Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị tại huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên.

55 279 0
Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị tại huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO VĂN ÁNH Tên đề tài: XÁC ĐỊNH TỶ LỆ LỢN CON MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG GIAI ĐOẠN BÚ SỮA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG – TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y Khoa : Chăn nuôi - Thú y Khóa học : 2010 - 2014 THÁI NGUYÊN – 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO VĂN ÁNH Tên đề tài: XÁC ĐỊNH TỶ LỆ LỢN CON MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG GIAI ĐOẠN BÚ SỮA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG – TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi - Thú y Khoa : Chăn nuôi - Thú y Lớp : 42 - CNTY - N02 Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Sửu THÁI NGUYÊN – 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nhận được sự dạy bảo tận tình của các thầy, cô giáo. Nhờ vậy, em đã được các thầy cô giáo trang bị những kiến thức khoa học kỹ thuật cũng như đạo đức tư cách người cán bộ tương lai. Thầy cô đã trang bị cho em đầy đủ hành trang và một lòng tin vững bước vào đời, vào cuộc sống và sự nghiệp sau này. Để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân. Em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y, sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Sửu, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương cùng cán bộ các xã Cổ Lũng, Phấn Mễ, Tức Tranh và gia đình chú Nguyễn Minh Tân đã giúp em hoàn thành khóa luận này. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, các thấy cô giáo đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Sửu đã trực tiếp hướng dẫn để em hoàn thành khóa luận này. Nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng Nông Nghiệp huyện Phú Lương, cán bộ các xã Cổ Lũng, Phấn Mễ, Tức Tranh, gia đình chú Tân, các hộ nông dân và bạn bè đồng nghiệp đã giúp em hoàn thành tốt khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2014 Sinh viên ĐÀO VĂN ÁNH LỜI NÓI ĐẦU Để hoàn thành chương trình học trong nhà trường, thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành”, “ Lý thuyết đi đôi với thực tiễn sản xuất”. Giai đoạn thực tập chuyên đề rất quan trọng đối với mỗi sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học, củng cố tay nghề. Đồng thời, tạo cho mình sự tự lập, lòng yêu nghề, có phong cách làm việc đúng đắn, năng lực làm việc đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản xuất. Nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất,sáng tạo khi ra trường trở thành một người cán bộ khoa học có chuyên môn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển đất nước. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi – thú y trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, của thầy giáo hướng dẫn cũng như được sự tiếp nhận của cơ sở, em tiến hành nghiên cứu chuyên đề : “ Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị tại huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên” Trong thời gian thự tập tại trại, được sự giúp đỡ tận tình của anh, chị công nhân trong trại, cô giáo cùng sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn, kinh nghiệm còn thiếu trong thực tiễn sản xuất, kiến thức còn hạn hẹp nên khóa luận của em không tránh khỏi những thiểu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo và đồng nghiệp để khóa luận của em được hoàn thiên hơn. Trân trọng cảm ơn! Sinh viên ĐÀO VĂN ÁNH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CS E.coli Nxb PTTH THCS TT TTGDTX LT ST STT : Cộng sự : Escherichia coli : Nhà xuất bản : Phổ thông trung học : Trung học cơ sở : Thể trọng : Trung tân giáo dục thường xuyên : Heat Labile Toxin : Heat stable toxin : Số thứ tự DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng một số cây trồng chính từ năm 5 Bảng 1.2: Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Phú Lương năm 2011 – 2013 6 Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 13 Bảng 3.1. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con tại huyện Phú Lương 35 Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo ngày tuổi 36 Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo mùa vụ 37 Bảng 3.4. Tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh phân trắng theo ngày tuổi 38 Bảng 3.5. Các triệu chứng lâm sàng của lợn con khi mắc bệnh phân trắng 39 Bảng 3.6. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng hai loại thuốc Norfloxacin 5% và Colistin 40 MỤC LỤC Phần 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. Điều tra tình hình cơ bản của huyện Phú Lương 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.1.1. Vị trí địa lý 1 1.1.1.2. Địa hình, đất đai 1 1.1.1.3. Giao thông vận tải 1 1.1.1.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết 1 1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 2 1.1.2.1. Dân số và lao động 2 1.1.2.2. Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng 2 1.1.2.3. Văn hóa xã hội 2 1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 3 1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt 3 1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi 6 1.1.4. Đánh giá chung 7 1.1.4.1. Thuận lợi 7 1.1.4.2. Khó khăn 7 1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 8 1.2.1. Nội dung 8 1.2.1.1. Công tác áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi 8 1.2.1.2. Công tác thú y 8 1.2.2. Phương pháp tiến hành 8 1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 9 1.2.3.1. Công tác tuyên truyền 9 1.2.3.2. Công tác giống 9 1.2.3.3. Công tác vệ sinh thú y 9 1.2.3.4. Công tác phòng bệnh 10 1.2.3.5. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh 10 1.3. Kết quả thực hiện 13 1.4. Kết luận, tồn tại và đề nghị 14 1.4.1. Kết luận 14 1.4.2. Tồn tại 14 1.4.3. Đề nghị 14 Phần 2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 15 2.1. Mở đầu 15 2.1.1. Đặt vấn đề 15 2.1.2. Mục đích của đề tài 16 2.1.3. Sự cần thiết tiến hành đề tài 16 2.2 Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước có liên quan đến nội dung của đề tài 16 2.2.1. Tổng quan tài liệu 16 2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn con 16 2.2.1.2. Đặc điểm của bệnh lợn con phân trắng 19 2.2.1.3. Bệnh phân trắng lợn con do E.coli gây nên 23 2.2.1.4. Những hiểu biết về hai loại thuốc điều trị 28 2.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 29 2.2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 29 2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 29 2.3. Đối tượng, nội dung, địa điểm, chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu. 33 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 33 2.3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành 33 2.3.3. Nội dung nghiên cứu 33 2.3.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi 33 2.3.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 33 2.3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 33 Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35 3.1. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con tại một số xã trong huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 35 3.2. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo ngày tuổi. 36 3.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo mùa vụ. 37 3.4. Kết quả điều tra số lợn chết do mắc bệnh phân trắng lợn con theo ngày tuổi. 38 3.5. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng bệnh phân trắng lợn con. 39 3.6. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con của hai loại thuốc Norfloxacin 5% và Colistin. 39 Phần 4. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 41 4.1. Kết luận 41 4.2. Tồn tại 41 4.3. Đề nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 1 Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. Điều tra tình hình cơ bản của huyện Phú Lương 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Phú Lương là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong tọa độ địa lý từ 21 0 36 đến 21 0 55 độ vĩ Bắc, 105 0 37 đến 105 0 46 độ kinh Đông; phía Bắc giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn), phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Thái Nguyên, phía Tây giáp huyện Định Hóa, phía Tây Nam giáp huyện Đại Từ, phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ; huyện lỵ đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22km về phía Bắc (theo Quốc lộ 3). 1.1.1.2. Địa hình, đất đai Địa hình Phú Lương tương đối phức tạp, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 100 – 400m. Tổng diện tích tự nhiên 368,82 km 2 , trong đó có đất nông nghiệp 119,79 km 2 ; đất lâm nghiệp 164,98 km 2 (chiếm 44,73% tổng diện tích đất tự nhiên); đất nuôi trồng thủy sản 6,65 km 2 ; đất phi nông nghiệp 46,63 km 2 ; đất chưa sử dụng 31,64 km 2 . Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, và cây công nghiệp. 1.1.1.3. Giao thông vận tải Đường bộ của Phú Lương có nhiều đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua: Quốc lộ số 3 (Hà Nội – Cao Bằng) chạy suốt từ phía Nam lên phía Bắc huyện Phú Lương, đi qua 8 xã, thị trấn (Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Giang Tiên, Phấn Mễ, Đu, Động Đạt, Yên Đổ, Yên Ninh); đường số 254 từ km 31 lên Định Hóa; Quốc lộ 37 từ ngã ba Bờ Đậu (Cổ Lũng) qua huyện Đại Từ sang Tuyên Quang… mang lại cho Phú Lương nhiều thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.1.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết [...]... mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị tại huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên” 2.1.2 Mục đích của đề tài - Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con giai đoạn bú sữa tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - Xác định hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con của một số loại thuốc - Giúp người chăn nuôi hiểu về tình hình mắc bệnh và hiệu lực điều trị của thuốc điều trị bệnh - Kết... ra Do đó lợn con được bú sữa đầu càng sớm càng tốt Nếu không được bú sữa đầu thì từ 20 – 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể Do đó những con lợn con không được bú sữa đầu thì sức đề kháng rất kém, dễ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao 19 2.2.1.2 Đặc điểm của bệnh lợn con phân trắng * Nguyên nhân Theo Nguyễn Xuân Bình, (1996) [2] bệnh lợn con phân trắng thường xảy ra đối với lợn con từ 2 – 30 ngày... những biện pháp khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ Tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc, gia cầm Thức ăn nước uống phải hợp vệ sinh, sạch sẽ Thực hiện công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ thường xuyên tránh lây lan dịch bệnh 15 Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: “ Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị tại huyện Phú. .. cơ sở việc xác định bệnh thường dựa vào trạng thái phân Về trạng thái phân chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn đầu khoảng 1 ngày: Thời kỳ mang bệnh, lúc này phân táo đen và nhỏ như hạt đậu + Giai đoạn phân chuyển từ táo bón sang dạng sền sệt, màu vàng 2 – 3 ngày sau phân nhanh chóng chuyển thành màu trắng như vôi hoặc trắng xám, phân ngày một lỏng hơn + Giai đoạn chuyển sang lành: Phân từ trắng xám, chuyển... nuôi áp dụng các biện pháp phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn con 2.1.3 Sự cần thiết tiến hành đề tài Lợn con giai đoạn này do đặc điểm bộ máy tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện làm cho lợn con dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, nếu không chữa kịp thời sẽ dẫn đến còi cọc, sức khỏe kém, tỷ lệ sống giảm Lợn con giai đoạn này nếu không được chăm sóc tốt sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng con giống, do vậy... trong ruột có màu vàng xám hay màu trắng xám - Phòng và trị bệnh: + Phòng bệnh: Nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái tốt, cung cấp đầy đủ Vitamin, khoáng chất, đạm cho lợn mẹ Lợn con khi đẻ ra phải cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt, đảm bảo đủ ấm cho lợn con mới sinh, chuồng trại sạch sẽ Tập cho lợn con ăn sớm, lợn mẹ và lợn con được cho ăn uống, vận động hợp lý, đều đặn Bổ sung sắt cho lợn con bằng cách tiêm... sinh phòng bệnh cần được đặc biệt quan tâm Bởi dịch bệnh xảy ra là nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến đàn lợn, làm ảnh hưởng đến chi phí chăn nuôi và giá thành sản phẩm Trong chăn nuôi lợn, bệnh phân trắng ở lợn con rất đáng lo ngại, làm ảnh hưởng đáng kể tới tỷ lệ nuôi sống và sức sinh trưởng của lợn giai đoạn bú sữa Đây là một bệnh thường xuyên xảy ra trong nhiều trại lợn và các hộ gia đình nuôi lợn. .. tỉnh Thái nguyên bệnh lợn con phân trắng xảy ra hết sức nghiêm trọng, đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể về bệnh phân trắng lợn con trên địa bàn huyện Xuất phát từ thực tiễn trên được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và sự phân công của khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Văn Sửu tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh. .. dịch tễ của bệnh Sự xuất hiện bệnh lợn con phân trắng đòi hỏi sự tác động của các yếu tố sau: Vi khuẩn gây bệnh, điều kiện môi trường và sức đề kháng của cơ thể lợn con Theo Trương Lăng (2000) [11], ở nước ta, lợn con mắc bệnh phân trắng rất phổ biến trong các cơ sở chăn nuôi tỷ lệ mắc bệnh từ 25 – 100% Bệnh có 24 quanh năm, nhiều nhất là cuối đông sang xuân, cuối xuân sang hè, điều kiện phát bệnh thường... điều trị trong 4 ngày liên tục * Bệnh phân trắng lợn con - Nguyên nhân: + Do vi khuẩn E.coli + Do thức ăn, nước uống + Lợn con nuôi dưỡng kém Thành phần thức ăn cho lợn nái không cân đối sẽ đẻ ra lợn con yếu, còi cọc, dễ bị mắc bệnh Thiếu thức ăn dẫn đến lợn mẹ không đủ sữa cho lợn con bú, lợn con yếu và háo sữa liếm láp chất thải nền chuồng dễ bị ỉa chảy Thức ăn thừa đạm mỡ, dẫn đến thành phần sữa . THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO VĂN ÁNH Tên đề tài: XÁC ĐỊNH TỶ LỆ LỢN CON MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG GIAI ĐOẠN BÚ SỮA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG – TỈNH THÁI. NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO VĂN ÁNH Tên đề tài: XÁC ĐỊNH TỶ LỆ LỢN CON MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG GIAI ĐOẠN BÚ SỮA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ TẠI HUYỆN PHÚ LƯƠNG – TỈNH THÁI NGUYÊN. nghiên cứu chuyên đề : “ Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và biện pháp phòng trị tại huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên Trong thời gian thự tập tại trại, được sự giúp

Ngày đăng: 23/07/2015, 19:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan