MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

10 1.9K 19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hiện nay chúng ta đang từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân và vì dân

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAMHỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN DÂN NGUYỄN TRỌNG THÓC (*) Hiện nay chúng ta đang từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Namhội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân dân. Chỉ khi có một Nhà nước như vậy mới có thể phát huy được quyền dân chủ của nhân dân, đảm bảo quyền sống, quyền được làm việc, được lao động, được học hành, được đảm bảo an ninh trật tự, an toàn hội. Nó ảnh hưởng tới sự lành mạnh của nền dân chủ, tới cuộc sống số phận của từng người dân, tới chiều hướng phát triển của hội. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống hội. Trong Nhà nước đó, dân chủ đi đôi với kỷ cương trật tự, được thể chế hoá thành pháp luật, trong khuôn khổ của pháp luật. Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân dân biểu hiện trực tiếp sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đómột nhà nước đại diện cho quyền lực chân chính của nhân dân; một tổ chức nhà nước dựa trên nền dân chủ, dân chủ do đó bằng pháp luật công lý. Để làm được những điều đó cần phải giải quyết tốt một số nội dung chủ yếu sau đây: 1. Đảm bảo mọi lợi ích quyền hành đều thuộc về nhân dân. Để đảm bảo mọi lợi ích quyền hành đều thuộc về nhân dân, nhất thiết phải giải quyết những vấn đề kinh tế - hội, phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hoá, y tế… tất cả các yếu tố đó phải tiến hành đồng thời, nhưng phải ưu tiên cho những vấn đề kinh tế, chăm lo tốt hơn đến cuộc sống hạnh phúc mọi nhu cầu phong phú, đa dạng của con người. Tất cả những điều đó phải dựa trên cơ sở của sự phát triển kinh tế, nhất là khi đất nước còn nghèo như hiện nay. Bởi vậy, nếu thoát ly sự tăng trưởng kinh tế, đặt ra những yêu cầu quá cao đối với các lĩnh vực văn hoá – hội là không thực tế. Nhưng cũng sẽ là sai lầm, nếu chỉ coi trọng phát triển kinh tế, lợi ích về văn hoá – hội của nhân dân. Thực tiễn những năm qua cho thấy nếu không chú trọng xây dựng phát triển giáo dục, văn hoá, y tế, phúc lợi công cộng, để cho những mặt này yếu kém xuống cấp thì chẳng những ảnh hưởng xấu tới việc chăm lo bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người, mà còn kìm hãm nguồn lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhân dân là người sáng tọ ra lịch sử cho nên nhân dân là nguồn gốc của quyền lực. Trong hộI XHCN, quyền lực Nhà nước được bắt nguồn từ nhân dân, của nhân dân, do nhân dân nhân dân. vậy, trong công cuộc đổi mới Nhà nước hiện nay, phải ra sức phát triển hoàn thiện chế độ đại diện, làm cho nó thực sự thể hiện bản chất nhân dân của Nhà nước ta. Một Nhà nước như vậy mới đảm bảo quyền con người sống trong hoà bình, độc lập, tự do; được quyền làm chủ đất nước, làm chủ hội làm chủ bản thân mình; được quyền có cuộc sống ấm no, bình đẳng hạnh phúc. Tôn trọng quyền của mỗi con người (quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, bình đẳng dân tộc, bình đẳng nam nữ, tự do tín ngưỡng không tín ngưỡng cũng như các quyền tự do, dân chủ khác) phải gắn với nghĩa vụ trách nhiệm của mỗi người trước đất nước hội. Muốn đảm bảo mọi lợi ích quyền hành đều thuộc về nhân dân, phải kiên quyết đấu tranh chống lại những hiện tượng vi phạm pháp luật mà nổi bật là tham nhũng buôn lậu, xâm phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân; làm hàng giả, trốn – gian lận thuế… gây tổn thất lớn cho Nhà nước nhân dân. Đó chính là tâm tư, nguyện vọng cũng là đòi hỏi của nhân dân đối với Nhà nước, thông qua Nhà nước. Việc của đất nước là việc của nhân dân. vậy, cần phải tập hợp rộng rãi mọi lực lượng quần chúng nhân dân, phát huy đầy đủ khả năng trí tuệ của toàn dân để cùng lo việc nước. Hơn nữa, mọi quyền hành chỉ thuộc về nhân dân khi có một cơ chế thích hợp để nhân dân có thể trực tiếp giám sát các hoạt động của Quốc hội đại biểu Quốc hội, của Hội đồng nhân dân đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, cũng như giám sát mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước viên chức Nhà nước. Phải có cơ chế thích hợp để cử tri có thể bày tỏ sự tín nhiệm hay bất tín nhiệm của mình đối với đại biểu Quốc hội đại biểu Hội đồng nhân dân mà mình bầu ra, tạo điều kiện để các đại biểu gắn bó hơn với cử tri, đề cao ý thức trách nhiệm của người đại diện nhân dân, phải luôn xứng đáng với sự tín nhiệm của dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân… Chính quyền từ đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra.” (1) Muốn đảm bảo mọi lợi ích quyền hành đều thuộc về nhân dân, phải chiến thắng được nghèo nàn lạc hậu, phát triển kinh tế, văn hoá, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng từng bước hoàn thiện nền dân chủ làm cho dân giàu, nước mạnh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. 2. Giải quyết mối quan hệ công dânNhà nước là mối quan hệ chính trị cơ bản để xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân dân. Cơ sở để giải quyết mối quan hệ công dânNhà nước trong Nhà nước pháp quyền XHCN là vấn đề quyền nghĩa vụ của tất cả mọi người được pháp luật ghi nhận bảo vệ. Trong đó Nhà nước pháp quyềnnghĩa vụ tôn trọng giá trị cao nhất là con người; Nhà nước đề ra pháp luật, đồng thời phải tuân thủ pháp luật bảo đảm cho công dân được chống lại chính sự tuỳ tiện của Nhà nước. Điều đónghĩa là “Nhà nước phải tạo ra cho công dân sự bảo đảm rằng người ta không bị đòi hỏi cái ngoài hoặc trên những điều kiện quy định trong Hiến pháp pháp luật” (2). Mặt khác, con người là mục tiêu giá trị cao nhất. Do đó, Nhà nước phải đảm bảo cho công dân sự an toàn pháp lý, được hưởng các quyền tự do cơ bản đó vi phạm, kể cả từ phía các cơ quan Nhà nước những người có chức vụ. Chính vậy, một mặt Nhà nước đề ra pháp luật; mặt khác, chính Nhà nước, các cơ quan Nhà nước, những người có chức vụ đều có nghĩa vụ bắt buộc phải tuân thủ triệt để pháp luật, không có một tổ chức Nhà nước hoặc công chức nào được đặt mình đứng ngoài pháp luật, đứng trên pháp luật. Mọi người mọi tổ chức hợp pháp đều bình đẳng trước pháp luật. Cùng với nguyên tắc này, Nhà nước ta tiến tới thực hiện nguyên tắc không cấm, tất nhiên phải trong khuôn khổ của nền đạo đức XHCN tôn trọng lợi ích của hội của người khác. Nguyên tắc này bảo đảm một mặt chống lại biểu hiện lộng quyền, lạm quyền mặt khác chống những hành vi tự do, vô chính phủ. Giải quyết mối quan hệ công dânNhà nướcxây dựng chế độ trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước công dân (cá nhân), tức là giữa một bên là người đại diện quyền lực Nhà nước một bên vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quyền lực Nhà nước. Ở đây, Nhà nước xác định cho mình, cho các cơ quan Nhà nước những người có chức vụ trách nhiệm pháp lý rõ ràng về các hành vi của họ. Công dân được đảm bảo quyền khả năng bắt buộc cơ quan Nhà nước những người có chức vụ phải chấp hành pháp luật, thực thi trách nhiệm của mình đối với họ. Muốn giải quyết mối quan hệ giữa công dân Nhà nước thì Nhà nước phải đặt mục tiêu của mình là phục vụ lợi ích chính đáng của dân. Hơn nữa, việc của đất nước là việc của dân, cho nên muốn làm việc của dân, cho nên muốn làm việc của đất nước thì phải tập hợp rộng rãi, phát huy khả đầy đủ năng trí tuệ của toàn dân để cùng lo việc nước. Đồng thời phải xây dựng một cơ chế để nhân dân kiểm soát có hiệu quả đối với các cơ quan Nhà nước nhân viên Nhà nước. Liên quan tới vấn đề này, phải từng bước hoàn thiện chế độ dân chủ đại diện, nhưng cần hết sức coi trọng việc phát huy quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân, tạo thành thói quen tốt trong sinh hoạt hội. Nhà nước pháp quyền XHCN là Nhà nước của dân, do dân bầu ra. Do đó, một khi Nhà nước không còn dân, nghĩa là nó không đáp ứng được lợi ích nguyện vọng của nhân dânquyền bày tỏ sự bất tín nhiệm đối với nói. Đó là cơ sở để Bác Hồ nói rằng: “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dânquyền đuổi Chính phủ”. (3) Trong các chế độ cũ, Nhà nước là bộ máy của giai cấp bóc lột dùng để thống trị áp bức nhân dân; cho nên viên chức, quan lại tự xưng là cha mẹ dân, đè đầu cưỡi cổ dân. Trong chế độ dân chủ XHCN, người chủ Nhà nước là nhân dân; người cán bộ Nhà nướcdo dân lựa chọn, được nhân dân ủy quyền là “công bộc”; làm cán bộ là “làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan Cách mạng”(4). Trong các cơ quan Nhà nước, cán bộ vừa là lãnh đạo, vừa là người hướng dẫn của nhân dân. Do đó, “nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không có ai dẫn đường”(5). Chính vậy, trong Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở cán bộ, Đảng viên phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân. Là người đầy tớ, cán bộ phải trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ… Là người lãnh đạo thì phảI có trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi trọng dụng những người hiền tài, đức độ. Bởi vậy, người thay mặt người đại diện cho dân phải là người có đức, có tài, phải vừa “hiền” lại vừa “minh”. 3. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân dân phải dựa trên truyền thống, đặc điểm dân tộc, nhất là truyền thống chính trị của đất nước. Ngay từ khi Nhà nước Văn Lang được hình thành qua hầu hết các triều đại phong kiến trước đây, trong không ít trường hợp chính quyền Nhà nước đã đóng vai trò tổ chức toàn thể dân tộc chống giặc ngoại xâm. Khi đó, Nhà nước đại diện cho quyền lợi cơ bản sống còn của cả dân tộc là độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Trong quan hệ với phong kiến Trung Hoa trước đây, Nhà nước Đại Việt về hình thức thì mềm dẻo, khôn khéo, nhưng mục tiêu bảo vệ độc lập tự chủ của quốc gia thì hết sức kiên định. Trong hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc tổ chức bộ máy Nhà nước chế độ quan chức của các triều đại nước ta tuy chịu ảnh hưởng của Nho giáo Phật giáo, nhưng chúng vẫn được cải biên cho phù hợp với đặc điểm chính trị - hội Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hoá bản địa từng tồn tại trước nó cùng với nó. Suốt cả 10 thế kỷ ấy, ông cha ta đã đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hoá, giành độc lập dân tộc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; đồng thời cũng biết tiếp thu có chọn lọc những thành tựu chính trị - văn hoá của phong kiến phương Bắc để xây dựng Nhà nước độc lập tự chủ theo hình thức Nhà nước Trung ương tập quyền. Sự tiếp thu đómột tất yếu lịch sử. Trong suốt thời kỳ bị thực dân Pháp thống trị, dân tộc Việt Nam đã kiên cường đấu tranh nhằm giành độc lập dân tộc. Các phong trào yêu nước vào những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (như phong trào Cần Vương do các sỹ phu phong kiến yêu nước lãnh đạo nhằm tái dựng một Nhà nước quân chủ an ninh; phong trào Đông Du của Phan Bội Châu nhằm xây dựng một chính thể như nước Nhật tư sản – quân chủ nghị viện; phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục của Phan Chu Trinh nhằm thiết lập một quốc gia độc lập theo mô hình của Pháp - Cộng hoà đại nghị tư sản; phong trào của Việt Nam Quốc Dân Đảng theo gương của Cách mạng Tân Hợi Trung Quốc…) đều nhằm giải phóng dân tộc thiết lập Nhà nước theo mô hình dân chủ tư sản. Mục tiêu của những phong trào đấu tranh trên đều không còn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đất nước nên bị thất bại. Thắng lợi vẻ vang của Cách mạng tháng Tám năm 1945 do Đảng Cộng sản Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã đưa lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung lịch sử Nhà nước ta nói riêng bước sang một trang sử mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã có những đóng góp to lớn trong quá trình Cách mạng, xứng đáng là công cụ đắc lực của nhân dân trong công cuộc đấu tranh giành bảo vệ độc lập dân tộc, trong tổ chức xây dựng cuộc sống mới, hội mới phù hợp với những truyền thống lịch sử bản sắc dân tộc Việt Nam. Ngày nay, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường với định hướng đi lên chủ nghĩa hội; việc mở cửa đối với bên ngoài sau khi bình thường hoá quan hệ với Mỹ; những yêu cầu dân chủ hoá đời sống hội đang đòi hỏi bộ máy Nhà nước phải được đổi mới theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam không phải là quay lưng lại với quá khứ vẻ vang, xây dựng lại từ đầu một bộ máy Nhà nước theo một đường hướng khác, mà là kế thừa nâng lên tầm cao mới những giá trị truyền thống của Nhà nước để xây dựng từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. 4. Xây dựng quyền lực Nhà nước của các công dân trên nền tảng một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện. Tư tưởng về xây dựng quyền lực Nhà nước trong quan hệ hội của các công dân thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa quyền lực với pháp luật. Trong đó pháp luật là cơ sở để duy trì quyền lực Nhà nước, bản thân Nhà nước vừa là công cụ tổ chức của giai cấp, lại vừa là hình thức thực hiện quyền lực công khai. vậy, Nhà nước chỉ có thể biểu hiện ý chí phổ biến quyền lực công khai của mình đối với hội, với mọi công dân thông qua pháp luật. Xây dựng quyền lực Nhà nước trong quan hệ hội của các công dânxây dựng một hệ thống pháp luật trên nền dân chủ thực sự, xuất phát từ nhân dân nhân dân. Pháp luật phải định hướng mọi công dân tổ chức hội vươn tới cái chân, thiện, mỹ, vươn tới tự do đích thực của con người. Để đạt được mục đích đó, pháp luật phải khách quan, công bằng, bình đẳng dân chủ, lấy quyền con người, giải phóng con người làm trung tâm để xây dựng quyền lực Nhà nước. Quyền lực Nhà nước phải thuộc về nhân dân, phải thể hiện ý chí của nhân dân, là sự phản ánh khách quan các nhu cầu hội, thúc đẩy tiến bộ hội. Mặt khác, khi đặt ra các thiết chế của mình trong khuôn khổ pháp luật, hoặc thiết lập cơ chế để kiểm tra tính hợp pháp, hợp hiến của các đạo luật, các cơ quan quyền lực Nhà nước cũng phải làm sao cho hệ thống pháp luật được xây dựng trên sự tự do các quyền công dân được bảo đảm. Pháp luật XHCN thể hiện ý chí chung của hội, được bảo đảm bằng sức mạnh cộng đồng. Nhà nước tôn trọng pháp luật như một giá trị hội chung; đồng thời quyền lực Nhà nước là cơ sở, là tiến đề quan trọng nhất để bảo đảm cho pháp luật có được bản chất phápcủa nó. Hệ thống pháp luật của Nhà nước luôn là chỗ dựa cho việc tổ chức hoạt động của quyền lực làm giá đỡ cho việc xác định các mục tiêu của quyền lực Nhà nước con người, hội của các công dân. vậy, mọi thiết chế quyền lực Nhà nước phảI thực sự bảo đảm tính công bằng, bình đẳng dân chủ của hội công dân. Bảo đảm trên nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Xây dựng quyền lực Nhà nước trong quan hệ với hội của các công dânđể bảo đảm cho mỗi công dân được hưởng những quyền tự do vốn có của họ không thể bị tước bỏ. Nhưng sự tự do của mỗi công dân phải dẫn tới sự thống nhất của cả trật tự hội. Sự thống nhất đó chống lại mọi sự chiếm đoạt quyền lực Nhà nước bởi các cá nhân chuyên quyền đứng bên trên bên ngoài dân, hoặc là loại bỏ sự vô trách nhiệm bất lực của những người cầm quyền. Chính vậy, mỗI ngườI dânmột giá trị tuyệt đối của quyền lực Nhà nước chứ “không thể là công cụ của bất kỳ ai, dù là có mưu đồ tốt đẹp nhất” (6). Thực chất quyền lực Nhà nướcquyền lực của mọi công dân liên hiệp lại tạo thành Nhà nước, chính công dân giao cho người đại diện của mình thừa hành quyền lực đó. Cơ quan Nhà nước tự nó không có quyền mà chỉ thừa hành quyền lực do công dân uỷ nhiệm. vậy, công dân mới thật sự là chủ thể của quyền lực Nhà nước. Xây dựng quyền lực Nhà nước trong mối quan hệ với hội của các công dân là giải quyết mâu thuẫn giữa quyền lực Nhà nước tập trung với quyền lực tự do của công dân. hội phải có quyền lực Nhà nước tập trung, nhưng không phải mọi nhu cầu của người lao động Nhà nước đều lo được. Bởi “không gian quyền lực Nhà nước là có giới hạn, còn đối với cá nhân tự do thì không gian là vô tận” (7). Do đó xây dựng quyền lực Nhà nước là phải tạo ra một hệ thống chính trị để làm cho hai mặt trên trở thành điều kiện nguyên nhấn của nhau. Trong hai mặt đó, mặt công dân là nền tảng, là ngọn nguồn, là mục đích của mọi quyền lực Nhà nước. Chính vậy, Nhà nước pháp quyền XHCN là Nhà nước của dân, do dân dân. 5.Nhà nước pháp quyền XHCN phải được tổ chức vận hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Tập trung dân chủ là nguyên tắc căn bản, là một yêu cầu tự nhiên tất yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền nền dân chủ XHCN với tư cách là một chế độ chính trị. nếu không có dân chủ thông qua bàn bạc, thảo luận, tranh luận để chọn một giải pháp hợp lý nhất thì không thể tạo được sự thống nhất thật sự. Nhưng không có tập trung để chuyển sự thống nhất từ quan niệm, nhận thức sang hành động, thì không bao giờ dân chủ trở thành một giá trị hiện thực, một kết quả thực tế được “vật chất hoá” mà con người có thể kiểm nghiệm, cảm nhận được một cách trực tiếp như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Tập trung dân chủ trong Nhà nước pháp quyền XHCN là sự cần thiết hợp lý để cho dân chủ tránh được những thói xấu tệ hại của thứ dân chủ bất chấp pháp luật, kỷ cương, vượt quá hành động phápđể rơi vào tự do, hỗn loạn, phá phách, vô chính phủ. Nó bảo đảm cho các cơ quan quyền lực không thể trở nên nhu nhược, bất lực mà có thực quyền. Nó kết hợp tính tôn trọng dân chủ, tôn trọng các quyết định của tập trung với tinh thần trách nhiệm của các tổ chức các cá nhân có quyền lực. Điểm quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý Nhà nước theo tinh thần của Nhà nước pháp quyềnđề cao tinh thần tôn trọng pháp luật, hoạt động hợp hiến, hợp pháp, thực hiện sự bình đẳng của mọi tổ chức cá nhân trước pháp luật, xác lập rành mạch quy chế, chức trách, bổn phận công chức trước Nhà nước hội. Đó là cơ sở để khẳng định rằng: “sự kết hợp đúng đắn tập trung dân chủ là yếu tố quyết định sức mạnh hiệu lực của bộ máy Nhà nước ta”. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN là nhằm đảm bảo cho Nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, thực sự là Nhà nước của dân, do dân, dân. Hoạt động của Đảng thể hiện bản chất cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự lãnh đạo của Đảng tạo điều kiện phối hợp phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, giúp Nhà nước hoàn thành thuận lợi mọi nhiệm vụ của mình. Đảng lãnh đạo Nhà nước được thể hiện bằng những phương thức khác nhau. Một là, Đảng lãnh đạo Nhà nước để nó thể chế hoá đúng đắn lập trường, các quan điểm chính trị cơ bản của mình. Hai là, Đảng định hướng hoạt động của Nhà nước vào việc tổ chức thực hiện có hiệu quả những nghị quyết đã được thể chế hoá đó. Ba là, Đảng lãnh đạo công tác cán bộ ngay trong lĩnh vực Nhà nước… Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, phải đổi mới chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của Đảng. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước không phải nhờ vào uy quyền, mệnh lệnh, mà ở trình độ năng lực vạch ra đường hướng chính trị đúng đắn thông qua công tác tuyên truyền, thuyết phục, làm cho mọi tổ chức toàn hội tự giác chấp nhận, ở tính gương mẫu vai trò tiên phong chiến đấu của tổ chức Đảng, của đội ngũ cán bộ, Đảng viên; ở sự gắn bó, tín nhiệm của quần chúng đối với Đảng; ở sự trong sạch, vững mạnh về bản lĩnh chính trị, tư tưởng tổ chức của Đảng. Đổi mới, chỉnh đốn Đảng bao gồm đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng, xác định đúng mối quan hệ giữa Đảng Nhà nước; Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xây dựng nền pháp chế, nhưng Đảng mọi Đảng viên hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp pháp luật, gương mẫu chấp hành chính sách pháp luật; Đảng không lấn sân Nhà nước, không làm thay Nhà nước. Hiện nay vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là không thể có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế được. Vấn đề đó không chỉ mang tính nguyên tắc được khẳng định từ lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà con là kết luận chắc chắn được rút ra từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến nay. 6. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam phải phù hợp với những giá trị phổ biến tiến bộ của nhân loại. Quan niệm về một Nhà nước “Đức trị” “Làm chính trị phải tựa vào Nhân” của Khổng Tử là điểm tựa để xây dựng một Nhà nước lý tưởng thân dân, gần dân, lấy dân làm gốc. Quan niệm đó có những giá trị quý báu mà Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải tiếp thu. Mặt khác, những nhà tư tưởng cổ đại đã thấy được mối liên hệ giữa Nhà nước pháp luật, vai trò pháp luật trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước, trong đó pháp luật phải thể hiện ý chí của dân phải khách quan, công bằng bình đẳng. Tư tưởng Nhà nước pháp quyền tư sản trong thời kỳ đầu cũng đã gắn liền với ý tưởng về tự do, công bằng, bình đẳng, bác ái… ngọn cờ tư tưởng giải phóng đó đã tạo nên những động lực hội hết sức mạnh mẽ cho sự giải phóng hội, giải phóng giai cấp mà dù muốn hay không vẫn còn giữ nguyên giá trị. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân, dân cũng những mục đích đó. Vượt lên trên các nhà tư tưởng tư sản, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ dừng lại ở lĩnh vực tư tưởng về sự cần thiết của Nhà nước pháp quyền mà còn hành động cách mạng để thực hiện hoá tư tưởng đó trong hội. Chủ nghĩa hội làm nền tảng kinh tế dựa trên chế độ sở hữu XHCN là biểu hiện cho việc xây dựng Nhà nước của dân, do dân dân; đồng thời nó cũng là sự biểu hiện thực tế của tự do, bình đẳng bác ái… của con người. C. Mác viết: “Tự do là biến Nhà nước từ cơ quan đứng trên hội, thành cơ quan hoàn toàn phục tùng hội, vào thời đại chúng ta, tự do ở mức độ cao hơn hay thấp hơn của các hình thức Nhà nước được xác định bởi mức độ chúng hạn chế tự do của Nhà nước”. V. I. Lênin tiếp thu tư tưởng của C. Mác về Nhà nước pháp luật phát triển nó trong điều kiện thực tiễn mới phải kế thừa di sản mà loài người đã tích luỹ được; dưới chủ nghĩa hội để điều tiết sản xuất phân phối sản phẩm cần phải dùng pháp quyền mà tính tư sản, do đó cần “Một Nhà nước tư sản không có giai cấp tư sản”. Tiếp tục tư tưởng đó của Lênin, các nhà tư tưởng sau này khi bàn đến nội dung, bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN đã khẳng định: “Không thể nêu một nguyên tắc nào của quan điểm Nhà nước pháp quyền XHCN mà chưa được xây dựng từ lâu hoặc không có những điều tương tự trong các Nhà nước thuộc các hệ thống hội khác nhau”. Từ quan điểm đó, các nhà chính trị pháp triết học Mác – Lênin về Nhà nước pháp quyền đều nhấn mạnh đến các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, dân như: quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, tính tối cao của luật, nguyên tắc phân quyền thống nhất quyền lực. Trong Nhà nước đó, về bản chất pháp luật phải đảm bảo tính khách quan công bằng, bình đẳng; pháp luật đảm bảo quyền con người, quyền tự do dân chủ được quan tâm đặc biệt. Kế thừa phát huy những tư tưởng tiến bộ đó của nhân loại, Đảng ta cho rằng việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân, dân phải phù hợp với chế độ sở hữu, chế độ quản lý chế độ phân phối của nền kinh tế thị trường với định hướng XHCN. Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, dân phải phù hợp với tính chất hội hoá theo hướng phát huy cao độ sáng kiến của cá nhân, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân tự do sáng tạo trong mọi hoạt động của mình. Để làm được điều đó, Nhà nước có vai trò điều tiết kinh tế ở tầm mô, Nhà nước lo cho dân, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện mọi chức năng hội của mình. Do vậy, chức năng hội của Nhà nước ngày càng được mở rộng đi vào chiều sâu. Trong khi nhấn mạnh sự cần thiết phải kế thừa những giá trị nhân loại trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, chúng ta cũng không xem nhẹ truyền thống, đặc điểm dân tộc, hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Như vậy, Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân dân vừa phản ánh cái vốn có, đang có, lại vừa phản ánh cả xu hướng đang đến của lịch sử dân tộc của thời đại. SOME ISSUES REGARDING THE BUILDING OF A JURISDICTIONAL GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM WHICH IDS OF, FOR AND BY ITS PEOPLE NGUYEN TRONG THOC The Socialist Republic of Vietnam which is of, for and by its people, is the demonstration of the organic integration between the nature of the working class and the nationality and humanity. The governmental authority belongs to the people led by the Communist Party. The governmental authority is integrated with the authority distribution and close cooperation among governmental authorities in 3 powers: legislative, executive and judiciary powers. It is a government representing its people’s rights; it is a governmental organization based on democracy, for democracy, by laws and for justice. CHÚ THÍCH 1. Hồ Chí Minh toàn tập, T.5, NXB Chính trị quốc gia, HN – 1995, Tr. 698. 2. Nguyễn Duy Quý. Một số suy nghĩ về vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyềnnước ta. Tạp chí nghiên cứu Nhà nước pháp luật, số 2 – 1992, tr. 13. 3. Hồ Chí Minh toàn tập, T.5, NXB Chính trị quốc gia, HN – 1995, tr. 60. 4. Hồ Chí Minh toàn tập, T.5, NXB Chính trị quốc gia, HN – 1996, tr. 375. 5. Hồ Chí Minh toàn tập, T.5, NXB Chính trị quốc gia, HN – 1995, tr. 56. 6. Chính trị học. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HN – 1994, tr. 197. 7. Chính trị học. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HN – 1994, tr. 199. 8. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 – Khoá VII, HN – 1995, tr. 24. . MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN NGUYỄN TRỌNG THÓC (*) Hiện. bước xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân và vì dân. Chỉ khi có một Nhà nước như vậy mới có thể phát huy được quyền

Ngày đăng: 12/04/2013, 11:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan