Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc - hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5

179 5.6K 19
Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc - hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, căn cứ, kết quả có trong luận văn là trung thực. Đề tài này chưa được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác. 2 Lời cảm ơn Luận văn với đề tài: “Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc – hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5” được hoàn thành dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Đỗ Huy Quang. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS.Đỗ Huy Quang, các thầy cô giáo trong phòng Sau đại học, các cô giáo trường Tiểu học Kì Bá (Thái Bình), trường Tiểu học Lê Lợi (Kiến Xương, Thái Bình ), trường Tiểu học Ngọc Thanh (Vĩnh Phúc), và các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011 Học viên Hoàng Thị Thu Hiền Danh mục kí hiệu viết tắt GV : Giáo viên GT : Giao tiếp 3 HS : Học sinh T.V : Tiếng Việt SGK : Sách giáo khoa 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hiện nay chương trình tiếng Việt cấp tiểu học đang nhấn mạnh vào định hướng: dạy học tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp.Trong dạy học tiếng Việt, giao tiếp là mục đích của việc dạy học, là nguyên tắc chỉ đạo việc dạy học, đồng thời là phương pháp, phương tiện để tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Dạy học tiếng Việt theo định hướng giao tiếp vừa hướng dẫn học sinh nắm được những kiến thức ngữ văn vừa chú ý đến rèn luyện phát triển bốn kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) trong các hoạt động giao tiếp cụ thể. Dạy học theo định hướng giao tiếp sẽ tạo được các tình huống giao tiếp khác nhau để kích thích động cơ và nhu cầu giao tiếp cho học sinh 5 đồng thời góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy, nâng cao vốn hiểu biết về tiếng Việt,văn hóa, xã hội, tự nhiên của Việt Nam và nước ngoài. 1.2.Trong các phân môn tiếng Việt, phân môn tập đọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm phát triển khả năng giao tiếp cho học sinh trong đó đọc hiểu là đích của hoạt động đọc, và đọc – hiểu là hoạt động tư duy gắn liền với hoạt động ngôn ngữ. Rèn kĩ năng đọc và kĩ năng hiểu bài đọc là hai kĩ năng quan trọng của dạy tập đọc.Nếu chỉ rèn kĩ năng đọc thì giờ tập đọc không đi đến đích của việc dạy tìm hiểu bài còn nếu chỉ chú ý rèn cách hiểu thì lại thành giảng văn. Chính vì vậy dạy học đọc – hiểu phải được chú ý sao cho phù hợp với học sinh tiểu học đặc biệt với học sinh lớp 4, lớp 5. Đây là giai đoạn các em chuẩn bị chuyển tiếp lên cấp học trên. Mà dạy học ngữ văn cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông hiện nay đều đang đi theo định hướng mới đó là dạy đọc hiểu văn bản. Do đó yêu cầu đặt ra trong dạy học tập đọc là phải chuẩn bị kĩ năng, năng lực đọc hiểu cho học sinh. Bên cạnh đó, yêu cầu của giáo dục hiện nay là rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, mà giao tiếp là một trong những kĩ năng sống quan trọng. Đọc hiểu là hoạt động thực hành giao tiếp nên dạy học đọc hiểu góp phần rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, đáp ứng nhu cầu xã hội. 1.3.Trên thực tế hiện nay, việc dạy đọc hiểu trong trường tiểu học chủ yếu thông qua hệ thống câu hỏi để học sinh tái tạo lại nội dung chứa trong bài đọc, giải nghĩa ngôn từ và hiểu được nội dung bài đọc. Đó là đọc hiểu theo hướng “giải mã văn bản ”. Các em chưa có điều kiện được thể nghiệm cuộc sống, trò chuyện với các nhân vật và với nhà văn. Các em cũng chưa có điều kiện tự so sánh, chọn lựa, đánh giá, phân tích, có cách hiểu khác, góc nhìn khác về bài tập đọc. Để giải quyết vấn đề này, nếu vận dụng lý thuyết giao tiếp sẽ rất phù hợp với lứa tuổi tiểu học lứa tuổi hồn nhiên, vừa học vừa chơi, lại có trí tưởng tượng phong phú, các em sẽ cảm nhận được nội dung bài đọc như cuộc 6 sống của mình. Vấn đề này đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu nhưng vận dụng vào dạy học đọc hiểu cho học sinh tiểu học thì chưa có. Chính vì những lý do đó chúng tôi chọn đề tài “ Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc – hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5” 2. Lịch sử vấn đề Dạy học tiếng mẹ đẻ theo lý thuyết giao tiếp là vấn đề đã được rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Theo thống kê của tác giả Nguyễn Trí trong cuốn Một số vấn đề dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở tiểu học [27] thì chương trình dạy tiếng mẹ đẻ ở các nước trên thế giới đều được xây dựng theo phương hướng lấy GT làm môi trường và phương pháp học tập, lấy việc phục vụ GT làm nhiệm vụ và mục đích.Chương trình nào cũng chú ý rèn các kĩ năng bộ phận khi nghe, nói, đọc, viết đồng thời chú ý rèn luyện tổng hợp các kĩ năng đó trong quá trình sử dụng lời nói để GT. Từ đó dần dần tạo nên sự chuyển hóa về chất, biến các kĩ năng nghe nói thành năng lực lời nói của cá nhân. Cũng theo tác giả, chương trình dạy tiếng Việt ở Việt Nam từ những năm 70 cho đến các chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học trong thế kỉ XX tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng vẫn chưa làm rõ được việc dạy tiếng Việt chính là dạy sử dụng tiếng Việt trong GT và trong suy nghĩ, học tập. Quan niệm dạy tiếng Việt theo quan điểm GT chưa được xác lập đầy đủ, rõ ràng. Tác giả cũng đã nghiên cứu chương trình Tiếng Việt tiểu học ban hành năm 2001, 2006 và khẳng định chương trình Tiếng Việt đầu thế kỉ XXI đã thực sự đưa việc dạy Tiếng Việt gắn với hoạt động GT phong phú, sinh động của người Việt, tạo điểu kiện cho sự phát triển tiếng Việt. Sách Tiếng Việt mới đã thể hiện sinh động việc dạy Tiếng Việt theo quan điểm GT thông qua hệ thống chủ điểm phong phú, thông qua hệ thống 7 bài học gắn liền với các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, và thông qua hệ thống bài tập… Trong dạy học phần đọc  hiểu các nhà biên soạn chương trình và sách giáo khoa cũng đã chú trọng tới việc dạy học đọc hiểu cho HS theo quan điểm GT. Điều đó được thể hiện qua hệ thống bài tập, câu hỏi tìm hiểu bài được xây dựng theo hướng thực hành GT. Thực sự, việc dạy tiếng Việt nói chung và dạy đoc hiểu nói riêng theo quan điểm GT đã tạo điều kiện để thực hiện phương hướng sư phạm tích cực hóa hoạt động của người học. Bên cạnh việc quan tâm tới quan điểm GT trong dạy học Tiếng Việt, cũng có rất nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm tới vấn đề dạy học đọc  hiểu cho HS tiểu học, khẳng định đây là đích của việc học Tập đọc. Trong công trình Dạy học đọc hiểu ở Tiểu học [8] PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh đã khẳng định việc dạy đọc hiểu cho học sinh tiểu học có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của HS, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả học tập của các em. Theo tác giả, có kĩ năng đọc hiểu, học sinh sẽ từng bước thành thạo các thao tác của tư duy, tăng dần phẩm chất sáng tạo, phê phán của tư duy, từ đó cùng với các môn học khác góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề ở các em, tác giả cho rằng: “Có kĩ năng đọc- hiểu con người sẽ có khả năng tiếp cận với một nền văn hóa đọc để rồi có một học vấn và một vốn kinh nghiệm cần thiết, phong phú”. Tác giả cũng đã tiến hành thống kê, phân loại các dạng bài tập đọc hiểu trong chương trình tiếng Việt, phân môn Tập đọc ở tiểu học, đồng thời hướng dẫn phương pháp dạy học, tổ chức hoạt động học tập để học sinh đọc hiểu GS.TS. Lê Phương Nga trong công trình Dạy học tập đọc ở tiểu học [24] đã thể hiện cách nhìn hệ thống và sâu sắc vể chương trình môn học, chú trọng xem xét các bình diện nội dung và hình thức của văn bản nhằm giúp GV có căn cứ xác định nội dung luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu cho học sinh 8 tiểu học, đồng thời đưa ra tiến trình tổ chức tiết dạy tập đọc cho GV khi lên lớp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc dạy học Tập đọc cho HS tiểu học. Trong Phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học [23], tác giả Lê Phương Nga và Nguyễn Trí đã dành sự quan tâm sâu sắc đến quá trình dạy học tập đọc ở tiểu học, trong đó có các chuyên mục được viết rất công phu về: rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho HS tiểu học; xây dựng bài tập đọc hiểu cho học sinh tiểu học. Với công trình nghiên cứu mang tính ứng dụng thực hành Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học, tác giả Trần Mạnh Hưởng đã khẳng định các em học sinh tuy còn ít tuổi nhưng đều có thể rèn luyện trau dồi để từng bước nâng cao trình độ tiếp nhận bài đọc và cảm thụ văn học. Theo tác giả việc bồi dưỡng nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho HS là điều cần thiết vì nó giúp các em “đọc hiểu và cảm nhận những bài văn, bài thơ hay trong sách giáo khoa từ đó mở mang thêm tri thức, phong phú về tâm hồn” [16 tr3] những công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra được vai trò của việc rèn kĩ năng đọc hiểu và ý nghĩa của việc vận dụng lý thuyết giao tiếp trong dạy học tiếng Việt nói chung, dạy học đọc hiểu trong phân môn Tập đọc nói riêng.Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu việc vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc hiểu ở tiểu học. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tài “Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5”, nhằm nghiên cứu và để xuất một hệ thống các kĩ năng, các thao tác, các hình thức rèn cho học sinh vận dụng lý thuyết giao tiếp vào trong quá trình đọc hiểu văn bản. 3. Mục đích nghiên cứu:  Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học của phân môn tập đọc, phần tìm hiểu bài từ việc vận dụng lý thuyết giao tiếp 9  Quán triệt hơn nữa việc thực hiện quan điểm giao tiếp trong dạy học phân môn tập đọc nói riêng, trong dạy học Tiếng Việt nói chung. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu  Tổng hợp các cơ sở lý luận, cở sở thực tiễn của việc dạy học đọc hiểu theo lý thuyết giao tiếp.  Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5.  Thực nghiệm sư phạm, đánh giá kết quả quá trình vận dụng lý thuyết giao tiếp trong dạy học đọc hiểu. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động dạy và học đọc –hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5 trong giờ tập đọc.  Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 4, lớp 5 ở một số trường thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Bình. 6. Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp nghiên cứu lý luận  Phương pháp nghiên cứu thực tiễn  Phương pháp thực nghiệm sư phạm  Phương pháp thống kê, so sánh. 7. Giả thuyết khoa học Nếu chuyển một số câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa theo hình thức mới, vận dụng lý thuyết giao tiếp, giúp học sinh hiểu nội dung bài đọc bằng các thao tác giao tiếp với nhân vật , với tác giả, với các sự việc trong bài đọc thì học sinh sẽ được nâng cao nhận thức cũng như kỹ năng giao tiếp.Giờ học đọc hiểu sẽ hào hứng,thú vị , phát huy được vai trò chủ động sáng tạo của học sinh và góp phần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. 10 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY ĐỌC- HIỂU THEO LÝ THUYẾT GIAO TIẾP 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Giao tiếp và giao tiếp ngôn ngữ 1.1.1.1 Khái niệm giao tiếp, giao tiếp ngôn ngữ a. Khái niệm giao tiếp  Giao tiếp là một hiện tượng tâm lí xã hội ngôn ngữ rất phức tạp. Cho nên, người ta khó đưa ra một định nghĩa đầy đủ và thống nhất. Người ta có thể đứng dưới nhiều góc độ, nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp. [...]... còn lại giao tiếp mà ở đó con người tìm hiểu lẫn nhau và tìm hiểu thế giới bên ngoài là giao tiếp nhận thức 1.1.2 Giao tiếp sư phạm và giao tiếp văn học 1.1.2.1 Giao tiếp sư phạm Giao tiếp sư phạm là việc tổ chức các hoạt động trao đổi, bàn luận, đánh giá…trong một quy trình dạy học chặt chẽ với sự tham gia của người dạy và người học Như vậy theo quan niệm thông thường, giao tiếp sư phạm là giao tiếp. .. hồn học sinh 1.1.4 Đặc điểm của học sinh tiểu học lớp 4, lớp 5 1.1.4.1 Về đặc điểm tâm lý, sinh lí lứa tuổi Cấp tiểu học được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn đầu tiểu học là lớp 1,2,3; giai đoạn cuối tiểu học là lớp 4 ,5 Trong giai đoạn lớp 4, lớp 5 các em đã có sự phát triển cao hơn về tâm lí, sinh lí ­ Về thể chất học sinh lứa tuổi thiếu niên lớp 4, 5 là lứa tuổi dậy thì nên gia tốc phát triển chiều... trong quá trình đọc hiểu bài đọc là giao tiếp giữa thầy với trò, giữa trò với trò và là giao tiếp giữa trò với các thế hệ bạn đọc khác 1.1.2.1.1 Giao tiếp giữa thầy với trò, giữa trò với trò trong quá trình đọc hiểu bài đọc Đây là mối quan hệ giao tiếp cơ bản trong nhà trường Vai trò của người thầy trong bất kì bài học nào cũng là định hướng, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh để học sinh chiếm... thành bởi những nhân tố: nội dung giao tiếp, nhân vật giao tiếp, hình thức giao tiếp, phương tiện giao tiếp, kênh giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp các nhân tố này có mối quan hệ hữu cơ với nhau cùng hướng tới mục đích giao tiếp Có thể khái quát bằng sơ đồ sau: Đ 12 HC NV PT­K ND b Khái niệm giao tiếp ngôn ngữ: Giao tiếp ngôn ngữ hay giao tiếp bằng ngôn ngữ là loại giao tiếp lấy ngôn ngữ (nói và viết)... đình không có tính chất lễ nghi, thân tình e Đích của giao tiếp Căn cứ vào mục đích giao tiếp có giao tiếp công việc, giao tiếp nhân cách, giao tiếp nhận thức Giao tiếp công việc là loại giao tiếp trong đó người ta hợp tác với nhau cùng tham gia vào một công việc gì đó nhằm đạt tới mục đích chung giao tiếp nhân cách là loại giao tiếp trong đó con người tiếp xúc với nhau với tư cách là những nhân cách,... động của giáo 19 viên trong phần đọc hiểu bài đọc chính là học sinh và quá trình tiếp nhận ý nghĩa, nội dung bài học của các em Sự phát triển về nhận thức, sự biến đổi trong tư tưởng, tình cảm, mức độ hình thành các kĩ năng học tập của học sinh phụ thuộc đáng kể vào hiệu quả hoạt động của giao tiếp này Dạy học đọc hiểu theo hướng giao tiếp không những tạo điều kiện để học sinh chủ động nhận thức mà còn... duy, tình cảm, lý tưởng, thẩm mỹ phần nào không giống với chúng ta ngày nay Như vậy tác phẩm bao giờ cũng là “sản phẩm” của một thời, một vùng còn người đọc là người đọc của mọi thời, mọi địa bàn sinh sống khác nhau Chính vì vậy trong khi dạy học sinh đọc ­ hiểu bài đọc là phải tạo điều kiện cho học sinh được giao tiếp với các thế hệ bạn đọc khác nhau Hơn thế nữa dạy học đọc hiểu các bài đọc còn là quá... trò, giao tiếp giữa trò với trò trong nhà trường Tuy nhiên đặt trong từng hoạt động giao tiếp ở những nội dung môn học khác nhau sẽ nảy sinh thêm một mối quan hệ giao tiếp nữa là quá trình giao tiếp học sinh với các nội dung kiến thức bài học Ở luận văn này chúng tôi đi sâu tìm hiểu vấn đề giao tiếp sư phạm trong quá trình đọc hiểu bài đọc 18 Trên thực tế trong môn tập đọc, khi giáo viên hướng dẫn học. .. tập đọc, chúng ta có thể thấy ban đầu học sinh chỉ là những cá thể và tác phẩm văn học (bài đọc) chỉ là 35 những vật thể trước mặt học sinh Chỉ khi nào diễn ra hành động tiếp nhận (đọc hiểu) , diễn ra quá trình cảm thụ văn học thì lúc ấy học sinh mới trở thành chủ thể, tức là bạn đọc của nhà văn và văn bản mới trở thành đối tượng, thành tác phẩm trong tâm hồn học sinh 1.1.4 Đặc điểm của học sinh tiểu học. .. được trong bài để vận dụng vào cuộc sống Qua việc thực hành giao tiếp như trên, giáo viên đã tổ chức được cho học sinh các hoạt động giao tiếp để tìm hiểu được nội dung chính của bài đọc Bên cạnh đó trong giờ học và trong quá trình tìm hiểu bài, các học sinh có sự trao đổi qua lại với nhau các nội dung bài học, tranh luận và đưa ra những nhận xét về nội dung bài học Việc các học sinh trả lời các câu . vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc hiểu ở tiểu học. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu để tài Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5 ,. Tổng hợp các cơ sở lý luận, cở sở thực tiễn của việc dạy học đọc hiểu theo lý thuyết giao tiếp.  Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5.  Thực nghiệm. đó chúng tôi chọn đề tài “ Vận dụng lý thuyết giao tiếp vào dạy học đọc – hiểu cho học sinh lớp 4, lớp 5 2. Lịch sử vấn đề Dạy học tiếng mẹ đẻ theo lý thuyết giao tiếp là vấn đề đã được rất

Ngày đăng: 23/07/2015, 14:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • NỘI DUNG

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY ĐỌC- HIỂU THEO LÝ THUYẾT GIAO TIẾP

  • 1.1 Cơ sở lý luận

    • 1.1.1 Giao tiếp và giao tiếp ngôn ngữ

    • 1.1.2 Giao tiếp sư phạm và giao tiếp văn học

    • 1.1.3 Văn bản và tác phẩm.

    • 1.1.4 Đặc điểm của học sinh tiểu học lớp 4, lớp 5.

    • 1.2 Cơ sở thực tiễn

      • 1.2.1 Phân tích chương trình, SGK tiếng Việt phân môn tập đọc về nội dung đọc – hiểu.

      • 1.2.2 Điều tra thực trạng việc vận dụng lý thuyết giao tiếp trong giờ dạy tập đọc ở một số trường tiểu học thuộc tỉnh Thái Bình, Vĩnh Phúc

      • 1.2.3 Ý nghĩa của việc dạy đọc – hiểu với việc rèn kỹ năng sống cho HS lớp 4, lớp 5

      • CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT GIAO TIẾP VÀO DẠY HỌC ĐỌC-HIỂU CHO HS LỚP 4, LỚP 5

      • 2.1. Văn bản với tư cách là một sản phẩm giao tiếp

      • 2.1.1. Rèn cho HS cách xác định ngữ cảnh của văn bản

        • 2.1.2. Rèn cho học sinh khả năng xác lập lại các nhân tố GT trong văn bản

        • 2.2. Văn bản với tư cách là phương tiện để nhà văn giao tiếp với bạn đọc.

          • 2.2.1. Nhà văn giao tiếp với bạn đọc bằng hình tượng

          • 2.2.2. Nhà văn giao tiếp với bạn đọc bằng các biện pháp nghệ thuật

          • 2.3. Một số kĩ năng hình thành cho học sinh cách đọc hiểu văn bản theo lý thuyết giao tiếp

            • 2.3.1. Rèn cho học sinh cách tiếp nhận bối cảnh của các sự việc trong văn bản theo lý thuyết giao tiếp

            • 2.3.2. Rèn cho học sinh tìm hiểu nhân vật theo lý thuyết giao tiếp

            • 2.3.3. Rèn cho học sinh cách tìm hiểu về sự việc theo lý thuyết giao tiếp

            • 2.3.4. Rèn cho học sinh cách đánh giá từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, biện pháp tu từ trong văn bản theo lý thuyết giao tiếp

            • 2.3.5 Rèn cho học sinh cách xác định tình cảm, thái độ của nhà văn trong văn bản theo lý thuyết giao tiếp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan