Thử nghiệm liều lượng chế phẩm EM2 trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp đồng ruộng thành phân hữu cơ.

45 529 2
Thử nghiệm liều lượng chế phẩm EM2 trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp đồng ruộng thành phân hữu cơ.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THỊ SINH Tên đề tài: THỬ NGHIỆM LIỀU LƯỢNG CHẾ PHẨM EM2 TRONG XỬ LÝ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐỒNG RUỘNG THÀNH PHÂN HỮU CƠ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khoá : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn : Ths.Dương Thị Thanh Hà Thái Nguyên, 2014 40 LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Ths.Dương Thị Thanh Hà và được sự tiếp nhận thực tập của phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Hữu Lũng- Lạng Sơn. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua em đã tiến hành xong đề tài “ Thử nghiệm liều lượng chế phẩm EM2 trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp đồng ruộng thành phân hữu cơ ” Đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô bộ môn trong trường và các thầy cô công tác trong Viện Khoa Học và Sự Sống đã tận tình giúp đỡ em, giúp em có được những kiến thức bổ ích về chuyên ngành Khoa Học Môi Trường để em có thể tiếp cận với môi trường thực tế trong xuốt thời gian thực tập vừa qua. Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo Th.s Dương Thị Thanh Hà. Trong suốt quá trình làm luận văn cô đã hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp em chỉnh sửa, bổ xung, hoàn thiện những kiến thức về lý thuyết cũng như thực hành để em có thể hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị công tác tại phòng Tài Nguyên & Môi Trường huyện Hữu Lũng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ sở. Cuối cùng em cũng gửi lời cảm ơn đến toàn thể gia đình, bạn bè đã hết lòng động viên, giúp đỡ tạo điều kiện về cả vật chất lẫn tinh thần cho em trong xuốt quá trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình làm đề tài, tuy đã cố gắng hết sức nhưng do còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi sai sót và khiếm khuyết, em rất mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày…tháng…năm… Sinh viên Nông Thị Sinh 41 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Trang Bảng 2.1. Thành phần chất thải trong trồng trọt 5 Bảng 2.2. Bảng so sánh một số tiêu chí giữa phân hóa học và phân hữu cơ vi sinh 6 Bảng 4.2 Diện tích cây lương thực có hạt 27 Bảng 4.3. Sự thay đổi nhiệt độ khi ủ bằng các liều lượng EM2 khác nhau 29 Bảng 4.4: Ảnh hưởng của liều lượng EM2 thể tích của phế phẩm 30 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của liều lượng EM2 đến pH phế phẩm sau khi ủ 31 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của liều lượng EM2 khác nhau đến N, P 2 O 5 (%), K 2 O(%) tổng số của phế phụ phẩm sau khi ủ 32 Bảng 4.7 : Ảnh hưởng của liều lượng EM2 tới hàm lượng mùn của phế phẩm sau khi ủ 33 Bảng 4.8 Hoạch toán kinh tế để sản xuất 1 tấn phế phụ phẩm. 35 Hình 4.1 Sự thay đổi nhiệt độ khi ủ bằng các liều lượng EM2 khác nhau 30 42 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVTV: bảo vệ thực vật DTTN: diện tích tự nhiên TTATXH: trật tự an toàn xã hội GTSX: giá trị sản xuất TDTT: thể dục thể thao OM: độ mùn 43 MỤC LỤC Trang PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích của đề tài 2 1.3 Mục tiêu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học 3 2.1.1. Khái niệm chất thải 3 2.1.2 Khái niệm chất thải nông nghiệp 3 2.1.3. Khái niệm và tác dụng của phân hữu cơ vi sinh 5 2.1.4 Tổng quan về chế phẩm vi sinh vật, ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và phân bón nói riêng. 6 2.2 Tình hình sản xuất phân hữu cơ trên Thế Giới và ở Việt Nam 11 2.2.1 Tình hình sản xuất phân hữu cơ trên Thế Giới 11 2.2.2 Tình hình sản xuất phân hữu cơ tại Việt Nam 12 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 13 3.3. Nội dung nghiên cứu 13 3.3.1.Tình hình về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. 13 3.3.2. Hiện trạng phế phụ phẩm nông nghiệp và tình hình quản lý chúng trên địa bàn huyện Hữu Lũng. 13 3.3.3. Nghiên cứu thử nghiệm ủ phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp bằng chế phẩm EM2 với các liều lượng khác nhau. 13 3.3.4. Lợi ích từ việc sản xuất phân hữu cơ từ Phế phụ phẩm 13 3.4. Phương pháp nghiên cứu 13 3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp tại phòng ban chức năng 13 44 3.4.2. Vật liệu ủ phân và phương pháp ủ 14 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu phân tích, chỉ tiêu theo dõi, chỉ tiêu phân tích15 3.4.4 Phương pháp so sánh, đánh giá 16 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17 4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của huyện Hữu Lũng 17 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 17 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 19 4.2. Hiện trạng phế phụ phẩm nông nghiệp và tình hình quản lý chúng trên địa bàn huyện Hữu Lũng 26 4.2.1. Hiện trạng diện tích gieo trồng và lượng phế phụ phẩm tồn dư sau mùa vụ trên địa bàn huyện 26 4.2.2. Công tác thu gom và xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp 27 4.3. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm ủ phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp đồng ruộng bằng chế phẩm EM2 với các liều lượng khác nhau 28 4.3.1. Đánh giá cảm quan 28 4.3.2. Sự thay đổi nhiệt độ 29 4.3.3. Sự thay đổi về thể tích phế phụ phẩm sau khi ủ 30 4.3.4. Độ pH của phế phẩm sau khi ủ 31 4.3.5. Hàm lượng dinh dưỡng của phế phẩm sau khi ủ bởi các liều lượng EM2 khác nhau 32 4.3.6. Hàm lượng mùn của phế phụ phẩm sau khi ủ 33 4.4. Hạch toán kinh tế 34 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37 5.1 Kết luận 37 5.2 Kiến nghị 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 I. Tài liệu tham khảo trong nước 39 II. Tài liệu tham khảo nước ngoài Error! Bookmark not defined. 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước đang phát triển, với 70% dân số có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và các nghề liên quan đến nông nghiệp. Cùng với sự gia tăng dân số, thu hẹp ruộng đất là sức ép tăng sản lượng nông nghiệp. Những năm gần đây, canh tác nông nghiệp ở nước ta ngày càng trở nên thiếu an toàn Do việc sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tuỳ tiện, không hợp lý đã dẫn đến hậu quả là các loài thiên địch cũng bị tiêu diệt, hiệu quả sử dụng thuốc ngày càng giảm, sâu bệnh lưu truyền qua các vụ gây nên những trận dịch hại lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người sản xuất. Sử dụng phân bón vô cơ và thuốc BVTV bừa bãi còn ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và động vật, gây nên ô nhiễm môi trường và tồn đọng dư lượng trong sản phẩm nông nghiệp. Những chi phí cho thuốc BVTV, phân vô cơ và rủi ro trong sản xuất nông nghiệp làm cho giá thành sản phẩm cao mà vẫn không đảm bảo được chất lượng. Để có lời giải đáp cho sản xuất nông nghiệp mới an toàn, sản phẩm nông nghiệp mới đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng và xuất khẩu, phát triển nông nghiệp mới mang tính bền vững. Đã có nhiều nghiên cứu, ứng dụng vào thực tế bước đầu giải quyết cho vấn đề hữu cơ, Phong trào 3 giảm 3 tăng, IPM, ICM, v.v Việc sử dụng phân vi sinh, quản lý đồng ruộng phát hiện sâu bệnh kịp thời, bón phân cân đối và sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng là nòng cốt để xây dựng nền nông nghiệp sinh thái. Hữu Lũng là một huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn. Huyện nằm ở phía nam tỉnh Lạng Sơn, do việc lạm dụng quá mức các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp và việc sử dụng các loại phân hữu cơ truyền thống ngày càng ít, đã làm cho nhiều diện tích đất trồng trọt bị suy giảm độ phì nhiêu, mất cân đối dinh dưỡng trong đất, năng suất cây trồng giảm và tăng các chi phí sản xuất Trong khi hầu hết các gia đình ở địa bàn huyện đều có hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và có lượng phế phụ phẩm nông nghiệp rất lớn, nhưng chưa khai thác hoặc sử dụng hiệu quả để làm phân bón cho cây trồng, thậm chí còn gây ô nhiễm môi trường như việc đốt rơm, rạ sau thu hoạch lúa, phát mầm bệnh có thể 2 nói đây là một nguồn tài nguyên vô cùng lớn và có giá trị đối với sản xuất nông nghiệp. Nếu lượng phế phẩm này cứ tiếp tục bị đốt, vứt bỏ không hoàn trả cho đất thì đất sẽ thiếu trầm trọng chất hữu cơ, lâu dần sẽ gây mất kết cấu đất, không có khả năng hút và giữ nước, khiến cây cối không thể sinh trưởng, phát triển bình thường nên năng suất thấp và giảm dần theo thời gian. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên và nguyện vọng của bản thân cùng với sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Ths.Dương Thị Thanh Hà, em xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thử nghiệm liều lượng chế phẩm EM2 trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp đồng ruộng thành phân hữu cơ " 1.2. Mục đích của đề tài - Xác định được liều lượng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM2 để sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp. 1.3 Mục tiêu của đề tài − Tìm hiểu các kiến thức lên men sinh học tự nhiên và chế phẩm vi sinh vật. − Tìm hiểu các liều lượng khác nhau của chế phẩm EM2 để xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ. − Đánh giá hàm lượng dinh dưỡng trong phân hữu cơ được ủ bằng chế phẩm EM2 với liều lượng khác nhau. 1.4. Ý nghĩa của đề tài − Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: + Giúp sinh viên hiểu rõ, sâu sắc, tỷ mỉ về công tác quản lý và cách xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp. + Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này. − Ý nghĩa trong thực tiễn: + Tạo nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ, nâng cao hiệu quả sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí cho sản xuất nông nghiệp. + Giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Khái niệm chất thải “Chất thải là sản phẩm được phát sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, khách sạn, nhà hàng …Chất thải là những kim loại, hóa chất và các vật liệu khác” ( Nguồn: Nguyễn Xuân Nguyên và cộng sự, 2004 )[5] 2.1.2 Khái niệm chất thải nông nghiệp Chất thải nông nghiệp là những chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá…cần phải được quản lý vì nó liên quan chặt chẽ, trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của con người. 2.1.2.1 Chất thải rắn nông nghiệp Theo Nguyễn Đình Hương và cộng sự (2006)[4]. Chất thải rắn nông nghệp là chất rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghệp như: trồng trọt,thu hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản, các chất phát ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa… 2.1.2.2 Thành phần và đặc điểm của chất thải rắn nông nghiệp Thành phần của chất thải rắn nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn là các chất dễ phân hủy sinh học và một phần là các chất khó phân hủy và độc hại. Thành phần chính của chất thải rắn nông nghiệp bao gồm: + Phế phụ phẩm từ trồng trọt: rơm rạ, trấu, cám, lá cây, thân, lõi cây ngô… + Phân động vật, phân gia súc (trâu, bò, lợn…), phân gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng…) + Bao bì đóng gói, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật, đựng thuốc trừ sâu, lọ đựng thuốc thú y, túi hóa chất nông nghiệp, túi đựng phân bón. + Các bệnh phẩm, xác động thực vật chết như gà toi, lở mồm long móng, bò điên chứa các vi trùng gây bệnh, lông gia súc. 4 2.1.2.3 Thành phần và đăc điểm của phế phụ phẩm nông nghiệp Trong quá trình sản xuất nông nghiệp hay chế biến nông sản, bên cạnh những sản phẩm chính, dù muốn hay không muốn chúng ta cũng sẽ thu được những sản phẩm phụ khác. Chẳng hạn khi trồng lúa, ngoài sản phẩm chính là hạt thóc ta còn thu được sản phẩm phụ là rơm, gốc rạ; khi sát thóc ngoài sản phẩm là hạt gạo ta còn thu được tấm, cám, trấu Khi chăn nuôi, ngoài sản phẩm là thịt, trứng, sữa, sức kéo ta còn thu được phân từ chúng… Khối lượng phụ phẩm này rất lớn, riêng đối với các loại cây ngũ cốc, phần ăn được chỉ chiếm phần nửa hay một phần ba khối lượng. Những phế phụ phẩm này là nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị lớn, chúng còn có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và có thể tạo thêm giá trị, tạo thu nhập thêm cho người dân. Hoặc nếu không được sử dụng thì chúng có thể gây nên ô nhiễm môi trường. Việc tận dụng những giá trị vốn có của phế phụ phẩm sẽ góp phần làm tăng thu nhập cho người dân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các phế phụ phẩm nông nghiệp thường cồng kềnh, ít giá trị dinh dưỡng trực tiếp hơn chính phẩm do vậy nên giá trị kinh tế ở hiện tại cũng thấp hơn, muốn sử dụng chúng một cách có hiệu quả thì cần thêm chi phí vận chuyển và các biện pháp kỹ thuật chế biến khác. Nhờ vào sự phát triển của xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ đã giúp người nông dân tận dụng được nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp để làm phân bón và qua đó làm thay đổi cách nhìn nhận về sản phẩm nông nghiệp. Các phụ phẩm nông nghiệp chủ yếu là là những chất hữu cơ nên chủ yếu được sử dụng theo những mục đích sau: − Chế biến thành thực phẩm cho con người − Sản xuất thức ăn cho chăn nuôi − Làm nguyên liệu cho ngành nghề tiểu thủ công, công nghiệp. − Làm chất đốt − Sản xuất biogas và điện năng − Làm phân hữu cơ. [...]... từ những phế phụ phẩm nông nghiệp như: dùng làm nấm, sản xuất phân bón hữu cơ… 4.3 Kết quả nghiên cứu thử nghiệm ủ phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp đồng ruộng bằng chế phẩm EM2 với các liều lượng khác nhau Sau khi tiến hành các thí nghiệm ủ phế phụ phẩm bằng các liều lượng EM2 khác nhau là 1l/m3, 2l/m3 và 3l/m3 phế phụ phẩm em đã thu được kết quả như sau: 4.3.1 Đánh giá cảm quan Sản phẩm thu... thức ủ phân: Thử nghiệm các liều lượng EM2 khác nhau, thí nghiệm được thiết kế với 4 công thức và 3 lần nhắc lại cho mỗi công thức, mỗi công thức là một liều lượng EM2 khác nhau Công thức 1 (CT1) : Ủ phế phẩm không dùng chế phẩm EM2 (đối chứng) Công thức 2 (CT2) : Ủ phế phẩm có dùng chế phẩm EM2 liều lượng 1 lít/m3 phế phụ phẩm Công thức 3 (CT3 ) : Ủ phế phẩm có dùng chế phẩm EM2 liều lượng lượng 2lít... huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn − Điều kiện tự nhiên − Điều kiện kinh tế- xã hội 3.3.2 Hiện trạng phế phụ phẩm nông nghiệp và tình hình quản lý chúng trên địa bàn huyện Hữu Lũng 3.3.3 Nghiên cứu thử nghiệm ủ phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp bằng chế phẩm EM2 với các liều lượng khác nhau 3.3.4 Lợi ích từ việc sản xuất phân hữu cơ từ Phế phụ phẩm − Lợi ích kinh tế : Lượng phân hữu cơ thu được (kg phân/ ... phạm vi nghiên cứu − Đối tượng nghiên cứu: Phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ và thân cây ngô) và chất lượng phân hữu cơ sau khi ủ bằng chế phẩm EM2 bằng các liều lượng khác nhau − Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu với 3 liều lượng của chế phẩm EM2 để xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành − Địa điểm: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn − Thời gian thực... Lãi( đ) - Lượng phân thu được - Tiền mua chế phẩm để Thu - chi từ việc ủ phế phụ phẩm sản xuất phân hữu cơ 3.4.4 Phương pháp so sánh, đánh giá So sánh chất lượng của phân ủ không có chế phẩm EM2 và phân ủ có chế phẩm EM2 nhưng với liều lượng khác nhau Đánh giá và rút ra nhận xét với từng loại phân ủ với các công thức khác nhau thì chất lượng phân sẽ khác nhau sau đó rút ra kết luận với liều lượng nào... lượng 2lít /m3 phế phụ phẩm Công thức 4 (CT4) : Ủ phế phẩm có dùng chế phẩm EM2 liều lượng 3 lít/m3 phế phụ phẩm b/ Các bước tiến hành ủ phân Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ - Phế phụ phẩm nông nghiệp có nguồn gốc từ cây xanh (rơm rạ, thân cây ngô) băm nhỏ đoạn dài từ 7 đến 10cm rồi phơi khô - Chế phẩm EM2: Mua tại nhà cô Hoàng Thị Lan Anh, phòng Tài Nguyên và Môi Trường, Trường ĐH Nông Lâm Thái... khoản tiền lớn để mua phân hóa học về để bón cho cây trồng Huyện Hữu Lũng với phần lớn dân số làm nông nghiệp thì mỗi năm sẽ thải ra khối lượng lớn phế thải nông nghiệp trong đó phế phụ phẩm nông nghiệp chiếm khối lượng lớn, việc tận dụng nguồn phế phụ phẩm này chưa thực sự được quan tâm, chú trọng nên người dân có ruộng ở Hữu Lũng thường có thói quen đốt rơm, rạ ngay trên đồng ruộng ngày càng phổ biến... các công thức có chế phẩm EM2 Các thùng ủ có chế phẩm EM2 nhiệt độ cao hơn là do trong đó các vi sinh vật hoạt động mạnh tạo sinh khối để góp phần phân hủy 30 phế phụ phẩm nhanh hơn Sự thay đổi nhiệt độ giữa các công thức có chế phẩm EM2 và công thức đối chứng thể hiện ở hình 4.1 Hình 4.1 Sự thay đổi nhiệt độ khi ủ bằng các liều lượng EM2 khác nhau 4.3.3 Sự thay đổi về thể tích phế phụ phẩm sau khi ủ... Malaysia, ấn Độ đã xây dựng nhiều cơ sở chế biến rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp bằng công nghệ sinh học để sản xuất phân hữu cơ bón cho rau, hoa cây cảnh đem lại hiệu quả kinh tế cao - Ở Úc, ấn Độ, Thái Lan, Malaysia đã thu gom tàn dư thực vật trên đồng ruộng dùng chế phẩm vi sinh vật xử lý thành phân hữu cơ tại chỗ để trả lại cho đất, làm sạch đồng ruộng và chống ô nhiễm môi trường -... gom và xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp Hữu lũng là một huyện miền núi, cảnh quan môi trường đa dạng, phong phú và còn rất tốt, các trung tâm của huyện chưa phát triển mạnh và còn mang tính tự nhiên do vậy mức độ ô nhiễm môi trường chưa lớn Từ xa xưa, người nông dân huyện Hữu Lũng đã sử dụng các loại phân phân chuồng, phân xanh, phân ủ để bón cho cây trồng Tuy vậy các phế phụ phẩm nông nghiệp ( rơm, . tài: Thử nghiệm liều lượng chế phẩm EM2 trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp đồng ruộng thành phân hữu cơ " 1.2. Mục đích của đề tài - Xác định được liều lượng chế phẩm vi sinh vật hữu. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THỊ SINH Tên đề tài: THỬ NGHIỆM LIỀU LƯỢNG CHẾ PHẨM EM2 TRONG XỬ LÝ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐỒNG RUỘNG THÀNH PHÂN HỮU CƠ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC. lượng khác nhau của chế phẩm EM2 để xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ. − Đánh giá hàm lượng dinh dưỡng trong phân hữu cơ được ủ bằng chế phẩm EM2 với liều lượng khác nhau. 1.4.

Ngày đăng: 23/07/2015, 13:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan