Truyện ngắn trữ tình của một số tác giả tiêu biểu trước 1945 (nhìn từ phương diện kết cấu

117 2.4K 20
Truyện ngắn trữ tình của một số tác giả tiêu biểu trước 1945 (nhìn từ phương diện kết cấu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TỐNG THỊ HẢI YẾN TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU TRƯỚC 1945 (NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN KẾT CẤU) Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số : 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Trà My HÀ NỘI, 2012 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Những đóng góp mới của luận văn 10 7. Cấu trúc của luận văn 10 NỘI DUNG 11 Chương 1. Những vấn đề chung về truyện ngắn trữ tình 11 1.1. Giới thuyết chung 11 1.1.1. Khái niệm về truyện ngắn 11 1.1.2. Phân loại truyện ngắn 14 1.2. Truyện ngắn trữ tình - những vấn đề về thể loại 20 1.2.1. Quan niệm về truyện ngắn trữ tình 21 1.3. Các giai đoạn truyện ngắn trữ tình hiện đại Việt Nam 30 1.3.1. Giai đoạn trước năm 1945 30 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1945 - 1975 35 1.3.3. Giai đoạn 1975 đến nay 39 Chương 2. Kết cấu hình tượng 43 2.1. Điểm tựa cấu trúc hình tượng 43 2.1.1. Hình tượng nhân vật trong truyện ngắn trữ tình như là chủ thể của hệ thống điểm nhìn 50 3 2.1.2. Sự kiện nội tâm là điểm tựa cấu trúc trong truyện ngắn trữ tình 56 2.1.3. Cảm thức thời gian là điểm tựa kết cấu hình tượng 63 2.2. Các chi tiết tạo dựng nhân vật 67 2.2.1. Chi tiết nội tâm 68 2.2.2. Chi tiết ngoại hình - hành động 72 Chương 3. Tổ chức ngôn từ trần thuật 76 3.1. Nguyên tắc trùng điệp trong trần thuật 76 3.2. Tiết tấu trần thuật 79 3.2.1. Tiết tấu âm nhạc ở cấp độ văn bản 79 3.2.2. Tiết tấu âm nhạc ở cấp độ câu, từ ngữ 86 3.3. Ngôn từ trần thuật 91 3.3.1. Hệ ngôn từ chỉ thế giới nội tâm 91 3.3.2. Các biện pháp tu từ 96 3.4. Giọng điệu trần thuật 102 KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Truyện ngắn Việt Nam đã trải qua lịch sử trên một thế kỷ và có nhiều thành tựu nhất định. Đó là một thể loại tự sự có những đặc điểm riêng về tính chất, về dung lượng so với các thể loại khác. Truyện ngắn ra đời gắn chặt với các hoạt động báo chí nên dễ phổ biến đến người đọc. Với hình thức ngắn gọn, cơ động, truyện ngắn phù hợp việc đáp ứng nhu cầu của độc giả trong thời đại công nghiệp. Là một lát cắt của đời sống, như giọt nước nhỏ trong đại dương, nhưng truyện ngắn hay để lại nhiều dư âm, ám ảnh trong lòng người đọc. Do đó, truyện ngắn trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của công chúng Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn văn học đương đại. 1.2. Trong dòng chảy văn học Việt Nam, truyện ngắn là một thể loại cơ bản nhất, đặc biệt là giai đoạn 1930 - 1945 văn học đạt được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực đã làm thay đổi bộ mặt dân tộc. Không ít truyện ngắn nổi bật của các nhà văn như: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Tô Hoài đã trở nên nổi tiếng. Căn cứ vào những hướng phát triển, gắn liền với hướng tổng hợp thể loại cơ bản của truyện ngắn hiện đại nói chung của giai đoạn 1930 - 1945 nói riêng, người ta chia truyện ngắn hiện đại làm ba loại hình tiêu biểu là: Truyện ngắn - kịch hóa, truyện ngắn - tiểu thuyết hóa và truyện ngắn - trữ tình hóa. Trong các loại hình truyện ngắn trên, truyện ngắn - trữ tình hóa có những nét riêng và nó đã phát triển thành một dòng ở Việt Nam với những gương mặt tiêu biểu như: Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu, Ngọc Giao, Đỗ Tốn, Xuân Huy, Thanh Châu Cho nên, việc tìm hiểu nét đặc trưng về truyện ngắn trữ tình giai đoạn trước 1945 là một việc làm cần thiết, 5 tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận những sáng tác thuộc dòng chảy truyện ngắn Việt Nam. Đồng thời phần nào đi đến tìm hiểu tại sao truyện ngắn trữ tình lại ngày càng được công chúng đón nhận và không ngừng phát triển. 1.3. Về góc độ nghiên cứu, thể loại truyện ngắn trữ tình đã được nhiều người khai thác ở các khía cạnh khác nhau như: Truyện ngắn trữ tình được nhìn từ góc độ cấu thể loại, phân loại loại hình truyện ngắn, phong cách sáng tác của các nhà văn truyện ngắn trữ tình nhưng vẫn còn những khoảng trống, góc khuất ở chiều sâu tác phẩm truyện ngắn trữ tình thì chưa được đề cập nhiều đặc biệt là đặc trưng truyện ngắn trữ tình ở phương diện kết cấu của tác phẩm. Hơn nữa trong nhà trường phổ thông có học một số tác phẩm trữ tình của các tác giả giai đoạn trước năm 1945. Chính những lí do đó mà chúng tôi lựa chọn đề tài: "Truyện ngắn trữ tình của một số tác giả tiêu biểu trước năm 1945 (nhìn từ phương diện kết cấu)" nhằm trang bị những kiến thức cần thiết cho bản thân và những đồng nghiệp đang giảng dạy ở trường phổ thông về thể loại này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những công trình nghiên cứu về truyện ngắn trữ tình Đã có nhiều nghiên cứu về thể loại truyện ngắn trữ tình. Những bài viết, những công trình nghiên cứu về thể loại truyện ngắn trữ tình có thể kể đến như: Truyện ngắn một số vấn đề nghề nghiệp - Vương Trí Nhàn (Sổ tay truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, 1980); Về chất thơ trong truyện ngắn - Nguyễn Kiên (3-1996); Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại - Bùi Việt Thắng (Nxb ĐHQG - Hà Nội, 2000); luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Đấu năm 2001 “Các loại hình truyện ngắn hiện đại (Trên cơ sở cứ liệu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945)”; khóa luận tốt nghiệp, "Đặc trưng truyện ngắn trữ tình (Qua sáng tác của Đỗ Chu)" của Nguyễn Thị Duyên (2007). 6 Trong bài viết của mình Vương Trí Nhàn đã đề cập đến loại hình truyện ngắn trữ tình khi ông phân chia truyện ngắn thành 2 dạng: "Nhìn vào thực tế có truyện có cốt truyện thật đầy đủ, các khâu thắt nút, cao trào, mở nút. Ngược lại, có truyện gần như thơ, rất khó tóm tắt được cốt truyện" [36, tr.147] "Nhưng có một tiêu chuẩn nữa đáng chú ý hơn, tạo nên hai cực của truyện ngắn - như Antonop mệnh danh. Một đó là loại truyện kể về một trường hợp đặc biệt nào đó và một loại kể về những sự kiện đơn giản, bình thường", loại truyện thứ hai "xuất hiện muộn hơn, khi mà yêu cầu đặt ra đối với văn học không phải chỉ là việc miêu tả những cái kì dị, lạ lùng, mà cả những cái bình thường" [36, tr.148]. Tác giả cũng khẳng định, "một xu hướng của truyện ngắn hiện đại là đi vào tâm lý, dựng lên những ca tâm lý ấn tượng mạnh mẽ, lối viết này vẫn bị buộc tội là lảng tránh cốt truyện, tuy xét về một mặt nào đó, đây là một sự lảng tránh thông minh bậc nhất" [36, tr.149]. Như vậy, Vương Trí Nhàn đã nêu ra những nét khác biệt giữa truyện ngắn trữ tình với truyện ngắn truyền thống (truyện có cốt truyện nổi bật). Ông đã chỉ ra rằng truyện ngắn trữ tình là một xu hướng phát triển của truyện ngắn hiện đại: "Thêm nhiều truyện ngắn trữ tình, bên cạnh những truyện ngắn có cốt truyện sắc nhọn như đã quen biết" [36, tr.150], "Theo một số nhà nghiên cứu về thể loại văn học, các thể tài thuộc phổ hệ tự sự đang có xu hướng chuyển sang trữ tình. Tính chất trữ tình, xu hướng đi vào tâm lý cũng đang chi phối nhiều tác giả truyện ngắn ở Mỹ" [36, tr.154]. Đồng thời, ông nhấn mạnh đó là "loại truyện ngắn gần với thơ, chỉ cốt tạo ấn tượng, ngoài ra không quan tâm gì tới nhân vật, cốt truyện gì hết" [36, tr.150]. Năm 1996, Nguyễn Kiên cũng có những lời bàn gián tiếp về truyện ngắn trữ tình trong bài Về chất thơ trong truyện ngắn. Sau khi khẳng định "sự thâm nhập của thơ vào truyện ngắn là một yếu tố tự nhiên, gây kích thích thuộc quy luật vận động nội tại của nghệ thuật, nhà văn đã nhắc đến loại 7 truyện ngắn từ ý tưởng nghệ thuật đến giọng điệu hơi văn đều hòa hợp và cùng mang phẩm chất trữ tình gần với lời thơ" [25, tr.297]. Tác giả bài viết nhận thấy, "Truyện ngắn hiện đại gần với thơ, vì trong sự phá cách của nó, nó sử dụng những thao tác nghề nghiệp gần gũi với cách tư duy nghệ thuật của thơ" [25, tr.300]. Theo quan điểm của Bùi Việt Thắng trong công trình nghiên cứu, Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết về thực tiễn thể loại thì tác giả gọi truyện ngắn trữ tình là "truyện tâm tình". "Truyện tâm tình còn được gọi là truyện ngắn gần với thơ vì trong đó có sự phối hợp giữa việc diễn tả cảm xúc trữ tình với kể chuyện" [48, tr.120]. Trong truyện ngắn trữ tình, tính tự sự giảm đi, tính trữ tình tăng lên. Tác giả Bùi Việt Thắng nêu lên những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn tâm tình như sau: "Tình phi cốt truyện: truyện ngắn trữ tình không kể lại được vì cốt truyện không tiêu biểu, nếu có thì đó là cốt truyện bên trong" tức cốt truyện tâm lý diễn tả những tâm trạng điển hình của nhân vật Cấu trúc của truyện rất lỏng lẻo, sự lỏng lẻo cố ý để làm co giãn linh hoạt phù hợp với việc thể hiện các sắc thái tâm lý, tình cảm của con người Bộc lộ tính chủ quan, sự suy tư của nhà văn về đời sống vì thế cần đến một lối kể chuyện tự do Trong kiểu truyện ngắn tâm tình, sự cảm thụ thiên nhiên trong toàn bộ giác quan là một đặc điểm trong cách miêu tả của nhà văn" [48, tr.121-122]. Ở loại hình truyện ngắn này, "văn xuôi là cốt còn thơ là sợi ngang" [48, tr.124]. Khi tìm hiểu đặc trưng truyện ngắn trữ tình trong đề tài Đặc trưng truyện ngắn trữ tình (qua sáng tác của Đỗ Chu) (2007), Nguyễn Thị Duyên cho rằng đối tượng của truyện ngắn trữ tình là, "thiên nhiên gợi cảm xúc, cảm giác nhẹ nhàng" [10, tr.10] và "Con người với cảm xúc, tâm tư biến chuyển nhẹ nhàng" [10, tr.15]. Trong truyện ngắn trữ tình "cốt truyện không có nhiệm vụ tạo kịch tính, gây căng thẳng. Cốt truyện trong truyện ngắn trữ tình không 8 tái hiện các xung đột xã hội mà hướng tới tạo ra các tình huống khơi gợi trạng thái tâm tưởng, cảm xúc, suy tư của con người. Hướng tới nhiệm vụ như vậy nên truyện ngắn trữ tình thường tạo nên những cốt truyện giảm nhẹ kịch tính, những truyện dường như không có truyện và sử dụng cốt truyện tâm lý" [10, tr.26]. Theo tác giả, truyện ngắn trữ tình có 3 kiểu kết cấu thường gặp là: kết cấu hồi tưởng, kết cấu cảnh tình tương ứng, kết cấu lắp ghép. Qua các công trình nghiên cứu trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy các nhà nghiên cứu đã nói đến đặc trưng cơ bản của truyện ngắn trữ tình. Đó là truyện ngắn nhưng mang chất thơ, không có cốt truyện, yếu tố sáng tác thuộc về tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Vì thế, truyện ngắn trữ tình mang những đặc điểm tạo thành một dòng văn học riêng trong truyện ngắn hiện đại Việt Nam. 2.2. Những công trình nghiên cứu về truyện ngắn trữ tình trước 1945 Năm 1995, trong công trình nghiên cứu của tiến sĩ Phạm Thị Thu Hương: Ba phong cách truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 (Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh) đã có những quan niệm rất đúng đắn về truyện ngắn trữ tình. Trong đề tài tác giả có nêu lên được những ý kiến có giá trị về loại hình truyện ngắn trữ tình: "Trong tác phẩm trữ tình, yếu tố chủ quan của nhà văn bao giờ cũng rất đậm nét và nó được thể hiện ở tất cả mọi phương diện nghệ thuật. Dù tả cảnh, tả ngoại hình nhân vật hay tả nội tâm nhân vật Truyện ngắn trữ tình thường không có cốt truyện. Nó có kết cấu gần với cấu tứ thơ trữ tình. Truyện ngắn trữ tình thường đi sâu miêu tả một cách tinh tế những phản ứng của tâm thức đối với “kinh nghiệm sống" [22, tr.7]. Theo tác giả luận án, "Truyện ngắn trữ tình đã đưa vào văn xuôi nghệ thuật Việt Nam với chất thơ man mác, bàng bạc rất riêng. Truyện ngắn trữ tình mang lại cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, sâu lắng, sau những trang viết tràn trề hiện thực của các nhà văn hiện thực" [22, tr.7]. 9 Năm 2001, với luận án Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại (Trên cơ sở dữ liệu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945), tiến sĩ Nguyễn Văn Đấu đã chứng minh có 3 loại hình truyện ngắn hiện đại cơ bản là: Truyện ngắn - kịch hóa, truyện ngắn - trữ tình hóa, truyện ngắn - tiểu thuyết hóa. Trong chương viết về truyện ngắn trữ tình hóa nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều điểm độc đáo trong tổ chức cốt truyện, xây dựng nhân vật, tổ chức trần thuật của loại hình truyện ngắn này. Theo tác giả luận án, "Truyện ngắn trữ tình hóa về cơ bản không phải là truyện quan hệ xã hội, truyện về cuộc đời với những thay đổi khôn lường của nó. Nó là truyện về thế giới đời sống đã được nội cảm hóa đậm nét, là truyện tâm hồn, tình cảm, truyện về sự giác ngộ, thức tỉnh, niềm vui, nỗi buồn của con người trước cuộc sống. Chức năng chủ yếu của cốt truyện là thể hiện trạng thái tâm tưởng của con người trước đời sống" [13, tr.107]. Sự kiện nội tâm là chất liệu cơ bản của truyện ngắn: "Ở truyện ngắn - trữ tình hóa, sự kiện hành động chỉ giống như cái mắc áo để sự kiện nội tâm như chiếc áo trùm lên" [13, tr.113]. "Chi tiết nội tâm là chất liệu chủ yếu trong xây dựng nhân vật" [13, tr.126]. Như vậy, có thể coi đây là công trình đầu tiên có nhiều đề xuất mới mẻ, có những nhận định đặc trưng loại hình truyện ngắn trữ tình khá sâu sắc. Khi nghiên cứu về đề tài Truyện ngắn trữ tình trong sáng tác của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh (tiếp cận từ góc độ kết cấu thể loại) (2008) thì Vũ Thị Hương Thảo cho rằng: "Truyện ngắn trữ tình là một kiểu truyện ngắn, một kiểu tổng hợp thể loại, một mô hình nghệ thuật độc đáo, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự (kể chuyện) với yếu tố trữ tình (tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, rung động ) hình thức là truyện nhưng nội dung và cấu trúc là tiểu thuyết" [45, tr.5]. Như vậy, tác giả có những phát hiện mới về truyện ngắn trữ tình. Đó là một thể loại giống như một hình thức tổ chức trung gian giữa truyện và thơ nhưng đã mang hơi thở hiện đại, khám 10 phá và miêu tả đời sống theo nguyên tắc tư duy tiểu thuyết. Nó cũng tái hiện những số phận, những cảnh đời với những vận động biển đổi không ngừng về cuộc sống cũng như tâm trạng, nhưng điểm tựa chủ yếu không phải là hiện thực khách quan mà là hiện thực tâm trạng. Tác giả luận văn còn khẳng định: "Đó là kiểu truyện ngắn lãng mạn đời tư trước cách mạng, đậm đà chất thơ và chất tiểu thuyết " [45, tr.35]. Tóm lại, truyện ngắn trữ tình là một thể loại độc đáo vừa mang hình thức của truyện ngắn nhưng nội dung lại chứa đựng chất trữ tình của thơ. Đó là những nét tiêu biểu độc đáo của loại hình truyện ngắn trữ tình giai đoạn trước năm 1945. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm làm rõ kết cấu thể loại truyện ngắn trữ tình, từ việc tìm hiểu về mặt lý thuyết lí luận văn học gắn với những sáng tác cụ thể của các tác giả trữ tình tiêu biểu trước năm 1945. Chúng tôi muốn nêu bật lên những đặc điểm riêng về kết cấu thể loại truyện ngắn trữ tình so với kết cấu của những loại truyện ngắn - kịch hóa, truyện ngắn - tiểu thuyết hóa, từ đó chúng tôi nhằm khẳng định nét đặc trưng của truyện ngắn trữ tình qua phương diện kết cấu hình tượng và tổ chức lời văn trong truyện ngắn trữ tình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của luận văn tập trung chứng minh những luận điểm cơ bản sau: + Những vấn đề chung về truyện ngắn trữ tình. + Kết cấu hình tượng trong truyện ngắn trữu tình + Tổ chức ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn trữ tình. Ba luận điểm này có liên quan chặt chẽ với nhau, từ luận điểm mang tính khái quát rồi đi đến những luận điểm nhỏ nhằm chứng minh, khẳng định đặc trưng về kết cấu truyện ngắn trữ tình. [...]... tranh thiên nhiên Trong truyện ngắn trữ tình, tính chủ quan của người nghệ sỹ sáng tạo cũng được thể hiện tương đối đậm nét Kết cấu truyện có kết cấu gần với cấu tứ thơ trữ tình Những đặc điểm ở trên cho ta thấy truyện ngắn trữ tình có một vị trí ngang bằng độc lập với các dòng truyện ngắn khác Với những đóng góp không nhỏ của các tác giả truyện ngắn trữ tình, truyện ngắn trữ tình có một vị trí quan trọng... lí giải những hiện tượng đó, đồng thời chứng minh được truyện ngắn trữ tình có một kết cấu mang những đặc trưng khác hẳn với truyện ngắn sự kiện 5.4 Phương pháp phân tích, chứng minh Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, chứng minh qua các tác phẩm chọn lọc mang đậm yếu tố trữ tình của tác giả giai đoạn trước 1945 để tìm ra nét chung nhất về kết cấu của truyện ngắn trữ tình ở giai đoạn này Các phương. .. tượng và cách tổ chức lời văn trong truyện ngắn trữ tình có thể phân biệt với thể loại truyện ngắn khác Ngoài phong cách riêng biệt của các nhà văn trữ tình, là một loại hình văn học, cấu trúc thể loại của truyện ngắn trữ tình thì tôi xin đóng góp thêm một nét đặc trưng của thể loại này đó là kết cấu của truyện ngắn trữ tình về phương diện hình tượng và tổ chức ngôn từ trần thuật Luận văn là công trình... năng động mới như: truyện ngắn trữ tình, truyện ngắn - kịch, truyện ngắn - tiểu thuyết hóa, truyện ngắn - nhật ký, truyện ngắn- tin báo Trong luận văn Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại (trên cơ sở truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930- 1945) , Nguyễn Văn Đấu đã chứng minh được có ba loại hình truyện ngắn cơ bản là: truyện ngắn - kịch hóa, truyện ngắn trữ tình hóa, truyện ngắn - tiểu thuyết... điều đó nhiều tác phẩm truyện ngắn trữ tình ra đời ở thời kỳ tiếp theo cho đến nay có một số lượng truyện ngắn trữ tình khá phong phú Như vậy phạm vi sáng tác của thể loại này rất rộng và khó có thể nghiên cứu, nắm bắt hết được trong khuôn khổ một luận văn Vì thế chúng tôi tập trung nghiên cứu vào một số tác phẩm cụ thể của một số tác giả tiêu biểu giai đoạn trước năm 1945 mang đậm chất trữ tình * Đối... thấy truyện ngắn trữ tình thường có những kiểu kết cấu như sau: 27 Thứ nhất, truyện ngắn trữ tình thường được kết cấu hòa hợp nội tâm với ngoại cảnh Đây là dạng kết cấu thường gặp nhất của truyện ngắn trữ tình Nhân vật của truyện ngắn trữ tình có đời sống nội tâm phong phú và sự thể hiện thế giới nội tâm ấy bao giờ cũng được đặt trong một cảnh sắc thiên nhiên, ngoại giới rất phù hợp Có thể nói, mỗi tác. .. này thành các kiểu: "Truyện ngắn - dòng ý thức, truyện ngắn - kịch, truyện ngắn - mini, truyện ngụ ngôn - hành động, truyện - triết lí" [5, tr.116] Bùi Việt Thắng trong luận văn Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và 18 thực tiễn thể loại đưa ra các kiểu truyện ngắn: Truyện ngắn cổ điển, truyện ngắn tâm tình, truyện ngắn kỳ ảo, truyện ngắn rất ngắn, truyện ngắn liên hoàn và một số biến thể khác Trong... biểu giai đoạn trước năm 1945 mang đậm chất trữ tình * Đối tượng nghiên cứu: Kết cấu truyện ngắn trữ tình của một số tác giả tiêu biểu trước năm 1945 * Phạm vi nghiên cứu: Truyện ngắn trữ tình lãng mạn trước năm 1945: Tác giả Thạch Lam (tuyển tập) - Nxb Văn học, Hà Nội 2008 Tập truyện Quê mẹ - Thanh Tịnh (Nxb Văn học, 2003) Tác phẩm chọn lọc - Hồ Dzếnh (Nxb Văn học, 1998) Trong bóng tối - Thanh Châu... định đến diện mạo của toàn truyện: truyện ngắn giàu kịch tính 22 1.1.2.3 Truyện ngắn - trữ tình hóa Trước kia, truyện ngắn thường là những tác phẩm tự sự thuần nhất Nhưng trong văn học hiện đại, nhiều loại hình truyện ngắn (trong đó có truyện ngắn trữ tình) không còn mang tính chất tự sự thuần túy nữa Truyện ngắn hiện đại ra đời như là kết quả của quá trình giải cấu trúc và tái cấu trúc các hình thức... các phương pháp sau: 12 5.1 Phương pháp so sánh loại hình Luận văn của chúng tôi nghiên cứu truyện ngắn trữ tình, đây là một trong những loại hình truyện ngắn cơ bản của văn học Việt Nam hiện đại Vì vậy, để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt của loại hình truyện ngắn này so với các loại hình truyện ngắn khác như truyện ngắn - kịch , truyện ngắn - tiểu thuyết hóa, truyện ngắn kỳ ảo, truyện rất ngắn . vào một số tác phẩm cụ thể của một số tác giả tiêu biểu giai đoạn trước năm 1945 mang đậm chất trữ tình. * Đối tượng nghiên cứu: Kết cấu truyện ngắn trữ tình của một số tác giả tiêu biểu trước. phẩm trữ tình của các tác giả giai đoạn trước năm 1945. Chính những lí do đó mà chúng tôi lựa chọn đề tài: " ;Truyện ngắn trữ tình của một số tác giả tiêu biểu trước năm 1945 (nhìn từ phương. tác cụ thể của các tác giả trữ tình tiêu biểu trước năm 1945. Chúng tôi muốn nêu bật lên những đặc điểm riêng về kết cấu thể loại truyện ngắn trữ tình so với kết cấu của những loại truyện ngắn

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

    • HÀ NỘI, 2012

    • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Lịch sử vấn đề

    • 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

    • 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • 6. Những đóng góp mới của luận văn

    • 7. Cấu trúc của luận văn

    • NỘI DUNG

    • Chương 1

    • NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỆN NGẮN TRỮ TÌNH

      • 1.1. Giới thuyết chung

        • 1.1.1. Khái niệm về truyện ngắn

        • 1.1.2. Phân loại truyện ngắn

        • 1.1.2.1. Truyện ngắn - tiểu thuyết hóa

        • 1.1.2.2. Truyện ngắn - Kịch hóa

        • 1.1.2.3. Truyện ngắn - trữ tình hóa

        • Trước kia, truyện ngắn thường là những tác phẩm tự sự thuần nhất. Nhưng trong văn học hiện đại, nhiều loại hình truyện ngắn (trong đó có truyện ngắn trữ tình) không còn mang tính chất tự sự thuần túy nữa. Truyện ngắn hiện đại ra đời như là kết quả của quá trình giải cấu trúc và tái cấu trúc các hình thức thể loại truyền thống.

        • 1.2. Truyện ngắn trữ tình - những vấn đề về thể loại

          • 1.2.1. Quan niệm về truyện ngắn trữ tình

          • 1.2.2. Vấn đề kết cấu trong truyện ngắn trữ tình

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan