Đề thi thử THPT Quốc gia 2015 môn Hóa học trường THPT Phan Đăng Lưu, Tp Hồ Chí Minh

7 410 2
Đề thi thử THPT Quốc gia 2015 môn Hóa học trường THPT Phan Đăng Lưu, Tp Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI THỬ TNPT NĂM HỌC 2014-2015 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: HÓA HỌC TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU KHỐI LỚP: 12 oOo Thời gian làm bài: 60 phút Mã đề 132 (không kể thời gian phát đề) (40 câu trắc nghiệm – 5 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC Cho nguyên tử khối: Na = 23;Mg = 24 ; Al = 27 , K = 39 ; Ca = 40 ; Ba = 137 ; Fe = 56 ; Cr = 52 ; Ag = 108 ; Zn = 65; Cu = 64; Ni = 59 ; Sn = 119; I = 127 ; Cl = 35,5 ; S = 32 ; O = 16 ; N = 14 ; C = 12 ; H = 1 Câu 1: Trong thực tế người ta thường dùng những kim loại nào sau đây để làm dây dẫn điện? A. Zn và Fe B. Ag và Au C. Al và Cu D. Ag và Cu Câu 2: Số hiệu nguyên tử đặc trưng cho một nguyên tố hóa học vì nó : A. là kí hiệu của một nguyên tố hóa học. B. cho biết tính chất của một nguyên tố hóa học. C. là điện tích hạt nhân của một nguyên tố hóa học. D. là tổng số proton và nơtron trong nhân. Câu 3: Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 26,7. B. 25,0. C. 12,5. D. 19,6. Câu 4: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) sau khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm có alanin và glyxin? A. 6 B. 7 C. 8 D. 5 Câu 5: Khi hòa tan hoàn toàn m gam mỗi kim loại vào nước dư, từ kim loại nào sau đây thu được thể tích khí H2 (cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) là nhỏ nhất? A. Ca B. K C. Li D. Na Câu 6: Người ta tổng hợp poli(metyl metacrylat) từ axit và ancol tương ứng qua 2 giai đoạn là este hóa (H=60%) và trùng hợp (H=80%). Khối lượng axit và ancol cần dùng để thu được 1,2 tấn polime là bao nhiêu. A. 86 tấn và 32 tấn. B. 2,15 tấn và 0,8 tấn. C. 68 tấn và 23 tấn. D. 21,5 tấn và 8 tấn. Câu 7: Trường hợp nào sau đây không xảy ra sự ăn mòn điện hoá? A. Sự gỉ của gang trong không khí ẩm. B. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển. C. Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4. D. Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4. Câu 8: Trong dung dịch, NH3 là một bazơ yếu vì: A. Khi tan trong H2O, chỉ một phần nhỏ các phân tử NH3 kết hợp với ion H+ của H2O tạo ra các ion NH4+ và OH B. Phân tử NH3 là phân tử có cực. C. Amoniac tan nhiều trong H2O. D. Khi tan trong H2O, NH3 kết hợp với H2O tạo ra các ion NH4+ và OH- Câu 9: Hỗn hợp X gồm Fe2(SO4)3, FeSO4 và Al2(SO4)3. Thành phần phần trăm về khối lượng của oxi trong X là 49,4845%. Cho 97 gam X tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa có khối lượng là A. 31,375 gam. B. 50,5 gam. C. 76 gam. D. 37,75 gam. Câu 10: Cho 4 chất sau: 1/ Ancol etylic. 2/ Phenol. 3/ Benzen. 4/ Axit axetic. Độ linh động của nguyên tử hiđro trong phân tử các chất trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần nào sau đây? A. 3 > 1 > 2 > 4. B. 4 > 2 > 1 > 3. C. 3 > 2 > 1 > 4. D. 4 > 1 > 2 > 3. Câu 11: Một hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức. Cho X phản ứng vừa đủ với 500ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic và một ancol. Cho toàn bộ lượng ancol thu được ở trên tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Hỗn hợp X gồm: Trang 1/7 - Mã đề thi 132 A. một axit và một ancol B. hai este C. một axit và một este D. một este và một ancol Câu 12: Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 2,568. B. 1,560. C. 4,128 . D. 5,064. Câu 13: Clorua vôi là loại muối nào sau đây? A. Muối tạo bởi 1 kim loại liên kết với 1 loại gốc axit B. Muối tạo bởi 2 kim loại liên kết với 1 loại gốc axit C. Muối tạo bởi 1 kim loại liên kết với 2 loại gốc axit D. Clorua vôi không phải là muối Câu 14: Cho các chất: phenylamoni clorua, alanin, lysin, glyxin, etylamin. Số chất làm quỳ tím đổi màu là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 15: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ. Khí A trong bình có thể là khí nào dưới đây? A. NH3 B. H2S C. SO2 D. HCl Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 5,2 g hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp vào nước thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là : A. Na và K. B. Li và Na. C. K và Rb. D. Rb và Cs. Câu 17: Trong các hiện tượng thực hành dưới đây, hiện tượng nào miêu tả không chính xác. A. Thả mẩu kẽm vào hai ống nghiệm đều chứa dung dịch H2SO4. Thêm vào ống nghiệm thứ nhất vài giọt FeSO4 thấy khí thoát ra ở ống nghiệm này nhanh hơn. B. Thêm dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3 thấy có kết tủa, sục khí CO2 dư vào ống nghiệm chứa kết tủa trên thấy kết tủa tan. C. Nhúng lá sắt đã đánh sạch gỉ vào dung dịch CuSO4, lá sắt chuyển sang màu đỏ. D. Cho mẩu Na vào dung dịch đựng FeCl3 thấy có khí thoát ra đồng thời có kết tủa màu nâu đỏ. Câu 18: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm gồm m gam hỗn hợp Al và Fe3O4 thu được chất rắn X. X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M, còn lại phần không tan Y và có 0,672 lit (đktc) khí thoát ra. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 18,78 B. 9,12 C. 14,22 D. 9,66 Câu 19: Khí Nitơ tương đối trơ ở t0 thường là do: A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ . B. Trong phân tử N2 ,mỗi nguyên tử Nitơ còn một cặp e chưa tham gia tạo liên kết. C. Trong nguyên tử N2 có liên kết ba bền. D. Nguyên tử Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm Nitơ . Câu 20: Tiến hành các thí nghiệm sau : (1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4. (2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4. (3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3. (4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2. (5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là : A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. Trang 2/7 - Mã đề thi 132 Câu 21: Thủy phân 44 gam hỗn hợp 2 este cùng công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch KOH dư. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ancol Y và chất rắn khan Z. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 14,3 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối trong Z là A. 53,2 gam B. 34,2 gam C. 42,2 gam D. 50,0 gam Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ag không phản ứng được với dung dịch đặc nóng B. Ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc với C. Nhôm và crom đều không tan trong loãng nguội D. Cặp oxi hóa khử đứng trước nên Cu có thể dễ dàng phản ứng với HCl giải phóng khí H2 Câu 23: Trong các loại quả của chi Citrus như cam, nước chanh có hàm lượng tương đối cao axit xitric hay (là nguyên nhân chủ yếu tạo độ chua cho những loại quả này). Giá trị nào sau đây là phù hợp với trị số pH của dịch nước cam, nước chanh? A. 6,5 B. 0,5 C. 8,5 D. 3,0 Câu 24: Quá trình sản xuất ammoniac trong công nghiệp dựa trên phản ứng : N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k) ; ∆H = –92kJ Nồng độ NH3 trong hỗn hợp lúc cân bằng sẽ lớn hơn khi A. nhiệt độ và áp suất đều tăng. B. nhiệt độ giảm và áp suất tăng. C. nhiệt độ và áp suất đều giảm. D. nhiệt độ tăng và áp suất giảm. Câu 25: Kết luận nào sau đây phù hợp với thực nghiệm? Nung một chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO, người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O, và khí N2. A. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, có thể có nitơ. B. X là hợp chất của 4 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ, oxi. C. X là hợp chất của 3 nguyên tố cacbon, hiđro, nitơ. D. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hiđro, nitơ; có thể có hoặc không có oxi. Câu 26: Hidro peoxit có thể tham gia những phản ứng hóa học: H2O2 + 2HI → I2 + 2KOH. (1) H2O2 + Ag2O → 2Ag + H2O + O2 (2) Tính chất của H2O2 được diễn tả đúng nhất là : A. Hidro peoxit không có tính oxi hóa, không có tính khử. B. Hidro peoxit chỉ có tính oxi hóa. C. Hidro peoxit chỉ có tính khử. D. Hidro peoxit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Câu 27: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là A. 2,24. B. 1,12. C. 4,48. D. 3,36. Câu 28: Cho ancol X có công thức cấu tạo như sau: (H3C)2-C(C2H5) -CH2-CH2(OH). Ancol X có tên thay thế là: A. 3,3-đimetylpentan-1-ol. B. 3-etyl-3-metylbutan-1-ol. C. 2,2-đimetylbutan-4-ol. D. 3,3-đimetylpentan-5-ol. Câu 29: Khi nhỏ từ từ dung dịch AlCl3 cho tới dư vào dung dịch NaOH và lắc đều thì A. không thấy kết tủa trắng keo xuất hiện. B. đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa không tan lại. C. đầu tiên không xuất hiện kết tủa, sau đó có kết tủa trắng keo. D. đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan lại. Câu 30: Chọn câu đúng nhất . Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do : A. Nguyên tử natri nhường 1 electron trở thành ion dương, nguyên tử clo nhận 1 electron trở thành ion âm, 2 ion này hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo phân tử NaCl. B. Obitan nguyên tử của Na và Cl xen phủ lẫn nhau . C. Mỗi nguyên tử nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hú nhau. D. Hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh . Trang 3/7 - Mã đề thi 132 42 SOH 3 CrO 3 HNO Cu Cu +2 2 H H + 786 OHC ( )( ) 3 43 COOHOHHC Câu 31: Cho các chất : axit fomic, andehit axetic, rượu etylic, axit axetic. Thứ tự các hóa chất dùng làm thuốc thử để phân biệt các chất ở dãy nào là đúng ? A. Na; dd NaOH; dd AgNO3/NH3. B. Quỳ tím; dd NaHCO3; dd AgNO3. C. Quỳ tím; 2 dd AgNO3/NH3. D. Dd AgNO3/NH3; dd NaOH. Câu 32: Hoà tan 5,94 g hỗn hợp 2 muối clorua của 2 kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II vào nước được 100 ml dung dịch X . Để làm kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch X người ta cho dung dịch X tác dụng hết với dung dịch AgNO3 thu được 17,22 g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dd Y . Cô cạn dung dịch Y được m g hỗn hợp muối khan , m có giá trị là : A. 63,6 g B. 9,12 g. C. 6,36 g D. 91,2 g Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Khối lượng phân tử Y là: A. 60 B. 74 C. 118 D. 90 Câu 34: Thuỷ phân hoàn toàn glixerol trifomiat trong 200 gam dung dịch NaOH cô cạn dung dịch hỗn hợp sau phản ứng thu được 28,4 gam chất rắn khan và 9,2 gam ancol. Xác định nồng độ % của dung dịch NaOH? A. 10% B. 8% C. 12% D. 14% Câu 35: Phát biểu nào sau đây luôn luôn đúng ? A. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong công thức phân tử luôn luôn là số nguyên dương . B. Trong mỗi nhóm A của bảng tuần hoàn, chỉ gồm các nguyên tố kim loại hoặc các nguyên tố phi kim. C. Tất cả các phát biểu trên đều luôn luôn đúng. D. Một chất hay ion chỉ có tính khử, hoặc chỉ có tính oxi hóa. Câu 36: Este X là hợp chất thơm có công thức phân tử là C9H10O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, tạo ra hai muối đều có phân tử khối lớn hơn 80. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3COOCH2C6H5 B. HCOOC6H4C2H5 C. C6H5COOC2H5 D. C2H5COOC6H5 Câu 37: Người ta có thể dùng phản ứng khử Ag+ của dung dịch AgNO3 trong NH3 để xác định hàm lượng glucozơ trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường. Thử 10 ml nước tiểu thấy tách ra 0,54 gam Ag. Hàm lượng glucozơ có trong nước tiểu của bệnh nhân là A. 0,25 mol/l . B. 0,54 mol/l. C. 0,5 mol/l. D. 0,35 mol/l. Câu 38: Đun nóng 8,55 gam một cacbohidrat X với dung dịch HCl đến phản ứng hoàn toàn. Cho dung dịch sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 sau phản ứng thu được 10,8 gam Ag. Biết cacbohidrat X có phân tử khối nhỏ hơn 400 đvC, X có thể là chất nào sau đây? A. glucozơ B. frutozơ C. xenlulozơ D. saccarozơ Câu 39: Các giải thích về quan hệ cấu trúc, tính chất nào sau đây không hợp lí? A. Với amin R-NH2, gốc R hút electron làm tăng độ mạnh của tính bazơ và ngược lại. B. Do nhóm NH2- đẩy e nên anilin dễ tham gia vào phản ứng thế vào nhân thơm hơn và ưu tiên vị trí o- và p C. Tính bazơ của amin càng mạnh khi mật độ electron trên nguyên tử N càng lớn. D. Do có cặp electron tự do trên nguyên tử N mà amin có tính bazơ. Câu 40: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (1) fructozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, khi đun với dd H2SO4 loãng thì sản phẩm thu được đều có phản ứng tráng gương (3) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam đậm. (4) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm xelulozơ và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (5) Khi đun nóng fructozơ , glucozơ với Cu(OH)2 / NaOH đều thu được Cu2O (6) Glucozơ và glucozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là: A. 3 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 41: Năm 2003, nhờ bảo quản bằng nước ozon, mận Bắc Hà - Lao Cai đã có thể chuyên chở vào thị trường thành phố Hồ Chí Minh, nhờ đó bà con nông dân đã có thu nhập cao. Nguyên nhân nào sau đây làm cho nước ozon có thể bảo quản hoa quả tươi lâu ngày: A. Ozon là một khí độc. Trang 4/7 - Mã đề thi 132 B. Một nguyên nhân khác. C. Ozon có tính chất oxi hoá mạnh và dễ tan trong nước hơn oxi. D. Ozon độc và dễ tan trong nước hơn oxi. Câu 42: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 11,68) gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ, sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 19) gam muối khan. Giá trị của m là: A. 36,6 gam B. 35,4 gam C. 38,61 gam D. 38,92 gam Câu 43: Hidrocacbon X là đồng đẳng của Benzen có công thức phân tử C8H10. Khi tác dụng với brom có mặt bột sắt hoặc không có mặt bột sắt, trong mỗi trường hợp đều tạo được một dẫn xuất monobrom. Tên của X là A. 1,2-đimetylbenzen B. 1,4-đimetylbenzen C. 1,3-đimetylbenzen D. Etylbenzen Câu 44: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là A. 66,44. B. 81,54. C. 90,6. D. 111,74. Câu 45: Hỗn hợp X gồm 2 muối AlCl3 và CuCl2 . Hoà tan hoàn toàn X vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Sục khí metylamin dư vào dung dịch X thu được 11,7 g kết tủa. Mặt khác cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X thu được 9,8g kết tủa. Nồng độ của các muối trong X lần lượt là: A. 0,1M và 0,75M B. 0,75M và 0,15M C. 0,5M và 0,75M D. 0,75M và 0,5M Câu 46: Cho 0,1 mol một este X vào 50g dung dịch NaOH 10% đun nóng đến khi phản ứng hoàn toàn (các chất bay hơi không đáng kể) . Dung dịch thu được có khối lượng 58,6g. Cô cạn dung dịch thu được 10,4g chất rắn khan. CTCT của X là: A. CH2=CHCOOCH3 B. HCOOCH=CH2 C. HCOOCH2-CH=CH2 D. CH3COOCH3 Câu 47: Sự có mặt của các oxit như nitơ đioxit và lưu huỳnh đioxit trong khí quyển có thể dẫn đến mưa axit. Mưa axit rất tác hại đến môi trường. Phản ứng giữa nitơ đioxit và lưu huỳnh đioxit gây ra một hỗn hợp cân bằng, có thể biểu diễn bằng phương trình hóa học sau đây : NO2 (k) + SO2(k) ᄃ NO(k) + SO3(k) . Hằng số cân bằng xét theo nồng độ mol, Kc , của phản ứng này bằng 33 ở 25oC. nếu 1,00 mol NO2 và 1,00 mol SO2 được đặt trong bình kin 1 lít ở 25oC thì nồng độ mol của NO là bao nhiêu ? A. 0 B. 0,15 C. 1,00 D. 0,85. Câu 48: Phát biểu nào sau đây là sai? A. CrO3 là một oxit axit. B. Cr phản ứng với axit H2SO4 loãng tạo thành Cr2+. C. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa ᄃ thành ᄃ. D. Cr(OH)3 tan được trong dung dịch NaOH. Câu 49: Cho 3,87 g hỗn hợp gồm Mg, Al vào 250ml dung dịch X có chứa 2 axit HCl 1M và H 2SO4 0,5M , thu được dung dịch Y và 4,368 lít H2( đktc) . Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch hỗn hợp NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 23,3700 B. 29,7775 C. 24,4800 D. 30,8875 Câu 50: Điều nào sau đây là chưa chính xác: A. Công thức tổng quát của một andehit no mạch hở bất kỳ là CnH2n+2–2kOk (k: số nhóm – CHO). B. Một andehit đơn chức mạch hở bất kỳ, cháy cho số mol H2O nhỏ hơn số mol CO2 phải là một andehit chưa no. C. Bất cứ một andehit đơn chức nào khi tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 cũng tạo ra số mol Ag gấp đôi số mol andehit đã dùng. D. Một ankanal bất kỳ cháy cho số mol H2O luôn bằng số mol CO2. HẾT Trang 5/7 - Mã đề thi 132 2 CrO − 2 2 7 Cr O − ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TNPT NĂM 2015 made 132 made 209 made 357 made 485 cautron dapan cautron dapan cautron dapan cautron dapan 1 C 1 C 1 B 1 D 2 C 2 B 2 B 2 D 3 A 3 D 3 D 3 C 4 A 4 C 4 B 4 A 5 B 5 B 5 A 5 C 6 B 6 A 6 A 6 A 7 D 7 A 7 B 7 B 8 A 8 C 8 A 8 A 9 B 9 D 9 B 9 B 10 B 10 D 10 C 10 A 11 C 11 D 11 B 11 A 12 C 12 C 12 D 12 D 13 C 13 A 13 D 13 B 14 B 14 C 14 C 14 B 15 D 15 D 15 B 15 A 16 A 16 A 16 A 16 C 17 B 17 D 17 B 17 A 18 D 18 B 18 C 18 B 19 C 19 B 19 D 19 B 20 C 20 D 20 B 20 D 21 A 21 B 21 A 21 A 22 B 22 A 22 D 22 D 23 D 23 C 23 A 23 C 24 B 24 B 24 A 24 D 25 D 25 D 25 B 25 D 26 D 26 C 26 C 26 C 27 B 27 B 27 D 27 C 28 A 28 D 28 B 28 B 29 C 29 B 29 D 29 D 30 A 30 B 30 A 30 C 31 C 31 A 31 C 31 C 32 B 32 C 32 A 32 A 33 D 33 C 33 C 33 C 34 A 34 D 34 C 34 C 35 A 35 C 35 D 35 A 36 D 36 B 36 B 36 B 37 A 37 A 37 D 37 B 38 D 38 C 38 D 38 A 39 A 39 B 39 A 39 C 40 B 40 A 40 C 40 D 41 C 41 D 41 B 41 B 42 D 42 B 42 C 42 D 43 B 43 A 43 D 43 D 44 B 44 A 44 C 44 A 45 D 45 C 45 C 45 A 46 A 46 B 46 A 46 B 47 D 47 B 47 D 47 A 48 C 48 A 48 B 48 D Trang 6/7 - Mã đề thi 132 49 B 49 D 49 C 49 B 50 C 50 A 50 A 50 C Trang 7/7 - Mã đề thi 132 . ĐÀO TẠO KÌ THI THỬ TNPT NĂM HỌC 2014 -2015 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: HÓA HỌC TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU KHỐI LỚP: 12 oOo Thời gian làm bài: 60 phút Mã đề 132 (không kể thời gian phát đề) (40. trưng cho một nguyên tố hóa học vì nó : A. là kí hiệu của một nguyên tố hóa học. B. cho biết tính chất của một nguyên tố hóa học. C. là điện tích hạt nhân của một nguyên tố hóa học. D. là tổng số. cháy cho số mol H2O luôn bằng số mol CO2. HẾT Trang 5/7 - Mã đề thi 132 2 CrO − 2 2 7 Cr O − ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TNPT NĂM 2015 made 132 made 209 made 357 made 485 cautron dapan cautron dapan

Ngày đăng: 24/07/2015, 06:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan