Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở các trạng thái thảm thực vật tại KBT loài & sinh cảnh Nam Xuân Lạc - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn.

56 405 0
Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở các trạng thái thảm thực vật tại KBT loài & sinh cảnh Nam Xuân Lạc - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  MA DOÃN GIANG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT Ở CÁC TRẠNG THÁI THẢM THỰC VẬT TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Văn Mạn Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Trên quan điểm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn” đó là phương trâm đào tạo của các trường đại học nói chung và trường Đại Học Nông Lâm nói riêng. Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường, giúp cho sinh viên củng cố kiến thức lý thuyết, tiếp xúc với thực tế, nắm bắt được phương thức tổ chức và tiến hành ứng dụng khao học kỹ thuật vào sản xuất. Thông qua đó giúp sinh viên nâng cao thêm năng lực, tác phong làm việc, khả năng giải quyết vấn đề, xử lí tình huống. Xuất phát từ nguyện vọng bản thân, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở các trạng thái thảm thực vật tại KBT loài & sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ”. Trong thời gian thực tập, tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo khoa Lâm Nghiệp, cán bộ ban quản lí KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc cùng toàn thể nhân dân gần khu vực bảo tồn. Đặc biệt là sự chỉ đạo giúp đỡ trực tiếp của Th.S Nguyễn Văn Mạn đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Do thời gian , kiến thức bản thân còn hạn chế nên khóa luận của tôi không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2014 Sinh viên Ma Doãn Giang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT D 1.3 : Đường kính 1.3 ĐDSH : Đa dạng sinh học Hvn : Chiều cao vút ngọn KBT : Khu bảo tồn NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn ODB : Ô dạng bản OTC : Ô tiêu chuẩn QĐ-BNN : Quyết đinh - Bộ nông nghiệp MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới 5 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 5 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 14 2.3. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế của khu vực nghiên cứu 15 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 15 2.3.2. Tình hình dân cư kinh tế 18 2.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 18 2.3.4. Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương 18 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20 3.1. Đối tượng và phạm vi 20 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu 20 3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn 20 3.4.2. Phương pháp thu nhập tài liệu hiện trường 20 3.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 23 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25 4.1. Các trạng thái thảm thực vật 25 4.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành ở các trạng thái thảm thực vật. 36 4.2.1. Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới độ cao trên 800 m 36 4.2.2. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp từ 600 – 800 m 37 4.2.3. Kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy 38 4.2.4. Rừng kín thường xanh trên núi đá vôi có độ cao trên 700 38 4.2.5. Rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim có độ cao trên 700 39 4.2.6. Rừng kín thường xanh trên núi đá vôi có độ cao 500 - 700m 40 4.3. Đặc điểm chỉ số đa dạng loài ở các trạng thái thảm thực vật. 41 4.4. Biện pháp bảo tồn và phát triển hệ thực vật thân gỗ 44 4.3.1. Chính sách hỗ trợ vùng đệm 44 4.3.2. Giải pháp bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng 44 4.3.3. Giải pháp về tổ chức quản lí 44 4.3.4. Chính sách về tài chính đầu tư 44 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 5.1. Kết luận 45 5.2. Kiến nghị 45 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các loài thực vật quý hiếm tại KBTL & SC Nam Xuân Lạc 17 Bảng 4.1. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới độ cao trên 800 m 36 Bảng 4.2. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới độ cao từ 600 đến 800 m 37 Bảng 4.3. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng kín phục hồi 38 sau nương rẫy độ cao từ 600 đến 800 m 38 Bảng 4.4. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá vôi độ cao trên 700 m 39 Bảng 4.5. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim có độ cao trên 700 40 Bảng 4.6. Cấu trúc tổ thành thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá vôi có độ cao 500 - 700m 40 Bảng 4.7. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới độ cao trên 800 m 41 Bảng 4.8. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới độ cao từ 600 đến 800 m 42 Bảng 4.9. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín phục hồi sau nương rẫy đới độ cao từ 600 đến 800 m 42 Bảng 4.10. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng kín thường xanh trên núi đá vôi độ cao trên 700 m 42 Bảng 4.11. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim có độ cao trên 700 m 43 Bảng 4.12. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ kiểu kín thường xanh trên núi đá vôi có độ cao 500 - 700m 43 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ngày nay ĐDSH là mối quan tâm lớn của hành tinh trong đó có Việt Nam. Như chúng ta đã biết Việt Nam là một quốc gia có tính ĐDSH cao và là một trong những điểm nóng về bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới. Cuộc sống của con người đang bị đe dọa bởi khí hậu trên trái đất đang thay đổi, nhiệt độ tăng lên, hiệu ứng nhà kính đang làm thay đổi tầng ozôn. Một trong những nguyên nhân là lớp thảm thực vật màu xanh bao phủ trên bề mặt trái đất bị phá hoại ngiêm trọng. Vì vậy mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm bảo vệ lớp thảm thực vật màu xanh của trái đất, trước tiên là bảo vệ tính đa dạng sinh học của nó. Bởi vì đa dạng sinh học đảm bảo cho chúng ta có thức ăn, có nước uống, có không khí trong lành và sự bình an của cuộc sống. Tuy nhiên tính đa dạng sinh học ngày nay đang chịu tác động của rất nhiều yếu tố trong đó có cả tác dộng tích cực và tiêu cực. KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn là một trong những KBT được đánh giá là có tài nguyên rừng phong phú. Trong đó có nhiều loài động thực vật có nguồn gen quý hiếm có thể phục vụ cho công tác chọn tạo giống và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt nơi đây có nguồn thực vật thân gỗ rất đa dạng. Đứng trước nguy cơ khi mà các thảm thực vật xanh đang dần bị phá hủy chúng ta cần phải có những giải pháp bảo vệ chúng. Vậy để bảo tồn đa dạng sinh học của KBT nói chung và đa dạng thực vật thân gỗ nói riêng chúng ta cần phải đánh giá tính đa dạng và trước tiên là đánh giá các yếu tố tác dộng đến đa dạng thực vật thân gỗ nơi đây. Để góp phần làm cơ sở cho công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở các trạng 2 thái thảm thực vật tại KBT loài & sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài - Xác định được tính đa dạng thực vật ở các trạng thái thảm thực vật. - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn tính đa dạng thực vật tại Khu Bảo tồn Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong khoa học Đề tài nhằm bổ sung những thông tin về đa dạng thực vật tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc làm cơ sở cho quản lý và bảo tồn thực vật ở các khu bảo tồn nói riêng. - Ý nghĩa trong thực tiễn Qua quá trình thực hiện đề tài, sinh viên sẽ được thực hành nghiên cứu khoa học, biết phương pháp phân bổ thời gian hợp lý và khoa học trong công việc để đạt được hiệu quả cao trong công việc đồng thời là cơ sở để củng cố những kiến thức đã học. Các kết quả nghiên cứu và đề xuất của đề tài có thể áp dụng vào việc quản lý và bảo tồn thực vật thân gỗ tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc và các địa bàn có điều kiện tương tự. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Thuật ngữ "đa dạng sinh học" (Biodiversity hay biological diversity) lần đầu tiên được Norse and McManus (1980) giới thiệu, bao gồm hai khái niệm có liên quan với nhau là đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Trong Công ước về đa dạng sinh học, thuật ngữ đa dạng sinh học được dùng để chỉ sự phong phú và đa dạng của giới sinh vật từ mọi nguồn trên trái đất, nó bao gồm sự đa dạng trong cùng một loài, giữa các loài và sự đa dạng hệ sinh thái (Gaston and Spicer, 1998).[3] Như vậy đa dạng sinh học là toàn bộ các dạng sống trên trái đất, bao gồm tất cả các nguồn tài nguyên di truyền, các loài, các hệ sinh thái và các tổ hợp sinh thái. Đa dạng sinh học thường được thể hiện ở 3 cấp độ: đa dạng trong loài (đa dạng di truyền), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái). Vì thế giới sự sống chủ yếu được xem xét ở khía cạnh các loài, nên thuật ngữ ĐDSH thường được dùng như một từ đồng nghĩa của "đa dạng loài", hay "sự phong phú về loài", thuật ngữ dùng để chỉ số lượng loài trong một vùng hoặc một nơi cư trú. ĐDSH nói chung thường được hiểu là số lượng các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau trên toàn cầu. Tính đến thời điểm năm 1982, các nhà sinh vật học đã biết được tất cả khoảng 1,4 triệu loài sinh vật, chỉ đạt 5 - 10% tổng số các loài ước tính có trên trái đất (Parker 1982, trong A.Pitterle 1993). Điều này có nghĩa là đại đa số các loài sinh vật chưa được con người biết đến và đang có nguy tuyệt chủng trước khi chúng ta biết đến vai trò của chúng đối với sự sống. Vùng có ĐDSH phong phú nhất là vùng nhiệt đới, trong khi đó rừng nhiệt đới (môi trường sống chính của đại đa số sinh vật) đang bị mất đi với tốc độ 11,3 triệu ha/năm (kéo theo từ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT D 1.3 : Đường kính 1.3 ĐDSH : Đa dạng sinh học Hvn : Chiều cao vút ngọn KBT : Khu bảo tồn NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn ODB : Ô dạng bản OTC : Ô tiêu chuẩn QĐ-BNN : Quyết đinh - Bộ nông nghiệp [...]... tại KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm nghiên cứu: Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn - Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 15/08/2014 đến 20/12/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu Để đáp ứng các mục tiêu đặt ra, đề tài tiến hành nghiên cứu một số nội dung sau: - Xác định các. .. tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc nằm chủ yếu trên địa phận hai thôn Nà Dạ và thôn Bản Khang xã Xuân Lạc - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn, có tọa độ địa lý 220017 - 22019’ và 105028 - 105033’E [2] - Phía Bắc giáp thôn Bản Eng và Bản Tưn xã Xuân Lạc - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn - Phía Tây giáp xã Thanh Tương và Vĩnh Yên - huyện Na Hang - tỉnh tuyên Quang - Phía Đông giáp Thôn Cốc Tộc xã Đồng Lạc, huyện. .. định các trạng thái thảm thực vật - Xác định đặc điểm cấu trúc tổ thành ở các trạng thái thảm thực vật - Đánh giá chỉ số đa dạng loài ở các trạng thái thảm thực vật - Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển hệ thực vật 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn - Đề tài kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu - Kế thừa các tài liệu... của các đối tượng khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên, địa hình hiểm trở khiến cho công tác quản lý và bảo vệ còn gặp khó khăn 20 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi - Đối tượng: Đa dạng thực vật ở các trạng thái thảm thực vật tại KBT - Phạm vi nghiên cứu: Xác định cấu trúc tổ thành và chỉ số đa dạng loài của thực vật ở các trạng thái thảm thực vật tại. .. Thìn (1997) với “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật đã cung cấp các phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh vật và cách nhận biết nhanh các các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam Hàng loạt các nghiên cứu, điều tra, đánh giá sự phong phú của tài nguyên sinh vật phục vụ cho việc qui hoạch, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên đã được tiến hành Với sự giúp đỡ của các dự án quốc tế do các tổ chức như IUCN, WWF,... lợi - Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn có diện tích đất đai rộng lớn và tính chất đất còn tốt do vậy đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự đa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái của địa phương 19 - Địa hình phức tạp hiểm trở do vậy việc khai thác trái phép và các hoạt động làm suy giảm giá trị ĐDSH ít * Khó khăn - Khu bảo tồn có hệ động thực vật. .. thiên nhiên của KBTL & SC Nam Xuân Lạc) 18 * Về động vật Theo các kết quả điều tra đã thống kê về khu hệ động vật và ghi nhận sự có mặt của 29 loài thú thuộc 04 bộ, 12 họ, 47 loài chim thuộc 09 bộ, 21 họ và 12 loài bò sát thuộc 06 họ Chính sự có mặt của các loài này đã làm cho KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc trở thành một trong những khu vực được ưu tiên bảo tồn cao ở miền Bắc Việt Nam 2.3.2 Tình... tối đa Trước đây, khi nghiên cứu sự phong phú về loài, các nhà khoa học chỉ mới dừng lại ở mức độ định tính, mô tả Các nghiên cứu mới đây nhất đã sử dụng một số chỉ số nhằm đánh giá mức độ đa dạng các loài thực vật thông qua Chỉ số Simpson, Hàm số liên kết Shannon Weaver (H'), chỉ số hợp lý 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới 2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 2.2.1.1 Các nghiên cứu. .. này bao gồm các cấp sau: I - Kiểu thảm thực vật: tập hợp của những cây cỏ khác loài nhưng cùng chung một dạng sống ưu thế Ví dụ: Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới I 1 - Kiểu phụ: là những thảm thực vật rừng có tổ thành thực vật đặc trưng được hình thành do ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái khác ngoài khí hậu (hệ thực vật, đá mẹ, đất đai, sinh vật, con người) Kiểu phụ thứ sinh nhân... sở sinh thái của kinh doanh rừng mưa, Lampard (1989) với công trình Lâm sinh học nhiệt đới , các công trình nghiên cứu này đã chỉ ra rằng rừng nhiệt đới rất đa dạng phong phú về thành phần loài Sự đa dạng trong thành phần loài của thảm thực vật rừng phụ thuộc vào quá trình tái sinh tự nhiên Viện Lâm nghiệp Quảng Tây và Quảng Đông (Trung Quốc) đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài . và nghiên cứu khoa học chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở các trạng 2 thái thảm thực vật tại KBT loài & sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở các trạng thái thảm thực vật tại KBT loài & sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ” tài - Xác định được tính đa dạng thực vật ở các trạng thái thảm thực vật. - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn tính đa dạng thực vật tại Khu Bảo tồn Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Ngày đăng: 23/07/2015, 06:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan