Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hùng Sơn - huyện Đại Từ - Thái Nguyên, giai đoạn 2010 - 2013.

75 380 0
Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hùng Sơn - huyện Đại Từ - Thái Nguyên, giai đoạn 2010 - 2013.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đại học tháI nguyên trờng đại học nông LÂM 0o0 NễNG TH MAI Tờn ti: NH GI CễNG TC CHUYN QUYN S DNG T TI X HNG SN - HUYN I T - TNH THI NGUYấN T 2010 N 2013 Hệ đào tạo: Chớnh quy. Chuyên ngành: a chớnh mụi trng. Khoa: Quản lý tài nguyên . Khoá học: 2010 - 2014 Giảng viên hớng dẫn: TS. V Th Thanh Thy. Thỏi Nguyờn ,nm 2014 Lời cảm ơn Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương châm: “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tế “ là phương thức quan trọng giúp học sinh sinh viên trau dồi kiến thức, củng cố bổ sung lý thuyết học trên lớp, học trong sách vở nhằm giúp cho sinh viên ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn của chính mình. Xuất phát từ nguyện vọng bản thân và được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên em được phân công về thực tập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên. Có được kết quả này em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc cô giáo TS Vũ Thị Thanh Thủy là người trực tiếp hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp của em, đã luôn hết mình vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đã dạy dỗ chúng em trưởng thành như ngày hôm nay. Em xin gửi lời cảm ơn tới các chú, các cô, các anh chị đang công tác tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ , văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ nhiệt tình để em hoàn thành tốt kỳ thực tập và khóa luận tốt nghiệp của mình. Cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã giúp em trong suốt quá trình học tập và trong thời gian thực tập. Trong suốt thời gian thực tập và làm khóa luận em đã cố gắng hết mình nhưng do kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Em rất mong các thầy cô giáo và bạn bè đóng góp để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên,ngày tháng năm 2014 Sinh viên Nông Thị Mai DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Bảng thống kê tình hình dân số, lao động của xã Hùng Sơn năm 2013 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất xã Hùng Sơn năm 2013 Bảng 4.3: Kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất của xã Hùng Sơn 2010-2013 . Bảng 4.4: Kết quả tặng cho quyền sử dụng đất của xã Hùng Sơn 2010-2013 Bảng 4.5: Kết quả thừa kế quyền sử dụng đất của xã Hùng Sơn 2010-2013 Bảng 4.6: Kết quả thế chấp bằng quyền sử dụng đất của xã Hùng Sơn Bảng 4.7. Kết quả chuyển QSDĐ theo các trường hợp Bảng 4.8. Kết quả chuyển QSDĐ theo diện tích Bảng 4.9: Hiểu biết của người dân và cán bộ xã Hùng Sơn về những vấn đề chung về chuyển quyền sử dụng đất Bảng 4.10: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về chuyển đổi QSDĐ Bảng 4.11: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về chuyển nhượng QSDĐ Bảng 4.12: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về cho thuê, cho thuê lại QSDĐ Bảng 4.13: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về tặng cho QSDĐ Bảng 4.14: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về để thừa kế QSDĐ………………………………………………………………………… Bảng 4.15: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về thế chấp bằng giá trị QSDĐ Bảng 4.16: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về bảo lãnh bằng giá trị QSDĐ Bảng 4.17: Sự hiểu biết của cán bộ và người dân địa phương về góp vốn bằng giá trị QSDĐ DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Sự hiểu biết của người dân xã Hùng Sơn về các hình thức chuyển QSDĐ Hình 4.2:Sự hiểu biết về các hình thức chuyển QSDĐ theo nhóm đối tượng tại xã Hùng Sơn DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Nguyên nghĩa CBQL Cán bộ quản lý CNH- HĐH Công nghiệp hóa- Hiện địa hóa NDSXPNN Người dân sản xuất phi nông nghiệp NDSXNN Người dân sản xuất nông nghiệp QSDĐ Quyền sử dụng đất UBND Ủy ban nhân dân MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề 1.2. Mục đích của đề tài 1.3. Mục tiêu của đề tài 1.4. Ý nghĩa của đề tài PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài 2.1.2. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.3.Cơ sở thực tiễn của đề tài……………………………………………… 2.1.4. Các hình thức chuyển QSDĐ 2.1.5. Những quy định về trình tự, thủ tục chuyển QSDĐ theo cơ chế một cửa tại xã, phường, thị trấn 2.2. Tình hình chuyển QSDĐ ở một số khu vực trong nước PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu 3.4.2. Phương pháp tổng hợp, phần tích, xử lí số liệu……………………………… PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Hùng Sơn 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của xã Hùng Sơn 4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội của xã Hùng Sơn 4.2. Đánh giá kết quả chuyển QSDĐ tại xã Hùng Sơn theo số liệu thứ cấp 4.2.1. Kết quả chuyển QSDĐ theo 8 hình thức tại xã Hùng Sơn 4.2.2. Tổng hơp kết quả chuyển QSDĐ trên địa bàn xã Hùng Sơn giai đoạn 2010 – 2013 4.3. Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân xã Hùng Sơn về chuyển QSDĐ 4.3.1. Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân xã Hùng Sơn về những quy định chung của chuyển QSDĐ theo số liệu điều tra 4.3.2. Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ và người dân xã Hùng Sơn về các hình thức chuyển QSDĐ 4.3.3. Tổng hợp sự hiểu biết của cán bộ và người dân xã Hùng Sơn về chuyển QSDĐ PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 5.2. Đề nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định “ Đất đai là thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý ”. Điều đó cũng được khẳng định trong khoản 1 Điều 5 Luật Đất đai 2003. Đất đai là tài sản chung của quốc gia, mọi người dân đều có quyền sinh sống và làm việc trên đất đó theo quy định của pháp luật. Về mặt chính trị - xã hội đất đai tạo nên lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, tạo nên dân tộc và cộng đồng dân tộc với những nét văn hóa đặc trưng. Trong thực tế đất đai còn được coi là hàng hóa đặc biệt được trao đổi từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển quyền. Chuyển quyền sử dụng đất là một trong những quyền lợi cơ bản của người sử dụng đất. Trên thực tế, hoạt động chuyển quyền sử dụng đất là một hoạt động diễn ra từ xưa đến nay và tồn tại dưới nhiều hình thức rất đa dạng. Tuy nhiên chỉ đến luật đất đai năm 1993 chuyển quyền sử dụng đất mới được quy định một cách có hệ thống về các hình thức chuyển quyền, cũng như trình tự thủ tục thực hiện các quyền đó. Theo luật Đất đai 1993, người sử dụng đất có thể tham gia 5 hình thức chuyển quyền sử dụng đất đó là: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất. Trong quá trình thực hiện và sau 2 lần sửa đổi, bổ xung (vào năm 1998, 2001) hoạt động chuyển quyền sử dụng đất thu được những thành tựu đáng kể góp phần hoàn thiện công tác quản lí nhà nước về đất đai, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Song, nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo các hoạt động trong lĩnh vực đất đai ngày càng sôi động và đa dạng hơn mà luật đất đai 1993 bộc lộ nhiều điểm không phù hợp. Chính vì vậy, Luật Đất đai 2003 ra đời nhằm khắc phục những tồn tại của Luật đất đai 1993. Vấn đề về chuyển quyền sử dụng đất được quy định cụ thể, chặt chẽ hơn Luật Đất đai 1993 cả về số hình thức chuyển quyền (thêm 3 hình thức chuyển quyền sử dụng đất là tặng cho, góp vốn và bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất) và thủ tục chuyển nhượng cũng như nhiều vấn đề liên quan. Xã Hùng Sơn là xã trung du miền núi nằm ở trung tâm huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên. Xã có 18 xóm, 2.771 hộ, dân số 10.262 người, với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.359,86 ha.Trong những năm qua, đặc biệt là nhiều năm trở lại đây việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước trong quản lý và sử dụng đất đai đã đạt được nhiều thành tích đáng kể song vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện Luật Đất đai. Do đó, để thấy được những mặt tồn tại và yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và trong việc đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của Nhà nước trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, ta cần đánh giá một cách khách quan trong những kết quả đã đạt được, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Vũ Thị Thanh Thủy, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, Thái Nguyên, giai đoạn 2010 - 2013” 1.2. Mục đích của đề tài - Đánh giá thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất tại xã Hùng Sơn giai đoạn 2010 - 2013, nhằm đưa ra thành quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác chuyển quyền sử dụng đất tại xã. - Tìm ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong việc chuyển quyền sử dụng đất tại địa phương 1.3. Mục tiêu của đề tài - Xác định được tính đa dạng của các hình thức chuyển quyền (theo 8 hình thức) trên địa bàn xã Hùng Sơn - Xác định được tình hình triển khai về trình tự thủ tục trong hoạt động chuyển QSDĐ trên địa bàn xã Hùng Sơn - Xác định được sự hiểu biết của người dân và cán bộ về hoạt động chuyển QSDĐ thông qua bộ câu hỏi điều tra 1.4. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu giúp sinh viên củng cố và nắm chắc hơn các kiến thức được học trong nhà trường, thông qua đó giúp tác giả khi ra trường không bỡ ngỡ với công việc. Ý nghĩa trong thực tiễn: Việc đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất sẽ giúp sinh viên hiểu rõ về công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương, từ đó có thể đưa ra những giải pháp khả thi để giải quyết những khó khăn và hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong thời gian tiếp theo. [...]... - UBND xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Thời gian: Từ ngày 20/01/201 4- 30/04/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Điều tra sơ lược về tình hình cơ bản, công tác quản lý và sử dụng đất tại xã Hùng Sơn Nội dung 2: Đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất theo 8 hình thức chuyển quyền được quy định trong Luật Đất đai 2003 của xã Hùng Sơn theo số liệu thứ cấp Nội dung3: Đánh giá giá sự... QSDĐ trên địa bàn huyện diễn ra sôi động hơn.[5] PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Hoạt động chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hùng Sơn 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Kết quả chuyển QSDĐ trên địa bàn xã Hùng Sơn giai đoạn 2010 - 2013 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành - Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ - UBND... xét, đánh giá PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Hùng Sơn 4.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Hùng Sơn 4.1.1.1 Vị trí địa lý Xã Hùng Sơn là xã trung du miền núi nằm ở trung tâm huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên Xã có 18 xóm, 2.771 hộ, dân số 10.262 người, với tổng diện tích đất tự nhiên là 1.359,86 ha Phía Bắc giáp với xã Tiên Hội, huyện Đại Từ; Phía Đông giáp với xã. .. 100,0 Nguồn UBND xã Hùng Sơn 4.1.3 Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai tại xã Hùng Sơn 4.1.3.1 Hiện trạng sử dụng đất tại xã Hùng Sơn Hiện trạng sử dụng đất xã Hùng Sơn năm 2013 được thể hiện tại bảng 4.2: Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất xã Hùng Sơn năm 2013 Thứ tự Chỉ tiêu Mã Tổng diện tích tự nhiên Diện tích (ha) 1359.86 Cơ cấu (%) 100 Đất nông nghiệp NNP 982.05 72.2 1.1 Đất trồng lúa... Thượng , huyện Đại Từ; Phía Tây giáp với xã Khôi Kỳ và Tiên Hội, huyện Đại Từ; Phía Nam giáp với xã Bình Thuận và Tân Thái, huyện Đại Từ 4.1.1.2 Địa hình, địa mạo Xã Hùng Sơn có địa hình bán sơn địa, tạo nên độ cao thấp của địa hình trong xã có nhiều biến đổi - Phía Tây và khu vực trung tâm xã có địa hình tương đối bằng phẳng tạo nên vùng trồng lúa, trồng hoa và các loại cây rau mầu ngắn ngày Đất đai... 106 Luật Đất đai 2003 như sau: 1- Có giấy chứng nhận QSDĐ 2- Đất không có tranh chấp 3- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án 4- Trong thời hạn sử dụng đất 2.1.5.2.Thời điểm thực hiện các quyền của người sử dụng đất Thời điểm mà người sử dụng đất được thực hiện các quyền của mình cũng được quy định tại điều 98 Nghị định 181/2004/N - CP như sau: 1- Thời điểm người sử dụng đất được... sử dụng đất kể từ khi có quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất 2- Thời điểm hộ gia đình, cá nhân được thực hiện các quyền chuyển QSDĐ theo qui định của pháp luật về đất đai đối với đất nông nghiệp do Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất được xác định từ khi quyết định giao đất có hiệu lực thi hành; 3- Thời điểm người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển. .. cán bộ xã Hùng Sơn về chuyển QSDĐ theo số liệu điều tra 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu 3.4.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa, giáo dục, y tế; tình hình quản lý và sử dụng đất tại xã Hùng Sơn Thu thập các báo cáo về tình hình chuyển QSDĐ của huyện Đại Từ và xã Hùng Sơn trong giai đoạn 2010 - 2013.. . thời, các đối tác có thể phát huy các sức mạnh riêng của mình, từ đó hình thành sức mạnh tổng hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nói riêng và sản xuất, kinh doanh nói chung 2.1.5 Một số quy định chung về chuyển quyền sử dụng đất 2.1.5.1 Điều kiện để được thực hiện các quyền chuyển quyền sử dụng đất Khi người sử dụng đất thuộc vào các đối tượng được chuyển quyền muốn thực hiện các quyền chuyển QSDĐ... hiện các quyền chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất do Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng phải nộp tiền sử dụng đất được quy định như sau: - Trường hợp người sử dụng đất không được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc không được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì chỉ được thực hiện các quyền của người sử dụng đất kể từ khi thực . tài: Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, Thái Nguyên, giai đoạn 2010 - 2013 1.2. Mục đích của đề tài - Đánh giá thực trạng công tác chuyển quyền. cho quyền sử dụng đất của xã Hùng Sơn 201 0-2 013 Bảng 4.5: Kết quả thừa kế quyền sử dụng đất của xã Hùng Sơn 201 0-2 013 Bảng 4.6: Kết quả thế chấp bằng quyền sử dụng đất của xã Hùng Sơn Bảng 4.7 của xã Hùng Sơn năm 2013 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất xã Hùng Sơn năm 2013 Bảng 4.3: Kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất của xã Hùng Sơn 201 0-2 013 . Bảng 4.4: Kết quả tặng cho quyền sử

Ngày đăng: 23/07/2015, 09:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan