Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt và hiệu quả mô hình cung cấp nước sạch tại xã Bình Thuận - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.

75 603 0
Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt và hiệu quả mô hình cung cấp nước sạch tại xã Bình Thuận - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ LIÊN Tên đề tài: “ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SINH HOẠT VÀ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI XÃ BÌNH THUẬN – HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi Trường Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trương Thành Nam Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm THÁI NGUYÊN - 2014 LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Môi trường và thầy giáo hướng dẫn ThS.Trương Thành Nam, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt và hiệu quả mô hình cung cấp nước sạch tại xã Bình Thuận - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”. Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo ThS. Trương Thành Nam, sự giúp đỡ của lãnh đạo và cán bộ UBND xã Bình Thuận - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Trương Thành Nam, thầy giáo hướng dẫn cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có những cố gắng nhưng do thời gian và năng lực còn hạn chế nên đề tài của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 24 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Liên DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Các biện pháp xử lý nước sinh hoạt tại hộ gia đình (%) 15 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe liên quan đến nước và vệ sinh ở Việt Nam 31 Bảng 4.1: Các mô hình cấp nước sinh hoạt tại địa phương 43 Bảng 4.2: Nguồn nước phục vụ sinh hoạt trên địa bàn xã Bình Thuận 43 Bảng 4.3: Kết quả phân tích mẫu nước giếng đào tại xã Bình Thuận 44 Bảng 4.4: Kết quả phân tích mẫu nước giếng khoan tại xã Bình Thuận 45 Bảng 4.5: Kết quả phân tích mẫu nước máy tại xã Bình Thuận 46 Bảng 4.6: Chất lượng nước sinh hoạt ở xã Bình Thuận theo cảm quan 47 Bảng 4.7: Khoảng cách từ nguồn nước sinh hoạt đến nhà tiêu của hộ gia đình trên địa bàn xã Bình Thuận 49 Bảng 4.8: Tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng nước máy của mô hình cung nước tập trung tại địa phương 50 Bảng 4.9: Các hạng mục của giếng đào/ khoan 52 Bảng 4.10: Kết quả phân tích giá nước giếng tại xã Bình Thuận 53 Bảng 4.11: Tỷ lệ các loại bệnh có liên quan đến nguồn nước sinh hoạt 54 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD : Nhu cầu oxy sinh học COD : Nhu cầu oxy hóa học DO : Nồng độ oxy hòa tan NS – VSMT : Nước sạch - vệ sinh môi trường TCCP : Tiêu chuẩn cho phép UNICEF : Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc VSMT : Vệ sinh môi trường WHO : Tổ chức y tế thế giới YTDP : Y tế dự phòng TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TDS : Tổng chất rắn hòa tan UBND : Ủy ban nhân dân MỤC LỤC Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích của đề tài 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Tầm quan trọng của nước 4 2.1.2. Khái niệm ô nhiễm nước 5 2.1.3. Khái niệm nước sạch 6 2.2. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về tài nguyên nước 7 2.3. Cơ sở thực tiễn 8 2.3.1. Tài nguyên nước ở Việt Nam 8 2.3.2. Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Thái Nguyên 10 2.3.3. Chất lượng nước cho sinh hoạt ở nông thôn Việt Nam 13 2.3.4. Các giải pháp xử lý nước sinh hoạt 14 2.3.4.1. Các nghiên cứu về xử lý nguồn nước cho sinh hoạt 15 2.3.4.2. Giải pháp xử lý cụ thể cho nguồn nước sinh hoạt 15 2.4. Nguyên nhân ô nhiễm tài nguyên nước 17 2.4.1. Ô nhiễm do sinh hoạt 17 2.4.2. Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp 18 2.4.3. Ô nhiễm do hoat động công nghiệp và dịch vụ 19 2.5. Tình hình nghiên cứu về nước trên thế giới 19 2.5.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới 20 2.5.2. Hậu quả của việc khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước 22 2.5.2.1. Hạn hán 22 2.5.2.2. Ngập lụt 22 2.5.2.3. Sự ngập úng nước 23 2.5.2.4. Nước ngọt bị ô nhiễm 23 2.5.2.5. Tác động của biến đối khí hậu toàn cầu 24 2.6. Tình hình nghiên cứu về nước tại Việt Nam 25 2.6.1. Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam 25 2.6.2. Tình hình cung cấp nước 27 2.6.3. Các vấn đề cơ bản về sức khỏe liên quan đến nước 29 2.6.4. Thự c trạ n g qu ả n lý 32 2.6.4.1. Tích cực 32 2.6.4.2. Hạn chế trong công tác quản lý 34 2.6.5. Giải pháp trong tương lai 34 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 36 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 36 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 36 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 36 3.3. Nội dung nghiên cứu 36 3.4. Phương pháp nghiên cứu 36 3.4.1. Phương pháp kế thừa 36 3.4.2. Phương pháp điều tra trực tiếp, phát phiếu điều tra 36 3.4.3. Phương pháp khảo sát thực tế 37 3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm 37 3.4.5. Phương pháp tổng hợp so sánh, đối chiếu với QCVN 38 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Bình Thuận 39 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 39 4.1.1.1. Vị trí địa lý 39 4.1.1.2. Điều kiện khí hậu thủy văn 39 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 40 4.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Bình Thuận 43 4.3. Hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Bình Thuận 44 4.3.1. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại xã Bình Thuận qua phân tích phòng thí nghiệm 44 4.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại xã Bình Thuận qua phiếu điều tra phỏng vấn 47 4.3.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt tại xã Bình Thuận qua tiêu chuẩn quy định 48 4.4. Hiệu quả mô hình cung cấp nước sinh hoạt tại xã Bình Thuận 49 4.4.1. Hiện trạng sử dụng nước máy tại địa phương 50 4.4.2. Hiệu quả của mô hình cấp nước máy tại địa phương 50 4.5. Đánh giá chung về nước sinh hoạt tại xã Bình Thuận 55 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 5.1. Kết luận 58 5.2. Kiến nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 I. Tài liệu tiếng việt 60 II. Tài liệu trên mạng 61 PHỤ LỤC 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước là nguồn tài nguyên tái tạo, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế - xã hội của loài người. Ở đâu có nước ở đó có sự sống. Trong cơ thể sống nước chiếm tỷ lớn, khoảng 70% khối lượng cơ thể con người trưởng thành. Nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn của Đảng và Nhà nước đề ra thì một trong những yếu tố có tính chất then chốt là vấn đề đề phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong đó, vấn đề cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân là một trong những yếu tố tiền đề quan trọng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ở vùng nông thôn. Nước sinh hoạt là một nhu cầu tối cần thiết trong cuộc sống con người, từ lâu trong đấu tranh sinh tồn và phát triển, người dân nông thôn Việt Nam nói chung và người dân Thái Nguyên nói riêng đã khai thác các nguồn nước với các hình thức cấp nước thô sơ để phục vụ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, do nhận thức của người dân chưa đúng đắn về tầm quan trọng của nước sinh hoạt đối với sức khỏe và cuộc sống, nên việc khai thác cũng như sử dụng các nguồn nước phục vụ cho người dân còn hạn chế. Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh vừa là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, vừa là nơi tiếp nhận các nguồn thải công nghiệp luyện kim khai khoáng và chất thải sinh hoạt của dân cư ven sông suối. Vì vậy, nguồn nước sông suối không thể sử dụng trực tiếp cho mục đích sinh hoạt. Thái nguyên còn là tỉnh có nguồn nước ngầm khá phong phú với 12 phức hệ chứa 1,5 đến 2 tỷ m 3 . Qua 19 năm thực hiện chương trình cung cấp 2 nước sạch và VSMT nông thôn Thái Nguyên đã xây dựng được một số lượng lớn công trình cấp nước sạch đảm bảo cung cấp được nước sạch cho 78% dân số nông thôn. Trong những năm tới, Thái Nguyên sẽ tiếp tục triển khai các dự án cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn trong đó có xã Bình Thuận - huyện Đại Từ. Với đặc thù là một xã miền núi của huyện Đại Từ, xã Bình Thuận đang gặp phải những vấn đề khó khăn trong việc cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân. Người dân tại xã Bình Thuận sử dụng nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước giếng đào. Trong những năm gần đây, nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã có xu hướng suy giảm cả về số lượng và chất lượng không đảm bảo cho sinh hoạt. Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS. Trương Thành Nam, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt và hiệu quả mô hình cung cấp nước sạch tại xã Bình Thuận - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích của đề tài - Đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt xã Bình Thuận. - Phân tích và đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt xã Bình Thuận. - Đánh giá hiệu quả mô hình cung cấp nước sạch tại xã Bình Thuận. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Căn cứ vào luật Bảo vệ môi trường 2005, luật Tài nguyên nước, các TCVN đối với nước sinh hoạt để tiến hành đánh giá đúng chất lượng nguồn nước hiện nay đang được người dân xã Bình Thuận sử dụng làm nước sinh hoạt và hiệu quả của mô hình cung nước sạch tại xã Bình Thuận. 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế. - Củng cố lý thuyết, kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập. - Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế. - Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. - Bổ sung tư liệu cho học tập. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá vấn đề thực tế về tình hình sử dụng nước sinh hoạt và hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Bình Thuận. - Đánh giá được tính hiệu quả của mô hình cung cấp nước sạch tại xã Bình Thuận. - Nâng cao chất lượng nước phục vụ cho người dân trên địa bàn xã. [...]... hình cung cấp nước Với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước, các tổ chức và đặc biệt sự hỗ trợ của quỹ nhi đồng liên hiệp quốc (UNIEF) chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường đã đạt được một số hiệu quả Từ năm 1982, quỹ nhi đồng LHQ hỗ trợ chính phủ Việt Nam thực hiện dự án cấp nước sạch nông thôn Qua hơn 20 năm thực hiện chương trình đã mang lại hiệu quả thiết thực cho đời sống người dân Dự án cung cấp. .. (FAO, 1999) [21] Tình hình khai thác sử dụng nước trong đời sống sinh hoạt Đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người sử dụng rất nhiều nước sinh hoạt Về mặt sinh lý mỗi người cần 1 - 2 lít nước/ ngày Và trung bình nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của một người trong một ngày 10 - 15 lít cho vệ sinh cá nhân, 20 - 200 lít cho tắm, 20 - 50 lít cho làm cơm, 40 - 80 lít cho giặt bằng máy… - Ở khu vực thành thị... Chiến lược Quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020; - Quyết định số 09/2005-BYT về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch; - Một số TCVN, QCVN liên quan tới chất lượng nước: + TCVN 666 3-1 :2011 (ISO 566 7-1 :2006) - Chất lượng nước - Lấy mẫu Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu; + TCVN 5993:1995 (ISO 566 7-3 :1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu; + QCVN... trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước 2.4.1 Ô nhiễm do sinh hoạt Trong quá trình sinh hoạt. .. loài người và sinh vật trên trái đất Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người Ðể sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước Ngoài chức năng tham gia vào chu... cộng sự, 2005) [4] + Giảm độ pH của nước ngọt do ô nhiễm bởi H2SO4, HNO3 từ khí quyển, tăng hàm lượng SO 2- và NO 3- trong nước + Tăng hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+, SiO32+ trong nước ngầm và nước sông do nước mưa hòa tan, phong hóa các quặng cacbonat + Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng đi vào môi trường cùng nước thải, từ khí quyển và từ các chất thải rắn + Tăng hàm lượng... một số công trình cấp nước tập trung Theo số liệu tại trung tâm nước sinh hoạt & VSMT Nông thôn tỉnh hiện nay có 119 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, trong đó 13 có 112 công trình cấp nước tự chảy, 6 công trình nước ngầm và 1 công trình Bơm dẫn Tất cả đều qua xử lý bằng các bể lọc, một số có sử dụng hóa chất (Báo điện tử Thái Nguyên, 2011) [16] 2.3.3 Chất lượng nước cho sinh hoạt ở nông thôn... trong vùng dự án đều có công trình nước sạch, nhà vệ sinh; 100% các công trình cấp nước và vệ sinh có ban quản lý Tuy nhiên để dự án NS – VSMT nông thôn do UNICEF tài trợ thực hiện có hiệu quả, cần sự quan tâm, tham gia tích cực hơn nữa của chính quyền và người dân các địa phương (Đặng Ngọc, 2007) [11] Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đến nay đã có khoảng... nguồn nước ngầm: Nước ngầm của tỉnh Thái Nguyên có 12 phức hệ, chứa 1,5 - 2 tỷ m3 Nguồn nước cấp chủ yếu cho thành phố Thái Nguyên là nước ngầm mạch sâu dọc sông Cầu (nhà máy nước Túc Duyên) và cho thị xã Sông Công là nhà máy nước Sông Công Tuy nhiên, một phần dân cư trong tỉnh vẫn dùng nước giếng khơi hoặc giếng khoan để sinh hoạt và ăn uống Đã có nhiều dự án khảo sát nước ngầm ở một vài địa điểm cho... hơn 4.733 triệu USD xây dựng 247.962 công trình cấp nước sạch nông thôn Nhờ vậy, cả nước có hơn 12 triệu người dân nông thôn được sử dụng Từ hiệu quả của dự án cấp nước 28 sạch nông thôn, UNICEF tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện chương trình NS – VSMT nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 Ông Chan - đơ Bat - Loe, chủ nhiệm chương trình nước, vệ sinh, môi trường của UNICEF cho biết: UNICEF tập trung đầu . Nam, tôi tiến hành thực hiện đề tài: Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt và hiệu quả mô hình cung cấp nước sạch tại xã Bình Thuận - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên . Để hoàn thành. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ LIÊN Tên đề tài: “ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SINH HOẠT VÀ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI XÃ BÌNH THUẬN. Bình Thuận - huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên . 1.2. Mục đích của đề tài - Đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt xã Bình Thuận. - Phân tích và đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt xã Bình

Ngày đăng: 23/07/2015, 09:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan