Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn.

86 346 2
Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  LỤC LĂNG MẪN Tên đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ XÃ KHANG NINH - HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Lớp : K41 – KTNN Khóa học : 2009 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : KS. Tống Thị Thùy Dung Khoa KT& PTNT - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014 LỜI CẢM ƠN Với quan điểm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn nhằm giúp cho sinh viên nắm vững những kiến thức đã học và vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn mỗi sinh viên trước khi hoàn thành chương trình đào tạo của nhà trường đều phải trải qua quá trình thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn tôi đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các thầy cô giáo khoa Kinh tế & phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, xin chân thành cảm ơn đến UBND xã Khang Ninh huyện Ba Bể tỉnh Bắc Cạn đã giúp tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Đặc biệt tôi vô cùng biết ơn cô giáo KS. Tống Thị Thùy Dung đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong quá trình thực tập để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày 23 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Lục Lăng Mẫn DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT : Số thứ tự GO : Tổng giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian VA : Giá trị gia tăng MI : thu nhập hỗn hợp LĐ : Lao động BQ : Bình quân ĐVT : Đơn vị tính DT : Diện tích Ha : Hecta Kg : Kilôgam CC : Cơ cấu BVTV : Bảo vệ thực vật TTCN :Tiểu thủ công nghiệp DV : Dịch vụ UBND : Ủy Ban Nhân Dân HTX : Hợp Tác Xã CN-TNCN : Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm (2011 - 2013) 29 Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2011- 2013 31 Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm (2011 – 2013) 36 Bảng 3.4: Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra 38 Bảng 3.5: Tình hình đất đai bình quân/hộ của nhóm hộ điều tra. 39 Bảng 3.6. Các công cụ sản xuất của nhóm hộ điều tra 42 Bảng 3.7: Chi phí trồng lúa của các nhóm hộ điều tra 43 Bảng 3.8: Chi phí trồng màu của nhóm hộ điều tra 45 Bảng 3.9: Chi phí cho ngành chăn nuôi của hộ/năm 46 Bảng 3.10: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ điều tra 48 Bảng 3.11: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi của nhóm hộ điều tra 50 Bảng 3.12: Tổng thu nhập và cơ cấu thu nhập của nhóm hộ điều tra 51 Bảng 3.13.Một số chi tiêu cho sinh hoạt và khả năng tích lũy của hộ 53 Bảng 3.14: Trình độ học vấn của nhóm hộ điều tra 55 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 1.Tính cấp thiết của đề tài 3 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 5 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6 1.1. Lý luận về hộ, kinh tế hộ 6 1.1.1. Một số khái niệm về hộ 6 1.1.2. Vai trò của kinh tế hộ 8 1.1.3. Các đặc trưng của kinh tế hộ 8 1.1.4. Phân loại hộ nông dân 9 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế hộ 10 1.2. Cơ sở thực tiễn 14 1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở các nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm. 14 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số địa phương ở Việt Nam. 16 1.2.3. Các bài học kinh nghiệm rút ra đối với phát triển kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam nói chung và cho xã Khang Ninh nói riêng. 19 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22 2.1.1.Đối tượng nghiên cứu 22 2.1.2.Phạm vi nghiên cứu 22 2.3. Phương pháp nghiên cứu 23 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 23 2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 23 2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 23 2.3.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu 23 2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin số liệu 24 2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu 24 1 2.4.Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu đề tài 25 2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ 25 2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh đời sống thu chi của nông hộ 25 2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất và các công thức tính 25 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 27 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 27 3.1.1.1. Vị trí địa lý 27 3.1.1.2. Địa hình 27 3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu 27 3.1.1.4. Thủy văn 28 3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên 28 3.1.1.6. Tình hình quản lý và sử dụng đất 28 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 30 3.1.2.1.Tình hình dân số, lao động 30 3.1.2.2.Cơ sở hạ tầng 33 3.1.3.Kết quả sản xuất và kinh doanh của xã qua 3 năm ( 2011 – 2013) 35 3.2. Đánh giá tình hình kinh tế hộ theo nhóm hộ điều tra 37 3.2.1.Thực trạng sản xuất kinh doanh của nông hộ 35 3.2.2.Điều kiện sản xuất kinh doanh của nông hộ 39 3.2.2.1.Điều kiện về đất đai 39 3.2.2.2.Điều kiện về vốn của nông hộ 41 3.2.3. Mức độ đầu tư chi phí cho sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra 42 3.2.3.1.Đối với ngành trồng trọt 42 3.2.3.2.Đối với ngành chăn nuôi 46 3.2.3.3. Đối với hoạt động phi nông nghiệp 47 3.2.4.Kết quả sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra 48 3.2.4.1.Kết quả sản xuất ngành trồng trọt 48 3.2.4.2.Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi 49 3.2.4.3. Tổng hợp và đánh giá thu nhập của nhóm hộ điều tra 51 3.2.4.4. Tình hình chi tiêu và tích luỹ của nhóm hộ điều tra 52 3.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh. 54 2 3.3.1. Các yếu tố về nguồn lực 54 3.3.1.1. Trình độ văn hóa của chủ hộ 54 3.3.1.2. Đất đai 56 3.3.1.3. Vốn đầu tư cho sản xuất 56 3.3.2. Về thị trường 57 3.3.3. Về khoa học công nghệ 58 3.3.4. Vấn đề cơ sở hạ tầng 59 3.4. Đánh giá chung về kinh tế hộ ở xã Khang Ninh 59 3.4.1. Khó khăn và thuận lợi trong phát triển kinh tế ở xã Khang Ninh 59 3.4.2. Những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế hộ ở xã Khang Ninh 61 3.5. Định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh 62 3.5.1. Định hướng phát triển kinh tế hộ ở xã Khang Ninh 62 3.5.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh 62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68 4.1.Kết luận 68 4.2. Kiến nghị 69 4.2.1. Đối với nhà nước 69 4.2.2. Đối với địa phương 69 4.2.3. Đối với hộ nông dân 70 3 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp giữ vai trò qua trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt với các nước đang phát triển và nhất là nước ta. Bởi vì các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng đa số người dân sống dựa vào nghề nông. Nông nghiệp nông thôn luôn là vấn đề trọng yếu của nỗi quốc gia, kể cả những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao. Nó là khu vực sản xuất chủ yếu đảm bảo việc làm và đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm của kinh tế, nguồn nhân lực và nguồn tích lũy cho công nghiệp hóa, phát triển kinh tế. Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Cơ chế mới đã tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là nền kinh tế nông nghiệp đã có những bước nhảy vượt bậc mà kinh tế hộ nông dân đóng vai trò quyết định. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, kinh tế hộ nông dân cũng có sự phát triển nhanh chóng, chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Có thể khẳng định trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, kinh tế hộ gia đình giữ vai trò quan trọng không thể thiếu. Nó là đơn vị kinh tế đặc thù và phù hợp với thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế của Nhà nước, kinh tế hộ được coi trọng và nó đã thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp nước ta, đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực thực phẩm trở thành nước có khối lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới. Như vậy kinh tế hộ đã tỏ ra là một đơn vị kinh tế phù hợp với đặc thù trong sản xuất nông nghiệp, nó góp phần giải quyết vấn đề việc làm và xây 4 dựng cuộc sống mới ở nông thôn, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao và phong phú của con người về lương thực, thực phẩm. Mặc dù trong những năm qua kinh tế hộ đã đạt được những thành tựu to lớn, song chính trong bản thân nó vẫn đang tồn tại những mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết đó là: - Sản xuất trong kinh tế hộ hiện nay chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp, yêu cầu ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất bị kìm hãm bởi diện tích đất manh mún, quy mô nhỏ do kết quả của việc chia đất bình quân. - Mâu thuẫn giữa tăng dân số và thiếu việc làm, kết hợp với tính thời vụ trong nông nghiệp tạo ra hiện tượng dư thừa lao động, dẫn đến năng suất lao động bình quân thấp. - Tình trạng thiếu kiến thức, thiếu vốn đầu tư đang là tình trạng chung của các hộ gia đình nên khi có chính sách cho vay vốn hộ cũng không biết sử dụng sao cho có hiệu quả. Những khó khăn này tồn tại chủ yếu ở các tỉnh miền núi, các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa,… đã gây nhiều trở ngại cho tiến trình phát triển của đất nước. Khang Ninh là một xã thuộc huyện Ba bể - tỉnh Bắc Kạn nền sản xuất của xã nói chung vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế hộ của xã nói riêng đang dần phát triển theo đà phát triển chung của cả nước nhưng nó cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn tồn tại cần được giải quyết. Xuất phát từ thực trạng đó em nghiên cứu đề tài : “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tinh Bắc Kạn” 5 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1.Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng và tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ tại xã trong thời gian tới. 2.2.Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn trong và ngoài nước về phát triển kinh tế hộ, từ đó giúp ta hiểu rõ và đầy đủ hơn về quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Phân tích được thực trạng kinh tế hộ của địa phương nghiên cứu và tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ ở địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ tại địa bàn nghiên cứu. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1.Ý nghĩa học tập và nghiên cứu - Giúp cho sinh viên phần nào thấy được những khó khăn cũng như tiềm năng, nguồn lực tại địa bàn nghiên cứu từ đó có những giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông hộ tại địa phương. - Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những bài học kinh nghiệm thục tế để phục vụ trong công tác sau này. - Vận dụng và phát huy được những kiến thức đã học tập và nghiên cứu. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và sử lý thông tin của sinh viên trong quá trình nghiên cứu. 3.2.Ý nghĩa thực tiễn Đánh giá được đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân xã Khang ninh. Kết quả của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo địa phương đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại xã nói riêng và người dân nông thôn nói chung. [...]... trong phát triển kinh tế nông hộ • Đối với xã Khang ninh: Phát triển kinh tế hộ nông dân phải gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần Coi phát triển con người là động lực để phát triển sản xuất, phát triển xã hội và tiến bộ xã hội thực hiện mục tiêu cơ bản mà Nhà nước đã đặt ra: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh" Nắm vững đường lối, chủ. .. tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu • Phân tích tình hình kinh tế của các nhóm hộ và đưa ra các giải pháp phát triển • Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế cua hộ gia đình • Đề xuất một số giải pháp chung nhắm phát triển kinh tế hộ tại địa phương 23 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập... địa lý Khang Ninh là xã nằm ở phía Tây của huyện Ba Bể, cách trung tâm huyện 10km, là xã cửa ngõ của khu du lịch VQG và hồ Ba Bể, có tổng diện tích theo địa giới hành chính là 4.434,41 ha + Phía Bắc giáp xã Cao Thượng, huyện Ba Bể + Phía Nam giáp xã Quảng Khê, huyện Ba Bể + Phía Đông giáp xã Thượng Giáo và Cao Trĩ, huyện Ba Bể + Phía Tây giáp xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể 3.1.1.2 Địa hình Xã Khang Ninh là... nhất xã - Dân số khá đông - Nằm xa trung tâm xã - Nằm gần trung tâm xã - Nằm xa trung tâm xã - Trình độ dân trí thấp - Dân trí trung bình - Dân trí trung bình - Đời sống người dân còn khó khăn - Đời sống người dân có phần ổn định - Đời sống người dân còn hạn chế - Thuần nông là chủ yếu - Các hộ chủ yếu là buôn bán, sản xuất kinh doanh - Các hộ làm nông nghiệp kiêm ngành nghề khác Từ tình hình kinh tế. .. về đặc điểm kinh tế xã hội riêng của nước mình để đưa ra những chủ trương đường lối phát triển sao cho phù hợp 1.2.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số địa phương ở Việt Nam Bắc Ninh: Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Bắc Ninh có nhiều nỗ lực trong thực hiện chủ trương cho vay hộ sản xuất, trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, đóng... thực, thực phẩm cung cấp cho xã hội Kinh tế hộ là tế bào quan trọng để phát triển nông nghiệp nông thôn, thực hiện sự phân công lao động của xã hội Kinh tế hộ có vai trò quan trọng trong việc khôi phục, bảo vệ và phát triển môi trường, xây dựng và phát triển nông thôn mới Phát triển kinh tế hộ nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm Kinh tế hộ cũng sẽ đi đầu trong việc... vùng kinh tế mới Các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế nông hộ là công 14 cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nông dân phát triển kinh tế Tóm lại: Từ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân có thể khẳng định: Hộ nông dân sản xuất tự cung tự cấp muốn phát triển kinh tế cần phải phá vỡ kết cấu kinh tế khép... Nghiên cứu kinh tế hộ nông dân trên địa bàn xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, Tỉnh Bắc Cạn 2.1.2.Phạm vi nghiên cứu • Không gian: Nghiên cứu tại xã Khang Ninh, trong đó tập trung nghiên cứu tại thôn Nà Làng, Nà Mằm và Nà Niểng mang những nét đặc trưng, đại diện cho xã • Thời gian: Thu thập số liệu về sự phát triển kinh tế hộ từ năm 201 1-2 013, số liệu khảo sát thực trạng được điều tra năm 2014 Thực tập từ tháng... nghệ, dệt, may… - Hộ kiêm nông: Là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ công nghiệp nhưng thu từ nông nghiệp là chính - Hộ buôn bán: Là loại hộ buôn bán là chính, ở nơi đông dân cư, có quầy hàng… Phân loại căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ gồm 5 loại - Hộ giàu - Hộ khá - Hộ trung bình - Hộ nghèo - Hộ đói 1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế hộ • Nhóm yếu tố thuộc điều... Nhờ đó mà mô hình kinh tế hộ nông dân được chọn làm mũi nhọn phát triển kinh tế nơi đây Với lợi thế của mình những năm qua, Bắc Quang đã có nhiều giải pháp phát triển kinh tế, lấy kinh tế hộ nông dân làm mũi nhọn, làm ra phong trào làm kinh tế hộ nông dân vừa và nhỏ theo định hướng hàng hóa Những mô 19 hình kinh tế hộ đã trở thành điểm mẫu để người nông dân trong thôn, xã học hỏi và nhân rộng thành phong . một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh 62 3.5.1. Định hướng phát triển kinh tế hộ ở xã Khang Ninh 62 3.5.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ xã Khang Ninh. “THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ XÃ KHANG NINH - HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế. được giải quyết. Xuất phát từ thực trạng đó em nghiên cứu đề tài : Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tinh Bắc Kạn 5 2.

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan