Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

69 623 0
Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

70 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LA THỊ THÙY Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TẠI XÃ SƠN PHÚ, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khoá học : 2010-2014 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông Thái Nguyên, năm 2014 63 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp thời gian rất quan trọng đối với mỗi sinh viên. Đây là thời gian để củng cố và hệ thống lại kiến thức trong suốt quá trình học tập của mình đồng thời tiếp xúc với thực tế và làm quen với công việc sau này của mình. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, khoa Môi trường em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”. Trước hết em xin chân thành cảm ơn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông là người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp này. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy dỗ em trong những năm vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cán bộ UBND xã Sơn Phú, nhân dân trong xã đã cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài để em hoàn thành khóa luận này. Nhân dịp này cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên em trong suốt thời gian qua. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế nên đề tài của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 22 tháng 05 năm 2014 Sinh viên La Thị Thùy 66 MỤC LỤC trang PHẦN 1:MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục đích của đề tài 2 1.2.2. Yêu cầu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 PHẦN 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Cơ sở lý luận 3 2.1.2. Cơ sở pháp lý 5 2.2. Cơ sở thực tiễn 7 2.2.1 Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên thế giới. 7 2.2.2. Các vấn đề môi trường nông thôn Việt Nam 10 2.2.3. Hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 15 PHẦN 3:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 19 3.1.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu 19 3.2. Nội dung nghiên cứu 19 3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Sơn Phú 19 3.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú 19 3.2.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương 20 3.3. Phương pháp nghiên cứu 20 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin thứ cấp 20 3.3.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm 20 3.3.3. Phương pháp tổng hợp so sánh, đối chiếu 22 67 3.3.4. Phương pháp, điều tra phỏng vấn người dân 22 3.3.5. Phương pháp khảo sát thực địa 22 3.3.6. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 22 PHẦN 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Sơn Phú 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 26 4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường xã Sơn Phú 33 4.2.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước của xã Sơn Phú 33 4.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường rác thải rắn 37 4.2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại xã Sơn Phú 39 4.2.4. Đánh giá hiện trạng môi trường đất tại xã Sơn Phú 40 4.2.5. Đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường tại xã Sơn Phú 41 4.2.6. Tình hình sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật 45 4.2.7. Đánh giá nhận thức của người dân xã Sơn Phú về công tác Bảo vệ môi trường 49 4.2.8. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường xã Sơn Phú 51 4.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương 52 PHẦN 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55 5.1. Kết luận 55 5.2. Kiến nghị 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 1. Tiếng việt 57 2. Tiếng anh 58 68 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng 11 Bảng 2.2. Tình trạng phát sinh chất thải rắn 14 Bảng 3.1: Lấy mẫu nước giếng tại một số hộ dân trên địa bàn xã Sơn Phú 20 Bảng 3.2: Lấy mẫu nước suối ở một số vị trí thuộc địa bàn xã Sơn Phú 21 Bảng 4.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất toàn xã năm 2013 24 Bảng 4.2: Tình hình dân số của xã Sơn Phú, huyện Định Hóa 27 tỉnh Thái Nguyên năm 2013 27 Bảng 4.3: Cơ cấu lao động của xã Sơn Phú năm 2013 28 Bảng 4.4: Nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trong xã Sơn Phú 33 Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm (nước giếng) trên địa bàn xã Sơn Phú 34 Bảng 4.6: Kết quả phân tích mẫu nước mặt (nước suối) trên địa bàn xã Sơn Phú 35 Bảng 4.7: Tỉ lệ hộ gia đình có các loại cống thải 36 Bảng 4.8: Các hình thức đổ rác của các hộ gia đình 37 Bảng 4.9: Các hình thức xử lý rác thải rắn của các hộ gia đình 38 Bảng 4.10: Hình thức canh tác đất chủ yếu của các hộ gia đình trong xã 40 Bảng 4.11: Thực trạng nhà vệ sinh tại xã Sơn Phú 41 Bảng 4.12: Các kiểu chuồng trại chăn nuôi tại các hộ gia đình 42 Bảng 4.13: Địa điểm đặt chuồng trại chăn nuôi và nhà vệ sinh 43 tại các hộ gia đình 43 Bảng 4.14: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh và chuồng trại của các hộ gia đình 44 Bảng 4.15: Những loại phân bón được các hộ gia đình sử dụng 45 Bảng 4.16: Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã Sơn Phú 47 Bảng 4.17: Hình thức xử lý bao bì thuốc BVTV trên địa bàn xã Sơn Phú 48 Bảng 4.18: Ý kiến của người dân để cải thiện điều kiện môi trường 50 Bảng 4.19: Ý kiến của người dân về hiện trạng môi trường tại xã Sơn Phú 51 69 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1: Các loại cống thải hộ gia đình sử dụng 36 Hình 4.2: Các hình thức xử lý rác thải rắn của các hộ gia đình 39 Hình 4.3: Thực trạng nhà vệ sinh tại xã Sơn Phú 42 Hình 4.4: Địa điểm đặt chuồng trại và nhà vệ sinh tại các hộ gia đình 43 Hình 4.5: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh và chuồng trại của các hộ gia đình 45 Hình 4.6: Những loại phân bón được các hộ gia đình sử dụng 46 Hình 4.7: Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã Sơn Phú 47 Hình 4.8: Hình thức xử lý bao bì thuốc BVTV trên địa bàn xã 48 Hình 4.9: Ý kiến về việc cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường 50 65 DANH MỤC VIẾT TẮT BNN Bộ Nông nghiệp BTNMT Bộ Tài nguyên & Môi trường BXD Bộ Xây dựng BYT Bộ Y tế BVTV Bảo vệ thực vật CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam COD Nhu cầu oxy hóa học DO Nồng độ oxy hòa tan trong nước NĐ-CP Nghị định-Chính phủ FAO Tổ chức Lương thực thế giới QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân UNICEF Qũy Nhi đồng liên hợp quốc VSMT Vệ sinh môi trường VSV Vi sinh vật 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nông thôn Việt Nam được biết đến là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng, giàu giá trị văn hóa và trong lành về môi trường. Tuy nhiên hiện tại thì môi trường nông thôn Việt Nam đang chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang diễn ra ở nước ta. Chất lượng môi trường nông thôn đang có chiều hướng suy giảm mạnh mẽ. Vấn đề ô nhiễm ở các khu công nghiệp, khu đô thị… là những vấn đề nan giải, song tình trạng suy giảm chất lượng môi trường nông thôn cũng cần phải chú trọng và cần được báo động. Do việc xử lý các chất thải, lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…làm cho môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm. Nhiều nơi đã trở thành nỗi bức súc của người dân và cũng là vấn đề cần quan tâm của tất cả chúng ta. Ngày nay nông thôn đang có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, ở các vùng nông thôn hầu hết đã có đủ điện, đường, trường, trạm, chỉ còn một số nơi vùng núi cao còn gặp nhiều khó khăn. Nước ta xuất thân từ nông nghiệp với 75% dân số và nguồn lực lao động xã hội đang sinh sống và làm việc tại khu vực nông thôn, với hơn 43 triệu hộ nông dân, lực lượng sản xuất này chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Do đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội, nên các vùng nông thôn ở nước ta có những đặc thù riêng và chất lượng môi trường cũng có những biến đổi khác nhau. Định Hóa là một huyện miền núi phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, kinh tế cũng còn gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đang trên đà phát triển cả về kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân trong huyện. Sơn Phú là một trong các xã thuộc huyện Định Hóa đang xây dựng các chương trình phát triển kinh tế, đảm bảo tiến độ xã hội và đang thực hiện chương trình nông thôn mới. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Sơn Phú là 1827,43 ha với dân số là 5225 người. Cơ cấu phát triển kinh tế của xã công nghiệp -TTCN mới chiếm 9%, thương mại - dịch vụ chiếm 19%, trong khi đó 2 nông nghiệp chiếm 72% với chủ yếu là trồng lúa và trồng chè [12]. Hiện nay, thì xã Sơn Phú đang đầu tư vào phát triển làng nghề chè truyền thống Phú Hội. Cùng với sự phát triển đó thì môi trường trên địa bàn xã đang có dấu hiệu suy giảm, không đảm bảo cho sự phát triển bền vững cả kinh tế và môi trường. Trước tình hình đó đặt ra câu hỏi phải làm thế nào để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội và bền vững về môi trường? Xuất phát từ vấn đề trên, được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài - Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. - Từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương. 1.2.2. Yêu cầu - Phản ánh đúng hiện trạng môi trường tại địa phương nghiên cứu. - Đảm bảo thu thập số liệu được phải trung thực, chính xác. - Các giải pháp đưa ra phải có ý nghĩa thực tiễn và phù hợp với địa phương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học trong thực tiễn. - Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm phục vụ cho công tác sau này. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Xác định được hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. - Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực nông thôn tại xã Sơn Phú nói riêng và các vùng nông thôn vùng núi phía Bắc nói chung. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2005 thì: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Chức năng của môi trường [5]: - Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. - Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt động sống và hoạt động sản xuất. - Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất. - Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Môi trường nông thôn - Nông thôn là vùng đất đai rộng lớn với cộng đồng dân cư chủ yếu làm nông nghiệp (Nông, lâm, ngư nghiệp), có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa thấp và thu nhập mức sống của người dân nông thôn thấp hơn đô thị [1]. - Môi trường nông thôn thực chất là liên quan đến các khía cạnh sinh thái nông nghiệp và phát triển nông thôn. Liên quan đến khía cạnh sinh thái nông nghiệp hoặc hoạt động sản xuất nông nghiệp là các vấn đề: Các điều kiện sinh thái đồng ruộng, khả năng cấp nước, nguồn gen trong nông nghiệp, điều kiện canh tác, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Còn liên quan đến khía cạnh phát triển nông thôn là các vấn đề: Chất lượng cuộc sống nông dân, dân trí và giáo dục, vệ sinh nông thôn, bệnh dịch, cơ sở hạ tầng và các vấn đề xã hội khác. [...]... phát triển du lịch tại các khu di tích lịch sử một cách bền vững 19 PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Gồm: Hiện trạng môi trường nước sinh hoạt,... rác thải rắn tại xã Sơn Phú - Hiện trạng môi trường không khí tại xã Sơn Phú - Hiện trạng môi trường đất tại xã Sơn Phú - Công tác vệ sinh môi trường tại xã Sơn Phú - Tình hình sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp của người dân tại xã Sơn Phú 20 - Nhận thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường 3.2.3 Đề xuất các giải pháp bảo vệ và quản lý môi trường tại địa phương... xã hội xã Sơn Phú - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế - xã hội 3.2.2 Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú - Đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân tại xã Sơn Phú - Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của người dân tại xã Sơn Phú - Hiện trạng các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi của các hộ gia đình tại xã Sơn Phú - Hiện trạng môi trường rác... kinh tế - xã hội xã Sơn Phú 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Vị trí của xã cách thị Trấn Chợ Chu - trung tâm của huyện Định Hoá 15km về phía Nam theo đường tỉnh lộ ĐT 264 + Phía Đông giáp: Xã Bộc Nhiêu- Huyện Định Hoá; + Phía Tây giáp: Xã Phú Đình, xã Điềm Mặc - Huyện Định Hoá; + Phía Nam giáp: Xã Bình Thành - Huyện Định Hoá; + Phía Bắc giáp: Xã Trung Lương, xã Bình Yên - Huyện Định Hoá... 02:2009/BYT để đánh giá chất lượng nước mặt, nước sinh hoạt (nước giếng) 3.3.4 Phương pháp, điều tra phỏng vấn người dân - Xây dựng bộ câu hỏi điều tra phỏng vấn, bộ câu hỏi bao gồm 2 phần chính: + Phần 1: Thông tin chung về người được phỏng vấn + Phần 2: Hiện trạng môi trường nông thôn ở các thôn thuộc xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Phần này bao gồm các câu hỏi cụ thể về môi trường đất,... rắn, môi trường không khí, môi trường đất, công tác vệ sinh môi trường, tình hình sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, ý thức bảo vệ môi trường của người dân địa phương 3.1.3 Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu - Địa điểm thực hiện nghiên cứu: Xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Thời gian: Từ 20/01 - 30/04/2014 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã. .. cống rãnh thoát nước, nhà vệ sinh…), việc tham gia vào công tác vệ sinh môi trường cộng đồng…sẽ rất hạn chế [9] 2.2.3 Hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên Theo “Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 20112015” [10] thì một số nét khái quát về thực trạng các vấn đề môi trường cấp bách cần ưu tiên giải quyết ở tỉnh Thái Nguyên như sau: * Các vấn đề về chất thải rắn - Về chất thải sinh hoạt:... hại không theo quy định * Bảo vệ và cải thiện môi trường nông nghiệp nông thôn Ô nhiễm môi trường không chỉ xảy ra ở các khu vực công nghiệp và đô thị mà còn ở các vùng nông thôn, khoảng 80% diện tích của tỉnh là khu vực nông thôn, đồng thời phần lớn các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khai thác khoáng sản nằm trong hoặc cận kề khu vực nông thôn Hơn hơn nữa với... Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch còn quá thấp 7,8% khu chợ nông thôn; 11,7% dân cư nông thôn; 14,2% trạm y tế xã; 16,1% UBND xã; 26,4% trường học có sử dụng nước máy; Ngoài ra, kiến thức của người dân về vệ sinh cá nhân và VSMT còn hạn chế, thái độ của người dân còn rất bàng quang về vấn đề này [8] Vấn đề nước sạch và môi trường: Vấn đề phải kể đến về hiện tượng môi trường sống của... hiểm 2.2.2 Các vấn đề môi trường nông thôn Việt Nam Theo kết quả điều tra toàn quốc về vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn do bộ y tế và UNICCEF thực hiện và công bố ngày 26/03/2008 cho thấy VSMT và vệ sinh cá nhân còn quá kém chỉ có 18% tổng số hộ gia đình, 11,7% trường học, 36,6% trạm y tế xã, 21% UBND xã và 2,6% khu chợ tuyến 11 xã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (Quyết định 08/2005/QĐBYT); . của xã Sơn Phú 33 4.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường rác thải rắn 37 4.2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí tại xã Sơn Phú 39 4.2.4. Đánh giá hiện trạng môi trường đất tại xã Sơn. trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên . 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài - Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã. thực tiễn - Xác định được hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Sơn Phú, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. - Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực nông thôn tại xã Sơn Phú nói riêng

Ngày đăng: 23/07/2015, 13:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan