Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tại xã Bản Lầu-huyện Mường Khương-tỉnh Lào Cai.

108 1.1K 9
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tại xã Bản Lầu-huyện Mường Khương-tỉnh Lào Cai.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM    LA HOÀNG MẠNH DƯƠNG Tên đề tài : “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHUỐI BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẠI XÃ BẢN LẦU HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG – TỈNH LÀO CAI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khoá học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : Ths. Bùi Thị Thanh Tâm Thái Nguyên - 2014 2 LỜI CẢM ƠN Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Ths. Bùi Thị Thanh Tâm người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này. Để hoàn thành được khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Uỷ ban nhân dân xã Bản Lầu, các hộ trồng chuối thôn Cốc Phương, Na Lốc 1, Na Lốc 2, Na Lốc 3 đã cung cấp cho tôi những nguồn tư liệu hết sức quý báu. Tôi cũng xin được cảm ơn gia đình, cảm ơn bạn bè. Đã giúp đỡ, quan tâm, động viên cổ vũ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng. Tuy nhiên, khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, 08 tháng 06 năm 2014 Sinh viên thực hiện La Hoàng Mạnh Dương 3 BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nghĩa 1 BVTV Bảo vệ thực vật 2 ĐVT Đơn vị tính 3 VA Giá trị gia tăng 4 GO/D Giá trị sản xuất trên mỗi 1 đơn vị diện tích 5 VA/D Giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị diện tích 6 GO/IC Giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian 7 GO Tổng giá trị sản xuất 8 VA/IC Giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian 9 MI/IC Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian 10 Pr/IC Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian 11 Pr/TC Giá trị lợi nhuận trên 1 đồng chi phí bỏ ra 12 VA/GO Giá trị sản xuất tích lũy được bao nhiêu giá trị gia tăng 13 GO/LĐ Tổng giá trị sản xuất trên tổng số ngày công lao động 14 VA/LĐ Giá trị gia tăng trên tổng số ngày lao động 15 KD Kinh doanh 16 KTCB Kiến thiết cơ bản 17 Pr Lợi nhuận 18 TB Trung bình 19 KHKT Khoa học kỹ thuật 20 UBND Ủy ban nhân dân 21 CN-TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 22 HTX Hợp tác xã 23 NTM Nông thôn mới 24 GTNT Giao thông nông thôn 25 THPT Trung học phổ thông 26 THCS Trung học cơ sở 27 ĐB Đồng bằng 28 KTTT Kinh tế trang trại 29 IC Chi phí trung gian 30 TC Tổng chi phí 31 MI Thu nhập hỗn hợp (bao gồm cả lao động gia đình) 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 8 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 9 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 10 1.2.1. Mục tiêu chung 10 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 10 1.3. Ý nghĩa của đề tài 10 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 10 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 10 1.4. Đóng góp mới của đề tài 11 1.5. Bố cục của khóa luận 11 Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 12 1.1. Cơ sở lý luận 12 1.1.1. Vị trí, vai trò của cây chuối mô trong sự phát triển kinh tế 12 1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về HQKT 15 1.2. Cơ sở thực tiễn 20 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trên thế giới 20 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở Việt Nam 23 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao HQKT sản xuất cây chuối mô 26 1.3.1. Nhân tố tự nhiên 26 1.3.2. Nhân tố về kinh tế tổ chức 27 1.3.3. Nhân tố kinh tế - xã hội 27 1.3.4. Nhân tố kỹ thuật 30 Phần 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 5 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 33 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 33 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 33 2.2. Nội dung nghiên cứu 33 2.3. Câu hỏi nghiên cứu 33 2.4. Phương pháp nghiên cứu 34 2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu 34 2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu 34 2.4.3. Phương pháp phân tích 38 2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá HQKT sản xuất cây chuối mô 39 2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ của sản xuất 39 2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả sản xuất của hộ 39 Phần 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 42 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của xã Bản Lầu 42 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Bản Lầu 47 3.2.1. Điều kiện kinh tế lao động của xã Bản Lầu 47 3.2.2. Văn hoá – xã hội – Môi trường 50 3.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn của xã Bản Lầu 52 3.3. Thực trạng sản xuất chuối mô tại xã Bản Lầu 56 3.3.1. Các thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra 56 3.3.2. Hiện trạng sản xuất 57 3.4. Đánh giá hiệu quả của cây chuối mô theo kết quả điều tra 62 3.4.1. Tình hình đầu tư trong sản xuất cây chuối mô của xã 62 6 3.4.2. Kết quả và thu nhập từ sản xuất kinh doanh chuối 65 3.4.3. Đánh giá HQKT và nâng cao HQKT sản xuất cây chuối mô của xã 67 3.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả, HQKT sản xuất cây chuối mô của hộ nông dân tại xã Bản Lầu 72 3.5. 1. Các yếu tố thuộc về điều kiện kỹ thuật, kinh nhiệm sản xuất 72 3.5.2: Trình độ học vấn của chủ hộ 74 3.5.3: Ảnh hưởng của quy mô diện tích tới HQKT sản xuất cây chuối mô 74 3.5.4: Sự tiếp cận khoa học kỹ thuật 75 3.5.5: Mức độ bón phân chuồng tới HQKT 76 3.5.6. Mức độ bón phân tổng hợp NPK tới HQKT 77 3.5.7. Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế tổ chức 79 3.6. Những thuận lợi khó khăn trong quá trình sản xuất và nâng cao HQKT của chuối mô tại xã Bản Lầu 80 3.6.1. Những thuận lợi 80 3.6.2. Những khó khăn 82 3.7. Đánh giá chung về tình hình sản xuất và nâng cao HQKT sản xuất cây chuối mô tại xã Bản Lầu 84 3.7.1. Những mặt đạt được 84 3.7.2. Những hạn chế 85 Phần 4: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HQKT SẢN XUẤT CÂY CHUỐI MÔ TẠI XÃ BẢN LẦU 87 4.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng về nâng cao HQKT sản xuất chuối mô trên địa bàn xã 87 4.2. Giải pháp nâng cao HQKT sản xuất cây chuối mô ở xã Bản Lầu 88 4.2.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ 88 7 4.2.2. Giải pháp về giống và tuyển chọn giống 89 4.2.3. Giải pháp về quy hoạch vùng sản suất chuối phù hợp với điều kiện tự nhiên 89 4.2.4. Tăng cường phối hợp liên kết “4 nhà” trong sản xuất chuối 90 4.2.5. Giải pháp về khoa học công nghệ 92 4.2.6. Giải pháp về nguồn nhân lực 92 4.2.7. Giải pháp về vốn 93 4.2.8. Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất cho người nông dân 94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95 1. Khuyến nghị 95 1.1. Khuyến nghị đối với huyện Mường Khương 95 1.2. Khuyến nghị đối với xã Bản Lầu 95 1.3. Đối với các hộ nông dân trồng chuối 96 2. Kết luận 96 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Hàm lượng vitamin trong một số loại quả 13 Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng chuối một số quốc gia năm 2012 20 Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng chuối nước ta phân theo địa phương năm 2012 23 Bảng 1.4: Tình hình phát triển chuối nước ta qua các năm 2011-2013 25 Bảng 2.1: Đặc điểm cơ bản của các thôn nghiên cứu 35 Bảng 2.2: Số lượng mẫu điều tra của các điểm nghiên cứu của xã năm 2013 36 Bảng 3.1: Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ không khí trung bình 43 năm 2013 của xã Bản Lầu 43 Bảng 3.2: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Bản Lầu 45 giai đoạn 2011 - 2013 45 Bảng 3.3: Tình hình số hộ, nhân khẩu và lao động của xã Bản Lầu giai đoạn 2011 – 2013 48 Bảng 3.4: Giá trị sản xuất của xã Bản Lầu năm 2013 50 Bảng 3.5: Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra 56 Bảng 3.6: Diện tích chuối của xã Bản Lầu năm 2011-2013 57 Bảng 3.7: Diện tích, năng suất, sản lượng chuối của xã Bản Lầu năm 2011-2013 58 Bảng 3.8: Năng suất, sản lượng chuối mô và dứa của các hộ điều tra 59 Bảng 3.9: Chi phí sản xuất 1ha chuối mô và dứa của xã Bản Lầu năm 2013 63 Bảng 3.10: Kết quả sản xuất kinh doanh chuối và dứa 65 Bảng 3.11: Kết quả sản xuất kinh doanh chuối của các nhóm hộ điều tra (tính trên 1 ha chuối cho thu hoạch) 66 Bảng 3.12: Hiệu quả sản xuất giữa cây chuối mô và cây dứa Queen 68 Bảng 3.13: HQKT SX cây chuối mô các nhóm hộ trong xã năm 2013 69 Bảng 3.14: Phân tích ảnh hưởng của mức bón phân chuồng đến HQKT sản xuất chuối mô 76 Bảng 3.15: Phân tích ảnh hưởng của mức bón phân NPK đến HQKT sản xuất chuối mô 78 9 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, bố trí cây trồng phù hợp với từng loại đất góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông - lâm nghiệp, đem lại việc làm và thu nhập cho người lao động nông thôn [14]. Từng bước xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của các địa phương. Giữ vững an ninh chính trị và chủ quyền quốc gia dọc tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Việc phát triển cây chuối mô cũng có những tác động nhất định tới môi trường. Trồng chuối đúng kỹ thuật góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao độ che phủ, cải thiện môi trường sinh thái hạn chế rửa trôi, xói mòn suy thoái đất, hạn chế nguy cơ và thiệt hại do mưa lũ gây ra, nguồn tài nguyên đất đai sẽ được sử dụng hợp lý, đồng thời người dân có thu nhập cao sẽ hạn chế phá rừng làm nương [16]. Phát triển kinh tế sản xuất cây ăn quả cũng như bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào muốn tồn tại và phát triển, đứng vững trên thương trường thì vấn đề hiệu quả kinh tế (HQKT) phải được đặt lên hàng đầu [9]. Qua mỗi thời kỳ sản xuất kinh doanh phải phân tích tìm ra những ưu điểm tồn tại, có hướng khắc phục tổ chức sản xuất, trong chu kỳ sản xuất tiếp theo. Cùng với xu thế phát triển nông nghiệp hàng hoá hội nhập, bên cạnh việc đầu tư cho sản xuất cây lương thực, một yêu cầu bức thiết với nền nông nghiệp nước ta cần phải đa dạng các sản phẩm cây trồng, thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng tỷ trọng các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Do đó, ngành trồng trọt không thể thiếu việc phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất cây ăn quả theo thế mạnh của từng vùng [16]. Đó là nhu cầu thiết thực, phát triển tích cực, khai thác được lợi thế so sánh của các huyện miền núi nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung. Xuất phát từ thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính cụ thể khuyến khích đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên cơ sở phát , huy lợi thế vùng đặc biệt chú trọng đến các vùng có loài cây ăn quả đặc sản. Bản Lầu là xã miền núi thuộc huyện Mường Khương được chọn là vùng trọng điểm để phát triển các loại cây ăn quả, tiềm năng phát triển cây ăn quả rất lớn. Song để thị trường chấp nhận và có thương hiệu thực sự chưa được quan tâm chú ý, dẫn đến tình trạng hiệu quả sản xuất chưa cao, đời sống của người nông dân thấp kém. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu. “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tại xã Bản Lầu-huyện Mường Khương-tỉnh Lào Cai” với mong muốn sẽ là cơ sở 10 để góp phần đánh giá đúng thực trạng, HQKT và thấy rõ được các tồn tại để từ đó đề ra các giải pháp phát triển sản xuất tiêu thụ sản phẩm chuối hợp lý mang lại HQKT cao hơn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu và đánh giá HQKT sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào trên cơ sở thực tiễn tại xã Bản Lầu. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao HQKT sản xuất cây chuối mô, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã Bản Lầu. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể − Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về HQKT, nâng cao HQKT sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô. − Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và HQKT sản xuất chuối nuôi cấy mô tại địa bàn xã Bản Lầu năm 2011-1013. − Phân tích tác động của một số yếu tố chính đến HQKT sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. − Đề xuất những giải pháp và định hướng nhằm nâng cao HQKT sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tại địa bàn xã Bản Lầu. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học − Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại cơ sở và làm quen dần với công việc thực tế. − Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin kỹ năng nghề nghiệp. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Là tài liệu tham khảo giúp xã Bản Lầu xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất cây chuối mô. Có ý nghĩa thiết thực cho quá trình sản xuất cây chuối mô trên địa bàn xã Bản Lầu và đối với các địa phương có điều kiện tương tự. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành vùng sản xuất tập trung nhằm cải thiện năng suất, chất lượng, hiệu quả sản phẩm để phát triển bền vững. Khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động, tạo vùng nguyên liệu chuối hàng hóa, giải quyết việc làm cho [...]... HQKT sản xuất chuối mô − Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và rủi ro trong sản xuất chuối mô tại địa bàn xã Bản Lầu − Hình thức tổ chức sản xuất − Hình thức tiêu thụ và các kênh tiêu thụ sản phẩm chuối chính − Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, HQKT sản xuất chuối mô tại xã Bản Lầu 2.3 Câu hỏi nghiên cứu − Tại sao phải phát triển và nâng cao HQKT sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tế. .. doanh của các doanh nghiệp nước ta hiện nay được đánh giá trên hai phương diện là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Trong khóa luận này, khi nói đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chỉ xét trên phương diện hiệu quả kinh tế ta có thể mô tả theo công thức sau: − Hiệu quả kinh tế trong nông lâm nghiệp: Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế (HQKT), tuy nhiên chúng ta có thể tóm tắt thành... triển sản xuất cây chuối mô và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao HQKT sản xuất cây chuối mô tại địa phương − Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp: Những tài liệu mới về sản xuất và nâng cao HQKT sản xuất chuối nuôi cấy mô, tổ chức sản xuất, bố trí cây trồng được tổ chức điều tra, phỏng vấn để có thể nhìn nhận về tình hình sản xuất cây chuối mô ở xã một cách tổng quát, tổ chức nghiên cứu thực tiễn tại. .. vườn 1.3.3 Nhân tố kinh tế - xã hội 1.3.3.1 Thị trường tiêu thụ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà sản xuất phải trả lời đúng chính xác ba vấn đề cơ bản của một tổ chức kinh tế đó là sản xuất, kinh doanh cái gì? Sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Có như vậy, cơ sở sản xuất, kinh doanh mới có thể thu được kết quả và HQKT cao Như vậy, trước khi quyết định sản xuất, nhà sản xuất phải 28 nghiên... đây, các số liệu thống kê của xã từ năm 2011 – 2013 và số liệu điều tra các hộ sản xuất chuối mô năm 2013.Thời gian thực hiện từ 5/3/2013 – 27/4/2014 2.2 Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu tình hình về đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã − Thực trạng sản xuất cây chuối mô của xã Bản Lầu trong những năm gần đây − Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chuối mô theo kết quả điều tra − Mức độ ảnh hưởng... quy mô, diện tích đất trồng cây chuối mô, cách tổ chức sản xuất, kết quả, xu hướng và tiềm năng về nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây chuối mô ở các thôn trọng điểm trong quy hoạch ở xã Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các điểm chọn nghiên cứu phải đại diện cho các vùng sinh thái kinh tế trồng cây chuối mô trong xã trên phương diện về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và những đặc điểm chung... chuối mô phải so sánh được nó cao hay thấp so với HQKT của các cây trồng đó với sản xuất cây chuối mô [14] 1.1.2 Một số vấn đề cơ bản về HQKT 1.1.2.1 Các quan niệm khác nhau về HQKT Hiệu quả là vấn đề được các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà quản lý quan tâm hàng đầu Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của quá trình sản xuất Nó được xác định bằng so sánh kết quả sản xuất. .. hệ xã hội được cải thiện, môi trường sống, điều kiện làm việc, trình độ xã hội cũng đều được nâng lên [6] + HQKT là mối quan tâm duy nhất của kinh tế học nói chung và kinh tế học vi mô nói riêng Hiệu quả nói một cách khái quát nghĩa là không lãng phí + Hiệu quả phát triển phản ánh sự phát triển của các tế bào kinh tế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các khu vực, vùng kinh tế trong tổng thể nền kinh tế. .. được tổng hợp ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội, với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó [4] Do vậy, HQKT - xã hội phản ánh một cách tổng quát dưới góc độ xã hội + Hiệu quả xã hội biểu thị mối tương quan giữa kết quả sản xuất với các lợi ích xã hội do sản xuất mang lại Cùng với sự công bằng trong xã hội, nó kích thích phát triển sản xuất có HQKT cao Nhờ phát triển sản xuất mà xã hội ngày càng nâng cao... chi phí sản xuất phát sinh 14 − Sản phẩm cây chuối giống sạch bệnh: Nhân giống chuối bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào là một phương pháp hữu hiệu để loại bỏ virus, nấm khuẩn ra khỏi cây giống trong quá trình nhân nên sẽ tạo được sản phẩm cây chuôi giống hoàn toàn sạch bệnh Các giống sạch bệnh tạo ra bằng cấy mô thường tăng năng suất 15-39% so với giống gốc − Sản phẩm cây chuối giống nuôi cấy có thể . LA HOÀNG MẠNH DƯƠNG Tên đề tài : “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHUỐI BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẠI XÃ BẢN LẦU HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG – TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP . HQKT sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. − Đề xuất những giải pháp và định hướng nhằm nâng cao HQKT sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tại địa bàn xã Bản Lầu. 1.3. Ý. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tại xã Bản Lầu-huyện Mường Khương-tỉnh Lào Cai với mong muốn sẽ là cơ sở 10 để góp phần đánh giá đúng thực trạng, HQKT

Ngày đăng: 22/07/2015, 08:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan