Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống.

70 363 0
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM    NGUYỄN THỊ PHƯƠNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH DO ẤU TRÙNG CYSTICERCUS TENUICOLLIS GÂY RA Ở LỢN NUÔI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Hệ chính quy Lớp : 42B - CNTY Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khoá học : 2010 – 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM    NGUYỄN THỊ PHƯƠNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH DO ẤU TRÙNG CYSTICERCUS TENUICOLLIS GÂY RA Ở LỢN NUÔI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Hệ chính quy Lớp : 42B - CNTY Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thu Trang Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến nay em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú y, cùng các thầy cô giáo trong khoa, đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường. Với lòng biết ơn chân thành, em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS.Nguyễn Thu Trang đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ nhân viên, ban lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật và các anh, chị tại Trạm thú y thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ sở. Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã động viên, cổ vũ em trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Em xin chúc các thầy giáo, cô giáo luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống, có nhiều thành công trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trong quá trình viết khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên,ngày 31 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Phương MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Mục đích nghiên cứu: 3 1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 1.4.1. Ý nghĩa khoa học 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Đặc điểm của ấu trùng Cysticercus tenuicollis 4 2.1.2. Đặc điểm sinh học của sán dây ký sinh ở chó 5 2.1.3. Đặc điểm dịch tễ học bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis và bệnh do sán dây chó gây ra 18 2.1.4. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra 21 2.1.5. Chẩn đoán bệnh sán dây chó và bệnh Cysticercus tenuicollis 23 2.1.6. Phòng, trị bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra 25 2.2.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 26 2.2.1.Tình hình nghiên cứu trong nước 26 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 28 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1. Đối tượng, vật liệu, thời gian, địa điểm nghiên cứu 30 3.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 30 3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30 3.2. Nội dung nghiên cứu 31 3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại một số xã, phường thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 31 3.2.2. Sự thay đổi một số chỉ số huyết học của lợn bị nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis 32 3.2.3. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra 32 3.3. Bố trí thí nghiệm và phương pháp nghiên cứu 32 3.3.1. Bố trí điều tra và phương pháp xác định tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn 32 3.3.2. Bố trí điều tra và phương pháp xác định tình hình nhiễm sán dây ở chó 33 3.3.3. Phương pháp nghiên cứu và xác định tương quan giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn và tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó 35 3.3.4. Phương pháp bố trí và xét nghiệm máu của lợn bị nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis và lợn khỏe 35 3.4. Phương pháp xử lý số liệu 35 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 36 4.1.1. Tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 36 4.2. Sự thay đổi một số chỉ số huyết học của lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis 39 4.2.1. Số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỷ khối hồng cầu, sức đề kháng của hồng cầu ở lợn khỏe và lợn bệnh 49 4.2.2. Công thức bạch cầu của lợn khỏe và lợn bệnh 51 4.3. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra cho lợn 54 PHẦN 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 56 5.1. Kết luận 56 5.2. Tồn tại 57 5.2. Đề nghị 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 58 II. TÀI LIỆU DỊCH TỪ TIẾNG NƯỚC NGOÀI 60 III. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 60 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis 36 Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tuổi 39 Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tính biệt 40 Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis 42 Bảng 4.5. Thành phần và sự phân bố các loài sán dây ký sinh ở chó nuôi tại thành phố Thái Nguyên 44 Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở chó 45 Bảng 4.7. Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó (qua mổ khám) và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn 47 Bảng 4.8. Sự thay đổi một số chỉ số huyết học của lợn khỏe và lợn bệnh 49 Bảng 4.9. Công thức bạch cầu của lợn khỏe và lợn bệnh 52 ơ DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis tại các địa phương 38 Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn theo tuổi 40 Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis theo tính biệt 41 Hình 4.4. Biểu đồ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis theo tháng 43 Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena 46 ở chó tại các địa phương. 46 Hình 4.6. Biểu đồ về tính tương quan giữa tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia hydatigena ở chó và tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis . 48 Hình 4.7. Biểu đồ sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của lợn khỏe và lợn bệnh 51 Hình 4.8. Biểu đồ công thức bạch cầu của lợn khỏe và lợn bị bệnh Cysticercus tenuicollis 54 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Bệnh sán dây là một bệnh rất phổ biến ở đàn chó nước ta. Ấu trùng một số loài sán dây ký sinh và gây bệnh trên người và nhiều loài gia súc khác - ký chủ trung gian của sán dây, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi cũng như sức khoẻ con người. Một trong những ấu trùng đó là Cysticercus tenuicollis, đây là ấu trùng của sán dây Taenia hydatigena, gây bệnh trên lợn, dê, cừu, trâu, bò, thỏ, ngựa, kể cả con người. Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [11] cho biết, ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký sinh trên bề mặt các khí quan trong xoang bụng của vật chủ và gây bệnh. Ấu trùng là những bọc nước mang đầu sán dây Taenia hydatigena, có kích thước to, nhỏ không đều nhau bám ở bề mặt màng treo ruột, lách, gan, thận, phổi Vì thế, trong quá trình giết mổ, có thể dễ nhầm lẫn ấu trùng với các bọc nước bình thường, từ đó không có biện pháp tiêu diệt ấu trùng, làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người và gia súc. Theo Phạm Sỹ Lăng (2002) [12], bệnh phân bố ở khắp các vùng, đặc biệt là những nơi nuôi nhiều chó và giết mổ gia súc bừa bãi, không kiểm soát chặt chẽ vệ sinh thú y. Tỷ lệ nhiễm bệnh tăng dần theo tuổi do thời gian và cơ hội tiếp xúc với ấu trùng tăng dần. Khi bị nhiễm ấu trùng, vật chủ có thể có một số triệu chứng như gầy yếu dần, đau bụng, bụng căng to, ấn vào vùng bụng con vật có cảm giác đau, nếu nhiễm nặng có thể hoàng đản da và niêm mạc. Vật chủ có thể chết do thiếu máu, nội quan bị huỷ hoại hoặc do các bệnh kế phát. Hiện nay, bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng. Ngoài ra, việc chẩn đoán bệnh đối với con vật còn sống rất khó khăn do triệu chứng bệnh không điển 2 hình. Đặc biệt, không thể tìm ấu trùng bằng cách xét nghiệm phân do ấu trùng ký sinh trên bề mặt các khí quan trong xoang bụng. Những năm gần đây, chó vẫn được nuôi phổ biến ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, chó thường được nuôi theo phương thức thả rông, nếu chó bị nhiễm sán dây thì rất dễ phát tán mầm bệnh, làm cho người và các vật nuôi khác dễ nhiễm và mắc bệnh ấu trùng Cysticercus tenuicollis. Đặc biệt, việc đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y trong giết mổ chó cũng như các loài gia súc khác tại tỉnh Thái Nguyên vẫn chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng chó thải phân bừa bãi còn phổ biến khiến nguy cơ lây nhiễm bệnh ấu sán trên vật nuôi là khá cao, đồng thời thực trạng giết mổ trâu, bò, lợn, dê như hiện nay khiến nguy cơ chó nhiễm sán dây cũng tăng lên. Những vấn đề trên cho thấy, việc tìm hiểu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở một số loài vật nuôi chính, để từ đó xây dựng các quy trình phòng chống thích hợp là hết sức cần thiết. Nghiên cứu này không những góp phần hạn chế tỷ lệ nhiễm sán dây ở chó, mà còn góp phần phòng chống bệnh ấu trùng sán dây cho người và một số loài vật nuôi khác. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống". 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được các đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại thành phố Thái Nguyên. Sự thay đổi chỉ tiêu huyết học của lợn khi nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis. Đề xuất biện pháp phòng chống. 3 1.3. Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ những thông tin về bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn, có cơ sở khoa học từ đó xây dựng được quy trình phòng chống bệnh đạt hiệu quả cao. 1.4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, về quy trình phòng chống bệnh hiệu quả, có một số đóng góp mới cho khoa học. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng quy trình phòng, trị bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra, nhằm hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm, hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra. Góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển. [...]... đốt thành thục mới 18 2.1.3 Đặc điểm dịch tễ học bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis và bệnh do sán dây chó gây ra 2.1.3.1 Đặc điểm dịch tễ học bệnh Cysticercus tenuicollis Bệnh Cysticercus tenuicollis xảy ra trên toàn thế giới, chủ yếu ở khu vực nông thôn Tỷ lệ nhiễm ở các khu vực thay đổi rất nhiều Dịch bất ngờ có thể xảy ra do điều kiện khí hậu có lợi cho sự tồn tại của trứng trong đồng cỏ... từ ấu trùng Cysticercus tenuicollis có trọng lượng phân tử là: 36.2KDa, 23.9KDa và 9.6KDa Các kháng nguyên này có thể được dùng để chẩn đoán huyết thanh học bệnh do Cysticercus tenuicollis gây ra trên động vật (Goswamia A., Das M., Laha R., 2013) [34] 2.1.6 Phòng, trị bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra 2.1.6.1 Điều trị Ấu trùng sán dây Taenia hydatigena gây bệnh ấu sán cổ nhỏ ở người, lợn, ... tháng: tỷ lệ 65,7% + Lợn trên 8 tháng: tỷ lệ 60,0% Tình hình nhiễm của lợn và các động vật khác phụ thuộc vào số chó nhiễm sán dây trưởng thành Bệnh thường có ở lợn nuôi gần với chó Còn trâu, bò thả trên bãi chăn ít bị hơn 2.1.3.2 Đặc điểm dịch tễ học bệnh sán dây Taenia hydatigena Đặc điểm dịch tễ bệnh do sán dây gây ra đã được nhiều tác giả đề cập đến Tuy nhiên, các nghiên cứu còn ít và chưa hệ thống... trong và một đầu sán trưởng thành, lộn ra phía ngoài Ở những vùng nuôi nhiều chó tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở trâu, bò, dê, lợn càng nhiều Tỷ lệ nhiễm ấu trùng tăng dần theo tuổi, điều này được các tác giả lý giải do thời gian tiếp xúc với căn bệnh tăng Tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis của lợn và các động vật khác phụ thuộc vào số chó nhiễm sán trưởng thành Lợn nuôi. .. rất nhiều vào vật chủ Ngoài quy luật phân bố của vật chủ, quy luật sinh thái học của cả vật chủ và sán dây là yếu tố quan trọng nhất chi phối sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm sán dây ở vật chủ (Nguyễn Thị Kỳ, 2003 [7]) 2.1.4 Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra 2.1.4.1 Đặc điểm gây bệnh của ấu trùng Cysticercus tenuicollis Các vật chủ trung gian bị nhiễm bệnh khi ăn... Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1 Đặc điểm của ấu trùng Cysticercus tenuicollis Theo Johannes Kaufmann (1996) [35], ấu trùng Cysticercus tenuicollis ký sinh ở bề mặt gan, mỡ màng chài ở khoang bụng của cừu và gia súc Gia súc nhiễm ấu sán thường không có biểu hiện triệu chứng bệnh, trừ khi nhiễm một số lượng lớn ấu trùng ở nhu mô gan, tình trạng thiếu máu và chết có thể xảy ra Ấu trùng Cysticercus tenuicollis. .. hình thành các nang nước Phát triển thành u nang cần 35 đến 55 ngày sau khi nhiễm bệnh Các nang có thể lây nhiễm cho chó trong vài tháng (P Junquera, 2013) [41] 2.1.4.2 Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra Cysticercus tenuicollis không có tác dụng gây bệnh trong khi nằm trong ổ bụng Khi nhiều ấu trùng di chuyển đồng thời qua gan ta có thể nhìn thấy dấu hiệu... tạp, tiến triển ở nhiều ký chủ liên tiếp Ở bộ Cyclophyllidae trứng chứa thai trùng sáu móc đã hình thành Vào dạ dày ký chủ, 15 thai trùng sáu móc thành ấu trùng (đã mất móc) có cấu tạo và tên gọi khác nhau: Cysticercus, Coenurus, Echinococcus, Cysticercoid Ở bộ Pseudophyllidae có hai thể ấu trùng liên tiếp: Procercoid và Plerocercoid Những dạng ấu trùng này sống lâu hay chóng ở KCTG và phải được một... (1918) đã phát hiện ấu trùng của sán dây loài Spirometra ericnaice trên loài nhím ở châu Âu Faust E C và cs (1929) [32] cũng đã phát hiện ấu trùng loài này trên nhím ở Trung Quốc và dạng sán trưởng thành ở chó Khi nghiên cứu về hệ enzym của loài Spirometra erinacei ở Nhật Bản và ở Australia, Fukumoto S và cs (1992) [33] nhận xét rằng hai loài sán này là giống nhau Theo Phan Thế Việt và cs (1977) [23],... đoán bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra Theo P Junquera (2013) [41], cho đến nay chẩn đoán bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis chỉ có thể thực hiện khi gia súc chết Vật còn sống rất khó chẩn đoán, có thể chọc dò để tìm đầu sán trong dịch xoang ngực và bụng Thường chẩn đoán sau khi chết, mổ con vật tìm ấu sán nơi chúng ký sinh (Phan Lục và Phạm Văn Khuê, 1996) [5] Ba loại kháng nguyên . Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 36 4.1.1. Tình hình nhiễm ấu trùng Cysticercus tenuicollis ở lợn tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 36 . điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp phòng chống& quot;. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định. Nội dung nghiên cứu 31 3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh do ấu trùng Cysticercus tenuicollis gây ra ở lợn nuôi tại một số xã, phường thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 31

Ngày đăng: 23/07/2015, 19:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan