Thành lập bản đồ địa chính tại xã Tân Lộc - huyện Lộc Hà - tỉnh Hà Tĩnh bằng máy toàn đạc điện tử và công nghệ tin học.

78 753 0
Thành lập bản đồ địa chính tại xã Tân Lộc - huyện Lộc Hà - tỉnh Hà Tĩnh bằng máy toàn đạc điện tử và công nghệ tin học.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN DOÃN HÀO Tên đề tài: THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TẠI XÓ TÕN LỘC HUYỆN LỘC HÀ - TỈNH HÀ TĨNH BẰNG MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ TIN HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2013 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : TS Lê Văn Thơ Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, em đã về thực tập tại Công ty TNHH Sơn Hải. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp và khoá luận tốt nghiệp của mình. Trong trang đầu của bài khoá luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên đã tận tình giúp đỡ và dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập. Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên của Công ty TNHH Sơn Hải đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của thầy giáo hướng dẫn: TS Lê Văn Thơ giảng viên khoa Quản lý Tài nguyên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Nhân dịp này em cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần, động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 25 tháng 8 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Doãn Hào DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT QĐ : Quyết định GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất GPS : Hệ thống định vị toàn cầu HN-72 : Hệ quy chiếu HN - 72 VN-2000 : Hệ quy chiếu VN - 2000 TN&MT : Tài nguyên và Môi trường GIS : Hệ thống thông tin địa lý LIS : Hệ thống thông tin đất MỤC LỤC Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Yêu cầu 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Bản đồ địa chính 3 2.1.1 Khái niệm 3 2.1.2 Nội dung của bản đồ địa chính và các yếu tố cơ bản. 3 2.1.2.1 Các yếu tố cơ bản 3 2.1.2.2 Nội dung của bản đồ địa chính 4 2.1.3 Phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính 8 2.2 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính 9 2.2.1 Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc 9 2.2.2 Thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không 10 2.3 Lưới khống chế địa chính 10 2.4 Đo vẽ chi tiết và thành lập bản đồ 13 2.4.1 Đo vẽ chi tiết và xử lý số liệu 13 2.4.1.1 Phương pháp đo tọa độ cực các điểm chi tiết 14 2.4.1.2 Phương pháp tính tọa độ điểm chi tiết 14 2.4.2 Phương Pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử 14 2.5 Những phần mềm ứng dụng để thành lập bản đồ địa chính 15 2.5.1 Giới thiệu phần mềm Microstation 15 2.5.2. Giới thiệu phần mềm FAMIS 15 2.5.3 Giới thiệu về máy toàn đạc điện tử 18 2.6. Thực trạng công tác đo vẽ thành lập bản đồ địa chính 19 2.6.1. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính trên toàn quốc 19 2.6.2 Tình hình công tác đo vẽ bản đồ địa chính tại Hà Tĩnh 20 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 21 3.2.1 Địa điểm: 21 3.2.2 Thời gian tiến hành: 21 3.3. Nội dung nghiên cứu 21 3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 21 3.3.2. Công tác ngoại nghiệp 21 3.3.3. Công tác nội nghiệp 21 3.4 Phương pháp nghiên cứu 21 3.4.1 Điều tra số liệu 21 3.4.2 Đo vẽ chi tiết bản đồ 21 3.4.3 Ứng dụng phần mềm Microsation và Famis để thành lâp bản đồ địa chính 22 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23 4.1.1.1. Vị trí địa lý 23 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo 23 4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết 23 4.1.1.4. Hệ thống thủy văn 24 4.1.1.5. Thổ nhưỡng 24 4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 24 4.1.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai của xã Tân Lộc 25 4.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai 25 4.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai 27 4.2. Công tác ngoại nghiệp 29 4.2.1 Hệ thống lưới khống chế đã có trong khu đo 29 4.2.2. Thành lập bản đồ địa chính 30 4.3. Ứng dụng phần mềm Microsation và Famis để thành lập bản đồ địa chính 32 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Đề nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Bảng tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ 9 Bảng 2.2. Chỉ tiêu kỹ thuật thành lập bản đồ địa chính 11 Bảng 2.3. Chỉ tiêu kỹ thuật của các yếu tố của lưới đường chuyền 12 Bảng 4.1: Kết quả điều tra về dân số và lao động của Xã Tân Lộc năm 2013. 24 Bảng 4.2: Dân số theo độ tuổi của Xã Tân Lộc. 25 Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã Tân Lộc năm 2013 28 Bảng 4.4. Tọa độ điểm lưới địa chính 29 Bảng 4.5 Tọa độ điểm lưới kinh vĩ 30 Bảng 4.6. Kết quả đo một số điểm chi tiết của trạm máy 1K-18 31 Bảng 4.7: Tổng hợp diện tích các loại đất trong tờ bản đồ 48 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1. Hiển thị điểm đo chi tiết lên bản đồ nền 36 Hình 4.2. Nối điểm đo chi tiết 38 Hình 4.3. Bản đồ đã tạo tâm thửa 41 Hình 4.4. Phân mảnh bản đồ 43 Hình 4.5. Gán dữ liệu từ nhãn cho bản đồ 44 Hình 4.6. Bản đồ đã vẽ nhãn thửa 46 Hình 4.7. Bản đồ hoàn chỉnh 47 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý sử dụng đất là nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai, được thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Với yêu cầu việc quản lý là phải nắm vững hiện trạng sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì việc sử dụng các tờ bản đồ địa chính trong công tác quản lý là vô cùng quan trọng. Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành quản lý đất đai, là tài liệu quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Nó làm cơ sở cho việc đăng ký, thống kê, lập và hoàn thiện hồ sơ địa chính, quy hoạch sử dụng đất là cơ sở pháp lý cho việc giao đất, thu hồi đất về xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra bản đồ địa chính còn phục vụ việc bảo vệ cải tạo đất và làm cơ sở tài liệu cơ bản. Chính vì vậy việc xây dựng bản đồ địa chính là một nhiệm vụ quan trọng mang tính cấp thiết trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin thì tin học đã trở thành một công cụ phổ biến, Sự phát triển của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều phần mềm ứng dụng cho ngành quản lý đất đai như: Mapinfo, Autocard, Microstation, Gis, Lis. Trong đó, phần mềm Microstation có nhiều ưu thế trong đồ hoạ, phi đồ hoạ phục vụ công tác quản lý đất đai. Phần mềm Famis ra đời, lập trình chủ yếu là chạy trên nền của phần mềm Microstation, là phần mềm tích hợp cho việc đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính, là một phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính, có tính ưu việt và khả năng ứng dụng rất lớn nên chúng ta có thể áp dụng phần mềm này vào đo vẽ thành lập bản đồ địa chính. Hiện nay, ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều địa phương chưa được đo vẽ bản đồ địa chính, mà hệ thống bản đồ giải thửa và bản đồ khác như bản đồ đo đất lâm nghiệp được đo đạc từ những năm 1980 đã cũ, không còn phù hợp nhưng vẫn và đang sử dụng, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý đất đai. Trong những năm qua UBND tỉnh Hà Tĩnh đã quan tâm đến công tác đo đạc và lập hồ sơ địa chính nhằm giúp công tác quản lý đất đai được hoàn thiện và chính 2 xác hơn. Năm 2010 UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt theo Quyết định số 2141/QĐ-UBND, ngày 16 tháng 12 năm 2010 “Về phê duyệt TKKT-DT đo vẽ bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khu đo 5 xã huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh”. Xuất phát từ những thực tế trên được sự giới thiệu ban giám hiệu trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Lê Văn Thơ em đã tiến hành thực hiện đề tài : “Thành lập bản đồ địa chính tại xã Tân Lộc - huyện Lộc Hà - tỉnh Hà Tĩnh bằng máy toàn đạc điện tử và công nghệ tin học”. 1.2 . Mục đích nghiên cứu - Thực hiện đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử - Từ số liệu đo đạc sử dụng công nghệ tin học phần mềm Microstation và Famis vào thành lập bản đồ địa chính dạng số. - Tạo ra các sản phẩm bản đồ địa chính với việc biên tập chỉnh sửa hoàn thiện bản đồ 1.3 . Yêu cầu - Bản đồ địa chính thành lập phải tuân thủ quy trình, quy phạm hiện hành. - Đảm bảo độ chính xác, tỷ lệ bản đồ thích hợp, thể hiện đầy đủ nội dung theo yêu cầu của công tác quản lý đất đai. Bản đồ địa chính thành lập phải đảm bảo tính thống nhất, đạt yêu cầu chất lượng và sử dụng trong thực tế. - Áp dụng công nghệ tin học trong việc biên tập và in bản đồ địa chính. 1.4 . Ý nghĩa của đề tài - Thực tập tốt nghiệp là cơ hội để hệ thống và cùng cố lại kiến thức đã học trong nhà trường. - Giúp sinh viên thành thạo các phương pháp nhập số liệu và xử lý các số liêu đo đạc, quy trình thành lập bản đồ từ các số liệu đo. - Qua nghiên cứu và tìm hiểu được ứng dụng của máy toàn đạc điện tử trong công tác đo vẽ và thành lập bản đồ. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Bản đồ địa chính 2.1.1. Khái niệm “Bản đồ địa chính là tên gọi cho bản đồ dược biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vị hành chính xã, phương, thị trấn trong đó yếu tố phản ánh chính là thửa đất, được thể hiện đầy đủ về hình thể, vị trí kích thước, loại đất. Bản đồ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã và cấp tương đương”(Lê Văn Thơ, 2009) [8]. Bản đồ địa chính cơ sở là tên gọi chung của bản đồ gốc được đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa, đo vẽ bằng phương pháp chụp ảnh từ máy bay kết hợp với đo vẽ bổ sung ngoài thực địa hay được thành lập trên cơ sở biên vẽ từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ đã có. Các yếu tố nội dung trên bản đồ địa chính phải tuân thủ theo các quy định cụ thể, chi tiết trong bộ “Ký hiệu bản đồ địa chính” do tổng cục địa chính (nay là Bộ TN & MT ) ban hành. Các yếu tố nội dung bản đồ được thể hiện phải đạt độ chính xác cao về khoa học tự nhiên vừa phù hợp về mặt kinh tế xã hội và có cơ sở pháp chế chính quy do cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải mang tính liên tục và kịp thời nhằm nắm chắc biến động đất đai ở từng thời điểm xác định. Đáp ứng yêu cầu này năm 2013 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành Thông tư 55/2013/TT-BTNMT quy định về thành lập bản đồ địa chính. 2.1.2. Nội dung của bản đồ địa chính và các yếu tố cơ bản. 2.1.2.1. Các yếu tố cơ bản Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàng vận dụng trong quá trình thành lập, sử dụng bản đồ và quản lý đất đai, ta cần hiểu rõ một số yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính sau: - Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng dấu mốc đặc biệt. Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình. [...]... dụng máy toàn đạc điện tử và phần mềm Microsation, Famis để thành lập bản đồ địa chính - Phạm vi nghiên cứu: Thành lập 1 tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 1.000 trên địa bàn xã Tân Lộc huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1 Địa điểm: Công ty TNHH Sơn Hải và UBND xã Tân Lộc 3.2.2 Thời gian tiến hành: Từ 25/5 đến 25/8/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Điều kiện tự nhiên - kinh... công tác đo vẽ thành lập bản đồ địa chính 2.6.1 Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính trên toàn quốc Từ năm 1990 ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam đã bắt đầu chương trình đổi mới công nghệ Đến năm 2000, công nghệ đo đạc và bản đồ nước ta đạt được trình độ ngang tầm khu vực ASEAN, tiếp cận được với mặt bằng công nghệ đo đạc và bản đồ thế giới Đến nay hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực đo đạc và thành. .. tế - xã hội của xã Tân Lộc 3.3.2 Đo vẽ chi tiết thực địa bằng máy toàn đạc điện tử 3.3.3 Truyền, trút số liệu, chuẩn hóa dữ liệu và biên tập bản đồ địa chính dạng số 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Điều tra số liệu - Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội: Thu thập từ UBND xã - Tọa độ các điểm lưới: Đơn vị đo đạc đã căn cứ vào điều kiện địa hình, căn cứ vào quy phạm thành lập bản đồ địa chính đã tiến hành... vi cả nước - Tính đến năm 2004 cả nước đã thành lập lưới địa chính cơ sở phủ trùm trên hệ tọa độ VN-2000 bằng công nghệ GPS hiện đại cho các tỉnh thành - Hệ thống bản đồ địa chính các tỷ lệ khác nhau được thành lập phủ trùm cả nước Hệ thống bản đồ địa chính cơ sở phủ trùm toàn bộ đất lâm nghiệp Ngành đo đạc và bản đồ đã đảm bảo được các yêu cầu về thông tin, tư liệu phục vụ cho quản lý nhà nước, nhu... * S 2.4.2 Phương Pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử Thường được áp dụng để thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 đến 1:1000, 1:2000 cho các khu dân cư Đối với phương pháp này thì thiết bị đo đạc được sử dụng là máy toàn đạc điện tử hoặc máy kinh vĩ điện tử và kết hợp các công cụ khác như mia, thước dây Phương pháp này được sử dụng để đo vẽ tỷ lệ bản đồ lớn, khu vực đất có diện tích... Tình hình công tác đo vẽ bản đồ địa chính tại Hà Tĩnh Do nắm được tình hình sử dụng và quản lý đất ngày càng phức tạp nên Hà Tĩnh đã cho tiến hành đo đạc thành lập bản đồ địa chính trên toàn tỉnh đến nay tỉnh Hà Tĩnh đã nghiệm thu được 157/228 xã đã triển khai với diện tích khoảng 15039,44 ha, trong đó: Can Lộc 23/23 xã diện tích 2291,99 ha; Cẩm Xuyên 25/25 xã diện tích 2702,84 ha; Đức thọ 26/28 xã với... bản đồ địa chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được vượt quá: 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 7 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000 Đối với khu vực nông thôn có độ dốc địa. .. sau khi đo vẽ ngoại nghiệp đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để thành lập một cơ sở dữ liệu về bản đồ số và hồ sơ địa chính thống nhất - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính - CadDB là phần mềm thành lập quản lý thông tin về hồ sơ địa chính, hỗ trợ công tác thanh tra kiểm tra, quản lý sử dụng đất Cấp GCNQSD... chính 2.2.1 Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc Đây là phương pháp thường được áp dụng để thành lập bản đồ địa chính từ tỷ lệ 1: 2000 đến 1: 200 cho các khu dân cư Phương pháp này sử dụng các loại máy kinh vĩ hoặc máy toàn đạc điện tử và các công cụ khác như mia, gương, thước dây… Phương pháp được sử dụng để đo vẽ bản đồ ở những khu vực đô thị, khu dân cư có độ che khuất lớn và đòi hỏi... cho thửa đất và hoàn thiện bản đồ Trong quá trình đo vẽ để khắc phục sai số trong đo khoảng cách, tăng độ chính xác người ta sử dụng máy toàn đạc điện tử của SOKIA, TOPCON, công nghệ GPS 10 2.2.2 Thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không Đo vẽ bản đồ bằng các phương pháp có sử dụng ảnh chụp từ máy bay hoặc chụp từ các thiết bị bay khác (gọi tắt là đo vẽ bản đồ bằng ảnh máy bay) được sử dụng kết . Lộc - huyện Lộc Hà - tỉnh Hà Tĩnh bằng máy toàn đạc điện tử và công nghệ tin học . 1.2 . Mục đích nghiên cứu - Thực hiện đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử - Từ số liệu đo đạc. chia mảnh bản đồ địa chính 8 2.2 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính 9 2.2.1 Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc 9 2.2.2 Thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không. chia mảnh bản đồ địa chính 8 2.2 Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính 9 2.2.1 Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc 9 2.2.2 Thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không

Ngày đăng: 22/07/2015, 11:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan