Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình nông thôn mới tại xã Trung Thành – huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang.

105 841 1
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình nông thôn mới tại xã Trung Thành – huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ GẤM Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TRUNG THÀNH HUYỆN VỊ XUYÊN – TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển Nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ GẤM Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TRUNG THÀNH HUYỆN VỊ XUYÊN – TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển Nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Lớp : 42 - PTNT Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Dương Văn Sơn Thái Nguyên, 2014 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp Đại học, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn cùng toàn thể các thầy cô giáo trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã dìu dắt, dạy dỗ em trong quá trình học tập ở trường. Để đạt được kết quả này em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Dương Văn Sơn – Giảng viên khoa Kinh tế và PTNT – Giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Thầy đã quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo, tháo gỡ những vướng mắc, hướng dẫn tận tình cho em để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Thầy luôn theo dõi sát sao quá trình thực tập và cũng là người truyền động lực giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Trung Thành - huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang, các cán bộ và bà con trong xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt nội dung đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2014 Sinh viên TRẦN THỊ GẤM DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCH Ban chấp hành BT Bê tông BT+Đ Bê tông + Đất CNH – HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá GTVT Giao thông vận tải HG Hà Giang HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học kỹ thuật KT – PTNT Kinh tế - Phát triển nông thôn KTXH Kinh tế xã hội NLN Nông lâm nghiệp NTM Nông thôn mới THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTCN Tiểu thủ công nghiệp TTCP Thủ tướng chính phủ UBMTTQ Uỷ ban mặt trận tổ quốc UBND Uỷ ban nhân dân VH – TT – DL Văn hoá - Thể thao – Du lịch DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Nội dung 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM, Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM của tỉnh Hà Giang 20 Bảng 4.1: Diện tích đất đai của xã Trung Thành 36 Bảng 4.2: Dân số theo dân tộc trên địa bàn xã Trung Thành năm 2013 36 Bảng 4.3: Tình hình dân số, lao động xã Trung Thành qua 3 năm 2011- 2013 37 Bảng 4.4: Thực trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch so với Bộ tiêu chí Quốc gia và so với Bộ tiêu chí của tỉnh Hà Giang 43 Bảng 4.5: Thực trạng hạ tầng kinh tế - xã hội so với bộ tiêu chí 44 Bảng 4.6: Các tuyến đường liên xã trên địa bàn xã Trung Thành năm 2013 47 Bảng 4.7: Các tuyến đường liên thôn trên địa bàn xãTrung Thành năm 2013 47 Bảng 4.8 Tình hình sử dụng điện trên địa bàn xã Trung Thành năm 2013 49 Bảng 4.9: Thực trạng trường học trên địa bàn xã Trung Thành năm 2013 50 Bảng 4.10: Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất so với tiêu chí Quốc gia, tiêu chí tỉnh Hà Giang 54 Bảng 4.11: Thu nhập bình quân của xã 55 Bảng 4.12: Thực trạng Văn hóa - Xã hội - Môi trường so với bộ tiêu chí 58 Bảng 4.13: Thực trạng hệ thống chính trị so với Bộ tiêu chí 62 Bảng 4.14. Mức độ hiểu biết của người dân về chương trình nông thôn mới 67 Bảng 4.15: Mức độ tham gia của người dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới 68 MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa khoa học của khóa luận 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 1.4. Bố cục của khóa luận 3 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Khái niệm nông thôn 4 2.1.2. Khái niệm phát triển nông thôn 4 2.1.3. Khái niệm về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới 5 2.1.4. Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới 7 2.1.6. Nội dung Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM tỉnh Hà Giang 18 2.1.7. Các bước xây dựng nông thôn mới 23 2.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới 24 2.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn ở một số nước trên thế giới 24 2.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 28 2.2.3. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới 31 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 32 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 32 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 32 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 32 3.2. Nội dung nghiên cứu 32 3.3. Câu hỏi nghiên cứu 32 3.4. Phương pháp nghiên cứu 33 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 33 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 34 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Trung Thành 35 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 35 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 37 4.1.3. Đánh giá chung 41 4.2. Thực trạng nông thôn và so sánh với Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, so sánh với Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM của tỉnh Hà Giang 42 4.2.1. Thực trạng nông thôn xã Trung Thành so với Bộ tiêu chí Quốc gia NTM, so với Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM của tỉnh Hà Giang 42 4.2.2. Mức độ hiểu biết của người dân và mức độ tham gia của người dân trong chương trình nông thôn mới 66 4.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã Trung Thành 68 4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Trung Thành 69 4.3.1. Mục tiêu, phương hướng xây dựng NTM xã Trung Thành 69 4.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới xã Trung Thành 71 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 79 5.1 Kết luận 79 5.2. Khuyến nghị 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Nông nghiệp nông thôn luôn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, là nền tảng của xã hội Việt Nam trong quá trình lịch sử. Từ xưa đến nay, đại đa số dân cư nước ta sống ở nông thôn và cuộc sống phụ thuộc chủ yếu vào nông nghịêp. Nước ta là một nước nông nghiệp truyền thống, do lịch sử quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước nên phần lớn dân cư nước ta sống quần tụ theo từng dòng họ và theo phạm vi làng, xã. Đến nay, tuy quá trình đô thị hóa đã diễn ra khá mạnh mẽ nhưng vẫn còn hơn 70% dân số sinh sống và hơn 54% lao động làm việc ở nông thôn. Từ khi thực hiện chính sách “Đổi mới”, nông thôn nói chung, nông nghiệp và nông dân nói riêng đã và đang là những vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Đã có nhiều chính sách được ban hành trong thời gian vừa qua để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội và nâng cao mức sống người dân khu vực nông thôn. Nhiều mô hình nông thôn mới của các nước tiên tiến trong khu vực cũng đã được giới thiệu và áp dụng thành công ở mức độ nhất định tại một số địa phương trong toàn quốc. Tuy nhiên, đây chỉ là các mô hình điểm, quy mô nhỏ và chưa phù hợp hoàn toàn với hoàn cảnh và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Phát triển nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay và ngày càng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng và quan tâm. Muốn phát triển nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn đòi hỏi phải có sự đột phá trên tất cả các lĩnh vực như: Kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Chính vì thế ngày 04/06/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ- TTg về Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, với mục tiêu đến năm 2015: 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, đến năm 2020: 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Trung Thành là một trong những xã điểm về xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hà Giang. Sản xuất nông nghiệp của xã Trung Thành vẫn còn chưa 2 phát triển, phân tán, sản xuất công nghiệp dịch vụ chưa phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, chưa đáp ứng được đời sống của nhân dân. Khoảng cách giàu, nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng, công tác xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, môi trường sinh thái bị ảnh hưởng do rác thải sinh hoạt của người dân chưa được thu gom và xử lý theo quy định. Để xã Trung Thành có thể phát triển nông thôn một cách toàn diện; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao thì cần phải có một định hướng, chiến lược rõ ràng cho quá trình phát triển. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn việc nghiên cứu đề tài: ”Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình nông thôn mới tại xã Trung Thành – huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu được thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Trung Thành – huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang và đề xuất một số giải pháp để chương trình thực hiện nông thôn mới đạt hiệu quả cao nhất 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của xã Trung Thành – huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang. - Nghiên cứu thực trạng mô hình nông thôn mới tại xã Trung Thành – huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang và so sánh với Bộ tiêu chí Quốc gia và Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh Hà Giang. - Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương trong những năm tới. 1.3. Ý nghĩa khoa học của khóa luận 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Giúp bản thân có thể vận dụng được những kiến thức đã học để viết khóa luận tốt nghiệp phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học. Nâng cao được năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng, vận dụng được những kiến thức đã học được ở nhà trường vào thực tiễn, đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu và những kỹ năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân. - Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu và học tập trong lĩnh vực nông thôn mới. Các khuyến nghị và dự báo có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan lãnh đạo, quản lý và hoạch định chính sách tại địa phương. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Đề tài đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, từ đó có thể làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ ủy ban nhân dân xã và các ban ngành có liên quan, đặc biệt là những người học tập, nghiên cứu và những người quan tâm đến xây dựng nông thôn mới. 1.4. Bố cục của khóa luận Khóa luận gồm 5 phần: Phần 1: Mở đầu Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Phần 5: Kết luận và khuyến nghị [...]... hợp lý thành thị với nông thôn, tức là nhấn mạnh nông thôn phục vụ thành thị, ngược lại thành thị hỗ trợ nông thôn Đó chính là cơ sở quan trọng để thực hiện thành thị và nông thôn phát triển hài hoà Với nông thôn, có thể nói nông nghiệp là 17 chức năng tự nhiên của nông thôn Tuy nhiên xây dựng NTM không có nghĩa là biến nông thôn trở thành thành thị bằng cách chuyển nền sản xuất từ sản xuất nông nghiệp... 2008, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26 - NQ/TW về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn 14 Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã đánh giá thành tựu và hạn chế trong vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn sau hơn 20 năm đổi mới, đồng thời nêu 4 quan điểm về các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đó là: + Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong... rừng; phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa lớn, phục vụ xuất khẩu; quy hoạch và có chính sách phát triển nghề làm muối + Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn + Đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn; tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc và xây dựng nông thôn mới + Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ + Phát. .. sự phát triển Chiến lược này cũng nhằm mở rộng phúc lợi của quá trình phát triển cho những dân cư nông thôn, những người đang tìm kiếm sinh kế ở nông thôn Một số quan điểm khác cho rằng, phát triển nông thôn là hoạt động nhằm nâng cao vị thế về kinh tế và xã hội cho nguời dân nông thôn qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực địa phương bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực Phát triển nông thôn sẽ thành. .. Quốc bắt đầu thực hiện mô hình Nông thôn mới để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn Từ năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện mô hình Nông thôn mới (Saemaul Undong- SMU) với mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn Mô hình này thực hiện 16 dự án mà mục tiêu chính là cải thiện môi trường sống cho người dân nông thôn: Mở rộng đường giao thông, hoàn thiện... hoá nông thôn đã được hoàn thành Chính phủ điều chỉnh chiến lược phát triển sang một giai đoạn mới [8] c Phát triển nông nghiệp ở Đài Loan, Nông hội Đài Loan, cầu nối giữa chính phủ và nông dân” Nông Hội Đài Loan được thành lập năm 1990, nông hội được xây dựng để làm cầu nối giữa chính phủ và nông dân, gắn nông dân với chính phủ và được hiểu như là HTX của các HTX thành lập ở cấp huyện, tỉnh và trung. .. trình xây dựng nông thôn mới 24 Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới Bước 4: Xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của xã Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện chương trình 2.2 Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới 2.2.1 Kinh... nghệ + Phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp ở nông thôn, phát triển các làng nghề, kinh tế trang trại, + Tăng cường đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và cho lao động nông thôn + Xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn Tổ chức chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống văn minh, sạch đẹp, gắn với việc hình thành các khu... hướng xã hội chủ nghĩa” [3] Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã Nông thôn Việt Nam hiện nay có khoảng 70% dân số sinh sống Như vậy, nông thôn mới là nông thôn có... Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt + Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế . điều kiện kinh tế xã hội của xã Trung Thành – huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang. - Nghiên cứu thực trạng mô hình nông thôn mới tại xã Trung Thành – huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang và so sánh với. ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ GẤM Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TRUNG THÀNH HUYỆN VỊ XUYÊN – TỈNH HÀ GIANG. THỊ GẤM Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TRUNG THÀNH HUYỆN VỊ XUYÊN – TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan