Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ trên địa bàn xã Hiền Đa, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

80 421 0
Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ trên địa bàn xã Hiền Đa, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KIỀU VIỆT HOÀNG Tên đề tài: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HIỀN ĐA, HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khóa học : Chính quy : Kinh tế nông nghiệp : Kinh tế và Phát triển nông thôn : 2010 - 2014 Thái Nguyên - năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KIỀU VIỆT HOÀNG Tên đề tài: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HIỀN ĐA, HUYỆN CẨM KHÊ, TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo Chuyên ngành Khoa Khóa học Giảng viên hướng dẫn : Chính quy : Kinh tế nông nghiệp : Kinh tế và Phát triển nông thôn : 2010 - 2014 : ThS. Đặng Thị Thái Thái Nguyên - năm 2014 LỜI CẢM ƠN Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn” của các trường chuyên nghiệp nói chung và trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng. Thực tập tốt nghiệp là bước quan trọng của sinh viên cuối khóa. Đây là giai đoạn rất quan trọng nhằm củng cố kiến thức đã học trên ghế nhà trường đồng thời nâng cao kỹ năng thực hành. Được sự nhất trí của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, em đã tiến hành thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ trên địa bàn xã Hiền Đa, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ”. Trong thời gian thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn và đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên Đặng Thị Thái, cùng sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ tại Ủy ban Nhân dân xã Hiền Đa. Em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo cùng toàn thể các cán bộ tại UBND xã Hiền Đa. Với trình độ và thời gian có hạn, do đó đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 04 năm 2014 Sinh viên Kiều Việt Hoàng DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật TC Trung cấp ĐVT Đơn vị tính BQ Bình quân LĐ Lao động KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình UBND Ủy ban nhân dân HTX Hợp tác xã MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 4. Những đóng góp mới của đề tài 3 5. Bố cục của khóa luận 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 5 1.1.1. Khái niệm về hộ 5 1.1.2. Khái niệm về hộ nông dân 6 1.1.3. Những đặc trưng cơ bản của hộ nông dân 7 1.1.4. Kinh tế hộ nông dân 8 1.1.5. Vị trí, vai trò của kinh tế hộ trong thời kỳ đổi mới 9 1.1.6. Phân loại hộ nông dân 10 1.2. Cơ sở thực tiễn 11 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số nước trên thế giới 11 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam 14 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu 20 2.2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu 20 2.2.1. Phạm vi thời gian 20 2.2.2. Phạm vi không gian 20 2.2.3. Nội dung nghiên cứu 20 2.3. Câu hỏi nghiên cứu 20 2.4. Phương pháp nghiên cứu 21 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 21 2.4.2. Phương pháp xử lí số liệu 22 2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 22 2.5.1. Hàm sản xuất 22 2.5.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế hộ nông dân 23 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 26 3.1.2. Các nguồn lực phát triển 27 3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của xã năm 2013 31 3.2. Tình hình phát triển kinh tế các hộ được điều tra 31 3.2.1. Phân loại hộ theo thu nhập 31 3.2.2. Tình hình cơ bản của các hộ được điều tra 33 3.2.3. Đầu tư chi phí cho sản xuất của các hộ được điều tra 37 3.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ 41 3.2.5. Thị trường 44 3.2.6. Các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ 45 3.3. Thuận lợi và khó khăn của địa phương 49 3.3.1. Thuận lợi 49 3.3.2. Khó khăn 49 Chương 4 CÁC GIẢI PHÁP 50 4.1. Quan điểm - Phương hướng - Mục tiêu 50 4.1.1. Quan điểm 50 4.1.2. Phương hướng 50 4.1.3. Mục tiêu 50 4.2. Các giải pháp 53 4.2.1. Giải pháp chung 53 4.2.2. Giải pháp cho hộ nông dân 54 KẾT LUẬN 56 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình biến động đất đai trên địa bàn xã Hiền Đa 29 Bảng 3.2: Tình hình biến động dân số 30 Bảng 3.3: Khảo sát thu nhập của các nhóm hộ điều tra 32 Bảng 3.4: Phân loại hộ theo thu nhập 32 Bảng 3.5: Các nguồn lực cơ bản của các hộ được điều tra 34 Bảng 3.6: Trình độ chuyên môn của các chủ hộ 36 Bảng 3.7: Chi phí sản xuất lúa cho 1 sào/hộ/năm 38 Bảng 3.8: Chi phí cho chăn nuôi lợn/hộ 39 Bảng 3.9: Tổng hợp chi phí sản xuất cho 1 hộ 40 Bảng 3.10: Kết quả sản xuất lúa/hộ 41 Bảng 3.11: Kết quả sản xuất của ngành chăn nuôi/hộ năm 2013 42 Bảng 3.12: Tổng thu các ngành/hộ của các nhóm hộ trong năm 43 Bảng 3.13: Kết quả thống kê hồi quy 46 Bảng 3.14: Kết quả thống kê hồi quy 47 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển kinh tế xã hội cùng với quá trình hội nhập của khu vực và thế giới đã tạo nên những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Đời sống của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt, người dân có điều kiện cải thiện đời sống và tiếp cận với những thành tựu của khoa học công nghệ. Kinh tế hộ nông dân của nước ta ngày càng khẳng định rõ vai trò tự chủ của mình trong đời sống kinh tế xã hội nói chung và ở vùng nông thôn nói riêng. Sự phát triển kinh tế hộ nông dân đã thực sự làm cho nền nông nghiệp nước ta đạt được những thành tựu to lớn khiến bộ mặt nông nghiệp nông thôn và đời sống của người dân có những bước thay đổi đáng kể. Kinh tế hộ nông dân được coi là một đơn vị kinh tế đặc thù và phù hợp trong sản xuất nông nghiệp. Nó góp phần giải quyết vấn đề việc làm và xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phong phú của con người về lương thực, thực phẩm. Nước ta có tới hơn 70% dân số sống ở các vùng nông thôn, đây là khu vực luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Thực tiễn quá trình sản xuất nông nghiệp của nước ta đã trải qua hàng ngàn năm kinh nghiệm. Tuy có nhiều bước tiến quan trọng nhưng về cơ bản vẫn là nền sản xuất mang tính chất tự cung tự cấp, quy mô nhỏ lẻ ở mức hộ gia đình, đây là đơn vị kinh tế đặc thù của nông thôn và cũng phù hợp với thực trạng phát triển nông nghiệp nước ta hiện nay. Tuy nhiên thu nhập của nông dân đang có xu hướng ngày một giảm đi vì giá nông sản không tăng, trong khi vật tư nông nghiệp đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu và xăng dầu tăng liên tục. Do đó thách thức đặt ra hiện nay là duy trì và nâng cao thu nhập cho hộ nông 2 dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của vùng nông thôn và giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị. Hiền Đa là một xã thuộc huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Nhân dân trong xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của đất nước, đời sống kinh tế xã hội của nhân dân trong xã cũng có nhiều thay đổi. Kinh tế từng bước được nâng lên, tỷ lệ hộ giàu và khá tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể so với trước đây. Có thể nói việc xem xét các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình, sự cần thiết tháo gỡ những bất cập để có thể sử dụng tối ưu các nguồn lực đã trở thành mối quan tâm chung của mọi người, đặc biệt là người dân ở nông thôn, những chủ thể trực tiếp chịu sự tác động đó. Xuất phát từ thực tiễn đó, em tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ trên địa bàn xã Hiền Đa, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu một số nhân tố tác động chủ yếu tới nguồn thu nhập của hộ nông dân xã Hiền Đa, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội chung trên địa bàn xã Hiền Đa. - Nghiên cứu các nguồn thu chính của các hộ nông dân trên địa bàn xã. - Phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ trên địa bàn nghiên cứu. - Từ kết quả điều tra mô hình hóa các tác động của các nhân tố chính đến thu nhập. [...]... tỉnh Phú Thọ 2.2.3 Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm địa bàn nghiên cứu - Thực trạng kinh tế hộ nông dân ở địa phương - Tình hình thu nhập của các nhóm hộ điều tra - Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng tới các hộ nông dân ở địa phương - Mối quan hệ giữa các nhân tố tác động tới thu nhập của hộ gia đình 2.3 Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng về tình hình sản xuất và thu nhập của các hộ nông dân tại xã Hiền. .. về các yếu tố tác động đến thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn xã Hiền Đa Từ đó có thể đưa ra các phương hướng nhằm phát huy những lợi thế, hạn chế những rủi ro, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân 4 Những đóng góp mới của đề tài Đề tài sử dụng các mô hình, các phương pháp phân tích số liệu và cơ sở lý thuyết kinh tế Đưa ra những kết quả nghiên cứu chính xác thông qua việc lượng hóa các. .. lao động 11 nông nghiệp giảm, thu hút lao động dư thừa ở nông thôn hoặc làm cho đối tượng phi nông nghiệp tăng lên 1.6.1.3 Căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ - Hộ khá - Hộ trung bình - Hộ nghèo Sự phân biệt này dựa vào quy định chung của cả nước hoặc quy định của địa phương Trong đề tài này, dựa trên những quy định của địa bàn nghiên cứu và để đơn giản cho việc phân loại hộ nông dân theo thu nhập, ... về các chính sách liên quan tới lĩnh vực gia đình 20 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu - Các nhân tố tác động tới nguồn thu nhập của hộ nông dân 2.2 Phạm vi và nội dung nghiên cứu 2.2.1 Phạm vi thời gian - Thời gian thực tập từ 10/02/2014 đến 30/04/2014 - Số liệu nghiên cứu trong các năm 2011 – 2013 2.2.2 Phạm vi không gian - Địa bàn nghiên cứu là xã Hiền Đa, huyện Cẩm Khê, tỉnh. .. quả trong việc áp dụng khoa học kỹ thu t và các biện pháp kỹ thu t vào sản xuất - Đâu là nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn xã 21 2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Chọn mẫu: không điều tra hết toàn bộ đơn vị của địa bàn nghiên cứu mà chỉ điều tra trên một số đơn vị nhằm tiết kiệm thời... đông nam của huyện, cách trung tâm huyện khoảng 12km, có vị trí địa lí như sau: - Phía bắc giáp xã Tình Cương - Phía nam giáp xã Cát Trù, Yên Dưỡng và Văn Khúc - Phía đông giáp xã Đỗ Sơn và Đỗ Xuyên của huyện Thanh Ba - Phía tây giáp xã Văn Khúc 3.1.1.2 Địa hình Là vùng trung du nhưng xã Hiền Đa là một trong hai xã của huyện Cẩm Khê có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc trung bình là 3%, địa hình... sau: + Nhóm hộ có thu nhập cao: Hộ có thu nhập bình quân đầu người lớn hơn 600.000đ tại thời điểm điều tra + Nhóm hộ có thu nhập khá: Hộ có thu nhập bình quân đầu người nằm trong khoảng 401.000đ - 600.000đ tại thời điểm điều tra + Nhóm hộ có thu nhập thấp: Hộ có thu nhập bình quân đầu người nhỏ hơn 400.000đ tại thời điểm điều tra 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân... mặt Việc tác động của Nhà nước, kết hợp với sự liên kết hỗ trợ hướng dẫn của các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã là rất cần thiết Xem xét đến vấn đề kinh tế nói chung, hay kinh tế hộ gia đình nói riêng không thể không đề cập đến vấn đề tiêu dùng Tiêu dùng là hành vi tất yếu và thường xuyên của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân, cộng đồng, của toàn xã hội Tiêu... hội Tiêu dùng vừa là mục tiêu vừa là tiền đề của sản xuất và tái sản xuất xã hội Mức độ tiêu dùng có thước đo và được chi phối bởi yếu tố thu nhập thực tế tính theo đầu người Các nước phương Tây có nền kinh tế phát triển, tích lũy tư bản, phúc lợi xã hội và thu nhập cá nhân cho phép đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội phát triển cao Do kết quả của sự chi phối, giao lưu kinh tế quốc tế trong... được phỏng vấn 2.4.1.3 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan - Thu thập các báo cáo của các phòng ban, số liệu thống kê về tình hình kinh tế xã hội của xã 22 - Các bài báo cáo của các sinh viên khóa trước trong trường . hình kinh tế xã hội chung trên địa bàn xã Hiền Đa. - Nghiên cứu các nguồn thu chính của các hộ nông dân trên địa bàn xã. - Phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ trên địa bàn nghiên. sự tác động đó. Xuất phát từ thực tiễn đó, em tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài: Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ trên địa bàn xã Hiền Đa, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đề tài Phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ trên địa bàn xã Hiền Đa, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ . Trong thời gian thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan