Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ tại Xã Yên Đổ - Huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên.

84 468 0
Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ tại Xã Yên Đổ - Huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TÔ XUÂN ĐOÀN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HỘ TẠI XÃ YÊN ĐỔ HUYỆN PHÚ LƯƠNG – TỈNH THÁI NGUYÊN " KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K8 - LT KTNN Khoa : Kinh tế & PTNT Giảng viên hướng dẫn : ThS. Bùi Thị Thanh Tâm Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Với quan điểm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn nhằm giúp cho sinh viên nắm vững những kiến thức đã học và vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn, mỗi sinh viên trước khi hoàn thành chương trình đào tạo của nhà trường đều phải trải qua quá trình thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn em đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn và giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các thầy – cô giáo khoa Kinh tế & phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, xin chân thành cảm ơn đến UBND Xã Yên Đổ - Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Đặc biệt em vô cùng biết ơn cô giáo Th.S Bùi Thị Thanh Tâm đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình thực tập để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014 Sinh viên Tô Xuân Đoàn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT : Số thứ tự GO : Tổng giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian VA : Giá trị gia tăng MI : Thu nhập hỗn hợp LĐ : Lao động BQC : Bình quân chung BQ : Bình quân ĐVT : Đơn vị tính DT : Diện tích Ha : Hecta Kg : Kilôgam đ : Đồng CC : Cơ cấu CN : Công nghiệp TTCN : Tiểu thủ công nghiệp DV : Dịch vụ MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Ý nghĩa của đề tài 2 3.1. Ý nghĩa trong học tập 2 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 Phần 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về hộ 4 1.1.2. Đặc trưng của kinh tế hộ nông dân 5 1.1.3. Phân loại nông hộ 7 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân 8 1.2. Cơ sở thực tiễn 11 1.2.1. Kinh nghiệm thế giới, bài học rút ra cho Việt Nam 11 1.2.2. Kinh nghiệm trong nước, bài học rút ra cho địa bàn xã Yên Đổ 16 Phần 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18 2.3. Nội dung nghiên cứu 18 2.4. Phương pháp nghiên cứu 18 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 18 2.4.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu 19 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 20 2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài 20 Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Yên Đổ 22 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 22 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 27 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế hộ ở xã Yên Đổ - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên 38 3.2.1 Khái quát chung về nhóm hộ điều tra 38 3.2.2. Điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ 42 3.2.3. Mức độ đầu tư chi phí cho sản xuất kinh doanh của hộ điều tra 47 3.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra 52 3.2.5. Tình hình chi tiêu của nhóm hộ điều tra 57 3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã Yên Đổ 58 3.3.1. Các yếu tố về nguồn lực 58 3.3.2. Về thị trường 60 3.3.3. Về khoa học công nghệ 61 3.3.4. Vấn đề cơ sở hạ tầng 62 3.4. Đánh giá chung về kinh tế hộ ở xã Yên Đổ 63 3.4.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế xã ở Yên Đổ 63 3.4.2. Những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế hộ ở xã Yên Đổ 65 Phần 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ CỦA XÃ YÊN ĐỔ 66 4.1 Định hướng phát triển kinh tế hộ ở xã Yên Đổ 66 4.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ tại xã Yên Đổ 67 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 73 1. Kết Luận 73 2. Khuyến Nghị 74 2.1. Đối với nhà nước 74 2.2. Đối với địa phương 75 2.3. Đối với hộ nông dân 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất của xã Yên Đổ từ 2011- 2013 25 Bảng 3.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Yên Đổ giai đoạn 2011 - 2013 28 Bảng 3.3: Tổng hợp diện tích năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu giai đoạn 2011-2013 30 Bảng 3.4: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản 32 Bảng 3.5 Tình hình dân số và lao động của xã Yên Đổ giai đoạn 2011 – 2013 33 Bảng 3.6 : Các nhóm hộ điều tra phân theo xóm của xã Yên Đổ năm 2013 39 Bảng 3.7 : Các thông tin cơ bản của nhóm chủ hộ điều tra 40 Bảng 3.8 : Tình hình lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra 41 Bảng3.9: Tình hình đất đai bình quân/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2013 43 Bảng3.10: Bảng tình hình vốn bình quân của nhóm hộ điều tranăm 2013 44 Bảng 3.11: Các công cụ sản xuất của nhóm hộ điều tra 45 Bảng 3.12: Tình hình cơ sở vật chất của nhóm hộ điều tra năm 2013 46 Bảng 3.13: Chi phí ngành trồng trọt bình quân của hộ/năm 2013 48 Bảng 3.14: Chi phí cho ngành chăn nuôi của hộ/năm 2013 50 Bảng 3.15: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt bình quân của hộ điều tra 52 Bảng 3.16: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi bình quân của nhóm hộ điều tra năm 2013 54 Bảng 3.17: Kết quả bình quân từ hoạt động sản xuất phi nông nghiệp năm 2013 55 Bảng 3.18: Hiệu quả kinh tế của các nhóm hộ điều tra 56 Bảng 3.19:Một số chi tiêu cho sinh hoạt của hộ 58 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Đất nước đang ngày càng đổi mới, nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh đó những khó khăn và thách thức của người dân gặp cũng không phải là ít. Trong thời buổi cơ chế thị trường, nỗ lực và ý trí làm giàu của con người là chính đáng nhưng sự cạnh tranh vươn lên làm giàu đó lại càng nghiệt ngã, chông chênh hơn đặc biệt đối với bà con nông dân Xã Yên Đổ - Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên. Vốn là một xã trung du miền núi, đất đai rộng lớn nhưng chủ yếu là đồi núi, tổng diện tích đất tự nhiên 36,04 km², dân số 2013 là: 6687 người. Trình độ sản xuất thấp, việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, việc khai thác và sử dụng các nguồn lực của hộ nông dân vẫn chưa tốt. Vấn đề phát triển kinh tế hộ nông dân vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết: - Sản xuất trong kinh tế hộ hiện nay vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thiết bị máy móc khoa học – kỹ thuật chưa được áp dụng nhiều vào sản xuất nông nghiệp do diện tích đất manh mún, quy mô nhỏ do việc phân chia đất đai bình quân. - Tình trạng gia tăng dân số, kết hợp với tính thời vụ trong nông nghiệp đã dẫn tới việc dư thừa lao động, thiếu việc làm cho nên năng suất lao động thấp. - Việc thiếu vốn đầu tư, thiếu kiến thức cơ bản là tình hình chung của các hộ gia đình nên mỗi khi có đợt chính sách cho vay vốn thì người dân không biết sử dụng cho hiệu quả và gây lãng phí. Những tồn tại và khó khăn chủ yếu ở các tỉnh trung du miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn,… đã cản trở nhiều tới tiến trình phát triển của đất nước. Yên Đổ là một xã thuộc huyện Phú Lương – Thái Nguyên 2 với nền sản xuất dựa trên nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế hộ nói riêng đang từng ngày phát triển theo đà phát triển của đất nước nhưng nó cũng không tránh khỏi rất nhiều khó khăn và lắm tồn tại cần giải quyết. Những vấn đề cần làm rõ là: Hiệu quả kinh tế hộ gia đình của xã Yên Đổ ra sao? Những giải pháp chủ yếu nào nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình trong tiến trình hội nhập và đổi mới cùng đất nước ? Đó là một số vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu và giải đáp. Xuất phát từ thực trạng đó tôi lựa chọn đề tài: "Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ tại Xã Yên Đổ - Huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên" làm khoá luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả của mô hình kinh tế hộ trên địa bàn Xã Yên Đổ từ đó đóng góp đưa ra ý kiến phù hợp để thúc đẩy mô hình kinh tế nông hộ tại địa phương phát triển. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn trong và ngoài nước về phát triển kinh tế nông hộ. Từ đó giúp ta hiểu rõ và đầy đủ hơn về quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đánh giá được hiệu quả kinh tế hộ của địa phương nghiên cứu và tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế nông hộ ở địa bàn nghiên cứu. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn nghiên cứu. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong học tập Củng cố thêm kiến thức đã được học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại cơ sở. 3 Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình nghiên cứu tại cơ sở của người cán bộ chuyên ngành. Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của người cán bộ chuyên ngành. 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Từ kết quả của đề tài giúp UBND xã Yên Đổ đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế, xã hội chung cũng như thực trạng phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn tại, phát huy những lợi thế, đề ra phương hướng phát triển trong thời gian tới. [...]... 25/05/2014 2.3 Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Yên Đổ - Thực trạng phát triển kinh tế hộ ở Xã Yên Đổ - Huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên - Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã Yên Đổ - Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình ở Xã Yên Đổ - Huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên 2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1... 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hộ nông dân thuộc địa bàn Xã Yên Đổ Huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế hộ trong phạm vi Xã Yên Đổ - Huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Xã Yên Đổ - Huyện Phú Lương – Tỉnh Thái Nguyên - Thời gian nghiên cứu: từ 24/02/2014... Vị trí địa lý Xã Yên Đổ nằm tại phía bắc của huyện và có tuyến quốc lộ 3 chạy qua địa bàn theo chiều bắc - nam dài 8 km, ngoài ra xã còn là nơi bắt đầu tuyến tỉnh lộ 268 tuyến đường huyết mạch của huyện Định Hóa Xã Yên Đổ giáp với hai xã Yên Trạch và Yên Ninh ở phía bắc, xã Yên Lạc ở phía đông, xã Động Đạt ở phía đông nam, hai xã Phú Lý và Ôn Lương ở phía tây nam và xã Phú Tiến thuộc huyện Định Hóa... nhóm theo phân loại kinh tế hộ: - Nhóm hộ khá - giàu: Là những hộ có mức thu nhập bình quân 520.000đ/người/tháng trở lên - Nhóm hộ trung bình: Là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 - 520.000đ/người/tháng - Nhóm hộ nghèo: Là những hộ có mức thu nhập bình quân dưới 400.000/người/tháng 22 Phần 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Yên Đổ 3.1.1 Điều kiện... thuật hoặc thuê lao động thường xuyên 1.1.3 Phân loại nông hộ Trong sản xuất nông hộ kinh tế hộ gia đình là một loại hình kinh tế được phát triển từ thấp đến cao, từ tự cung cấp sang sản suất hàng hóa Vì vậy, nếu căn cứ vào mức độ phát triển kinh tế nông hộ ta có thể chia ra các nhóm sau: - Nhóm kinh tế hộ sinh tồn: Là dạng phát triển thấp của kinh tế nông hộ, các hộ thuộc nhóm này chỉ sản xuất một... quyết 10 về “đổi mới quản lý kinh tế cơ bản trong nông nghiệp và nông thôn”, thừa nhận kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ bản trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Hộ gia đình được giao quyền sử dụng đất lâu dài, hộ trở thành đơn vị kinh tế độc lập Hàng loạt chính sách đổi mới đó đã tạo được động lực giúp sảm xuất nông nghiệp phát triển * Bài học rút ra cho xã Yên Đổ Từ những thực tế của đất... kinh tế - xã hội 3.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế Qua bảng 3.2 ta thấy: Tổng giá trị các ngành sản xuất kinh tế đều tăng qua các năm với giá trị và tốc độ tăng mỗi năm là khác nhau cụ thể như sau: Năm 2011 tổng giá trị các ngành sản xuất là 64,513 tỷ đồng, trong đó tổng giá trị nông lâm thuỷ sản là 61,178 tỷ đồng chiếm tới 94,8% tổng giá trị sản xuất của toàn xã, giá trị của ngành công nghiệp –. .. xuất kinh doanh là tùy thuộc vào chủ hộ Được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển” Tuy nhiên cũng cần có sự chú ý ở đây là các hộ gia đình cũng có thể sản xuất để trao đổi nhưng ở mức độ hạn chế Có một thực tế cần có sự phân biệt rõ ràng giữa kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại d Kinh tế trang trại Ban kinh tế Trung ương cho rằng: Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong... sản xuất và sinh hoạt Giá trị tích lũy = VA – chi phí sinh hoạt - Năng suất ruộng đất = Tổng giá trị sản xuất / Tổng diện tích Chỉ tiêu phân loại hộ Theo Quyết định số 9/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015; Căn cứ vào tình hình điều tra hộ nghèo của xã Yên Đổ năm 2012; theo tình hình thực tế chia các hộ trong nhóm điều tra... dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần với mức độ hoàn hảo không cao 5 c Kinh tế hộ nông dân Nguyễn Văn Huân 1993 – Tạp chí nghiên cứu kinh tế: Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội Trong đó các nguồn lực sản xuất như đất đai, lao động, tiền vốn và tư . ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TÔ XUÂN ĐOÀN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ HỘ TẠI XÃ YÊN ĐỔ HUYỆN PHÚ LƯƠNG – TỈNH THÁI NGUYÊN " KHÓA. của các thầy – cô giáo khoa Kinh tế & phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, xin chân thành cảm ơn đến UBND Xã Yên Đổ - Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ. SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ CỦA XÃ YÊN ĐỔ 66 4.1 Định hướng phát triển kinh tế hộ ở xã Yên Đổ 66 4.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ tại xã Yên Đổ 67 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN

Ngày đăng: 23/07/2015, 06:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan