Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã Xuất Hóa - thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn.

64 1.5K 3
Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã Xuất Hóa - thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VI THỊ HƯƠNG NHÀI Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XÃ XUẤT HÓA, THỊ XÃ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: THS. HOÀNG HỮU CHIẾN Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm THÁI NGUYÊN - 2014 61 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó giúp sinh viên ra trường sẽ ngày càng hoàn thiện hơn về kiến thức lí luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn”. Trong suốt quá trình thực tập, em nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô và anh chị nơi thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Ban Chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên và các thầy cô giáo bộ môn, đặc biệt là Thầy giáo -ThS. Hoàng Hữu Chiến người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Vy Thị Hương Nhài 59 MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích của đề tài 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp 3 2.1.1. Khái niệm và quá trình hình thành đất 3 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong nông nghiệp 3 2.2. Tình hình đánh giá đất đai trên thế giới 4 2.2.1. Khái niệm chung 4 2.2.2. Một số phương pháp nghiên cứu trên thế giới 5 2.3. Tình hình nghiên cứu và đánh giá đất đai tại Việt Nam 9 2.4. Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất 11 2.4.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất 11 2.4.2. Vấn đề suy thoái tài nguyên đất và quan điểm sử dụng đất bền vững 13 2.4.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 16 2.4.4. Hiệu quả và tính bền trong sử dụng đất 20 2.5. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 23 2.5.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất 23 2.5.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 23 2.5.3. Quan điểm sử dụng đất sản xuất nông nghiệp Error! Bookmark not defined. PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 25 3.2.1. Địa điểm 25 3.2.2. Thời gian 25 3.3. Nội dung nghiên cứu 25 3.3.1. Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 25 3.3.2. Đánh giá tiềm năng đất đai 25 3.3.3.Định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã Xuất Hóa 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 26 60 3.4.1.Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 26 3.4.2. Phương pháp điều tra 26 3.4.3. Phương pháp đánh giá tính bền vững 26 3.4.4 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 27 3.4.5.Phương pháp minh họa bằng bằng biểu đồ 27 3.4.6. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất 27 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 29 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 29 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 31 4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã Xuất Hóa 36 4.1.4. Xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Xuất Hóa 38 4.2. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 41 4.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế 41 4.2.2 Đánh giá hiệu quả xã hội 46 4.2.3.Đánh giá hiệu quả môi trường 47 4.3. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững 49 4.3.1.Nguyên tắc lựa chọn 49 4.3.2. Tiêu chuẩn lựa chọn 49 4.3.3. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất 49 4.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã Xuất Hóa 51 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54 5.1. Kết luận 54 5.2. Đề nghị 55 62 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa UBND : Uỷ ban nhân dân LUT : Land Use Type (loại hình sử dụng đất) FAO : Food and agricuture Organnization Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc GIS : Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System STT : Số thứ tự BVTV : Bảo vệ thực vật VL : Very Low (rất thấp) L : Low ( thấp) M : Medium ( trung bình) H : High (cao) VH : Very high ( rất cao) 63 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Phân bố các loại đất “có vấn đề” ở Việt Nam 13 Bảng2.2: Phân bố đất dốc và thoái hóa đất ở các vùng 14 Bảng 2.3: Tình hình diễn biến về dự báo đất canh tác và dân số thế giới 17 Bảng 2.4: Phân bố diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các vùng trên cả nước 17 Bảng 2.5: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cả nước 18 Bảng 4.1: Kết quả điều tra về dân số theo độ tuổi 34 Bảng 4.2: Quy mô dân số và số hộ của xã Xuất Hóa 34 Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Xuất Hóa năm 2013 36 Bảng 4.4: Các LUT sản xuất nông nghiệp của xã Xuất Hóa 38 Bảng 4.5: Diện tích, năng suất trung bình, sản lượng của một số cây trồng 41 Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế của cây trồng hàng năm tính trên 1 ha 42 Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế của LUT cây ăn quả tính trên 1ha 43 Bảng 4.8: Bảng phân cấp hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tính bình quân /1ha 45 Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất 46 Bảng 4.10: Hiệu quả xã hội của các LUT 47 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các vùng trên cả nước 18 Biểu đồ 4.1: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã Xuất Hóa 38 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là nền tảng để con người định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội. Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về Lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác và sử dụng đất đai nhằm thoải mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó [4]. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích nhưng có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá tiềm năng đất đai để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và tương lai [9]. Xuất Hóa là một xã nằm ở phía Nam của thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Đây là một xã thuần nông nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính. Hiện nay, trên địa bàn xã quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ, quá trình này đã gây áp lực mạnh tới việc sử dụng đất đai, chuyển đổi cơ cấu đất đai và cơ cấu lao động đặc biệt là việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác đòi hỏi xã Xuất Hóa phải phát huy được thế mạnh và tiềm năng đất đai cũng như lao động của mình. Đồng thời để áp dụng được yêu cầu phát triển chung của tỉnh. Vì vậy, việc điều tra đánh giá một cách tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới sử dụng đất, hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất. Từ đó định hướng cho người dân trong xã khai thác sử dụng đất đai hợp lý, bền vững là một trong những vấn đề hết sức cần thiết. Xuất phát từ ý nghĩa thực tế trên, được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường - trường Đại học nông lâm Thái Nguyên, đồng thời được sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo: Hoàng Hữu Chiến, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn”. 2 1.2. Mục đích của đề tài - Trên cơ sở các nguồn tài liệu đánh giá hiệu quả đất đai, xác định mức độ thích hợp đất đai hiện tại trên địa bàn xã Xuất Hóa từ đó xác định các loại hình sử dụng đất thích hợp cho tương lai. - Định hướng sử dụng đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại xã Xuất Hóa. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Thu nhập đầy đủ các số liệu, đánh giá lợi thế và hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. - Đánh giá hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp, đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất. - Lựa chọn được loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao. - Đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài - Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài. - Trên cơ sở đánh giá hiệu quả đất đai, từ đó định hướng về đề xuất những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững, phù hợp với điều kiện của địa phương. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp 2.1.1. Khái niệm và quá trình hình thành đất 2.1.1.1. Khái niệm về đất Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp phủ thổ nhưỡng, là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản [10]. Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Đookutraiep coi đất là một vật thể tự nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian. Đất được xem như một thể sống, nó luôn vận động, biến đổi và phát triển [3]. Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch việt Nam cho rằng: “ Đất đai là một phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”. Như vậy, đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng gồm: lớp đất bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, mặt nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất theo chiều nằm ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật, cùng với các thành phần quan trọng khác) giữ vai trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống của xã hội loài người [8]. 2.1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí ngiệm về nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [12]. 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong nông nghiệp Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. C. Mác đã nhấn mạnh “đất là mẹ, lao động là cha của mọi của cải vật chất xã hội”, “ Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vât chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể “. 4 Thưc tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền tảng văn hóa, các văn minh vật chất, văn hóa tinh thần, các thành tựu khoa học công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất. Trong sản xuất nông lâm nghiệp đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt không thể thay thế. Đất không chỉ là cơ sở không gian, đất còn có hai chức năng đặc biệt quan trọng: - Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất: Là nơi con người thực hiện các hoạt động của mình tác động vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm. - Đất tham gia vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng, đất nước, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển . 2.2. Tình hình đánh giá đất đai trên thế giới 2.2.1. Khái niệm chung Trong đánh giá đất, đất đai được định nghĩa là một vùng đất mà đặc tính của nó được xem như bao gồm những đặc trưng tự nhiên quyết định đến khả năng khai thác được hay không và ở mức độ nào của vùng đất đó. Thuộc tính của đất bao gồm có khí hậu, thổ những và lớp điạ chất bên dưới, thủy văn, giới động vật, thực vật và những tác động quá khứ cũng như hiện tại của con người. Các phương pháp đánh giá đất đai được rất nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế quan tâm, do vậy nó trở thành một trong những chuyên nghành nghiên cứu quan trọng và nó gắn liền với công tác quy hoạch sử dụng đất, trở nên gần gũi với người sử dụng đất. Các nhà thổ nhưỡng học đã đi sâu nghiên cứu các đặc tính cấu tạo, các quy luật và quá trình hình thành đất, điều tra và lập các bản đồ đất toàn thế giới với tỷ lệ 1/ 5.000.000 đồng thời từ thực tế lao động sản xuất trên đồng ruộng các nhà khoa học và cả những người nông dân đã đi sâu nghiên cứu, xem xét nhiều khía cạnh có liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất trên từng vạt đất nói cách khác là họ tiến hành đánh giá đất đai. Như vậy việc đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, tự nhiên và xã hội. Vì thế nên đánh giá đất đai không chỉ là lĩnh vực khoa học tự nhiên mà còn là kinh tế kĩ thuật. Hiện nay, công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên nhiều quốc gia và trở thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay quy hoạch sử [...]... tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Các loại hình sử dụng đất của xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn - Tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp - Hiệu quả của các loại hình sử dụng đất tại xã xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài được tiến hành trên địa bàn xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn bao gồm các loại đất nông nghiệp và các... đơn vị đất đai 8 - Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất và yêu cầu sử dụng đất - Xây dựng hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai - Phân hạng thích hợp đất đai: Các bước chính trong đánh giá đất theo FAO gồm: 1 2 3 5 6 Xác định định mục tiêu 8 Xác định sử dụng Đánh định loại Thu đất giá khả hiện hình sử thập tài (LUT) năng trạng dụng thích KT-XH đất hợp và môi thích trường Áp hợp liệu 4 Xác định. .. trong đánh giá đất đai như chất lượng đất đai, đơn vị đất đai và bản đồ đơn vị đất đai, loại hình sử dụng đất và hệ thống sử dụng đất Tiếp đó, đề cương này đuợc bổ sung, chỉnh sửa cùng với hàng loạt các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất đai chi tiết cho các vùng sản xuất khác nhau như: - Đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước trời (Land evaluation for rainfed agriculture, 1983) - Đánh giá đất cho nông nghiệp. .. tế - xã hội bao gồm: dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế, văn hóa phúc lợi, tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật, đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, 3.3.2 Đánh giá tiềm năng đất đai - Xác định các loại hình sử dụng đất phổ biến của xã và đánh giá hiệu quả sử dụng đất - Phân hạng mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất phổ biến cho từng đơn vị đất đai. .. sử dụng không đạt hiệu quả sang các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao hơn - Tăng hệ số sử dụng đất bằng cách mở rộng diện tích cây vụ đông trên đất 2 vụ, thực hiện thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm [10] Đề tài Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất nông nghiệp xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn không nằm ngoài mục tiêu trên 25 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ... trình sử dụng đất, những nhu cầu và ưu tiên của chủ sử dụng, các điều kiện tổng quát về kinh tế - xã hội và sinh thái nông nghiệp trong vùng đánh giá đất - Bước 5: Đánh giá mức độ thích hợp Đánh giá dựa trên kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất đã được dùng để phân hạng thích hợp đất đai 9 cho các loại hình sử dụng đất cụ thể - Bước 6: Xác định. .. đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mục kinh tế, xã hội và môi trường [7] “Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đấn hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp, sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào 3 mục tiêu chuẩn chung là bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường” 2.5 Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 2.5.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử. .. theo các khía cạnh: - Sử dụng đất đai hợp lý về không gian và thời gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất - Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất - Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp, hình thành sử dụng đất đai một cách kinh tế,... dụng đất - Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế -xã hội, môi trường và tiến tới sự ổn định bền vững lâu dài - Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn mới - Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương - Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phòng - Khai thác sử dụng đất. .. biến, tiêu thụ hàng hóa 2.4.4.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất “Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3-5 tỷ ha Hiện nay đất nông nghiệp đang bị hư hại khoảng 1,4 tỷ ha đất và có khoảng 6-7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải . HỌC NÔNG LÂM VI THỊ HƯƠNG NHÀI Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XÃ XUẤT HÓA, THỊ XÃ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP. Xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Xuất Hóa 38 4.2. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 41 4.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế 41 4.2.2 Đánh giá. dụng đất nông nghiệp xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn . 2 1.2. Mục đích của đề tài - Trên cơ sở các nguồn tài liệu đánh giá hiệu quả đất đai, xác định mức độ thích hợp đất đai

Ngày đăng: 23/07/2015, 09:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan