enzim khác nhau. D. Tế bào có thể điều hòa quá trình trao đổi chất thông qua việc điều khiển tổng hợp enzim hoặc ức chế hoặc hoạt hóa các enzim. Câu 9: Thực vật dự trữ đường dưới dạng polisacarit nào? A . Tinh bột. B. Gluocozơ. C. Saccarozơ. D. Glicogen. Câu 10: Trên màng lưới nội chất hạt có nhiều: A . ribôxom. B. lipit. C. loại enzim. D. prôtêin. Câu 11: Glucozơ là thành phần cấu tạo của hợp chất nào dưới đây? A. Protein. B. Photpholipit. C. Axit nucleiuc. D . Saccarozơ. Câu 12: Đặc điểm của nguyên tố vi lượng? A. Nguyên tố có vai trò quang trọng nhỏ trong cơ thể. B. Chiếm tỉ lệ lớn trong khối lượng chất sống của cơ thể(>0,01%). C. Nguyên tố có vai trò không đa dạng trong cơ thể. D . Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong khối lượng chất sống của cơ thể(<0,01%). Câu 13: Nguyên liệu của đường phân? A. Axit piruvic, ATP, NAD + , ADP. B. Glucozơ, ATP, ADP, NADH. C . Glucozơ, ATP, NAD + , ADP. D. Axit piruvic, ATP, ADP, NADH. Câu 14: Tại sao ATP được coi là đồng tiền năng lượng? A. Vì ATP có hình dạng giống đồng tiền tồn tại trong tế bào (2). B. Vì ATP là một loại năng lượng được tế bào sinh sản ra để dùng cho mọi phản ứng của tế bào (1). C. Vì ATP là chất chứa nhiều năng lượng và rất khó phân hủy. D. Cả (1) và (2) đều đúng. Câu 15: Điểm khác nhau giữa photpholipit và mỡ? (1) Photpholipit có số phân tử axit béo ít hơn mỡ. (2) Photpholipit tham gia cấu tạo màng sinh chất, mỡ là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào. (3) Photpholipit là loại lipit phức tạp, mỡ là lo ại lipit đơn giản. (4) Cấu tạo của photpholipit có nhóm photphat, còn mỡ thì không. (5) Photpholipit chỉ tan trong dung môi hữu cơ, mỡ thì không tan. A. (1), (2), (3), (5). B . (1), (2), (3), (4). C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (3), (4), (5). Câu 16: Loại tế bào nào chứa nhiều lizoxom? A. Tế bào thần kinh. B. Tế bào cơ. C. Tế bào hồng cầu. D . Tế bào bạch cầu. Câu 17: Enzim nào sau đây hoạt động trong môi trường axit? A. Mantaza. B . Pepsin. C. Amilaza. D. Saccaraza. Câu 18: Câu có nội dung sai? A. Ở sinh vật nhân thực, các phân tử axit piruvic từ chất tế bào được chuyển qua màng ngoài và màng trong vào chất nền của ti thể. B. Chính axêtyl-CoA sẽ đi vào chu trình Crep. C. Trong ti thể axit piruvic sẽ bị ôxi hóa và tạo ra axêtyl-CoA. D . Trong chu trình Crep, 2 phân tử axêtyl- CoA sẽ bị ôxi hóa hoàn toàn tạo ra 4 phân tử H 2 O. Câu 19: Những điểm giống nhau giữa ADN và protein? (1) Có trong nhân tế bào. (2)Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. (3) Có tính đa dạng và đặc trưng. (4)Có khối lượng và kích thước lớn. A . (2), (3), (4). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (4). Câu 20: Nhóm sinh vật nào dưới đây không thuộc giới Nguyên sinh? A. Nấm nhầy. B . Nấm sợi. C. Tảo nâu, tảo đỏ. D. Động vật nguyên sinh. Câu 21: Phát biểu nào dưới đây là đúng? A . Hai phân tử axit piruvic có ít năng lượng hơn một phân tử glucozơ. B. Sáu phân tử CO 2 có nhiều năng lượng hơn trong hai phân tử piruvic. C. Piruvic là 1 chất oxi hoá mạnh hơn CO 2 . D. Cả A, B và C Câu 22: Các loại đường nào dưới đây là đường đôi? A . Saccarozơ, lactozơ. B. Saccarozơ, galactozơ. C. Saccarozơ, fructozơ. D. Saccarozơ, glucozơ. Câu 23: Giới Khởi sinh gồm các sinh vật nào? A. Nấm nhầy, tảo. B . Vi khuẩn. C. Vi khuẩn, nấm nhầy. D. Tảo lục đơn bào, tảo nâu. Câu 24: Những Giới sinh vật nào thuộc sinh vật nhân thực? A . Giới Nguyên sinh, Giới Nấm, Giới Thực vật, Giới Động vật. B. Giới Khởi sinh, Giới Nguyên sinh, Giới Nguyên sinh, Giới Động vật. C. Giới Khởi sinh, Giới Nguyên sinh, Giới Thực vật, Giới Động vật. D. Giới Khởi sinh, Giới Nấm, Giới Thực vật, Giới Động vật. Câu 25: Khi cho tế bào thực vật vào một loại dung dịch, một lát sau tế bào có hiện tượng co nguyên sinh. Nguyên nhân c ủa hiện tượng này là gì? A. Dung dịch có nồng độ chất hòa tan thấp hơn nồng độ dịch tế bào. B . Dung dịch có nồng độ chất hòa tan cao hơn nồng độ dịch tế bào. C. Dung dịch có nồng độ chất hòa tan bằng nồng độ dịch tế bào. D. Phản ứng tự vệ của tế bào trong môi trường lạ. Câu 26: Tính đa dạng của protein được qui định bởi: A. liên kết peptit. B. nhóm amin của các axit amin. C. số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin và nhóm amin của các axit amin. D . số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin. Câu 27: Nhóm sinh vật có đặc điểm như: tế bào nhân thực, đa bào phức tạp, tự dưỡng quang hợp, sống cố định … thuộc giới nào sau đây? A. Giới Nguyên sinh. B. Giới Khởi sinh. C. Giới Động vật. D . Giới Thực vật. Câu 28: Vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất có các đặc điểm nào? (1) Quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng độ cao. (2) Quá trình vận chuyển tiêu tốn năng lượng ATP. (3) Quá trình vận chuyển nhờ các kênh protein đặc hiệu. (4) Quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp. (5) Quá trình vận chuyển mang tính chọn lọc. A . (1), (2), (3), (5). B. (2), (3), (4), (5). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (3), (4), (5). II. PHẦN RIÊNG: HỌC SINH CHỈ ĐƯỢC CHỌN 1 TRONG 2 PHẦN HOẶC PHẦN A HOẶC PHẦN B (không được chọn cả 2 phần hoặc không chọn phần nào trong phần này) PHẦN A : Dành cho ban chuẩn(Ban B, C: 7 câu, từ câu 29 đến câu 35): Câu 29: Tế bào điều chỉnh hiệu quả và nhanh chóng hoạt tính của enzim bằng cách: A. hiện tượng ức chế ngược. B. tăng nhiệt để enzim ngừng hoạt động. C . sử dụng các chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim. D. bổ sung thêm cơ chất. Câu 30: Những đặc điểm chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật? (1) Thành xenlulozơ. (2) Lục lạp. (3) Trung thể. (4) Không bào lớn. (5) Tự dưỡng. A. (1), (3), (4), (5). B. (2), (3), (4), (5). C . (1), (2), (4), (5). D. (1), (2), (3), (4). Câu 31: Cấu hình không gian đặc biệt của enzim sẽ ……… với cấu hình không gian của cơ chất. Điền vào chỗ trống (……) từ hoặc cụm từ nào dưới đây cho câu trên đúng nghĩa? A. liên kết chặt chẽ. B. ức chế. C. điều hòa. D . tương thích. Câu 32: Đơn phân cấu tạo ADN và đơn phân cấu tạo ARN giống nhau ở thành phần: A. đường, bazơ nitơ. B. bazơ nitơ. C . axit photphorit. D. axit photphorit, bazơ nitơ. Câu 33: Hậu quả khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của enzim? A . Hoạt tính enzim giảm dần. B. Enzim không thay đổi hoạt tính. C. Phản ứng tăng nhanh. D. Hoạt tính enzim tăng lên. Câu 34: Bào quan nào của tế bào là nơi thu nhận một số chất như prôtêin, lipit, đường rồi lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng, sau đó đóng gói và gửi đến nơi cần thiết trong tế bào hoặc tiết ra khỏi bào? A . Bộ máy gôngi. B. Lưới nội chất trơn. C. Lizôxôm. D. Lưới nội chất hạt. Câu 35: Nguyên tắc bổ sung trong cấu tạo của phân tử ADN là: A. A của mạch đơn này liên kết với T trong mạch đơn kia bởi 3 liên kết hydro và ngược lại; G của mạch đơn này liên kết với X trong mạch đơn kia bởi 2 liên kết hydro và ngược lại. B . A của mạch đơn này liên kết với T trong mạch đơn kia bởi 2 liên kết hydro và ngược lại; G của mạch đơn này liên kết với X trong mạch đơn kia bởi 3 liên kết hydro và ngược lại. C. nuclêôtit có bazơ nitơ có kích thước lớn liên kết với nucleotit có bazơ nitơ có kích thước lớn. D. A liên kết với T trong mạch đơn bởi 2 liên kết hydro và ngược lại; G liên kết với X trong mạch đơn bởi 3 liên kế t hydro và ngược lại. PHẦN B: Dành cho ban khoa học tự nhiên(Ban A: 7 câu, từ câu 36 đến câu 42): Câu 36: Trong cơ thể người, quá trình nào có vai trò chuyển hóa hóa năng trong glucozơ thành ATP? A. Quang hợp. B. Tiêu hóa. C . Hô hấp tế bào. D. Đồng hóa. Câu 37: Khi tham gia vào phản ứng thì enzim bị tác động như thế nào? A. Mất năng lượng. B. Mất một nhóm photphat. C . Không bị biến đổi. D. Thay đổi cấu hình không gian. Câu 38: Điểm khác nhau giữa ti thể và lục lạp? (1) Lục lạp có chức năng quang hợp; ti thể có chức năng hô hấp. (2) Ti thể có chứa ADN còn lục lạp thì không. (3) Màng trong ti thể gấp nếp tạo thành nhiều mấu lồi; màng trong của lục lạp trơn, không gấp nếp. (4) Ti thể không có hệ sắc tố; lục lạp có hệ sắc tố . (5) Ti thể có ở tế bào động vật và thực vật; lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật. A . (1), (3), (4), (5). B. (1), (2), (4), (5). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (5). Câu 39: Các trạng thái tồn tại của năng lượng? A . Thế năng và động năng. B. Hóa năng và ATP. C. Điện năng và nhiệt năng. D. Hóa năng và quang năng. Câu 40: Thành phần hóa học cấu tạo nên thành tế bào của các loài vi khuẩn là: A. phôtpholipit. B. prôtêin. C. ribôxôm. D . peptiđôgilcan. Câu 41: Cấu trúc bậc 3 của phân tử protêin? A. Chuỗi polypeptit có dạng xoắn α hoặc gấp nếp β. B. Các axit amin nối với nhau bằng liên kết peptit tạo thành chuỗi polypeptit. C. Hình dạng của phân tử protein trong không gian 3 chiều tạo thành khối cầu. D. Có 2 hay nhiều chuỗi polypeptit phối hợp với nhau. Câu 42: Dưới tác động của enzim hoặc nhiệt độ đường saccarozơ bị thủy phân cho các đường đơn nào? A. Galactozơ và glucozơ B. Glucozơ và fructozơ. C. Glucozơ và galactozơ. D. Galactozơ và fructozơ. HẾT . câu 1 1 1 Điểm 2(20%) 1( 10% ) 1( 10% ) Tổng điểm(%) 2(20%) 2(20%) 1( 10% ) 1( 10% ) 1( 10% ) 3(30%) TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ KIỂM TRA. dụng - Các giới sinh vật Số câu 1 Điểm 1( 10% ) - Các nguyên tố hóa học, nước Số câu 1 1 Điểm 1( 10% ) 1( 10% ) - Cacbohiđrat, lipit, protein, axit nuclêic Số câu 1 1 Điểm 1( 10% ) 2(20%) -. TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I TỔ SINH MÔN: Sinh học 10  Năm học: 2 011 -2 012 Đề chính thức Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ( Đề thi có 1 trang ) I.Phần chung ( 5 điểm) Câu 1 :

Ngày đăng: 24/07/2015, 11:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan