Ưu thế riêng của hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

118 418 0
Ưu thế riêng của hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1.So với hình thức người kể chuyện thì hình thức nhân vật kể chuyện xuất hiện muộn hơn, nhưng đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người sáng tạo và bạn đọc. Với những ưu thế riêng, hình thức nhân vật kể chuyện xuất hiện ngày càng nhiều trong các tập truyện ngắn đương đại và trên các báo văn nghệ. Trước thực trạng này, việc nghiên cứu những khả năng nghệ thuật của hình thức kể chuyện mới là cần thiết, nếu có kết quả tin cậy, chắc hẳn nó có giá trị khoa học và thực tiễn lớn lao. Trước hết là ý kiến của nhà nghiên cứu Liên Xô Pospêlov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học (1960) đã đưa ra ý kiến khá sâu sắc về vấn đề này. Ông khẳng định vị trí quan trọng không thể thiếu của trần thuật trong tác phẩm tự sự : “Trần thuật tự sự bao giờ cũng được tiến hành từ phía một người nào đó. Trong sử thi, tiểu thuyết, cổ tích, truyện ngắn trực tiếp hay gián tiếp đều có người trần thuật’’ [55, tr.88]. Theo Pospêlôv thì “Người trần thuật” là loại người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người nghe (người đọc), là người chứng kiến và cắt nghĩa các sự việc xảy ra’’ [55, tr.88]. Ông cho rằng, có hai kiểu người trần thuật phổ biến đó là: “Trần thuật từ ngôi thứ ba “không nhân vật hoá” mà đằng sau là tác giả. Nhưng người trần thuật cũng hoàn toàn có thể xuất hiện trong tác phẩm dưới hình thức một cái “tôi” nào đó” [55, tr.89]. Pospêlôv cũng chỉ ra mối quan hệ tương đối linh hoạt và phức tạp giữa người kể chuyện với nhân vật và với tác giả. Trong nhiều trường hợp đặc biệt, trong các tác phẩm tự truyện, nhân vật người kể chuyện có các sự kiện đời sống và trạng thái tinh thần gần gũi với bản thân tác giả nhưng thường thì số phận, lập trường cuộc sống và cảm thụ của nhân vật người kể chuyện khác hẳn với tác giả. BÔ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRẦN CÔNG BẰNG ƯU THẾ RIÊNG CỦA HÌNH THỨC “ NHÂN VẬT KỂ CHUYỆN” TRONG CHUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Chuyên nghành: Lý luận văn học Mã số:60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Phùng Minh Hiến HÀ NỘI, 2010 2 Theo Tz.Todorov trong công trình Thi pháp học cấu trúc (1971) cũng đã đưa ra những ý kiến khá sâu sắc về người kể chuyện . Theo quan niệm của ông: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng Không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện. Người kể chuyện không nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể, nhân vật mà nhân danh nó cuấn sách được kể có một vị thế hoàn toàn đặc biệt” [69, tr.75]. “Xuất phát từ tương quan về dung lượng hiểu biết của người kể chuyện và nhân vật, Todorov đã chia thành ba hình thức người kể chuyện: “Thứ người kể chuyện lớn hơn nhân vật; người kể chuyện bằng nhân vật; người kể chuyện bé hơn nhân vật” [69, tr.126]. Theo P.Lubbock nhà nghiên cứu người Anh trong tác phẩm Nghệ thuật văn xuôi (1957) đã đưa ra bốn hình thức trần thuật cơ bản: Thứ nhất là “Toát yếu toàn cảnh”. Đặc trưng của hình thức trần thuật này là sự hiện diện cảm thấy được của người trần thuật biết tất cả, có toàn quyền, toàn năng trước các nhân vật của mình. Hình thức thứ hai là “Người trần thuật kịch hoá”. Trong hình thức này, người trần thuật đứng ở ngôi thứ nhất, kể lại câu chuyện từ góc độ sự cảm thụ riêng tư. Hình thức thứ ba là “Ý thức kịch hoá”. Hình thức trần thuật này cho phép miêu tả trực tiếp đời sống tâm lý, những trải nghiệm bên trong của nhân vật . Hình thức trần thuật thứ tư là “Kịch thực thụ”. Hình thức này gần gũi hơn cả với trình diễn sân khấu. Bởi vì ở đây trần thuật được đưa ra dưới dạng một cảnh diễn trên sân khấu, độc giả chỉ thấy được hình dáng bề ngoài và các cuộc đối thoại của nhân vật mà không biết gì về đời sống nội tâm của chúng” [28, tr.223]. Các nhà nghiên cứu trong nước cũng có sự quan tâm đáng kể về vấn đề người kể chuyện và nhân vật kể chuyện: 3 Trần Đình Sử trong giáo trình Lí luận văn học (1987) và Từ điển thuật ngữ văn học (1992) đã đưa ra ý kiến tương đối sâu sắc về vấn đề này: Theo ông “Người trần thuật là hình thái của hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học nghệ thuật, là người mang tiếng nói, quan điểm tác giả trong tác phẩm văn xuôi” [52, tr.191]. Chức năng của người trần thuật là: “Phân tích, nghiên cứu, khêu gợi, bình luận, làm sáng tỏ mọi quan hệ phức tạp giữa nhân vật và hoàn cảnh” [58, tr.211]. Người đọc có thể nhận ra hình tượng người trần thuật qua “Cái nhìn, cách cảm thụ, phương thức tư duy, năng lực trí tuệ và chất tình cảm của anh ta” [58, tr.212]. Ngoài ra, người đọc cũng có thể nhận ra người trần thuật qua giọng điệu, ngôn ngữ Và điểm cuối cùng ông chỉ ra đó là sự phân biệt giữa người trần thuật với bản thân tác giả: “Không phải bao giờ cũng có thể đồng nhất người trần thuật với bản thân tác giả. Có nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong cuộc đời tác giả Nguyễn Du chín chắn, ít nói, trầm mặc còn con người trần thuật trong Truyện Kiều thì lại quát tháo, lắm tiếng, tinh nghịch, dí dỏm [58, tr.213]. Theo Nắng Mai( PGS. TS Phùng Minh Hiến) trong Diễn đàn văn nghệ Việt Nam (Số3/2001): Từ khi hình thức “Nhân vật kể chuyện” xuất hiện, người ta nhanh chóng nhận ra rằng việc theo dõi các thành tựu của hình thức kể chuyện mới và sự phân biệt nó với hình thức kể chuyện truyền thống(Người kể chuyện) đã trở nên cần thiết và có thể mang giá trị lí luận cao. Càng cần thiết hơn nữa nếu theo dõi và khái quát được những nét độc đáo nghệ thuật của hình thức mới này trong mỗi trào lưu nghệ thuật, nhất là trong phong cách nghệ thuật của cá nhân này hay cá nhân khác. Theo ông “ Nhân vật kể chuyện được sáng tạo không ngừng với tư cách là con người xã hội cụ thể và cá biệt. Cho nên, hình thức nhân vật kể chuyện khá đa dạng và không lặp lại. Chúng có thể tạo ra những cái nhìn nghệ thuật khác nhau ở cùng một tác giả” [39, tr.43]. “Nhân vật kể chuyện thường quan hệ với các 4 nhân vật khác trước hết với tư cách con người xã hội cụ thể và cá biệt. Do vậy, sự kể của hình thức này có vẻ thực hơn, thấy được nhiều nỗi niềm hơn của các nhân vật khác, đồng thời có thể bộc lộ thái độ của mình một cách cụ thể, trực tiếp và phong phú đa dạng hơn” [39, tr.43- 44]. Mặt cụ thể cá biệt của con người xã hội ở nhân vật kể chuyện còn đóng vai trò làm nền móng toàn diện cho người nghệ sĩ ở trong đó. Sự độc đáo của người nghệ sĩ ở đây tìm thấy trong các biểu hiện đặc trưng thuộc phong cách kể chuyện của nhân vật và bắt nguồn sâu xa từ cái nhìn nghệ thuật của chính nó. “Mỗi nhân vật kể chuyện cụ thể- cá biệt, trong trường hợp tốt nhất, có thể tạo nên một cái nhìn nghệ thuật độc đáo. Đến lượt mình, cái nhìn nghệ thuật lại được cụ thể hoá và cá biệt hoá thành một chuỗi nối tiếp những điểm nhìn nghệ thuật. Trong chuỗi bao giờ cũng có điểm mở đầu, điểm tiếp diễn và điểm kết thúc” [39, tr.45]. Chính vì thế, hình thức nhân vật kể chuyện tạo nên được cái nhìn nghệ thuật uyển chuyển khá nhiều mặt, nhiều chiều đối với đời sống. Chúng đã đem lại sự sâu sắc, sinh động, xúc động và rất tiêu biểu cho sự khai thác nghệ thuật loại này là của các nhà văn hiện đại Việt Nam và thế giới. Như vậy, Nắng Mai dã khu biệt rất rõ hai hình thức “Người kể chuyện” và “Nhân vật kể chuyện” đồng thời chỉ ra ưu thế riêng của hình thức “Nhân vật kể chuyện”. Có thể nói rằng, phần lớn các ý kiến đều thống nhất ở chỗ khẳng định người kể chuyện hay nhân vật kể chuyện đều là người đứng ra kể lại câu chuyện, người môi giới giữa tác phẩm với bạn đọc, đồng thời là người thay mặt tác giả phát biểu những tư tưởng, quan điểm của mình về cuộc sống. Người kể chuyện hay nhân vật kể chuyện chính là một trong những yếu tố quan trọng để phân biệt tác phẩm tự sự với tác phẩm thơ, trữ tình và kịch. Tuy nhiên, vấn đề lí thuyết về người kể chuyện, nhân vật kể chuyện là khá phức tạp nên giữa các ý kiến này vẫn còn nhiều chỗ chưa thống nhất . 5 Trong luận văn này chúng tôi nhất chí với quan điểm của Nắng Mai, ông khu biệt rất rõ thành hai hình thức “Người kể chuyện” và “Nhân vật kể chuyện”. Như vậy, các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước chứng tỏ lý thuyết tự sự ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu văn học. Người kể chuyện và nhân vật kể chuyện là những phương diện không thể thiếu của lý thuyết này. Tìm hiểu người kể chuyện hay nhân vật kể chuyện sẽ giúp chúng ta hiểu được phương diện chủ thể của tác phẩm tự sự, hiểu tác phẩm một cách sâu sắc, trọn vẹn hơn. Trước đây, khi tìm hiểu tác phẩm tự sự ta thường chỉ quan tâm nghiên cứu thế giới được kể, thì bây giờ ta lại phải nghiên cứu cách kể của nhà văn. Trước đây ta chỉ quan tâm đến nhân vật, đến điển hình nhân vật thì giờ đây ta còn phải xem xét nhà văn đã hư cấu con đường tiếp cận nhân vật đó, đã kể nhân vật đó như thế nào. Người kể chuyện và nhân vật kể chuyện trong văn bản tự sự là một hiện tượng lý thuyết phức tạp. Trước đây, nếu có đề cập đến vấn đề này, thì người ta thường đồng nhất nó với ngôi kể, thường chỉ quan tâm xem truyện đó được kể theo “ngôi thứ nhất” hay “ngôi thứ ba”. Sự thực thì ngôi kể chẳng qua chỉ là một biểu hiện ngữ pháp mang tính ước lệ, sự khác biệt giữa hai loại ngôi kể này về thực chất chỉ là ở mức độ bộc lộ và hàm ẩn của người kể chuyện hay nhân vật kể chuyện mà thôi. Nếu chỉ dừng lại ở đó, thì ta chưa thể nào khám phá hết nét riêng biệt, độc đáo làm nên sức hấp dẫn của hình thức người kể chuyện hay nhân vật kể chuyện. Với việc lựa chọn đề tài nghiên cứu này, luận văn sẽ xem xét người kể chuyện và nhân vật kể chuyện từ góc độ điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu để từ đó khẳng định rằng người kể chuyện, nhân vật kể chuyện không chỉ đơn thuần là người kể, người dẫn dắt câu chuyện mà còn là người định giá tư tưởng thẩm mỹ. Cũng qua đề tài này, luận văn sẽ khu biệt rõ hai hình thức người kể chuyện , nhân vật kể chuyện và chỉ 6 ra ưu thế riêng về những khả năng nghệ thuật của hình thức nhân vật kể chuyện. 1.2.Với việc nghiên cứu hình thức người kể chuyện, nhân vật kể chuyện ta có được một công cụ để đi vào phân tích, khám phá tác phẩm của những nhà văn cụ thể, lý giải được một trong những yếu tố làm nên nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của họ. Tác giả mà chúng tôi chọn để nghiên cứu ở đây là Nguyễn Minh Châu, bởi trong những gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam thế kỷ xx ông nổi lên như một hiện tượng đáng chú ý. Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn, “người mở đường tinh anh” cho công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975. Ba mươi năm cầm bút, ông đã chiếm một vị trí không thể thay thế trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Vì vậy việc nghiên cứu những khả năng nghệ thuật của hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu chắc chắn có thêm những căn cứ vừa khẳng định vừa bổ sung cho khái niệm “Nhân vật kể chuyện”. Theo dõi hành trình truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ta nhận thấy, truyện ngắn của ông lôi cuấn ta không phải bởi cốt truyện tình tiết li kỳ mà bởi cách kể chuyện hấp dẫn, có duyên. Chính vì thế tìm hiểu người kể chuyện hay nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sẽ giúp ta lý giải thêm được phần nào tài năng nghệ thuật, lý giải được một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên phong cách nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Minh Châu, đánh giá được khả năng tự sự mà ông mở ra cho văn xuôi Việt Nam hiện đại. 1.3.Việc nghiên cứu hình thức “Nhân vật kể chuyện”, nắm vững những khả năng nghệ thuật của nó, sẽ rất có ích cho việc vận dụng phân tích các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu được chọn trong sách giáo khoa ngữ văn 7 trung học phổ thông(Mảnh trăng cuối rừng, Chiếc thuyền ngoài xa, Bức tranh ) Như vậy, đề tài “ Ưu thế riêng của hình thức “nhân vật kể chuyện” trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu” mà chúng tôi nghiên cứu là một đề tài vừa có cơ sở lí luận vừa có cơ sở thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua cơ sở lí luận trong nhiều tài liệu nghiên cứu có liên quan, cần làm nổi bật ưu thế riêng của hình thức nhân vật kể chuyện so với hình thức người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu -Trước hết, luận văn tìm hiểu những công trình lí luận về các hình thức kể chuyện, đặc biệt là hình thức “Nhân vật kể chuyện” xuất hiện sau hình thức “Người kể chuyện” truyền thống. - Các công trình nghiên cứu phê bình có liên hệ ít nhiều đến các hình thức kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. -Những truyện ngắn nổi tiếng của Nguyễn minh Châu mang một trong hai hình thức kể chuyện trên. -Những truyện ngắn của ông được chọn học ở phổ thông và đại học. -Trên cơ sở lí thuyết chung, đặc biệt là qua những truyện ngắn tiêu biểu luận văn làm sáng tỏ ưu thế riêng của hình thức “Nhân vật kể chuyện” so với hình thức “Người kể chuyện” 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi không có điều kiện khảo sát toàn bộ sáng tác của Nguyễn Minh Châu mà chỉ dừng lại ở thể loại truyện ngắn để làm sáng rõ ưu thế riêng của hình thức nhân vật kể chuyện. 8 - Chúng tôi tiến hành khảo sát truyện ngắn nổi tiếng của ông ở các tập truyện: Những vùng trời khác nhau(1970); Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành(1983); Bến quê(1985); Chiếc thuyền ngoài xa(1987); Cỏ lau(1989). 5. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu -Phương pháp loại hình -Phương pháp khái quát, tổng hợp -Phương pháp tiếp cận đối tượng theo quan điểm hệ thống và so sánh hệ thống Các phương pháp nghiên cứu này không tách rời nhau mà kết hợp hài hoà với nhau, bổ sung cho nhau. Trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm đến phương pháp phân tích, so sánh,đối chiếu để thấy được ưu thế riêng của hình thức nhân vật kể chuyện. Vì vậy, đây chính là phương pháp quán xuyến toàn bộ quá trình tiến hành luận văn. 6. Dự kiến đóng góp mới - Luận văn sẽ xác định nội hàm của khái niệm “Người kể chuyện” và “Nhân vật kể chuyện” một cách tương đối hệ thống để có thể sử dụng khái niện này như một yếu tố cơ bản trong việc xem xét cấu trúc của tác phẩm tự sự. - Trong luận văn luận văn của chúng tôi, vấn đề nhân vật kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu mới được khảo sát một cách hệ thống và thực sự trở thành đối tượng nghiên cứu độc lập so với hình thức người kể chuyện. 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH THỨC NHÂN VẬT KỂ CHUYỆN TRONG SỰ ĐỐI SÁNH VỚI HÌNH THỨC NGƯỜI KỂ CHUYỆN 1.1. Khái niệm Cũng như nhiều khái niệm lí luận khác, khái niệm “Nhân vật kể chuyện” và “Người kể chuyện” cho đến nay vẫn chưa được các nhà lí luận văn học thống nhất hoàn toàn. Ngay trong tên gọi của nó cũng có những cách khác nhau: Có người gọi là “Nhân vật người kể chuyện” còn người khác gọi là “Nhân vật kể chuyện”. Trong luận văn này, chúng tôi khu biệt rõ thành hai hình thức: “Nhân vật kể chuyện” và “Người kể chuyện”. Về mặt nội hàm khái niệm cũng có nhiều cách hiểu. Nhà nghiên cứu Tz.Todorov cho rằng người kể chuyện không chỉ là người kể mà còn là người 10 định giá: “Người kể chuyện là một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hư cấu. Chính người kể chuyện là hiện thân của những khuynh hướng mang tính xét đoán và đánh giá” [23, tr.490]. Theo Pospêlov thì : “Người trần thuật là người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người nghe(người đọc), là người chứng kiến và cắt nghĩa các sự việc xảy ra” [55, tr.88]. W.Kayser lại cho rằng người trần thuật là một khái niệm mang tính chất cực kỳ hình thức: “Người trần thuật- đó là một hình hài được sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ chỉnh thể tác phẩm văn học. Ở nghệ thuật kể chuyện, không bao giờ người trần thuật là vị tác giả đã hay chưa nổi danh, nhưng là cái vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận” [28, tr.245]. Còn GS Phùng Văn Tửu lại cho rằng: “Nói đến người kể chuyện là nói tới điểm nhìn được xác định trong hệ đa phương không gian, thời gian, tâm lý, tạo thành góc nhìn. Người kể chuyện là ai, kể chuyện người khác hay kể chuyện chính bản thân mình, khoảng cách về không gian từ nơi sự việc xảy ra đến chỗ đứng của người kể chuyện cũng như độ lệch thời gian giữa lúc sự việc xảy ra và khi sự việc được kể lại vẫn thường được các nhà tiểu thuyết quan tâm từ lâu” [72, tr.205]. So sánh các quan niệm trên về người trần thuật, người kể chuyện ta thấy họ vừa khác nhau, lại vừa thống nhất. Nếu Tz.Todorov chỉ thấy “Người kể chuyện” là một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hư cấu, W.Kayser lại cho “Người trần thuật” là một khái niệm mang tính chất cực kỳ hình thức thì Pospêlov đã khái quát thấy và thừa nhận ở phía sau “Người trần thuật” chính là tác giả. Cùng thừa nhận tầm quan trọng của tác giả, trong khi Pospêlov nhấn mạnh vai trò “Người môi giới”, người chứng kiến và cắt nghĩa các sự việc xảy ra thì Phùng Văn Tửu lại xoáy vào chỗ đứng và điểm nhìn của người kể chuyện. Từ việc kế thừa , tổng hợp những định nghĩa trên có thể đi tới xác lập khái niệm “Người kể chuyện” và “Nhân vật kể chuyện” thông qua sự phân [...]... biệt nó với người kể chuyện, nhân vật kể chuyện trong thực tế đời sống với các nhân vật khác và với tác giả 1.1.1 Nhân vật kể chuyện, người kể chuyện là những hình thức do nhà văn sáng tạo ra để kể chuyện Thứ nhất, người kể chuyện và nhân vật kể chuyện là sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật, do vậy nó khác với người kể chuyện, nhân vật kể chuyện trong thực tế đời sống Nếu người kể chuyện trong thực tế... người kể chuyện, nhân vật kể chuyện trong thực tế với người kể chuyện, nhân vật kể chuyện trong văn bản nghệ thuật là ở khả năng điểu chỉnh câu chuyện được kể Người kể chuyện, nhân vật kể chuyện thực tế hoàn toàn có khả năng điều chỉnh câu chuyện theo ý riêng của mình thì ngược lại người kể, nhân vật kể chuyện trong các văn bản nghệ thuật không có được quyền đó cho dù phản ứng của người đọc với câu chuyện. .. bệnh giai cấp của nhân vật này Thứ hai, việc sử dụng hình thức người kể chuyện hay nhân vật kể chuyện trong tác phẩm tuỳ thuộc vào động cơ, thái độ của tác giả: Khi sử dụng hình thức nhân vật kể chuyện thì chủ thể kể có thể xuất hiện một cách tường minh trong tác phẩm với tư cách là một nhân vật Nhân vật kể chuyện cũng như các nhân vật khác tham gia vào những sự kiện, biến cố của cốt truyện và đứng... độ của người kể chuyện hay nhân vật kể chuyện Bất cứ truyện kể nào cũng khắc in cái nhìn, cách cảm thụ, phương thức tư duy, năng lực trí tuệ và tư cách, tình cảm của người kể chuyện và nhân vật kể chuyện Như vậy, người kể chuyện và nhân vật kể chuyện đều có chức năng tổ chức kết cấu tác phẩm, tổ chức ngôn ngữ của các nhân vật khác: “Người kể chuyện bắt tất cả các đặc điểm ngôn ngữ của các nhân vật. .. thưởng thức, rút ra bài học cho mình về một chuỗi sự kiện nào đấy” [59, tr.457] Như vậy, ta có thể thấy rõ đằng sau câu chuyện của nhân vật kể chuyện chúng ta đọc được một câu chuyện thứ hai nữa-câu chuyện của tác giả cùng về cái mà nhân vật kể chuyện đã kể. Từ sự phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm nhân vật kể chuyện như sau: Nhân vật kể chuyện: Đây là hình thức kể chuyện mới xuất hiện trong văn... từ đầu thế kỷ xx Đây là hình thức kể mà chủ thể kể tham gia trực tiếp vào tác phẩm với một hình hài, vóc dáng, số phận cụ thể trong câu chuyện được kể Nhân vật kể chuyện do vậy không chỉ là người dẫn chuyện mà còn là nhân vật chính hoặc phụ trong tác phẩm kể lại câu chuyện về một người nào khác hoặc của chính bản thân mình Đây là hình thức kể 17 chuyện được phát huy nhiều trong nghệ thuật kể chuyện. .. người kể chuyện, nhân vật kể chuyện sẽ hình thành nên các dạng cốt truyện khác nhau: cốt truyện tuyến tính theo thời gian, cốt truyện tâm lí, cốt truyện Chuyện lồng trong chuyện Sự khác nhau này còn hình thành nhiều dạng, nhiều kiểu kết cấu truyện khác nhau: có truyện chỉ có một nhân vật kể chuyện và cũng chỉ kể một câu chuyện ( Đồng hào có ma- Nguyễn Công Hoan); có truyện chỉ có một người kể chuyện. .. người kể chuyện, nhân vật kể chuyện để thay mặt mình dẫn dắt người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm Trước hết nhân vật kể chuyện, người kể chuyện là người môi giới, gợi mở, dẫn dắt giúp người đọc tiếp cận với thế giới nhân vật, hiểu được bản chất của nhân vật, rút ngắn khoảng cách giữa nhân vật với người đọc Chẳng hạn, trong Anna Karênina ( Lép Tônxtôi), người kể chuyện đã vừa kể, vừa... sáng tác trong thời kì đương đại như tiểu thuyết của Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Bảo Ninh ; các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Minh Châu là những ví dụ rất tiêu biểu Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nhân vật kể chuyện, người kể chuyện thường kể những chuyện phi lí, phản logíc, trái ngược với lịch sử, hoặc đưa vào trong câu chuyện của mình kể những... tưởng của tác giả bao giờ cũng rộng hơn tư tưởng của nhân vật kể chuyện Tư tưởng của tác giả được thể hiện trong toàn bộ tác phẩm, qua hệ thống các nhân vật chứ không chỉ thể hiện duy nhất ở nhân vật kể chuyện Chẳng hạn, trong “Nhật ký người điên” của Lỗ Tấn, nhận thức của nhân vật kể chuyện xưng Tôi-người điên mới chỉ là nhận thức cụ thể, trực 15 tiếp, cảm tính còn nhận thức của tác giả là nhận thức . người kể chuyện , nhân vật kể chuyện và chỉ 6 ra ưu thế riêng về những khả năng nghệ thuật của hình thức nhân vật kể chuyện. 1.2.Với việc nghiên cứu hình thức người kể chuyện, nhân vật kể chuyện. các hình thức kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. -Những truyện ngắn nổi tiếng của Nguyễn minh Châu mang một trong hai hình thức kể chuyện trên. -Những truyện ngắn của ông được. lí luận trong nhiều tài liệu nghiên cứu có liên quan, cần làm nổi bật ưu thế riêng của hình thức nhân vật kể chuyện so với hình thức người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. 3.

Ngày đăng: 22/07/2015, 22:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan