Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của cây cẩm nhuộm màu thực phẩm vụ hè thu tại Trường đại học Nông Lâm - Thái Nguyên.

63 451 0
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của cây cẩm nhuộm màu thực phẩm vụ hè thu tại Trường đại học Nông Lâm - Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  GIÀNG THỊ NGỌC HOA Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CẨM NHUỘM MÀU THỰC PHẨM VỤ HÈ THU 2013 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  GIÀNG THỊ NGỌC HOA Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CẨM NHUỘM MÀU THỰC PHẨM VỤ HÈ THU 2013 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Lớp : 42 - Trồng trọt Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Luân Thị Đẹp Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt 4 năm học tập tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với sự quan tâm, giúp đỡ của các quý thầy cô, gia đình và bạn bè em đã hoàn thành chương trình học của mình và tham gia vào thực tập tốt nghiệp, đó là một trong những giai đoạn quan trọng để em được vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn sản xuất, giúp em có cơ hội được học tập kinh nghiệm trong nghiên cứu ngoài thực tiễn, từ đó rút ra những kinh nghiệm của riêng mình, nâng cao kiến thức chuyên môn, rèn luyện tay nghề. Với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Nông Học - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và toàn thể các thầy cô giáo đã giảng dạy cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt em xin cảm ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS. Luân Thị Đẹp đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của cây cẩm nhuộm màu thực phẩm vụ hè thu tại Trường ĐHNL - TN”, đến nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể bạn bè, người thân, gia đình những người đã luôn bên cạnh em, cổ vũ tinh thần lớn lao và đã ủng hộ em trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài khóa luận tốt nghiệp này của em không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, rất mong được sự đóng góp quý báu, chỉ bảo, bổ sung thêm của thầy cô và các bạn để khóa luận của em được đầy đủ hơn, và hoàn thiện hơn. Tạo hành trang tri thức vững vàng cho em trong quá trình công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Giàng Thị Ngọc Hoa DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Đặc điểm hình thái hai loại cây cẩm trong thí nghiệm 4 Bảng 4.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của cây cẩm nhuộm màu đỏ ở các công thức thí nghiệm. 17 Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của cây cẩm nhuộm màu tím ở các công thức thí nghiệm. 19 Bảng 4.3: Động thái ra lá của cây cẩm nhuộm màu đỏ ở các công thức thí nghiệm 21 Bảng 4.4: Động thái ra lá của cây cẩm nhuộm màu tím ở các công thức thí nghiệm 23 Bảng 4.5: Hình thái cây cẩm nhuộm màu đỏ ở các công thức thí nghiệm thời kỳ thu hoạch 25 Bảng 4.6: Hình thái cây cẩm nhuộm màu tím ở các công thức thí nghiệm thời kỳ thu hoạch. 26 Bảng 4.7: Năng suất thân lá của cây cẩm nhuộm màu thực phẩm ở các công thức thí nghiệm 27 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao cây cẩm nhuộm màu đỏ 18 Hình 4.2: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao cây cẩm nhuộm màu tím 20 Hình 4.3: Đồ thị động thái ra lá của cây cẩm nhuộm màu đỏ 22 Hình 4.4: Đồ thị động thái ra lá của cây cẩm nhuộm màu tím 24 MỤC LỤC Trang Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Tổng quan về cây cẩm và chất nhuộm màu thực phẩm 4 2.1.1. Đặc điểm thực vật học cây cẩm nhuộm màu 4 2.1.2. Sơ lược về chất nhuộm màu thực phẩm 5 2.2. Tình hình nghiên cứu một số loài thực vật làm nhuộm màu thực phẩm trên thế giới và Việt Nam 7 2.2.1. Tình hình nghiên cứu một số loài thực vật làm nhuộm màu thực phẩm trên thế giới 7 2.2.2. Tình hình nghiên cứu một số loài thực vật làm nhuộm màu thực phẩm ở Việt Nam 11 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 14 3.1.1. Đối tượng 14 3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14 3.2. Nội dung 14 3.3. Phương pháp nghiên cứu 14 3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 14 3.3.2. Quy trình kỹ thuật 15 3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 16 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 16 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17 4.1. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và động thái ra lá của cây cẩm nhuộm màu thực phẩm 17 4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây 17 4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái ra lá của cây cẩm thí nghiệm 20 4.2. Hình thái cây cẩm nhuộm màu thực phẩm thời kỳ thu hoạch 24 4.3. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất cây cẩm nhuộm màu 27 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 29 5.1. Kết luận 29 5.2. Đề nghị 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 I. Tài liệu tiếng Việt 30 II. Tài liệu tiếng Anh 30 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs: Cộng sự CV%: Độ tin cậy ĐHNL – TN: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên IUCN: Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên thế giới LSD: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa PGTP: Phụ gia thực phẩm Th.S: Thạc sĩ 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trước sự phát triển của đất nước và sự đa dạng của các loại thực phẩm việc lựa chọn loại thực phẩm an toàn là vấn đề khó khăn. Các loại chất nhuộm màu thực phẩm sạch có nguồn gốc từ tự nhiên đang được nghiên cứu sử dụng để thay thế cho các loại chất nhuộm hóa học công nghiệp. Chất màu thực phẩm là một phụ gia thực phẩm (PGTP) quan trọng, được sử dụng không chỉ trong chế biến thực phẩm, mà cả trong công nghiệp mỹ phẩm (Kem trang điểm, thuốc nhuộm tóc,…), dược phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác. Nhu cầu về chất màu thực phẩm rất lớn và không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Các cây dùng để nhuộm màu thực phẩm gồm tất cả các loài thực vật có thể dùng trực tiếp hoặc được chế biến thành các sản phẩm dùng để nhuộm màu cho các loại thực phẩm (Lưu Đàm Cư và cs 2005) [1] . Trong tình hình hiện nay số vụ bị ngộ độc thực phẩm do lạm dụng chất màu tổng hợp ngày càng gia tăng, làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người. Vì vậy mà xu hướng chung của thế giới là tìm kiếm và chiết tách các chất màu tự nhiên có thể sử dụng trong công nghiệp thực phẩm từ nguyên liệu thực vật hoặc bán tổng hợp. Trong quá trình điều tra tri thức và kinh nghiệm sử dụng các cây nhuộm màu thực phẩm ở nước ta, Lưu Đàm Cư và cs 2005 [1] cho biết, hệ thực vật Việt Nam có tiềm năng lớn về các loài cây dùng để nhuộm màu cho thực phẩm, hiện mới chỉ phát hiện 112 loài thuộc 48 họ. Nhiều loài cây có thể sử dụng tốt để nhuộm màu thực phẩm như: các loại bánh, xôi, nước giải khát, rượu, Từ lâu Cẩm đã được coi là cây nhuộm màu thực phẩm, nhưng hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu. Theo Lưu Đàm Cư và Trần Minh Hợi (1995) [2] , Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện KH - CN Việt Nam) và Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) cho thấy, hệ thực vật Việt Nam có trên 12.000 loài, trong đó nhóm cây nhuộm màu có khoảng 200 loài. Hiện nay, ở Việt Nam, có tới 112 loài cây được người dân sử dụng trực tiếp làm chất nhuộm màu thực phẩm. 2 Trong đó có 18 loài cho màu nhuộm xanh, 57 loài cho màu nhuộm đỏ, 6 loài cho màu nhuộm tím, 28 loài cho màu nhuộm vàng và 2 loài cho màu nhuộm đen. Gần đây, Lưu Đàm Cư và cs đã điều tra phát hiện 114 loài cây được hoặc có thể sử dụng để nhuộm màu thực phẩm ở Việt Nam Th.S Nguyễn Thị Thanh Hương [4] cho biết, thực phẩm được nhuộm từ lá cẩm có ánh đẹp tinh tế, tự nhiên, bền màu, cường độ rất mạnh nên chỉ cần lượng nhỏ cũng đủ làm tăng màu sắc, chưa thấy có hiện tượng gây mùi vị lạ và đặc biệt là chưa có hiện tượng độc. Nhuộm màu thực phẩm bằng thực vật là tri thức và kinh nghiệm truyền thống lâu đời của các dân tộc Việt Nam, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số. Hơn thế, với phong tục tập quán khác nhau, cư trú trên các vùng lãnh thổ có điều kiện tự nhiên riêng biệt, mỗi dân tộc có kinh nghiệm và tri thức độc đáo mang tính bản địa và văn hóa truyền thống. Cây cẩm đỏ và cây cẩm tím là 2 trong số những loài thực vật được sử dụng để nhuộm màu thực phẩm phổ biến tại vùng núi phía Bắc, tuy nhiên loài cây này chỉ được trồng theo kinh nghiệm ở cấp hộ gia đình hoặc khai thác tự nhiên. Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về các biện pháp kỹ thuật như: Mật độ, thời vụ, phân bón,… đối với cây cẩm nhuộm màu thực phẩm của Việt Nam. Do đó chúng tôi đã tiến hành đề tài này với mục đích xác định mật độ trồng phù hợp với cây cẩm nhuộm màu đỏ và cây cẩm nhuộm màu tím. Việc nghiên cứu cây cẩm nhuộm màu giúp giải quyết các vấn đề về an toàn thực phẩm, tăng sự đa dạng và màu sắc hấp dẫn trong việc chế biến thực phẩm. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của cây cẩm nhuộm màu thực phẩm vụ hè thu tại Trường ĐHNL - TN”. 1.2. Mục tiêu Xác định được mật độ trồng thích hợp đối với cây cẩm nhuộm màu thực phẩm. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Biết triển khai một đề tài nghiên cứu và viết báo cáo khoa học. [...]... dung - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và ra lá của cây cẩm nhuộm màu thực phẩm - Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái thời kỳ thu hoạch ở các công thức thí nghiệm - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến năng suất của cây nhuộm màu thực phẩm vụ hè thu 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm mỗi cây gồm 5 công thức: Công thức 1: Mật. .. Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và động thái ra lá của cây cẩm nhuộm màu thực phẩm 4.1.1 Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, động thái tăng trưởng chiều... và cs, 2013)[3] Các nghiên cứu về cây nhuộm màu thực phẩm hiện nay chỉ tập trung vào việc sử dụng, chưa chú ý đến các biện pháp kỹ thu t như: Xác định thời vụ, mật độ và phân bón,… thích hợp để phát triển nguồn gen các cây này Do vậy chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của cây nhuộm màu thực phẩm vụ hè thu tại Trường Đại Học Nông Lâm - Thái Nguyên 14 Phần... nghĩa của các biện pháp kỹ thu t tác động vào quá trình sinh trưởng của cây trồng Đối với cây cẩm nhuộm màu, thân và lá là hai yếu tố quan trọng vì thân và lá là bộ phận dùng để nhuộm màu thực phẩm Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ dến năng suất thân lá của cây cẩm nhuộm màu được trình bày ở bảng 4.7 Bảng 4.7: Năng suất thân lá của cây cẩm nhuộm màu thực phẩm ở các công thức thí nghiệm Công thức Mật. .. cẩm nhuộm màu tím có xu hướng chậm hơn so với cây cẩm nhuộm màu đỏ Sau trồng 30 ngày cây cao từ 10,2cm - 11,8cm Đoạn gốc của thân cây cẩm nhuộm tím có xu hướng nằm ngang so với dáng thẳng đứng của cây cẩm nhuộm đỏ và thấp hơn cây cẩm nhuộm màu đỏ (Thấp hơn 5 - 10cm so với cây cẩm nhuộm màu đỏ) Sau khi trồng cây cẩm tím cũng nhanh chóng hồi sinh và tăng trưởng chiều cao tuy nhiên chậm hơn cây cẩm nhuộm. .. PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng - Thí nghiệm được tiến hành với cây cẩm (peristrophe bivalves (L.) Merr) nhuộm màu thực phẩm, gồm 2 loại cây nhuộm màu đỏ và màu tím 3.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Tại khu thí nghiệm cây trồng cạn - Trung tâm thực hành thực nghiệm - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 7 - 12/2013...3 - Giúp sinh viên tiếp cận và học tập các phương pháp nghiên cứu khoa học đối với một cây trồng mới - Sinh viên có thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn Cây cẩm nhuộm màu có ý nghĩa quan trọng cho ngành thực phẩm hiện nay, việc nghiên cứu cây cẩm nhuộm màu góp phần thúc đẩy việc sử dụng thực vật vào việc nhuộm màu thực phẩm để mở rộng phát triển sản xuất cây cẩm. .. chiều cao cây cẩm nhuộm màu tím thời kỳ thu hoạch tương đương nhau (P > 0,05), biến động từ 24,93 - 27,27cm Như vậy mật độ trồng khác nhau không làm ảnh hưởng đến chiều cao cây cẩm nhuộm màu tím Số lá trên thân chính ở các công thức thời kỳ thu hoạch tương đương nhau (P > 0,05), biến động từ 7,4 - 8,47 lá/thân Như vậy mật độ trồng không ảnh hưởng đến số lá trên thân chính của cây cẩm nhuộm màu tím 27... nhuộm màu đỏ Trung bình sau trồng 90 ngày cây cẩm tím cao từ 22,33 - 24,67cm Cũng như cây cẩm nhuộm màu đỏ, ở các mật độ trồng khác nhau cây cẩm nhuộm màu tím đều có khả năng sinh trưởng chiều cao như nhau (P > 0,05) và tương đối đồng đều qua các giai đoạn sinh trưởng 20 Hình 4.2: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao cây cẩm nhuộm màu tím Hình 4.2 biểu diễn quá trình tăng trưởng chiều cao của cây cẩm. .. suất cây trồng nói chung và cây cẩm nói riêng Đặc biệt đối với cây cẩm, thân lá còn là bộ phận quan trọng được sử dụng để nhuộm màu, do vậy việc theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây là cần thiết để xác định khả năng sinh trưởng của cây qua các giai đoạn để có các biện pháp kỹ thu t phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây của cây cẩm nhuộm . cây và động thái ra lá của cây cẩm nhuộm màu thực phẩm 17 4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái tăng trưởng chiều cao cây 17 4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ đến động thái ra lá của cây cẩm thí. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  GIÀNG THỊ NGỌC HOA Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CẨM NHUỘM MÀU THỰC PHẨM VỤ HÈ THU. Thái Nguyên, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  GIÀNG THỊ NGỌC HOA Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CẨM NHUỘM MÀU

Ngày đăng: 23/07/2015, 13:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan