Nghiên cứu ứng dụng Tetracyclin trong phòng và điều trị bệnh Hen(CRD) ở gà nuôi bán chăn thả tại huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên.

59 1.1K 1
Nghiên cứu ứng dụng Tetracyclin trong phòng và điều trị bệnh Hen(CRD) ở gà nuôi bán chăn thả tại huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM    VŨ ĐÌNH NAM Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TETRACYCLIN TRONG PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN(CRD) Ở GÀ NUÔI BÁN CHĂN THẢ TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khoá học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM    VŨ ĐÌNH NAM Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TETRACYCLIN TRONG PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN(CRD) Ở GÀ NUÔI BÁN CHĂN THẢ TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Lớp : K42 - CNTY Khoá học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: TS. Ngô Nhật Thắng Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Trong Thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng như thời gian về thực tập tại công ty TNHH phát triển nông thôn Nam Sơn huyện Phú Bình-Thái Nguyên, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của công ty đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn. Trong suốt quá trình đó, em cũng đã nhận được sự khích lệ động viên quý báu của gia đình và bạn bè. Sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH Nam Sơn, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Nhân dịp này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại Học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiêm Khoa Chăn nuôi Thú y và các Thầy cô trong khoa Chăn Nuôi Thú y và đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn TS.Ngô Nhật Thắng, thầy đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp cho em hoàn thành tốt khóa luận của mình. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên khích lệ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Một lần nữa em xin trân trọng tất cả các thầy cô trong Hội đồng, các bạn bè sự biết ơn sâu sắc và lời chúc sức khỏe hạnh phúc và thành đạt. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Vũ Đình Nam LỜI NÓI ĐẦU Với phương châm “học đi đôi với hành”, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối trong chương trình đào tạo của các trường Đại học nói chung và trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là giai đoạn rất quan trọng với sinh viên trước khi ra trường. Thực tập chính là khoảng thời gian cần thiết để sinh viên tiếp cận với thực tiễn sản xuất nhằm hệ thống, củng cố lại những kiến thức đã học trên giảng đường. Từ đó nâng cao được trình độ chuyên môn, rèn luyện cho sinh viên kĩ năng tổ chức, triển khai các hoạt động, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Đồng thời tạo cho mình tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để sau khi ra trở thành người cán bộ giỏi về chuyên môn, vững về tay nghề, đáp ứng được yêu cầu thực tế, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Ngô Nhật Thắng và sự tiếp nhận của Công ty TNHH - PTNN Nam Sơn, em đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng Tetracyclin trong phòng và điều trị bệnh Hen(CRD) ở gà nuôi bán chăn thả tại huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên” Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và thời gian thực tập ngắn nên bản khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận dược những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Lịch dung vaccine và phòng bệnh kháng sinh cho đàn gà 9 Bảng 1.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 12 Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 31 Bảng 3.2: Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà thí nghiệm 32 Bảng 4.1: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 34 Bảng 4.2: Một số bệnh thường gặp ở đàn gà thả vườn 35 Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm CRD trên đàn gà thả vườn theo tuần tuổi(%) 36 Bảng 4.4: Triệu chứng và bệnh tích của gà nhiễm bệnh Hen(CRD) 38 Bảng 4.5: Kết quả phòng bệnh Hen(CRD) của Tetracyclin và Lincomycin 39 Bảng 4.6: Kết quả điều trị bệnh Hen(CRD) của Tetracyclin và Lincomycin 40 Bảng 4.7: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) 41 Bảng 4.8: Hệ số chuyển hóa thức ăn(FCR) (gTĂ/gTăngkhối lượng). 43 Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Tetracyclin và Lincomycin trong chăn nuôi gà (đồng) 44 CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CRD : Chronic Respiratory Disease ĐC : Đối chứng ĐVT : Đơn vị tính MG : Mycoplasma Gallisepticum Nxb : Nhà xuất bản SS : Sơ sinh STT : Số thứ tự TCLS : Triệu chứng lâm sàng TN : Thí nghiệm TT : Tăng trọng TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn TNHH – PTNN : Trách nhiệm hữu hạn – Phát triển nông thôn MỤC LỤC Trang PHẦN 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1.Điều tra cơ bản 1 1.1.1.Điều kiện tự nhiên 1 1.1.1.1. Vị trí địa lý 1 1.1.1.2. Điều kiện đất đai 1 1.1.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn 2 1.1.2. Điều kiện kinh tế chính trị xã hội 3 1.1.2.1. Dân số và nguồn lao động 3 1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 3 1.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật 4 1.1.2.4. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt. 4 1.1.3. Nhận định chung 4 1.1.3.1. Thuận lợi 4 1.1.3.2. Khó khăn 4 1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 5 1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 5 1.2.2. Phương pháp tiến hành 5 1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 6 1.2.3.1. Công tác giống 6 1.2.3.2. Công tác thức ăn. 6 1.2.3.3. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng. 6 1.2.3.4. Công tác vệ sinh thú y 8 1.2.3.5. Công tác phòng và điều trị bệnh. 8 1.2.3.6. Công tác khác 11 1.2.3.7. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 11 1.3. Kết luận và đề nghị 12 1.3.1. Kết luận 12 1.3.2. Đề nghị 12 PHẦN 2.CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 13 2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 13 2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 14 2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 14 2.2.1.1. Một vài nét về giống gà thí nghiệm 14 2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý, giải phẫu cơ quan hô hấp của gia cầm 15 2.2.1.3. Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gà. 17 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài. 26 2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước. 26 2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 27 2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 28 2.3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 28 2.3.2. Nội dung nghiên cứu 29 2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 29 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 29 2.3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 29 2.3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu: 32 2.3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 33 2.4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. 34 2.4.1. Kết quả về tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm. 34 2.4.2. Một số bênh thường gặp ở đàn gà thả vườn 35 2.4.3. Tình hình nhiễm CRD theo lứa tuổi ở đàn gà thả vườn 36 2.4.4 Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng và mổ khám bệnh tích của gà có biểu hiện nhiễm bệnh CRD 38 2.4.5. Hiệu lực phòng bệnh CRD của Tetracyclin và Lincomycin 39 2.4.6: Hiệu quả điều trị bệnh CRD của Tetracyclin và Lincomycin 40 2.4.7: Kết quả về khả năng sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 41 2.4.8. Kết quả về hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà thí nghiệm 42 2.4.9. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Tetracyclin và Lincomycin trong chăn nuôi gà. 44 2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI 45 2.5.1. Kết luận 45 2.5.2. Tồn tại 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 1 PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1.Điều tra cơ bản 1.1.1.Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Công ty TNHH - PTNT Nam Sơn là đơn vị thuộc thị trấn Hương Sơn của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Trên địa bàn có đường quốc lộ 37 chạy qua, do vậy rất thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn và các sản phẩm hàng hóa. Vị trí địa lý của huyện Phú Bình được xác định như sau: Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía bắc; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên về phía tây. Phía đông và nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Tọa độ địa lý của huyện: 21 o 23 33’ – 21 o 35 22’ vĩ Bắc; 105 o 51 – 106 o 02 kinh độ Đông. 1.1.1.2. Điều kiện đất đai Theo số liệu thống kê do Phòng Thống kê huyện Phú Bình cung cấp, năm 2007 Phú Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 24.936 ha, trong đó đất nông nghiệp có 20.219 ha, (chiếm 81%), trong đó đất sản xuất nông nghiệp 13.570 ha (chiếm 54,3%), đất lâm nghiệp 6.218 ha (chiếm 25%), đất nuôi trồng thủy sản 431 ha (chiếm 1,7%); đất phi nông nghiệp 4.606 ha (chiếm 18,5 %) và đất chưa sử dụng 111 ha (chiếm 0,5%). Như vậy trong cơ cấu đất đai của huyện, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 54,3% trong khi đất lâm nghiệp chỉ chiếm 25%. Điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn giữ vị trí hàng đầu trong kinh tế của huyện. Về cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, năm 2007, trong tổng số 13.570 ha, có 7.450 ha trồng lúa (chiếm 55%), 2.690 ha trồng cây hàng năm khác (chiếm 20%) và 3.430 ha trồng cây lâu năm (chiếm 25%). Như vậy mặc dù là một huyện trung du nhưng cây trồng chủ đạo vẫn là lúa, và cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả không phải là thế mạnh của sản xuất nông nghiệp của huyện. Tài nguyên đất đai của Phú Bình có nhiều chủng loại nhưng phân bố không tập trung. Nhìn chung đất đai Phú Bình được đánh giá là có chất lượng 2 xấu, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ ẩm kém, độ mùn tổng số thấp từ 0,5% đên 0,7%, độ PH cao từ 4 đến 5. Với tài nguyên đất đai như vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao. Tuy nhiên, đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi cần lấy đất ở một số vùng để xây dựng các khu công nghiệp, chi phí đền bù đất sẽ thấp hơn nhiều so với các vùng đồng bằng trù phú và ít ảnh hưởng tới an ninh lương thực của quốc gia hơn. Trong diện tích đất lâm nghiệp của huyện hiện không còn rừng tự nhiên. Toàn bộ diện tích 6.218 ha rừng của huyện là rừng trồng, chủ yếu là cây keo. Nhìn chung, diện tích đất đai nông nghiệp, lâm nghiệp của huyện trong thời gian qua tuy có giảm nhưng không biến động lớn. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp cũng không thay đổi nhiều. Diện tích đất phi nông nghiệp tuy có tăng nhưng không nhiều. Trong đó đất ở ítthay đổi. Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên chủ yếu do xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển một số khu công nghiệp và công trình công cộng. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện không đáng kể, chỉ chiếm 0,5% diện tích đất tự nhiên. Điều đó chứng tỏ qũi đất của huyện về cơ bản đã được khai thác hết. 1.1.1.3. Điều kiện khí hậu thủy văn Khí hậu của Phú Bình mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du Bắc Bộ. Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng tư năm sau. Mùa hè có gió Đông Nam mang về khí hậu ẩm ướt. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô. Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện giao động khoảng 23,1 o – 24,4 o C. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 – 28,9 o C) và tháng lạnh nhất (tháng 1 – 15,2 o C) là 13,7 o C. Tổng tích ôn hơn 8.000 o C. Tổng giờ nắng trong năm giao động từ 1.206 – 1.570 giờ. Lượng bức xạ 155Kcal/cm 2 . Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81- 82%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12. [...]... mát vào mùa hè và kín gió, ấm áp vào mùa đông Xuất phát từ thực tiễn trên em tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu ứng dụng Tetracyclin trong phòng và điều trị bệnh Hen(CRD) ở gà nuôi bán chăn thả tại huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên” 14 * Mục tiêu nghiên cứu - Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh CRD trên đàn gà thả vườn theo lứa tuổi - Xác định hiệu lực của thuốc Tetracyclin và Lincomycin trong phòng và trị. .. tài: Nghiên cứu ứng dụng Tetracyclin trong phòng và điều trị bệnh Hen(CRD) ở gà nuôi bán chăn thả tại huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên” 2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, có tới 80 % dân cư sống dựa vào nghề nông nghiệp Nền nông nghiệp nước ta bao gồm ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi Trong đó, chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực rất quan trọng Nó đã trở nên... thuộc vào nhiệt độ của vật mà nó bám vào Vì vậy việc vệ sinh quần áo, đồ dùng, dụng cụ chăn nuôi mà kém thì đó cũng là một con đường truyền lây của bệnh Thời gian tồn tại của bệnh được quan sát ở lòng trắng trứng là 3 tuần ở 5ºC, 4 ngày ở tủ ấp, 6 ngày ở nhiệt độ phòng; ở lòng đỏ mầm bệnh tồn tại 18 tuần ở 37ºC, 6 tuần ở 20ºC Như vậy những quả trứng dập, vỡ trong máy ấp có thể là nguồn lây lan bệnh Điều. .. sạch bệnh. MG còn được tìm thấy trong tinh dịch của gà trống bị bệnh Vì vậy sự truyền lây có thể thực hiện qua con đường thụ tinh nhân tạo và từ gà trống truyền cho gà mái * Dịch tễ học Trong thiên nhiên gà, gà tây, gà lôi dễ mắc bệnh Bồ câu, vịt, ngan, ngỗng ít cảm thụ Gà dò và gà mái đẻ dễ mắc bệnh hơn gà con, gà nuôi theo phương thức tập trung công nghiệp dễ mắc bệnh hơn gà nuôi chăn thả vườn Bệnh. .. liên tục 4 – 5 ngày - Bệnh hô hấp mãn tính ở gà ( Chronic Respiratory Disease – CRD) + Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum gây bệnh làm kế phát các vi khuẩn, virut gây bệnh khác và dưới tác động xấu của môi trường bênh tái phát Bệnh truyền từ gà ốm sang gà khỏe, từ gà mẹ sang gà con, qua thức ăn nước uống và dung cụ chăn nuôi + Triệu chứng: Gà bị bệnh kém ăn, chậm lớn, còi cọc Gà thường chảy nước... trưởng của gà thịt phụ thuộc nhiều vào chất lượng gà con một ngày tuổi Việc chọn gà con được tiến hành ngay trong ngày tuổi đầu tiên Trong thời gian thực tập tại công ty tôi đã cùng cán bộ kỹ thuật của công ty tổ chức thực hiện công tác giống Gà của trại chủ yếu là gà lai giữa gà Mía và gà Lương Phượng, nhập từ cơ sở ấp giống tin cậy Mỗi đợt nhập gà chúng tôi đều có cán bộ xuống tận cơ sở ấp giống và. .. trong phòng và trị bệnh CRD ở gà thí nghiệm Kết quả thu được là cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp kỹ thuật thích hợp nhằm nâng cao khả năng sản xuất của đàn gà cơ sở - Đánh giá ảnh hưởng của thuốc Tetracyclin và Lincomycin tới tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm - Làm quen với việc tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học - Tìm hiểu một số kỹ năng ở người cán bộ chuyên... tới 37ºC thì nhịp thở của gà lên tới 150 lần/ phút Tần số hô hấp ở gà trưởng thành là 25 – 45 lần/ phút Gà từ 4 – 20 ngày tuổi là 30 – 40 lần/phút - Cơ chế hô hấp của gia cầm gồm động tác hít vào và động tác thở ra với sự hoạt động của phổi và hệ thống 9 túi khí chính 17 - Vận động xương sườn đóng vai trò quan trọng trong cử động hô hấp Lúc giãn, không khí xoang ngực giãn và mở rộng làm cho áp lực... nó ảnh hưởng lớn rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi Trong quá trình chăn nuôi, chúng 9 tôi thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quanh bụi rậm, phun thuốc sát trùng , cọ rửa máng ăn, máng uống Quy trình phòng bệnh cho đàn gà của cơ sở được thể hiện ở bảng sau Bảng 1.1: Lịch dung vaccine và phòng bệnh kháng sinh cho đàn gà Ngày tuổi Loại vaccine và loại thuốc Phòng bệnh Marek... đáng chú ý là mầm bệnh có thể tồn tại trong tóc, da của người từ 1 – 2 ngày, vì vậy người làm việc trong đàn gà bệnh có thể là yếu tố trung gian truyền bệnh Một con đường truyền lây khác được mô tả kỹ càng đó là sự truyền lây qua trứng Ở giai đoạn cấp tính, MG dễ dàng tiến đến buồng trứng, tử cung và định cư ở đó, những con gà mái này sẽ đẻ ra trứng nhiễm bệnh Mầm bệnh xâm nhập vào phôi và gây chết phôi, . HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM    VŨ ĐÌNH NAM Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TETRACYCLIN TRONG PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN(CRD) Ở GÀ NUÔI BÁN CHĂN THẢ TẠI HUYỆN PHÚ. cứu ứng dụng Tetracyclin trong phòng và điều trị bệnh Hen(CRD) ở gà nuôi bán chăn thả tại huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức. Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM    VŨ ĐÌNH NAM Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TETRACYCLIN TRONG PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN(CRD) Ở GÀ NUÔI

Ngày đăng: 23/07/2015, 19:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan