Chất thơ trong truyện ngắn Đỗ Chu

124 901 8
Chất thơ trong truyện ngắn Đỗ Chu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn Chất thơ trong truyện ngắn Đỗ Chu, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thanh Tú. Thầy đã giúp đỡ tôi từ những ý tưởng, những phác thảo đầu tiên tới khi luận văn được hoàn thành. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và cơ quan công tác đã động viên, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn những người bạn thân đã san sẻ để luận văn được hoàn thiện. NGƯỜI VIẾT Trần Thị Hồng Minh 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. NGƯỜI VIẾT Trần Thị Hồng Minh 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Những đóng góp mới 7 7. Bố cục của luận văn 8 NỘI DUNG 9 Chương 1: Chất thơ và chất thơ trong văn xuôi 9 1.1. Chất thơ 9 1.1.1. Các quan niệm về thơ và chất thơ 9 1.1.1.1. Các quan niệm về thơ 9 1.1.1.2. Các quan niệm về chất thơ 14 1.1.2. Phân biệt chất thơ với chất trữ tình 19 1.2. Chất thơ trong văn xuôi 21 1.2.1. Thơ, văn xuôi - những kết hợp nghệ thuật 21 1.2.2. Biểu hiện của chất thơ trong văn xuôi 27 1.2.2.1. Nội dung biểu hiện 29 1.2.2.2. Hình thức biểu hiện 30 Chương 2: Nội dung biểu hiện của chất thơ trong truyện ngắn Đỗ Chu 32 2.1. Chất thơ nhìn từ góc độ thiên nhiên 32 2.1.1. Chất thơ nhìn từ thiên nhiên nơi rừng núi 33 2.1.2. Chất thơ nhìn từ thiên nhiên nơi làng quê 37 2.1.3. Chất thơ nhìn từ thiên nhiên nơi thành thị 41 4 2.2. Chất thơ nhìn từ góc độ hình tượng nhân vật 47 2.2.1. Chất thơ nhìn từ hình tượng người lính 47 2.2.2. Chất thơ nhìn từ hình tượng người nông dân 55 2.2.3. Chất thơ nhìn từ hình tượng người trí thức 60 2.3. Chất thơ nhìn từ góc độ phong tục 65 Chương 3: Hình thức biểu hiện của chất thơ trong truyện ngắn Đỗ Chu 71 3.1. Truyện không có cốt truyện 71 3.1.1. Vài nét khái quát về cốt truyện 71 3.1.2. Truyện không có cốt truyện - nét đặc sắc của truyện ngắn Đỗ Chu 72 3.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhạc điệu 89 3.2.1. Bức tranh vẽ bằng ngôn từ và các phương thức tạo hình 89 3.2.2. Sức hấp dẫn của nhạc tính và các phương thức tạo nhạc tính 96 3.3. Giọng điệu trữ tình sâu lắng 104 3.3.1. Vài nét khái quát về giọng điệu 104 3.3.2. Giọng điệu trữ tình sâu lắng - một giọng điệu chủ đạo trong truyện ngắn của Đỗ Chu 105 KẾT LUẬN 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thông thường, người ta cho rằng chất thơ là một thuộc tính chỉ riêng thơ mới có nhưng thực tế chất thơ có thể tìm thấy trong cả những loại văn học khác như văn xuôi, kịch. Mở rộng hơn nữa, chất thơ còn có thể tìm thấy trong các loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc, hội họa, sân khấu… Chất thơ biểu hiện ở cái đẹp của ngôn ngữ và âm điệu, cái đẹp của cảm xúc và ý tưởng, của những khoảnh khắc tâm trạng… và nó chính là sự miêu tả, khắc họa và thể hiện nghệ thuật trong sự giàu đượm ý thơ. Theo K.Pauxtôpxki, "Văn xuôi là sợi cốt, còn thơ là sợi ngang. Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ trở thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả…". Có thể ý kiến của tác giả cuốn sách Một mình với mùa thu chưa thực sự xác đáng nhưng không thể phủ nhận rằng: trong sáng tác văn học nghệ thuật, chất thơ được xem như là một đặc tính quan trọng đem lại sự cuốn hút kì diệu cho hình tượng nghệ thuật và tác phẩm. Đó cũng chính là lí do các bài viết: Chất thơ trong tạp văn Lỗ Tấn của Lưu Thu Hương, Chất thơ trong Vang bóng một thời của GS. Đỗ Đức Hiểu, Chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Đức Mậu của Nguyễn Thanh Tú, Chất thơ trong truyện ngắn Văn Xương của Bùi Như Hải, Chất thơ trong Cánh đồng bất tận của PGS.TS. Đào Duy Hiệp… hình thành. Có thể nói, chất thơ không chỉ giữ vai trò quan trọng trong sáng tác văn học nghệ thuật mà còn có giá trị không nhỏ trong cuộc sống hiện đại. Chắc chắn tâm hồn mỗi chúng ta sẽ lắng dịu lại trước những áng văn xuôi được tạo nên từ những hình ảnh đẹp, giàu sức biểu cảm, từ những ngôn từ mang tính nhạc điệu, bay bổng, thanh thoát để rồi có thể quên đi bao nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh và vượt lên trên tất cả để đến được những ước mơ, hoài bão của mình… 6 Là một trong những gương mặt tiêu biểu của truyện ngắn Việt Nam hiện đại, Đỗ Chu không chỉ sớm tạo ra được phong cách riêng cho mình mà còn gặt hái được nhiều thành công lớn ở thể loại này: Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (năm 2001), giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (năm 2003 và năm 2005), giải thưởng Văn học Đông Nam Á (năm 2004) và là một trong những nhà văn được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học- nghệ thuật (năm 2012). Những giải thưởng đó không chỉ khẳng định tài năng, vị trí và những đóng góp của Đỗ Chu đối với nền văn học Việt Nam mà còn khẳng định được vị thế của nền văn học dân tộc ta trong khu vực và trên thế giới. Góp một phần không nhỏ cho những thành công ấy của nhà văn chính là những trang văn đậm đà chất thơ - một nét phong cách nổi bật, cái tạo nên "khuôn mặt" riêng của Đỗ Chu - đã thực sự làm "xao xuyến văn đàn" bao tháng năm. Nhận định về nét phong cách này của Đỗ Chu, khá nhiều ý kiến đã được đưa ra. Tuy nhiên khi xem xét các ý kiến đã có, chúng tôi nhận thấy chất thơ là một vấn đề quan trọng trong truyện ngắn của Đỗ Chu nhưng chưa được giới nghiên cứu quan tâm đúng mức. Các bài viết có liên quan đến vấn đề này thường chỉ dừng ở mức độ nhận xét khái quát và ở phạm vi một truyện ngắn hoặc một tập truyện cụ thể mà chưa có sự bao quát toàn bộ sáng tác ở thể loại này của nhà văn xứ Kinh Bắc. Xuất phát từ lí do đó, chúng tôi chọn Chất thơ trong truyện ngắn Đỗ Chu làm đề tài nghiên cứu của luận văn với mong muốn đem đến một cái nhìn đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Qua quá trình tìm hiểu về Đỗ Chu, chúng tôi nhận thấy cho tới nay đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu về nhà văn xứ Kinh Bắc cùng các sáng tác cụ thể thuộc nhiều thể loại khác nhau của ông, đặc biệt là truyện ngắn. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ chú ý đến 7 những ý kiến bàn về chất thơ trong sáng tác thuộc thể loại này của ông. Cùng với lí thuyết về chất thơ và chất thơ trong văn xuôi, những nhận định dưới đây sẽ là tiền đề quan trọng để người viết triển khai vấn đề. Trong bài viết Mấy cảm nghĩ khi đọc cuốn Hương cỏ mật của mình, Phan Hồng Giang đã bộc bạch: "Tôi yêu văn Đỗ Chu… yêu cái chất thơ trong sáng, đẹp mà giản dị, giản dị mà không thô sơ, yêu cái tấm lòng trân trọng, yêu cái tinh tế của anh đối với mảnh đất quê hương, với những con người của chúng ta". Không chỉ vậy, tác giả còn khẳng định: nhà văn đã nhìn những cảnh vật, con người với "một con mắt trong trẻo, giàu chất thơ", nhiều câu văn "có dùng chữ đẹp, có âm điệu uyển chuyển nhưng không vì thế mà rơi vào bóng bẩy, sáo rỗng" [23]. Cũng bàn về tập Hương cỏ mật, Nguyễn Hoàng Sơn khẳng định: Hương cỏ mật và một số truyện ngắn khác của Đỗ Chu "đẹp như thơ, tươi rói như anh tân binh mới nhận được quân phục" [55]. Đọc Phù sa của Đỗ Chu, nghĩ đôi điều về nguồn sức mạnh của con người và nghệ thuật chúng ta, Phan Hồng Giang cho rằng: Đến tập Phù sa Đỗ Chu đã tạo cho mình một phong cách riêng "thiên về phía miêu tả cái chất thơ của cuộc đời", "với những truyện không có chuyện" đồng thời tạo ra được "một không khí trữ tình trong lành, đậm đà nuôi dưỡng nhân vật" và "quán xuyến toàn bộ truyện" [24]. Còn nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn khi đọc Phù sa đã chỉ rõ: "Những truyện ngắn Đường qua nhà, Mùa cá bột… xinh như một bài thơ đọc xong lại muốn đọc lại" [49]. Cùng suy nghĩ với Phan Hồng Giang và Vương Trí Nhàn, PGS. TS. Nguyễn Văn Long khẳng định: "Chất trữ tình là sắc thái nổi bật trong các truyện ngắn trong tập Phù sa của Đỗ Chu" [39]. "Những truyện ngắn Hương cỏ mật, Thung lũng cò, Chiến sĩ quân bưu… thuở ấy của Đỗ Chu chiếm lĩnh tôi bởi chất văn ngọt ngào, sâu lắng, 8 giàu chất thơ" chính là lời bộc bạch của Nguyễn Kim Thanh trong bài viết Đỗ Chu - khoảng bình yên trong giông bão của mình [56]. Nhận định về tập Tháng hai, Ngô Văn Phú viết: "Truyện ngắn của anh thường để lại trong chúng ta những dư vị ngọt dịu sau khi đọc. Chất thơ, chất văn học ở mỗi truyện ngắn trong tập Tháng hai này vẫn giữ được cốt cách riêng của Đỗ Chu" [52]. Còn với bài viết Nhà văn Đỗ Chu: "Tôi bán là bán văn, không bán giấy", Nguyễn Hoàng Sơn cũng đã bộc lộ quan niệm: Tập truyện Một loài chim trên sóng "chỉ có sự đào sâu, chín thêm của một phong cách sớm ổn định thiên về trữ tình" [55]. Bàn về vấn đề Đặc điểm kết cấu truyện ngắn Đỗ Chu, Nguyễn Thanh Tú đã nhận xét: "Tuyển tập đã thể hiện một phong cách văn xuôi Đỗ Chu trữ tình, đậm chất thơ, tinh tế, tài hoa…" [62]. Cùng chung quan điểm với các giả trên, GS.TS Nguyễn Văn Hạnh trong bài viết Truyện ngắn của Đỗ Chu đã chỉ ra rằng: "Những đoạn văn xúc động và giàu chất thơ như vậy rất nhiều trong tác phẩm của Đỗ Chu. Người đọc có thể nghĩ đến phong cách của Nam Cao, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc và xa hơn nữa, đến Sêkhốp, Pauxtôpxki, Aitơmatốp, nhưng Đỗ Chu vẫn có cái tươi mát, bồi hồi riêng biệt của anh. Gần như anh không bao giờ miêu tả "trần trụi", miêu tả cũng là hồi tưởng và biểu hiện" [26]. Cuối cùng là tác giả Lê Hương Thủy với nhận định: "Thiên về khai thác cái đẹp trong đời sống là đặc trưng nổi bật trong truyện ngắn Đỗ Chu, đặc biệt là trong thời kì đầu của quá trình sáng tác (…). Những trang viết đầy chất thơ của Đỗ Chu hồi bấy giờ đã làm hấp dẫn nhiều thế hệ người đọc (…) Truyện của Đỗ Chu làm người đọc khó quên trước hết bởi cái không khí mà nhà văn tạo nên cho tác phẩm. Bầu không khí bàng bạc chất thơ luôn "dăng dện" trong tâm trí người đọc. Với một tâm hồn mẫn cảm và tinh tế trong cách 9 cảm nhận cái đẹp, Đỗ Chu thường có xu hướng khai thác chất thơ trong đời sống. Chất thơ ấy toát lên từ vẻ đẹp bên trong của tâm hồn con người, ở những khoảnh khắc lắng đọng (…) Chất thơ toát lên từ những cảm giác ám ảnh trong cuộc đời mỗi người" [58]. Từ sự thống kê trên chúng tôi nhận thấy: Thứ nhất: Theo sát quá trình sáng tác của nhà văn Đỗ Chu, đặc biệt là ở lĩnh vực truyện ngắn, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những bài viết hoặc những công trình nghiên cứu của riêng mình, từ đó hướng chúng ta tới cái nhìn toàn diện hơn về Đỗ Chu cũng như các tác phẩm cụ thể của ông. Thứ hai: Những truyện ngắn của Đỗ Chu hoặc là "bàng bạc chất thơ" hoặc là "giàu chất thơ". Một điều không thể phủ nhận là chất thơ hiện hữu ở hầu hết truyện ngắn của ông. Thứ ba: Vấn đề chất thơ trong truyện ngắn Đỗ Chu dường như vẫn chưa được giải quyết thấu đáo, toàn diện trên các phương diện biểu hiện cụ thể. Các bài viết có liên quan đến vấn đề này thường chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét khái quát, hầu như chưa đi sâu phân tích cụ thể để làm sáng rõ nhận định. Mặt khác, các bài viết thường chỉ dừng ở phạm vi một truyện hoặc một tập truyện cụ thể mà chưa có sự bao quát một cách hệ thống toàn bộ truyện ngắn của nhà văn - người lính tài năng này. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng chất thơ giữ vai trò quan trọng trong truyện ngắn của Đỗ Chu nhưng vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Theo sự bao quát tài liệu (có thể chưa thực sự đầy đủ) của chúng tôi, hiện nay chưa có công trình nào tập trung đi sâu tìm tòi, khám phá chất thơ trong truyện ngắn Đỗ Chu. Tiếp thu những nhận định nêu trên, chúng tôi sẽ cố gắng đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, cụ thể, chi tiết biểu hiện của chất thơ trong các truyện ngắn tiêu biểu của ông. Tất nhiên với khuôn khổ một luận văn thạc sĩ và năng lực bản thân có hạn, chắc chắn luận 10 văn sẽ khó tránh khỏi thiếu sót và sự phân tích, đánh giá có thể sẽ phần nào chủ quan, phiến diện nhưng người viết vẫn hi vọng đem đến cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về vấn đề đặt ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Triển khai đề tài này, chúng tôi cố gắng phát hiện và chỉ rõ nội dung và hình thức biểu hiện của chất thơ trong truyện ngắn của Đỗ Chu thông qua các phương diện cụ thể tương ứng. Từ đó, một lần nữa khẳng định lại nét phong cách nổi bật - cái tạo nên "khuôn mặt" riêng của Đỗ Chu trên văn đàn Việt- đó chính là những trang văn đậm đà chất thơ. * Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Đưa ra một cách hiểu chung về chất thơ, biểu hiện của chất thơ trong văn xuôi trên cơ sở các quan niệm đã có; - Phát hiện và chỉ ra các biểu hiện cụ thể của chất thơ trong truyện ngắn Đỗ Chu trên hai phương diện cơ bản: nội dung và hình thức biểu hiện; - So sánh với một số tác giả Việt Nam tiêu biểu có tác phẩm tương đồng để chỉ rõ nét đặc sắc của chất thơ trong truyện ngắn Đỗ Chu nói riêng và truyện ngắn Đỗ Chu nói chung. Từ đó một lần nữa khẳng định vị trí văn học sử của nhà văn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Chất thơ trong truyện ngắn Đỗ Chu. * Phạm vi nghiên cứu Năm mươi năm cầm bút, Đỗ Chu đã sáng tác ở nhiều thể loại(tuỳ bút, tiểu thuyết, kí sự…) nhưng tạo nên "khuôn mặt" Đỗ Chu và khẳng định vị trí của ông trong nền văn học nước nhà chủ yếu là thể loại truyện ngắn. Bởi vậy, [...]... thơ trong truyện ngắn của Đỗ Chu - Chương 3: Hình thức biểu hiện của chất thơ trong truyện ngắn của Đỗ Chu 13 NỘI DUNG Chương 1 CHẤT THƠ VÀ CHẤT THƠ TRONG VĂN XUÔI 1.1 Chất thơ 1.1.1 Các quan niệm về thơ và chất thơ 1.1.1.1 Các quan niệm về thơ Lấy Chất thơ trong truyện ngắn Đỗ Chu làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi không thể không tìm hiểu lí thuyết về chất thơ Song, muốn hiểu rõ chất thơ thì càng không... diện của chất thơ trong từng truyện ngắn cụ thể từ đó thống kê những dẫn chứng tiêu biểu tương ứng với các phương diện thuộc nội dung và hình thức biểu hiện của chất thơ trong Tuyển tập truyện ngắn của Đỗ Chu - Phương pháp hệ thống: Đề tài được đặt trong hệ thống truyện ngắn của Đỗ Chu để xem xét, phát hiện và đánh giá nội dung cũng như hình thức biểu hiện của chất thơ trong truyện ngắn Đỗ Chu - Phương... hiện của chất thơ và ở các mức độ đậm nhạt khác nhau Dựa trên cơ sở nội dung biểu hiện và hình thức biểu hiện của chất thơ trong văn xuôi đồng thời kết hợp với các quan niệm về thơ, về chất thơ và những kết hợp nghệ thuật giữa thơ và văn xuôi, chúng tôi sẽ tiến hành tìm hiểu và chỉ ra Chất thơ trong truyện ngắn Đỗ Chu trong hai chương: Nội dung biểu hiện của chất thơ trong truyện ngắn Đỗ Chu và Hình... sắc của truyện ngắn Đỗ Chu so với sáng tác của các tác giả khác trên phương diện biểu hiện của chất thơ trong tác phẩm - Vận dụng và kết hợp các hướng nghiên cứu: Thi pháp học, Ngôn ngữ học, Phong cách học… 6 Những đóng góp mới Chọn đề tài Chất thơ trong truyện ngắn Đỗ Chu, chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ trong việc: - Phát hiện và chỉ rõ biểu hiện của chất thơ trong truyện ngắn của Đỗ Chu ở các... về chất thơ cũng như chất thơ trong văn xuôi để tạo tiền đề cho việc tìm hiểu chất thơ trong những tác phẩm văn xuôi khác không chỉ của Đỗ Chu mà còn của các nhà văn khác 7 Bố cục của luận văn Luận văn gồm ba phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận Trong đó, phần Nội dung được triển khai thành ba chương: - Chương 1: Chất thơ và chất thơ trong văn xuôi - Chương 2: Nội dung biểu hiện của chất thơ trong truyện. .. của chất thơ trong truyện ngắn Đỗ Chu 36 Chương 2 NỘI DUNG BIỂU HIỆN CỦA CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ CHU 2.1 Chất thơ nhìn từ góc độ thiên nhiên Thiên nhiên - người bạn đồng hành với con người - đã trở thành một đối tượng thẩm mĩ có tác dụng nối kết tâm hồn con người với ngoại giới và tăng thêm sức hấp dẫn nghệ thuật cho tác phẩm văn học Không nằm ngoài qui luật chung ấy, thiên nhiên trong truyện ngắn. .. nhân vật" Thứ ba, "Nói tới chất thơ trong Truyện Kiều không thể nói tới chất thơ trong lời văn và cấu trúc tự sự (…) Nhưng đáng chú ý là chất thơ nằm ngay trong cấu trúc thơ" Chính những ý kiến quý báu đó của GS Trần Đình Sử đã định hướng cho tác giả luận văn "Chất thơ trữ tình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du" 20 triển khai nội dung chính với hai chương trọng tâm là: "Chất thơ trữ tình qua bút pháp... việc chỉ ra rằng: Chất thơ còn thể hiện ở "cách miêu tả cuộc sống, nhân vật giàu đường nét" và "còn toát ra từ ngôn ngữ sinh hoạt hết sức đời thường" Đồng thời, tác giả bài viết này cũng đề cao vai trò của chất thơ khi khẳng định: "Chất thơ" là một phẩm chất cơ bản trong sáng tạo văn chương nghệ thuật Còn theo GS Hà Minh Đức, có chất thơ trong đời sống và chất thơ trong văn học Chất thơ trong văn học là... chúng tôi xin kết thúc bằng một câu hỏi: "Nếu chất thơ và chất trữ tình là một thì tại sao từ trước đến nay người ta vẫn thừa nhận và sử dụng khái niệm "thơ trữ tình" (trong tương quan với khái niệm "thơ tự sự") hay vẫn công nhận giá trị của mục "Chất thơ trữ tình trong Truyện Kiều"(Thi pháp Truyện Kiều) của GS Trần Đình Sử? 1.2 Chất thơ trong văn xuôi 1.2.1 Thơ, văn xuôi - những kết hợp nghệ thuật Theo... bộ những phẩm chất trên hợp thành chất thơ trong đời sống văn học Ở mỗi tác giả, chất thơ được hình thành với những đặc điểm riêng do 23 trình độ và năng lực tinh thần, do hoàn cảnh cụ thể của từng người qui định Chất thơ trong tác phẩm của Tố Hữu và Chế Lan Viên nói chung là tạo được sự hài hoà giữa các nhân tố Còn chất thơ của Tế Hanh nổi bật lên hai yếu tố: cảm xúc và cái đẹp Chất thơ của Hoàng . hiện của chất thơ trong truyện ngắn của Đỗ Chu 13 NỘI DUNG Chương 1 CHẤT THƠ VÀ CHẤT THƠ TRONG VĂN XUÔI 1.1. Chất thơ 1.1.1. Các quan niệm về thơ và chất thơ 1.1.1.1 Chất thơ trong tạp văn Lỗ Tấn của Lưu Thu Hương, Chất thơ trong Vang bóng một thời của GS. Đỗ Đức Hiểu, Chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Đức Mậu của Nguyễn Thanh Tú, Chất thơ trong truyện ngắn. 2.2.3. Chất thơ nhìn từ hình tượng người trí thức 60 2.3. Chất thơ nhìn từ góc độ phong tục 65 Chương 3: Hình thức biểu hiện của chất thơ trong truyện ngắn Đỗ Chu 71 3.1. Truyện không có cốt truyện

Ngày đăng: 23/07/2015, 17:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 2

  • NỘI DUNG BIỂU HIỆN CỦA CHẤT THƠ

  • TRONG TRUYỆN NGẮN ĐỖ CHU

  • 2.1. Chất thơ nhìn từ góc độ thiên nhiên

  • Thiên nhiên - người bạn đồng hành với con người - đã trở thành một đối tượng thẩm mĩ có tác dụng nối kết tâm hồn con người với ngoại giới và tăng thêm sức hấp dẫn nghệ thuật cho tác phẩm văn học. Không nằm ngoài qui luật chung ấy, thiên nhiên trong truyện ngắn của các nhà văn Việt Nam thời kì chống Mĩ nói chung và Đỗ Chu nói riêng tràn đầy sự sống, giàu sức gợi và rất có hồn. Nó không chỉ là mạch nguồn cảm hứng dồi dào mà có khi trở thành nguyên cớ trực tiếp để tác giả sáng tác: "Bắt tay vào truyện ngắn, có truyện ban đầu chỉ đến với tác giả bằng một cái tên Hương cỏ mật, Mùa cá bột… Có truyện chỉ bắt đầu từ một khung cảnh. Như trường hợp truyện Phù sa do "yêu quá một khung cảnh sông nước mà tác giả thấy cần phải viết một cái gì đền đáp". Có thể nói, thiên nhiên trong truyện ngắn Đỗ Chu chưa bao giờ xuất hiện đơn thuần chỉ nhằm tả cảnh nào đó mà cảnh và tình trong các truyện ngắn của ông luôn quyện chặt lấy nhau, tạo nên một không khí trữ tình trong trẻo, đậm đà chất thơ. Mặt khác, nếu như trong truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành, thiên nhiên thường được sử dụng để ca ngợi sức sống mạnh mẽ, bất diệt và cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Tây Nguyên thời kì chống Mĩ; hay trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, thiên nhiên luôn hiện diện và đồng hành với người dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt; hoặc trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Thành Long thường mượn thiên nhiên để diễn tả niềm vui, niềm hăng say của người lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năm kháng chiến chống Mĩ thì trong Tuyển tập truyện ngắn của Đỗ Chu, thiên nhiên hiện lên vô cùng phong phú, đa dạng. Đó là cảnh sắc của những vùng rừng núi khác nhau, của những miền quê khác nhau, của những phố thị khác nhau trên đất nước Việt Nam xuất hiện ở nhiều thời điểm khác nhau và gắn liền với những sắc thái tình cảm, tâm trạng của nhân vật thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội đương thời. Sự phong phú, đa dạng đó không chỉ tạo nên nét khác biệt, độc đáo cho thiên nhiên trong truyện ngắn Đỗ Chu mà còn góp phần không nhỏ tạo nên chất thơ trong sáng, tươi tắn cho truyện ngắn của Đỗ Chu nói riêng và truyện ngắn thời kì chống Mĩ nói chung.

  • 2.1.1. Chất thơ nhìn từ thiên nhiên nơi rừng núi

  • 2.1.2. Chất thơ nhìn từ thiên nhiên nơi làng quê

  • 2.1.3. Chất thơ nhìn từ thiên nhiên nơi thành thị

  • 2.2.1. Chất thơ nhìn từ hình tượng người lính

  • Đỗ Chu có tác phẩm đăng báo từ những năm đầu thập kỉ sáu mươi của thế kỷ XX khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng bước tiếp theo của người học sinh tài hoa ấy không phải là trường đại học với những giảng đường thư viện đầy ắp sách vở, mà như phần đông bạn bè cùng lứa sau khi rời ghế nhà trường, Đỗ Chu nhập ngũ (lính cao xạ thuộc quân chủng Phòng không- không quân) và trở thành nhà văn - chiến sĩ.

  • 2.2.2. Chất thơ nhìn từ hình tượng người nông dân

  • Không chỉ hiện lên qua vẻ đẹp của hình tượng người lính và hình tượng người nông dân, chất thơ còn toát ra từ hình tượng người trí thức- những con người sẵn sàng gác lại công việc học tập, nghiên cứu của mình để tham gia vào cuộc chiến chống lại kẻ thù xâm lược. Khi đất nước giành được độc lập, họ lại trở thành người tiên phong trong công cuộc lao động xây dựng đất nước.

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • [1] Tạ Duy Anh (2000), Nghệ thuật truyện ngắn và kí, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

  • [2] Aristotle (2007), Nghệ thuật thy ca (Lê Đăng Bảng, Thành Thế Thái Bình, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Bái dịch), Nxb Lao động, Hà Nội.

  • [3] Lại Nguyên Ân (1991), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

  • [4] M. Bakhtin (1997), Những vấn đề thi pháp Dostoievxki (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

  • [5] Lê Huy Bắc (1998), "Giọng và giọng điệu văn xuôi hiện đại", Tạp chí Văn học, (09).

  • [6] Đoàn Đắc Bằng (2010), Nghệ thuật tự sự trong truyện của Đỗ Chu những năm gần đây, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội 2.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan