Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Ninh Bình năm 2012 - 2013 (Lần 2) môn sử.DOC

5 388 1
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Ninh Bình năm 2012 - 2013 (Lần 2) môn sử.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ hai - Năm học 2012– 2013 Môn thi : LỊCH SỬ Ngày thi: 18/12/2012 (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) (Đề này gồm 06 câu trong 01 trang) A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (13,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Phong trào đấu tranh dân chủ công khai của tư sản và tiểu tư sản trong những năm 1919 – 1926 đã diễn ra như thế nào? Nêu mặt tích cực và hạn chế của phong trào này. Câu 2. (2,0 điểm) Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng nào? Hãy nêu những điều kiện chủ quan và khách quan tác động đến sự lựa chọn ấy. Câu 3. (4,5 điểm) Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám 1945. Phân tích một nguyên nhân quyết định nhất đưa cách mạng tháng Tám đến thắng lợi. Câu 4. (3,5 điểm) Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) thắng lợi quân sự nào của ta đã làm thất bại hoàn toàn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài? Hãy trình bày hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của thắng lợi đó. B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (7,0 điểm) Câu 5. (4,0 điểm) Từ năm 1945 đến năm 2000 cách mạng Ấn Độ được chia thành mấy giai đoạn? Hãy trình bày diễn biến cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau năm 1945. Câu 6. (3,0 điểm) Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh giai đoạn 1960 – 1973 là giai đoạn phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản. Những nhân tố nào đã thúc đẩy sự phát triển “thần kì” đó? HẾT Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên, chữ kí: Giám thị 1 : Giám thị 2 : SỞ GD&ĐT NINH BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ hai - Năm học 2012 – 2013 MÔN: LỊCH SỬ Ngày thi: 18/12/2012 ( Hướng dẫn chấm này có 05 trang) Câu Nội Dung Điểm I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (13,0 điểm) Câu 1 3,0 điểm Phong trào đấu tranh dân chủ công khai của tư sản và tiểu tư sản trong những năm 1919 – 1926 đã diễn ra như thế nào? Nêu mặt tích cực và hạn chế của phong trào này. + Do ảnh hưởng của các luồng tư tưởng dân chủ tư sản, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước dân chủ ở nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, sôi nổi với lực lượng tham gia chủ yếu là của tư sản và tiểu tư sản. * Phong trào của tư sản: + 1919 tổ chức tẩy chay tư sản hoa kiều….phát động các phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa, 1923 chống độc quyền thương cảng Sài Gòn, chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo + Dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. Đồng thời, một số tư sản và địa chủ lớn miền Nam như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long tổ chức Đảng Lập hiến, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ nhằm tập hợp lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng để làm áp lực đối với Pháp * Phong trào của tiểu tư sản: + Thành lập các tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Hội Hưng Nam, đảng Thanh Niên tổ chức đấu tranh. + Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ như Cường học thư xã, Nam đồng thư xã Xuất bản nhiều tờ báo tuyên truyền những tư tưởng tiến bộ như Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê + Tiêu biểu nhất là phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925) và để tang cụ Phan Châu Trinh (1926), trong thời gian này tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái báo hiệu sự phát triển mạnh mẽ, sôi nổi của phong trào * Mặt tích cực của phong trào: + Thể hiện ý thức dân tộc sâu sắc. Có tác dụng thức tỉnh lòng yêu nước trong nhân dân Việt Nam, thể hiện một bước tiến mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. * Hạn chế: + Các cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản còn nặng về mục tiêu kinh tế, dễ đi đến thỏa hiệp khi thực dân Pháp nhượng bộ về quyền lợi kinh tế + Đấu tranh của tiểu tư sản còn mang tính chất xốc nổi, ấu trĩ. 0,25 0,50 0,25 0,25 0,25 0,50 0,50 0,50 Câu 2 2,0 điểm Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng nào? Hãy nêu những điều kiện chủ quan và khách quan tác động đến sự lựa chọn ấy? + Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản (khác với những con đường cũ: Giải phóng dân tộc theo các 0,50 khuynh hướng phong kiến hoặc tư sản). + Tác động của thời đại mới: thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản. Các mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa đế quốc và phát triển gay gắt ; Cách mạng Tháng Mười Nga thành công ; Quốc tế Cộng sản được thành lập Thời đại đó giúp cho Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu lý luận và thực tiễn để lựa chọn một con đường cứu nước đúng đắn. + Sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục và anh dũng. Các con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản đều không thành công. Đất nước lâm vào "tình hình đen tối tưởng như không có đường ra", đặt ra yêu cầu tìm một con đường mới. + Do trí tuệ và nhãn quan chính trị của Nguyễn Ái Quốc: thấy được hạn chế trong con đường cứu nước của ông cha , thấy các cuộc cách mạng tư sản là "chưa đến nơi"; phân biệt rõ bạn và thù của cách mạng Việt Nam trên phạm vi quốc tế; phát hiện thấy trong Luận cương của Lênin "con đường giải phóng cho chúng ta". 0,50 0,50 0,50 Câu 3 4,5 điểm Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám 1945. Phân tích một nguyên nhân quyết định nhất đưa cách mạng tháng Tám đến thắng lợi * Nguyên nhân thắng lợi + Khách quan: Chiến thắng của Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít, đặc biệt là chiến thắng phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản của Hồng quân Liên Xô. + Chủ quan: Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, toàn dân ta nhất tề đứng lên cứu nước. + Đảng Cộng sản Đông Dương đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, chỉ đạo tổng khởi nghĩa chớp thời cơ giành chính quyền nhanh chóng. Có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm….Trong những ngày khởi nghĩa toàn Đảng, toàn dân, nhất trí, đồng lòng… * Ý nghĩa lịch sử : + Mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta + Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở một kỉ nguyên mới của dân tộc. + Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ II, cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa tự giải phóng, có ảnh hưởng trực tiếp đến 2 dân tộc Lào và Campuchia. * Bài học kinh nghiệm + Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. + Tổ chức đoàn kết lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi trên cơ sở liên minh công nông. + Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, chiến tranh du kích và khởi nghĩa từng phần, khởi nghĩa ở nông thôn và thành thị tiến tới tổng khởi nghĩa + Đấu tranh và xây dựng về tư tưởng tổ chức và uy tín lãnh đạo cách mạng của Đảng. * Phân tích nguyên nhân quyết định nhất + Khi xác định nguyên nhân quyết định nhất, trước hết phải thấy rằng nguyên nhân chủ quan đóng vai trò quyết định, trong các nguyên nhân chủ quan đó thì nguyên nhân vai trò lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh là nguyên nhân quyết định nhất. + Đảng và Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam đó là độc lập dân tộc, CNXH….Lãnh đạo nhân dân đấu tranh suốt 15 năm với nhiều cuộc diễn tập… Khi thời cơ xuất hiện nhanh chóng chớp thời cơ phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền đưa cách mạng tháng 0,50 0,25 0,75 0,25 0,25 0,50 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,75 Tám đến thắng lợi cuối cùng. Câu 4 3,5 điểm Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) thắng lợi nào của quân ta đã làm thất bại hoàn toàn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài? Hãy trình bày hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của thắng lợi đó. a) Xác định sự kiện: Chiến thắng VB thu đông năm 1947 b) trình bày nét chính về chiến dịch * Hoàn cảnh: + Sau 3 tháng tiến hành chiến tranh Pháp vẫn chưa tiêu diệt được cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta… + 3/1947: Pháp cử Bôlaéc sang làm cao ủy Pháp ở Đông Dương thực hiện kế hoạch tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh, dùng thắng lợi quân sự thúc đẩy việc thành lập chính bù nhìn tay sai… + 7/10/1947: Pháp huy động 12.000 quân mở cuộc tấn công lên Việt Bắc (3 cánh quân: dù, thủy, bộ) thực hiện kế hoạch bao vây khép kín… * Diễn biến: (7/10-> 19/12/1947) + Chủ trương của ta: Quyết tâm phá tan “cuộc tấn công mùa Đông của giặc Pháp”… + Đối với cánh quân dù ở mặt trận phía Bắc: Ta chủ động bao vây, tiến công địch buộc chúng phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Mới…(Bắc Cạn) + Đối với cánh quân bộ ở mặt trận phía Đông: Ta chủ động bám sát, đánh phục kích tại những vị trí hiểm yếu tiêu biểu là trận đánh địch ở đèo Bông lau (30/10/1947) + Đối với cánh quân thủy theo đường sông Hồng, sông Lô bao vây Việt Bắc từ phía Tây: Ta bám sát địch ở hai bên bờ sông và đánh phục kích tại những vị trí hiểm yếu tiêu biểu là trận Đoan Hùng, Chiêm Hóa, Khe Lau… + 19/12/1947 Đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc… * Kết quả: + Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 tên địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 ca nô, tàu chiến… + Căn cứ địa Việt Bắc được bảo vệ vững chắc, bộ đội chủ lực trưởng thành… * Ý nghĩa: + Đánh bại hoàn toàn âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài…. Đưa cuộc kháng chiến của ta bước sang giai đoạn mới… 0,50 0,25 0,25 0,50 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 II. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (7,0 điểm) Câu 5. 4,0 điểm Từ năm 1945 đến năm 2000 cách mạng Ấn Độ được chia thành mấy giai đoạn. Hãy trình bày những nét chính cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau năm 1945. * Các giai đoạn: + 1945-1950: Ấn Độ đấu tranh giành độc lập, thành lập nước cộng hòa Ấn Độ + 1950-2000: Ấn Độ bước vào thời kỳ xây dựng đất nước theo con đường TBCN * Cuộc đấu tranh giành độc lập: + Khái quát về Ấn Độ: Là thuộc địa của Anh, sau CTTG II phong trào giải phóng 0,50 0,50 dân tộc phát triển mạnh do Đảng Quốc đại lãnh đạo… + Từ 1945-1947: Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh phát triển. Tiêu biểu 19/12/1946: Khởi nghĩa Bom bay…Đầu 1947: Cuộc bãi công của công nhân Can- cút- ta…Nông dân là phong trào Tebhaga…. + Kết quả: Anh thay đổi chính sách cai trị, đề ra kế hoạch Mao-bát -tơn…15/8/1947: 2 nhà nước tự trị Ấn Độ, Pakistan ra đời… + 1948-1950: Đảng Quốc đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh… + KQ: 26/1/1950: Ấn Độ tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hòa * Ý nghĩa: + Đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ, chấm dứt ách thống trị của thực dân Anh, mở ra thời kỳ mới cho lịch sử Ấn Độ. + Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 0,25 0,75 0,75 0,25 0,50 0,25 0,25 Câu 6. 3,0 điểm Bằng kiến thức đã học trong chương trình Lịch sử thế giới lớp 12 THPT. Hãy chứng minh giai đoạn 1960 – 1973 là giai đoạn phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản. Những nhân tố nào đã thúc đẩy sự phát triển “thần kì” đó? * Những biểu hiện của sự phát triển kinh tế Nhật + Từ năm 1952 đến năm 1960 kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh + Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì: + Tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1960 - 1969 là 10,8%. + Từ 1970-1973 có giảm nhưng vẫn đạt 7,8% cao hơn rất nhiều so với nhiều nước tư bản khác. + Năm 1968, Nhật vươn lên thứ 2 thế giới sau Mĩ …… + Đầu thập kỉ 70 Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới. * Nguyên nhân phát triển. + Ở Nhật con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. + Vai trò lãnh đạo quản lí của nhà nước + Các công ty Nhật Bản năng động……… + Ứng dụng thành công khoa học kĩ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất hạ giá thành + Chi phí quốc phòng thấp + Lợi dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 TỔNG 20,0 Hết Chú ý: Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, nếu học sinh trình bày bằng phương pháp khác, nhưng vẫn đảm bảo những nội dung cơ bản, thì vẫn cho điểm tối đa. . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ hai - Năm học 2 012 2013 Môn thi : LỊCH SỬ Ngày thi: 18 /12/ 2 012 (Thời gian làm bài 180 phút. thí sinh: Số báo danh: ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên, chữ kí: Giám thị 1 : Giám thị 2 : SỞ GD&ĐT NINH BÌNH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ hai - Năm học 2 012 – 2013 MÔN:. 12 THPT Kỳ thi thứ hai - Năm học 2 012 – 2013 MÔN: LỊCH SỬ Ngày thi: 18 /12/ 2 012 ( Hướng dẫn chấm này có 05 trang) Câu Nội Dung Điểm I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (13,0 điểm) Câu 1 3,0 điểm Phong trào

Ngày đăng: 24/07/2015, 10:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan