Sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng

116 1.5K 3
Sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 =========== NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG SỰ GIAO THOA THỂ LOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Thành Hưng HÀ NỘI - 2013 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành tôi xin trân trọng cảm ơn: Phòng sau Đại học Trường Đại học sư phạm Hà nội 2 cùng các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và góp ý cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Phạm Thành Hưng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi cũng vô cùng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp của những người thân trong gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn dành cho tôi, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Mặc dù tôi có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp quan tâm đến đề tài này. Hà nội, tháng 01 năm 2013 Học viên Nguyễn Thị Lan Hương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng những nội dung tôi nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Hà nội, tháng 01 năm 2013 Học viên Nguyễn Thị Lan Hương MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 6.Phương pháp nghiên cứu 5 7. Dự kiến đóng góp luận văn 5 8. Cấu trúc luận văn 6 CHƯƠNG 1: TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG TỪ GÓC NHÌN ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI 7 1.1. Khái niệm truyện ngắn 7 1.2. Một số nét đặc trưng thể loại 8 1.2.1. Dung lượng 9 1.2.2. Cốt truyện 10 1.2.3 Kết cấu 11 1.2.4. Tình huống trong truyện ngắn 18 1.2.5. Nhân vật. 21 1.3. Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng 26 1.3.1. Truyện ngắn – những đường biên thể loại 26 1.3.2 Ranh giới thể loại và vấn đề liên văn bản 32 CHƯƠNG 2: CHẤT PHÓNG SỰ VÀ CHẤT TIỂU THUYẾT TRONG TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG 35 2.1.Giới thuyết về thể loại phóng sự 35 2.2. Đặc trưng của thể loại phóng sự 37 2.2.1. Tính chân thực 37 2.2.2. Tính thời sự 38 2.2.3. Tính nghệ thuật 40 2.2.4. Phương thức phản ánh cuộc sống thông qua hư cấu nghệ thuật 40 2.2.5. Sự xuất hiện của cái tôi trần thuật 41 2.3. Phóng sự , một thuộc tính tự nhiên trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng. 42 2.3.1. Phản ánh trực tiếp những vấn đề thời sự của đời sống chính trị, xã 42 hội đương thời. 42 2.3.2. Nhân vật có tính xác thực, như có địa chỉ, hộ khẩu ngoài đời 44 2.3.3. Lối văn báo chí thông tấn (ngắn gọn, súc tích, giàu thông tin) 46 2.3.4. Sự nối tiếp dồn dập về thời gian, diễn biến sự kiện 49 2.3.5. Cái tôi trần thuật trong truyện ngắn 50 2.4. Sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1930-1945 52 2.4.1. Đặc trưng của tiểu thuyết 56 2.4.2. Chất tiểu thuyết trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng. 64 2.4.3. Khả năng tổng hợp về mặt thể loại 79 CHƯƠNG 3: CHẤT KỊCH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG 86 3.1. Sự định hình của thể loại kịch 86 3.2. Những đặc trưng cơ bản của thể loại kịch 89 3.2.1. Xung đột kịch 89 3.2.2. Hành động kịch 90 3.2.3. Ngôn ngữ kịch 91 3.3. Sự giao thoa với thể loại kịch trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng 92 3.3.1. Xung đột kịch trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng 92 3.3.2. Hành động kịch trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng 99 KẾT LUẬN 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Vũ Trọng Phụng là một tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại với những đóng góp ở nhiều thể loại như: phóng sự, tiểu thuyết, truyện ngắn. Ông là một hiện tượng độc đáo, là nhà văn được giới nghiên cứu đánh giá, bình luận khác nhau, thậm chí cả trái chiều. Nhưng xưa nay, các công trình nghiên cứu thường xoáy sâu vào tiểu thuyết của nhà văn này mà lãng quên mảng truyện ngắn của ông. Trong khi đó, thành tựu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 không chỉ được tạo nên bởi những cây bút tài năng với phong cách nghệ thuật độc đáo như Nguyễn Công Hoan, Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nam Cao mà truyện ngắn Vũ Trọng Phụng cũng đã góp phần xứng đáng vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX. Chân dung của nhà văn sẽ hoàn thiện và tỏa sáng hơn nếu chúng ta đặt lại vị trí cho những truyện ngắn xuất sắc của ông. Có thể nói, truyện ngắn chính là mối duyên đầu đưa Vũ Trọng Phụng đến với nghiệp văn. Điều cần thiết để khẳng định giá trị của sự sáng tạo nghệ thuật của bất kì tác giả nào là phải đi sâu vào toàn bộ sự nghiệp sáng tác của tác giả. Có như vậy mới tạo được cái nhìn toàn diện, chính xác, khái quát về những đóng góp đối với nền văn học nước nhà. Vũ Trọng Phụng cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy, việc nghiên cứu truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng là một yêu cầu hết sức cần thiết, là công việc vô cùng quan trọng giúp đánh giá chuẩn xác hơn về sự nghiệp văn chương của ông. Những tiểu thuyết Số đỏ hay Giông tố của Vũ Trọng Phụng đã được nghiên cứu rất nhiều và ở đó người ta thấy được một tài năng văn chương tổng hợp của ông. Những tiểu thuyết đó đã thể hiện được tầm vóc và khả năng đan xen với thể loại khác trong dung lượng lớn của nó. Có nhà nghiên cứu đã gọi đó là những tiểu thuyết phóng sự. Nhưng có một điều không ai ngờ rằng, 2 khả năng đan xen của những thể loại khác nhau ấy trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng không phải đến tiểu thuyết mới có mà nó xuất hiện ngay từ những truyện ngắn đầu tay của ông vào những năm 1931 như: Nhân quả, Tội người cô, Cái tin vặt, Thủ đoạn Chính vì vậy, việc tìm hiểu nghệ thuật viết truyện ngắn đặc biệt là sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng là một vấn đề rất cần thiết, có giá trị tạo cái nhìn toàn diện trong sáng tác của ông, nhằm đánh giá chính xác hơn những giá trị truyện ngắn đó. Thực tế hiện nay, những nghiên cứu về truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng không nhiều vì vậy giá trị những truyện ngắn của ông chưa được thừa nhận. Trước đây, cũng có một số cuốn sách tập hợp truyện ngắn của ông song chưa đầy đủ. Năm 2004, Tuyển tập truyện ngắn Vũ Trọng Phụng do TS Tôn Thảo Miên tuyển chọn, giới thiệu, do nhà xuất bản Văn học ấn hành ra đời đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, tìm hiểu truyện ngắn của ông một cách toàn diện hơn. Và đó cũng chính là nguồn tư liệu mới nhất, được tập hợp, tuyển chọn dựa trên những tuyển tập trước đó giúp chúng ta có thể đánh giá chính xác hơn về những truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, đặc biệt ở vấn đề giao thoa thể loại, bởi nghiên cứu văn học theo thể loại đang là một nhu cầu, một xu thế cấp thiết của giới nghiên cứu văn học hiện nay. Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng với mong muốn được hiểu sâu hơn những giá trị trong truyện ngắn của ông, có những mối liên hệ với tiểu thuyết của ông để thêm một lần nữa đóng góp tiếng nói của mình vào việc khẳng định và tìm chỗ đứng cho những sáng tác truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng. Ngoài ra, đây cũng là một lời tri ân đến nhà văn, lời khẳng định cho tài năng nghệ thuật kiệt xuất của một con người đa tài, mang trong mình nhiều phẩm chất nghệ thuật đáng quý. 3 2. Lịch sử vấn đề Thể loại truyện ngắn đã được rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập như: Nguyễn Hoành Khung, Bùi Hiển, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đức Nam, với công trình Truyện ngắn Việt Nam 1930-1945, Nxb Giáo dục, 2008, Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam với Lý luận văn học, tập 2, Nxb Giáo dục, 1987; Bùi Việt Thắng với Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học, 1999; và Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà nội, 2000; Vương Trí Nhàn với Sổ tay truyện ngắn, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2001; Bên cạnh đó cũng có rất nhiều các nghiên cứu về vấn đề lý luận thể loại như: Năm bài giảng về thể loại, Hoàng Ngọc Hiến, Nxb Giáo dục, H, 1999, Lý luận văn học, Hà Minh Đức chủ biên, Nxb Giáo dục, H, 2003, Các từ điển, thuật ngữ viết về khái niệm các thể loại khác nhau như: Lại Nguyên Ân với 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; Hầu hết các công trình vừa nêu đều tập trung đi sâu phân tích khái niệm thể loại, chức năng thể loại, cũng như những đặc trưng của truyện ngắn hiện đại, trong đó có truyện ngắn hiện đại Việt Nam, tuy nhiên vấn đề giao thoa các thể loại trong một tác phẩm hay một chuỗi tác phẩm truyện ngắn của một tác giả thì gần như vắng bóng. Là một trong những tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, Vũ Trọng Phụng cũng được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình tìm hiểu. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về ông như: Văn Tâm với Vũ Trọng Phụng, nhà văn hiện thực, Nxb Kim Đức, Hà Nội, 1975; Tạp chí văn học số 2, 1990 có bài của Vương Trí Nhàn với tiêu đề Vũ Trọng Phụng và một lớp người thành thị, một nền văn chương đô thị; Đỗ Đức Hiểu – Nguyễn Huệ Chi – Phùng Văn Tửu – Trần Hữu Tá (chủ biên) Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã trở thành một hiện tượng “nóng” và là đề tài quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu nhưng họ lại chủ yếu hướng tới 4 các tiểu thuyết và phóng sự của ông mà đôi khi quên mất rằng ông có một số lượng truyện ngắn và kịch cũng không kém phần xuất sắc. Cũng vì vậy, những công trình nghiên cứu riêng về truyện ngắn Vũ Trọng Phụng không nhiều. Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng chỉ mới xuất hiện gần đây bằng những tuyển tập được sưu tầm và công bố. Ngoài những lời giới thiệu của nhà sưu tầm Lại Nguyên Ân in đầu các tuyển tập truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng và Tuyển tập truyện ngắn Vũ Trọng Phụng của TS. Tôn Thảo Miên được coi là những công trình sưu tập và nghiên cứu về truyện ngắn Vũ Trọng Phụng thì đến nay chưa có công trình nghiên cứu về sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng. Đó là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ. 3. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “ Sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng” nhằm tạo nên những bước tiến mới cho sự phát triển các thể loại khác nhau. Từ đó có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về những đóng góp của Vũ Trọng Phụng trong nền Văn học Việt Nam hiện đại. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Triển khai đề tài: “ Sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng” chúng tôi đặt ra mục tiêu sau: - Tìm hiểu vấn đề giao thoa thể loại: Là sự đan xen, hòa quyện, phức hợp giữa các thể loại. - Tìm hiểu những giới thuyết về thể loại truyện ngắn, truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, những vấn đề lý luận về thể loại tiểu thuyết, kịch và phóng sự. Soi chiếu những vấn đề của lý thuyết thể loại vào truyện ngắn Vũ Trọng Phụng để thấy được chất kịch, chất tiểu thuyết, chất phóng sự trong truyện ngắn của ông. - Tìm hiểu cuộc đời, thời đại và đưa ra những kiến giải ban đầu về sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng. 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu trung tâm của luận văn này là sự giao thoa thể loại trong các truyện ngắn Vũ Trọng Phụng. Văn bản các truyện ngắn đó tập trung trong “Tuyển tập truyện ngắn Vũ Trọng Phụng”, do TS. Tôn Thảo Miên tuyển chọn, giới thiệu, Nxb Văn học, H, 2004. Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở tìm hiểu những truyện ngắn trong tuyển tập trên của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi có sự đối chiếu, so sánh với đặc trưng của các thể loại khác để tìm ra sự đan xen, hòa quyện của các thể loại trong sáng tác truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng. Qua đó, cũng có những liên hệ với các tác phẩm thuộc thể loại khác của ông. 6.Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích và giải quyết được những nhiệm vụ mà luận văn đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp cấu trúc hệ thống, Phương pháp phân tích tổng hợp, Phương pháp đối chiếu và so sánh. Trong ba phương pháp trên , phương pháp đối chiếu so sánh là phương pháp ưu tiên sử dụng, vì chúng tôi xuất phát từ quan niệm cho rằng, chỉ có thể thấy được tính giao thoa thể loại trong tác phẩm của nhà văn khi những đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn đó được tham chiếu từ những tiêu chí thể loại khác. 7. Dự kiến đóng góp luận văn Việc thực hiện đề tài này có khả năng giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện, chính xác hơn về những đóng góp của Vũ Trọng Phụng cho sự phát triển của nền văn học dân tộc, đặc biệt đóng góp trong lĩnh vực truyện ngắn và nghệ thuật viết truyện ngắn. Đồng thời cũng giúp ta hiểu sâu hơn về những vấn đề liên quan đến giao thoa thể loại. Bên cạnh đó, đề tài cũng góp phần khẳng định giá trị truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, tạo cái nhìn khách quan và chính xác về tài năng cũng như sức sáng tạo nghệ thuật trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông, thấy được bản chất nghệ thuật được bồi đắp trong chính con người Vũ Trọng Phụng. [...]... dung luận văn gồm 3 chương sau: Chương 1: Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng từ góc nhìn đặc trưng thể loại Chương 2: Chất phóng sự và chất tiểu thuyết trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng Chương 3: Chất kịch trong truyện ngăn Vũ Trọng Phụng 7 CHƯƠNG 1 TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG TỪ GÓC NHÌN ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI 1.1 Khái niệm truyện ngắn Thuật ngữ truyện ngắn được dùng rất nhiều trong thực tiễn nghiên cứu văn học nhưng... vật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng đông đúc và phức tạp Từ nhân vật có tên đến những nhân vật không tên, nhân vật là con vật… 22 1.2.5.1 Nhân vật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng nhìn từ phương diện địa vị xã hội Có thể khẳng định ngay rằng, nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng thuộc nhiều gia cấp khác nhau Để xây dựng nhân vật, tác giả thường tập trung vào những chi tiết cụ thể Trong những truyện ngắn. .. của nhà văn 1.3 Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng 1.3.1 Truyện ngắn – những đường biên thể loại 1.3.1.1 Thể loại của thời hiện tại Với tư cách là một thể loại độc lập, truyện ngắn (short story) xuất hiện tương đối muộn, vào khoảng thế kỷ XIX Điều này có thể làm không ít người ngạc nhiên, vì xét mức độ phổ biến cũng như khả năng tự vận động, tự phát triển, đặc trưng năng động thể loại, truyện ngắn phải ra đời... lưu đối lập nhau trong truyện ngắn Chống nạng lên đường … những chân dung đám đông này góp phần tạo nên cái đông đúc, phức tạp cho thế giới nhân vật trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng Tóm lại: Vũ Trọng Phụng là nhà văn tả chân đúng nghĩa nhất của hai chữ tả chân: nghĩa là ông chỉ truy lùng sự thực, ông chỉ đi tìm sự thực về con người mà thôi Vì vậy, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đạt tới sự phổ quát: những... gồm: Dung lượng, Cốt truyện, Kết cấu, Tình huống và Nhân vật Trước khi đi vào khảo sát những nét giao thoa thể loại trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng (được trình bày trong chương 2 và chương 3), chúng tôi sẽ cố gắng nắm bắt những đặc nét đặc trưng thi pháp thể loại truyện ngắn trên thực tế cứ liệu truyện ngắn của chính nhà văn 1.2.1 Dung lượng Dung lượng được hiểu là kích cỡ, sức chứa, lớn nhỏ, là khả... dầu chỉ trong suy nghĩ…; sự vô tư yêu đời lúc còn lành lặn; những giằng xé trong cảnh chia tay bố mẹ,…nhân vật Hai Xuân là nhân vật thành công nhất trong số các nhân vật của truyện ngắn Vũ Trọng Phụng 25 Nhân vật tính cách trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng có những thành công nhưng không nhiều Thông qua nhân vật, nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người Qua tính cách nhân vật và sự thay đổi... về truyện ngắn: “Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung thể loại của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn ” [56,tr.26] Như vậy, qua những quan điểm và những định nghĩa trên về truyện ngắn, chúng ta có thể rút ra được những đặc điểm chính của thể loại truyện ngắn Đó sẽ là những đặc trưng giúp chúng ta phân biệt một tác phẩm truyện. .. chương, truyện ngắn trở thành thể loại “hợp thời” và cần thiết cho công cuộc duy trì văn hóa đọc của quần chúng 1.3.1.2 Nơi gặp gỡ của nhiều thể loại hay là khả năng biến hóa của chính nó Lịch sử phát triển của văn học cũng là lịch sử phát triển của thể loại Các thể loại dù có những đặc trưng riêng, vẫn thường xuyên gặp gỡ nhau, xâm nhập vào nhau Đối với truyện ngắn, hiện tượng giao thoa thể loại này có thể. .. của thể loại truyện ngắn khiến cho mọi định nghĩa về nó trở nên chật hẹp và mọi tiêu chí đưa ra không được thỏa mãn trọn vẹn Thế nhưng, đó lại chính là điểm mạnh của truyện ngắn, khẳng định tính đa dạng, sức sống mạnh mẽ của thể loại này trong thời đại ngày nay Có thể gọi truyện ngắn là thể loại của thời hiện tại Bởi mọi định nghĩa về nó vẫn chưa được hoàn thiện Và cái chính, tác động của truyện ngắn. .. tố tính cách và cả loại hình Trong sáng tác, loại nhân vật này thường để rơi vào công thức, trở thành cái loa phát ngôn của tác giả [19,tr 233-234] Trong một số truyện ngắn, do không thể nói trực tiếp những điều mình định viết, Vũ Trọng Phụng dùng cách nói bóng gió, mượn nhân vật để phát ngôn cho tư tưởng của mình Nhân vật tư tưởng của Vũ Trọng Phụng có thể thấy ở một số truyện ngắn như: Chống nạng . 1: Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng từ góc nhìn đặc trưng thể loại. Chương 2: Chất phóng sự và chất tiểu thuyết trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng Chương 3: Chất kịch trong truyện ngăn Vũ Trọng Phụng. đề giao thoa thể loại: Là sự đan xen, hòa quyện, phức hợp giữa các thể loại. - Tìm hiểu những giới thuyết về thể loại truyện ngắn, truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, những vấn đề lý luận về thể loại. đầu về sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng. 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu trung tâm của luận văn này là sự giao thoa thể loại trong

Ngày đăng: 23/07/2015, 23:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lí do chọn đề tài

  • 2. Lịch sử vấn đề

  • 3. Mục đích nghiên cứu

  • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 6.Phương pháp nghiên cứu

  • 7. Dự kiến đóng góp luận văn

  • 8. Cấu trúc luận văn

  • CHƯƠNG 1

  • TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG

  • TỪ GÓC NHÌN ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

  • 1.1. Khái niệm truyện ngắn

  • 1.2. Một số nét đặc trưng thể loại

  • 1.2.1. Dung lượng

  • 1.2.2. Cốt truyện

  • 1.2.3 Kết cấu

  • 1.2.3.1. Kết cấu trần thuật dạng “truyện lồng trong truyện”

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan