Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa gà tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và một số biện pháp phòng trị.

56 677 1
Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa gà tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và một số biện pháp phòng trị.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG QUANG MINH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH GIUN ĐŨA GÀ TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Lớp : 42 - CNTY Khoa : Chăn nuôi Thú y Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG QUANG MINH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH GIUN ĐŨA GÀ TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Lớp : 42 - CNTY Khoa : Chăn nuôi Thú y Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Sửu Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, 2014 LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, thầy giáo hướng dẫn và sự nhất trí của phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, em thực hiện nghiên cứu đề tài : "Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa gà tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và một số biện pháp phòng trị” Trong quá trình thực hiện đề tài, được sự giúp đỡ và chỉ bảo ân cần của các thầy cô giáo trong trường, khoa Chăn nuôi Thú y; lãnh đạo và toàn thể các cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương và thú y địa phương. Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Nhà trường, khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình dìu dắt và dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Sửu, đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bản khóa luận này. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương, gia đình chú Nguyễn Minh Tân đã tạo điều kiện thuận lợi và trực tiếp giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở. Một lần nữa, em xin kính chúc toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y sức khỏe hạnh phúc thành đạt. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Hoàng Quang Minh LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là phần quan trọng trong chương trình đào tạo của các trường Đại học nói chung và trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, nó giữ vai trò quan trọng đối với sinh viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian để sinh viên tiếp cận, làm quen với thực tiễn sản xuất, có điều kiện áp dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất để hệ thống, củng cố lại những kiến thức đã học trên giảng đường, nâng cao tay nghề chuyên môn. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Sửu cùng với sự tiếp nhận của phòng nông nghiệp huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên, em đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa gà tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và một số biện pháp phòng trị” Trong thời gian thực tập, được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo phòng Nông Nghiệp huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên cùng tập thể cán bộ công nhân viên, sự hướng dẫn tận tình của thầy, cô giáo hướng dẫn và sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, thời gian hạn chế, kinh nghiệm còn thiếu trong thực tiễn sản xuất, kiến thức hạn hẹp nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của các thầy, cô giáo và các và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Hoàng Quang Minh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CS : Cộng sự Nxb : Nhà xuất bản TT : Thể trọng LMLM : Lở mồm long móng THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở ATK : An toàn khu CN : Công nghiệp TTCN : Tiểu thủ công nghiệp TTGDTX : Trung tâm giáo dục thường xuyên TS : Tiến sỹ R : Raillietina mg : Miligam mm : Milimet m : Mét Km : Kilomet A : Ascaridia TS : Tiến sĩ KCN : Khu công nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng một số cây trồng chính từ năm 2011 - 2013… 5 Bảng 1.2: Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Phú Lương năm 2011 - 2013 6 Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 13 Bảng 2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa gà ở các địa điểm kiểm tra 33 Bảng 2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở gà theo lứa tuổi 35 Bảng 2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở gà theo mùa vụ 37 Bảng 2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa gà theo phương thức chăn nuôi 38 Bảng 2.5. Triệu chứng lâm sàng của gà bị nhiễm giun đũa 39 Bảng 2.6. Kết quả mổ khám bệnh tích gà bị bệnh giun đũa 40 Bảng 2.7. Kết quả điều trị bệnh giun đũa gà 41 MỤC LỤC Trang Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. Điều tra tình hình cơ bản của huyện Phú Lương 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.1.1. Vị trí địa lý 1 1.1.1.2. Địa hình, đất đai 1 1.1.1.3. Giao thông vận tải 1 1.1.1.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết 2 1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 2 1.1.2.1. Dân số và lao động 2 1.1.2.2. Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng 2 1.1.2.3. Văn hóa xã hội 3 1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 4 1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt 4 1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi 6 1.1.4. Đánh giá chung 7 1.1.4.1. Thuận lợi 7 1.1.4.2. Khó khăn 8 1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 9 1.2.1. Nội dung 9 1.2.1.1. Công tác áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi 9 1.2.1.2. Công tác thú y 9 1.2.1.3. Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học 9 1.2.2. Phương pháp tiến hành 9 1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 10 1.2.3.1. Công tác chăn nuôi 10 1.2.3.2. Công tác thú y 12 1.3. Kết luận, tồn tại và đề nghị 14 1.3.1. Kết luận 14 1.3.2. Tồn tại 14 1.3.3. Đề nghị 14 Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 15 2.1. Đặt vấn đề 15 2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài 15 2.1.2. Mục tiêu của đề tài 16 2.1.3. Mục đích nghiên cứu 16 2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 16 2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 16 2.2.1.1. Những hiểu biết về giun đũa ký sinh ở gà 16 2.2.1.2. Bệnh giun đũa ở gà 18 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 25 2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 25 2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 27 2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 29 2.3.1. Đối tượng 29 2.3.2. Địa điểm 29 2.3.3. Thời gian 29 2.3.4. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 29 2.3.4.1. Nội dung nghiên cứu 29 2.3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi 29 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu 29 2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu 31 2.4. Kết quả và phân tích kết quả 33 2.4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa gà ở các xã thuộc huyện Phú Lương 33 2.4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở gà theo lứa tuổi 35 2.4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở gà theo mùa vụ 37 2.4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa gà theo phương thức chăn nuôi 38 2.4.5. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng và mổ khám bệnh tích khi gà bị bệnh giun đũa 39 2.4.5.1. Tỷ lệ và triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh giun đũa 39 2.4.5.2. Bệnh tích đại thể của gà bị bệnh giun đũa 40 2.4.6. Kết quả điều trị bệnh giun đũa gà 41 2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 42 2.5.1. Kết luận 42 2.5.2. Đề nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 I. Tài liệu tiếng Việt 44 II. Tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài 45 III. Tài liệu tiếng nước ngoài 45 1 Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. Điều tra tình hình cơ bản của huyện Phú Lương 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Phú Lương là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong tọa độ địa lý từ 21 0 36 đến 21 0 55 độ vĩ Bắc, 105 0 37 đến 105 0 46 độ kinh Đông; phía Bắc giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn), phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Thái Nguyên, phía Tây giáp huyện Định Hóa, phía Tây Nam giáp huyện Đại Từ, phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ; huyện lỵ đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22km về phía Bắc (theo Quốc lộ 3). 1.1.1.2. Địa hình, đất đai Địa hình Phú Lương tương đối phức tạp, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 100 - 400m. Tổng diện tích tự nhiên 368,82km 2 , trong đó có đất nông nghiệp 119,79km 2 ; đất lâm nghiệp 164,98km 2 (chiếm 44,73% tổng diện tích đất tự nhiên); đất nuôi trồng thủy sản 6,65km 2 ; đất phi nông nghiệp 46,63km 2 ; đất chưa sử dụng 31,64km 2 . Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, và cây công nghiệp. 1.1.1.3. Giao thông vận tải Đường bộ của Phú Lương có nhiều đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua: Quốc lộ số 3 (Hà Nội - Cao Bằng) chạy suốt từ phía Nam lên phía Bắc huyện Phú Lương, đi qua 8 xã, thị trấn (Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Giang Tiên, Phấn Mễ, Đu, Động Đạt, Yên Đổ, Yên Ninh); đường số 254 từ km 31 lên Định Hóa; Quốc lộ 37 từ ngã ba Bờ Đậu (Cổ Lũng) qua huyện Đại Từ sang Tuyên Quang… mang lại cho Phú Lương nhiều thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. [...]... Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và một số biện pháp phòng trị” 2.1.2 Mục tiêu của đề tài Xác định tỷ lệ và cường độ gà nhiễm giun đũa tại một số xã thuộc huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên Xác định ảnh hưởng của mùa vụ tới tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa gà Xác định ảnh hưởng của lứa tuổi tới tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa gà Xác định ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi tới tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa. .. đũa gà là một bệnh thường xuyên xảy ra Bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun đũa gà nói riêng không gây chết gà nhưng làm cho gà mắc bệnh trở lên còi cọc, chậm lớn,…ảnh hưởng đến sinh trưởng, sức sản xuất và chất lượng sản phẩm Vì vậy, để góp phần hạn chế tác hại của bệnh giun đũa gây ra trên đàn gia cầm, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu tình hình mắc 16 bệnh giun đũa gà tại huyện Phú. .. biện pháp khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ Tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc, gia cầm Thức ăn nước uống phải hợp vệ sinh, sạch sẽ Thực hiện công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ thường xuyên tránh lây lan dịch bệnh 15 Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa gà tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và một số biện pháp. .. thực hiện biện pháp phòng bệnh đặc hiệu khi gà con đủ 1 tháng tuổi (Orlov, 1975) [17] 2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về giun sán Ở nước ta, một số công trình nghiên cứu điều tra khu hệ giun sán ở gà đã được công bố trước tháng 8 năm 1945 của tác giả Mathis, Leger, 1919 và Houdemer, 1938 (Trịnh Văn 26 Thịnh và Đỗ... gà Xác định hiệu quả của việc dùng thuốc trong phòng và trị bệnh giun đũa 2.1.3 Mục đích nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu lấy đó làm cơ sở khoa học để đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun đũa cho gà, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân Bản thân tập làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học 2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1.1 Những hiểu biết về giun đũa ký sinh ở gà. .. (5,3%) và Tetrameres sp (3,3%) Permin và cs (1997) [24] đã nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán theo mùa và khí hậu tại 6 làng trong vùng Monogoro (Tanzania) trên 600 gà được lựa chọn ngẫu nhiên, kết quả là: Tất cả các gà đều nhiễm giun sán với mức độ trung bình là 4,8 loài giun sán /gà ở mùa mưa và 5,1 loài giun sán /gà ở mùa khô Một nghiên cứu khác của Abdel qader và cs (2008) [18] tỷ lệ nhiễm các loài giun. .. của giun Trứng hình bầu dục có kích thước 0,075 - 0,092 x 0,045 - 0,057 mm, màng ngoài nhẵn, màu tro nhạt, là loài truyền trực tiếp không cần ký chủ trung gian Giun cái trưởng thành trung bình mỗi ngày đẻ 72.500 quả trứng * Vị trí ký sinh - Giun đũa ký sinh ở ruột non gà nhưng đôi khi tìm thấy giun đũa ở cả diều gà và mề gà Một số nghiên cứu cũng đã phát hiện giun đũa trong trứng gà Trường hợp này giun. .. [14] giun đũa có thể sống trong cơ thể gà một năm, giun cái trưởng thành lại đẻ trứng và liên tục thải ra ngoài gây ô nhiễm môi trường và tiếp tục lây lan Nghiên cứu của Orlov (1975) [17] nêu rằng đời sống của A.galli trong ruột gà kéo dài từ 9 - 14 tháng trung bình gần 1 năm * Ảnh hưởng gây bệnh Bệnh giun đũa là bệnh phổ biến rộng rãi và rất nặng nề ở gà Đặc biệt là gà con, số lượng và cường độ cảm nhiễm... phải nhốt gà trong chuồng từ 3 - 5 ngày kiểm tra để đánh giá hiệu quả của thuốc Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [9] đã vận dụng học thuyết Skrjabin để đưa ra biện pháp phòng chống các bệnh giun sán Tác giả cho rằng biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh giun sán ở gia cầm là biện pháp phòng trừ tổng hợp nghĩa là đồng thời sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả đối với tất cả các giai đoạn phát triển của giun sán... nhiễm của chúng luôn cao hơn gà trưởng thành (Nguyễn Thất và cs, 1975) [10] Herrick - 1925, Acken Porter và Beach (1935) đã xác định bằng thực nghiệm rằng, gà trưởng thành có sức đề kháng với giun đũa cao hơn nhiều so với gà con, và trong cơ thể gà lớn tuổi giun đũa lớn chậm hơn gà con Sau 3 tuần lễ, giun đũa trong cơ thể gà con 58 ngày tuổi đạt 26,78 mm, mà trong cơ thể gà 114 ngày tuổi đạt 11,88 mm Orlov . Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, em thực hiện nghiên cứu đề tài : " ;Nghiên cứu tình hình mắc bệnh giun đũa gà tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và một số biện pháp phòng trị Trong quá. THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG QUANG MINH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH GIUN ĐŨA GÀ TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ”. HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG QUANG MINH Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH GIUN ĐŨA GÀ TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG

Ngày đăng: 23/07/2015, 19:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan