Đánh giá thực trạng công tác quản lý và bảo vệ rừng tại hạt Kiểm Lâm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn.

54 1.9K 2
Đánh giá thực trạng công tác quản lý và bảo vệ rừng tại hạt Kiểm Lâm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NÔNG NGỌC THỤ Tên chuyên đề: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI HẠT KIỂM LÂM HUYỆN VĂN LÃNG TỈNH LẠNG SƠN CHUY ÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông đại học Chuyên ngành : Lâm Nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2013-2014 THÁI NGUYÊN, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NÔNG NGỌC THỤ Tên chuyên đề: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TẠI HẠT KIỂM LÂM HUYỆN VĂN LÃNG TỈNH LẠNG SƠN CHUY ÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông đại học Chuyên ngành : Lâm Nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Lớp : K9 Khoá học : 2013-2014 Giảng viên hướng dẫn: THS. LƯƠNG THỊ ANH Khoa Lâm nghiệp- Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên THÁI NGUYÊN, 2014 LỜI CẢM ƠN Đối với mỗi sinh viên, thực tập tốt nghiệp là một khoảng thời gian cực kỳ quan trọng trước khi ra trường đi làm. Quá trình thực tập tốt nghiệp sẽ giúp cho mỗi sinh viên có thể củng cố lại toàn bộ những kiến thức đã được học ở trường, giúp cho sinh viên biết cách vận dụng kỹ năng làm việc, áp dụng kiến thức vào thực tế và làm quen với lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Thực tập tốt nghiệp giúp cho mỗi sinh viên có thêm kinh nghiêm làm việc, trao đổi thông tin, nâng cao năng lực. Từ những lý do tích cực trên, được sự nhất trí và cho phép của Ban giám hiệu nhà trường, khoa Lâm Nghiệp và giáo viên hướng dẫn của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề:"Đánh giá thực trạng công tác quản lý và bảo vệ rừng tại hạt Kiểm Lâm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn ". Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại Hạt kiểm lâm Văn Lãng - Lạng sơn em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ đạo rất nhiệt tình, tận tâm. Qua đó em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các cán bộ của Hạt kiêm lâm địa phương, các lãnh đạo, nhân dân trong địa bàn nghiên cứu, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn Ths. Lương Thị Anh đã tận tình hướng dẫn, chỉ đạo em trong suốt quá trình thực tập tại Hạt kiểm lâm Văn Lãng. Cùng với sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Mặc dù bản thân em đã nhiều có gắng nhưng do năng lực của bản thân còn yêu, trình độ hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tế để nghiên cứu nên đề tài tốt nghiệp của em không thể tránh được những thiếu sót. Vì vậy nên em rất mong nhận được sự đóng góp, ý kiến giúp đỡ từ thầy cô và các bạn để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, 20 tháng 8 năm 2014 Sinh viên Nông Ngọc Thụ MỘT SỐ CỤM TỪ VIẾT TẮT QLBVR : Quản lý vào bảo vệ rừng. DDSH : Đa dạng sinh học. NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn. UBND : Ủy ban nhân dân. PCCCR : Phòng cháy, chữa cháy rừng. TNR : Tài nguyên rừng. MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3.Điều kiện thực hiện chuyên đề 3 1.3.1. Điều kiện của bản thân 3 1.3.2. Điều kiện của cơ sở thực hiện chuyên đề 4 1.4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7 1.4.1. Cơ sở khoa học 7 1.4.2. Những nghiên cứu trên thế giới 10 1.4.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam 11 PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 15 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 15 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15 2.3.Nội dung nghiên cứu 15 2.4. Phương pháp nghiên cứu 15 PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 17 3.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng của huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn 17 3.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức chỉ đạo, phối kết hợp thực hiện công tác quản lý và bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm Văn Lãng 18 3.3. Thực trạng QLBV rừng tại hạt Kiểm lâm Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn 23 3.4. Những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và nguyên nhân trong công tác QLBV rừng ở Hạt kiểm Huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn………… 3.5. Một số giải pháp QLBV huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn…………… 38 41 PHẦN IV. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 44 4.1. Kết Luận 44 4.2. Tồn tại 45 4.3. Kiến nghị 45 Tài liệu tham khảo 47 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của con người, nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống của con người và thiên nhiên như: Phòng hộ và bảo tồn sự đa dạng sinh học, tạo cảnh quan và cung cấp nhiều lâm đặc sản quý hiếm cho con người, rừng là lá phổi xanh của nhân loại đóng vai trò quan trọng trong điều hòa, làm sạch không khí. Rừng đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia, rừng gắn với đời sống của con người ngoài ra có ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố như: Bảo vệ đất đai, khí hậu, sinh vật, bảo vệ nguồn nước ngăn chặn thiên tai bảo vệ mùa màng đồng thời là nơi nghỉ mát vui chơi giải trí và có ý nghĩa về du lịch đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia và còn rất nhiều những lợi ích khác nữa. Nhất là đối với một đất nước mà hiện nay nền kinh tế còn phụ thuộc rất nhiều vào nông, lâm nghiệp như nước Việt Nam ta thì rừng lại càng đóng vai trò quan trọng to lớn hơn nữa. Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bình quân của thế giới là 0,97 ha/người. Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000 nước ta có khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu hecta và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33% so với 45% của thời kì giữa những năm 40 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, "phủ xanh đất trống đồi núi trọc" nên nhiều năm gần đây diện tích rừng ở nước ta đã tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu hecta, rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta, …[1] Nước ta cũng như hầu hết các nước trên thế giới đang bị suy giảm nguồn tài nguyên rừng cả về số lượng và chất lượng. Trong những năm 1945 -1995, nước ta đã mất đi một nửa diện tích rừng, 1/3 diện tích đất rừng của nước ta là đất trống đồi núi trọc. Vào năm 1943, rừng nước ta có độ che phủ là 43,8% nhưng đến năm 1995 chỉ còn 28% và theo thống kê mới thì độ che phủ là 39,5% [2;3]. 2 Trong những năm gần đây, dưới sự phát triển nhanh của xã hội, dân số ngày càng tăng cao, theo đó nhu cầu sử dụng lâm sản ngày càng lớn hơn nữa, các hành vi vi phạm lâm luật cũng đang đã và đang ngày càng tinh vi hơn. Công tác quản lý bảo vệ phát triển (QLBVR) rừng còn gặp rất nhiều khó khăn, cản trở, rừng bị tàn phá nặng nề cả về số lượng lẫn chất lượng. Văn Lãng là một huyện có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc có nhiều đường mòn tiểu ngạch nên dễ là tuyến đường chung chuyển gỗ lậu từ địa phương cũng như các huyện khác bán sang Trung Quốc. Xuất phát từ những thực tế trên, trong những năm gần đây Hạt kiểm Lâm huyện Văn Lãng đã được sự quan tâm của cấp ủy chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công tác QLBV & PTR nhưng việc vi phạm lâm luật vẫn còn xảy ra. Xuất phát từ những vấn đề trên, để góp phần quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả hơn tại địa phương, tôi thực hiện chuyên đề: “ Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại hạt Kiểm Lâm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng các hoạt động trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm huyện Văn Lãng - tỉnh Lạng Sơn. Đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương nhằm bảo vệ rừng tốt hơn. 1.3 Điều kiện để thực hiện chuyên đề 1.3.1 Điều kiện bản thân Là sinh viên theo học chuyên lâm nghiệp, bản thân tôi đã được tích luỹ những kiến thức cơ bản nhất về lâm sinh, quản lý bảo vệ rừng, kiến thức kỹ năng làm việc với cộng đồng thôn bản và người dân. Đó là những cơ sở cần thiết để tiến hành chuyên đề tốt nghiệp.Ngoài ra trong quá trình thực hiện chuyên đề còn có sự hướng dẫn trực tiếp của các thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp, những người có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu cũng như trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và làm việc với người dân, cộng đồng thôn bản. 1.3.2 Điều kiện nơi thực hiện chuyên đề 1.3.2.1. Đặc điểm tự nhiên * Vị trí địa lý 3 Huyện Văn Lãng là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, có ranh giới tiếp giáp với các huyện trong tỉnh. - Phía Bắc tiếp giáp với huyện Tràng Định. - Phía Nam tiếp giáp với huyện Cao lộc và huyện Văn Quan. - Phía Tây tiếp giáp với huyện Bình Gia. - Phía Đông tiếp giáp với nước Cộng nhân dân Trung Hoa. * Địa hình đất đai - Địa hình: đa dạng và phức tạp, chủ yếu là đồi núi Độ cao bình quân: 400- 600m. Độ cao lớn nhất: 850m. Độ cao nhỏ nhất: 200m. - Đất đai: Diện tích đất đai trên toàn huyện là: 56,092 ha. Diện tích được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp là: 47,977 ha. Diện tích đất có rừng là: 27,231 ha. - Loại đất chính: Là loại đất Feralits màu vàng đỏ, phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét có độ sâu tầng đất (Tầng A + tầng B) từ 0,50m – 0,65m, độ sâu tầng đất mặt (Tầng đất canh tác) từ 5cm -20cm, tỷ lệ đá lẫn 5 – 15%. Thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, xói mòn rửa trôi trung bình, đặc biệt ở những nơi canh tác nương rẫy lâu năm xuất hiện xói mòn theo rãnh (Rãnh xói). Đất xếp cấp 1 đến cấp 3. Đất có tính chất đất rừng, đất tốt thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng và phát triển, thuận tiện cho việc trồng rừng. * Khí hậu thuỷ văn - Khí hậu: Huyện Văn Lãng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm thời tiết hình thành 4 mùa rõ rệt. Căn cứ vào nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa. Trong năm được chia làm 2 mùa chính đó là mùa mưa thời tiết nóng ẩm, mùa khô thời tiết rét và khô hanh xuất hiện băng giá, sương muối. Mùa mưa thời tiết nóng ẩm,thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa bình quân khoảng 1500 mm, lượng mưa nhiều thường vào tháng 7-8. Mùa khô thời tiết lạnh, khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa thấp bình quân trong mùa khoảng 220 mm, nhiệt độ trung bình 20 0 C. - Thuỷ văn: Có hệ thống sông Kỳ Cùng chảy qua địa bàn huyện, cùng nhiều khe nước bắt nguồn từ các sườn núi cao chảy dồn về khe lớn 4 tạo thành mạng lưới khe nước chảy rải khắp địa bàn huyện, cung cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân sinh sống trên địa bàn, với những hệ thống sông khe như vậy rất thuận lợi cho việc sinh hoạt, phục vụ cho công tác chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra. * Thảm thực vật: Có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và cải tạo đất, nó quyết định đến độ phì nhiêu của đất cũng như hàm lượng nước, đạm và các chất dinh dưỡng khác, ngoài ra thảm thực vật còn làm thay đổi chế độ nhiệt độ, độ ẩm và các tính chất lý hóa khác. Địa bàn Hạt Kiểm Lâm Văn Lãng quản lý có độ che phủ là 52% nên độ che phủ ở đây cũng rất đa dạng và phong phú. 1.3.2.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội Huyện Văn Lãng là một huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Đông bắc của tỉnh Lạng Sơn, gồm 20 đơn vị hành chính, trong đó có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó có 5 xã thuộc khu vực biên giới. Dân tộc sinh sống trong xã chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng. Nghề nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp và canh tác nương rẫy theo hướng quảng canh. Đời sống kinh tế của người dân nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn, trình độ canh tác sản xuất còn lạc hậu, chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ theo hướng tự cung tự cấp. * Dân số và lao động Toàn huyện có 40.172 người (năm 2007) trong đó: Dân số nông thôn có 46.225 người; thành thị 3.651 người. Toàn Huyện có 10.135 hộ. Mật độ dân số khoảng 90 người/km 2 , sự phân bố dân số không đều, chủ yếu là tập trung ở thị trấn, thị tứ, tại cửa khẩu và ven đường giao thông chính. Tổng số lao động trong toàn Huyện là 26.250 người chiếm 53% tổng số dân. Theo đánh giá chung, mức sống của người lao động còn thấp, nhất là vùng nông thôn, vấn đề dân số, lao động và tạo việc làm được huyện quan tâm như: Thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình; chuyển đổi ngành nghề để thu hút lao động; tham gia xuất khẩu lao động… * Cơ sở hạ tầng - Giao thông vận tải Huyện Văn Lãng, nằm ngay bên quốc lộ 4B đường đi huyện Tràng Định và tỉnh Cao Bằng. Hiện nay do tình hình kinh tế phát triển rất nhiều con đường liên huyện đã được mở, ví dụ như con đưòng Hoà Bình đi xuyên từ xã Gia Miễn huyện Văn Lãng qua huyện Văn Quan về thẳng 5 huyện Chi Lăng (ra đến quốc lộ 1A) hay đường chở lâm sản từ tỉnh Bắc Kạn qua huyện Bình Gia vào xã Gia Miễn đi đến tuyến đường trên. Việc giao lưu tổ chức sản xuất, vận chuyển lâm sản thuận lợi. - Nước sạch Thiếu nước sạch đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đời sống của bà con trong vùng, và đây củng là nguyên nhân dẫn tới các bệnh liên quan đến nguồn nước. Nguồn nước sử dụng phổ biến cho sinh hoạt là nước tự chảy, khe, suối, giếng Nước sạch chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu trong vùng, vào mùa khô - Điện Điện lưới quốc gia đã được đưa về các trung tâm UBND xã và các thôn 70% đã có điện lưới. Tuy nhiên còn một số các thôn bản ở vùng sâu, vùng xa trung tâm UBND xã vẫn chưa có điện. * Cơ sở giáo dục Tất cả các xã trong huyện đã có hệ thống giáo dục từ mầm non đến phổ thông trung học cơ sở. Điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp ở các xã đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây mới toàn bộ từ nhà cấp IV trở lên. Nhưng vẫn còn tồn tại một số con em dân tộc thiểu số do điều kiện kinh tế khó khăn nên bỏ học không tới lớp mà ở nhà giúp đỡ gia đình. * Cơ sở y tế Mỗi xã trên địa bàn huyện đều có trạm y tế xã. Các thôn đều có một cán bộ y tế thôn bản. Trong huyện 01 bệnh viện, có đội ngũ nhân viên và trang thiết bị tốt đáp ứng được một phần nào nhu cầu khám chữa bệnh cho bà con. Tuy nhiên việc khám chữa bệnh trong vùng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu phòng bệnh và giường bệnh, trình độ cán bộ chưa cao, khoa học kỹ thuật còn thấp, trang thiết bị khám chữa bệnh còn lạc hậu. * Văn hoá Nhìn trung dân trí người dân được nâng lên bên cạnh đó vẫn còn nhiều tệ nạn xã hội phức tạp. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng nói riêng cũng như công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung ở Văn Lãng còn gặp nhiều khó khăn, do địa hình đồi núi phức tạp, điều kiện giao thông đi lại khó khăn, tình hình dân sinh - kinh tế còn ở mức độ thấp, dân cư đông, năng xuất thấp chưa đủ năng xuất thấp, chưa đủ lương thực, thực phẩm để sử dụng cho người dân [...]... cứu thực trạng TNR và đất lâm nghiệp tại địa bàn nghiên cứu - Tìm hiểu về cơ cấu bộ máy tổ chức của hạt kiểm lâm Văn Lãng, sự phối kết hợp giữa các bên liên quan trong vấn đề thực hiện công tác quản lý và bảo vệ rừng tại hạt Kiểm Lâm huyện Văn Lãng - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác QLBVR tại hạt Kiểm Lâm huyện Văn Lãng - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn, hạn chế trong công tác QLBVR tại. .. gồm: 01 Pháp chế hạt Kiểm lâm: Phụ trách mảng pháp chế 01 Tổ kiểm lâm cơ động 01 Phòng quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên 01 Kế toán- Văn thư 01 đồng chí bảo vệ Các kiểm lâm viên đươc hạt trưởng Hạt kiểm lâm phân công công tác tại địa bàn các xã có rừng 3.2.2 Sự tham gia của các bên liên quan tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng tại hạt kiểm lâm Văn Lãng * UBND Đây là... chủ yếu là trồng Hồi, Sa Mộc và một số loài cây giá trị không cao 3.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức chỉ đạo, phối kết hợp thực hiện công tác quản lý và bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm Văn Lãng 3.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý và bảo vệ rừng của Hạt kiểm lâm huyện Văn Lãng Quản lý bảo vệ rừng là công việc rất khó khăn phức tạp, nó đòi hỏi người tham gia phải ý thức được việc bảo vệ rừng, cần có sự chung sức của... năng quản lý Nhà nước về quản lý rừng và bảo vệ rừng ở địa phương, đồng thời là cơ quan thừa hành pháp luật về quản lý rừng và bảo vệ rừng + Ở huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) nơi có rừng: Hạt Kiểm lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND huyện quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện Căn cứ vào diện tích rừng hiện có, Hạt kiểm lâm huyện. .. tại hạt Kiểm Lâm huyện Văn Lãng - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm huyện Văn Lãng 2.3 Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu: - Kế thừa tổng hợp thông tin, số liệu tài liệu đã có sẵn, các nghị định, nghị quyết, chỉ thị về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng Báo cáo tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng. .. dân học hỏi * Kiểm lâm địa bàn Kiểm lâm là lực lượng cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý vào bảo vệ rừng Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Chủ Tịch UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng Bảo đảm chấp hành nghiêm túc và đầy đủ pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng Do đó trách nhiệm và nghĩa vụ mà kiểm lâm phải gánh... cần thiết phục vạ cho công tác chữa cháy khi có cháy rừng sảy ra * Viện kiểm sát nhân dân 23 - Phối hợp để kiểm tra các thủ tục văn phòng hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản - Phối hợp trong công tác khởi tố và điều tra hình sự đối với các vụ án nghiêm trọng trong lĩnh vực bảo vệ rừng và quản lý lâm sản - Phuc vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành... thấp và hạn chế 24 Những yếu tố như trên có ảnh hưởng và tác động không nhỏ tới công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Trong những năm gần đây dưới sự quan tâm lãnh đạo,chỉ đạo của cấp Ủy, Chính quyền từ cấp huyện đến cấp cơ sở, công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện đi dần vào thế ổn định Trên 90% đất có rừng và đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp, đã có chủ quản lý thực sự, chủ rừng. .. 3.3 Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng tại hạt Kiểm lâm Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn 3.3.1 Công tác quản lý Rừng Huyện Văn Lãng là một huyện biên giới có vị trí địa lý thuận lợi nên đã trở thành nơi chung chuyển gỗ lậu từ các huyện khác để tiêu thụ, chế biến Mặt khác đời sống của đồng bào khu vực giáp biên giới còn gặp nhiều khó khăn, cuộc sống của họ nghèo khó, kinh tế thu nhập thấp và mất ổn định một... 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là các hoạt động và kết quả đạt được trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên toàn huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 đến 2013 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu và điều tra tại hạt kiểm lâm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn - Thời gian nghiên . “ Đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng tại hạt Kiểm Lâm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng các hoạt động trong công tác quản lý bảo vệ rừng. hiện công tác quản lý và bảo vệ rừng tại hạt Kiểm Lâm huyện Văn Lãng. - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác QLBVR tại hạt Kiểm Lâm huyện Văn Lãng. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn,. giá thực trạng công tác quản lý và bảo vệ rừng tại hạt Kiểm Lâm huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn ". Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại Hạt kiểm lâm Văn Lãng - Lạng sơn em đã nhận được

Ngày đăng: 23/07/2015, 07:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan