Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học

99 3.2K 9
Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ THƠM NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC Chuyên ngành: Giáo dục học Bậc Tiểu học Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ NHÀN HÀ NỘI, 2013 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, đưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Nhàn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Nhàn, người đã luôn quan tâm, động viên và tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và Phòng Sau Đại học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Thơm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, chưa từng được công bố ở bất cứ tài liệu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Thơm MỤC LỤC MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Giới thuyết về truyện cổ tích 10 1.1.1. Khái niệm 10 1.1.2. Đặc điểm thể loại của truyện cổ tích 13 1.1.3. Phân loại truyện cổ tích 20 1.2. Truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ (Trong kho tàng cổ tích của Nguyễn Đổng Chi và Nguyễn Cừ) 26 1.2.1. Thống Kê 26 1.2.2. Nhận xét chung 27 Chương 2. THẾ GIỚI TRẺ THƠ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGUYỄN ĐỔNG CHI VÀ NGUYỄN CỪ 2.1. Phân loại nhân vật trẻ thơ 30 2.1.1. Cơ sở phân loại 30 2.1.2. Phân loại nhân vật trẻ thơ 33 2.2. Đặc điểm nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích 34 2.2.1. Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật trẻ thơ 34 2.2.2. Phẩm chất của nhân vật 36 2.2.3. Cuộc đời, số phận của nhân vật 42 2.3. Nghệ thuật thể hiện nhân vật trẻ thơ 48 2.3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh 48 2.3.2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua hành động 52 2.3.3. Nghệ thuật sắp xếp, gắn kết nhân vật 55 Chương 3. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH Ở SÁCH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH 3.1. Truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ trong chương trình Tiểu học 59 3.1.1. Thống kê 59 3.1.2. Nhận xét 63 3.2. Ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học, thông qua việc dạy các phân môn có truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ 66 3.2.1. Giáo dục nhận thức 67 3.2.2. Giáo dục, bồi dưỡng năng lực văn – Tiếng Việt 75 3.2.3. Giáo dục đạo đức 82 3.2.4. Giáo dục thẩm mỹ 85 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1. Cùng các thể loại văn học dân gian khác, truyện cổ tích là di sản tinh thần vô giá của cha ông để lại. Đằng sau những lời kể giản dị là những cuộc đời, những số phận, những chuyện buồn vui của cuộc đời. Đến với cổ tích ta còn gặp những ước mơ khát vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Gần gũi chân thực và cũng giàu chất thơ, cổ tích dắt ta đi giữa đôi bờ hư thực. Con người được an ủi động viên vượt qua những trắc trở, khó khăn để kiên trì vượt lên trong cuộc sống Những điều như thế khiến cổ tích là người bạn đường của nhân dân xưa và nay. Nghệ sĩ dân gian sử dụng phương thức hư cấu những yếu tố thần kì để kiến tạo nên một thế giới cổ tích với bao điều kì diệu, bao niềm thương cảm. Học sinh Tiểu học được các nhà tâm lí học gọi bằng một cái tên khác đầy ý nghĩa: “lứa tuổi cổ tích”. Ở lứa tuổi này, các em nhìn đời bằng đôi mắt trong trẻo và tin cậy. Các em “suy nghĩ bằng hình ảnh”, sống với thế giới của cái đẹp. Trẻ cũng rất ưa thích sự phiêu lưu để khám phá và ngạc nhiên trước những bí mật của xung quanh. Tất cả những điều đó đã đưa các em đến gần với cổ tích. Chính vì thế mà V.A Xukhômlinxki - nhà giáo dục nổi tiếng người Nga đã cho rằng: “Truyện cổ tích là môi trường nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, là ngọn gió tươi mát thổi bùng ngọn lửa tư duy và ngôn ngữ của trẻ”. Quả thực, rất khó tìm thấy một thế giới tràn đầy cái đẹp, những biểu tượng đượm màu sắc huyền thoại như trong truyện cổ tích. Đến với cổ tích chính là cơ hội cho trẻ nuôi dưỡng, phát triển cảm xúc thẩm mĩ và phát huy trí tưởng tượng. Như thế chính là trẻ đã được phát triển về mặt tâm hồn - một trong hai mục đích chính của giáo dục trẻ ở bậc Tiểu học. 2 2. Trong thế giới cổ tích có những nhân vật, những con người thuộc những tầng lớp người khác nhau, những lứa tuổi khác nhau. Nhân vật trẻ thơ đã có mặt trong những lời kể dân gian. Các em cũng tham gia vào đời sống xã hội. Trong sách Tiếng Việt bậc Tiểu học, truyện cổ tích chủ yếu có mặt trong phân môn Tập đọc và Kể chuyện. Cùng với sự thay đổi chương trình sách giáo khoa theo quan điểm tích hợp, phân môn Tập đọc và Kể chuyện đã gắn kết chặt chẽ với nhau. Truyện cổ tích đã được người biên soạn triển khai theo một hệ thống. Có thể nói, đây là những tác phẩm, những bài học cụ thể sinh động gắn liền với đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức của trẻ thơ. Hơn thế nữa, những bài học ấy có tác dụng to lớn trong việc giáo dục nhân cách và nhận thức của học sinh. Xuất phát từ thực tế ấy, sách Tiếng Việt Tiểu học đã bố trí “văn bản” truyện cổ tích từ lớp 1 đến lớp 5 và được dạy học trong các phân môn: Tập đọc và Kể chuyện. Điều đó chứng tỏ vị trí của mảng sáng tác này. Và dĩ nhiên, trong các truyện cổ tích góp mặt trên trang sách Tiếng Việt có những lời kể về nhân vật trẻ thơ. Với những lý do như trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học”. 2. Lịch sử vấn đề Với sự tiếp cận hạn hẹp của mình, trong phần Lịch sử vấn đề này, chúng tôi xin trình bày một số ý kiến tiêu biểu của giới nghiên cứu xoay quanh truyện cổ tích nói chung và truyện kể có nhân vật trẻ thơ. Nhìn một cách khái quát, các nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học thường đưa ra nhận định về giá trị của cổ tích. Chúng góp phần mang lại cho 3 người nghe / người đọc những món quà tinh thần vô giá. M. Gorki nhận xét: “Truyện cổ tích luôn luôn chiếu rọi ánh sáng vào một thế giới khác”. Thế giới trong truyện cổ tích dường như không thực với những gì đang có và đã có. Vì vậy, đây chính là thế giới của ước mơ. Thế giới này hoàn toàn phù hợp với tâm lý thiếu nhi – một lứa tuổi mà trí tưởng tuợng đang hình thành và phát triển. Bài viết của nhà nghiên cứu Tạ Phong Châu khi nhận xét về Kho tàng truyện cổ tích Việt nam của Nguyễn Đổng Chi, đăng trên tạp chí Văn học số 2 – 1975, có nhận xét như sau: “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác sưu tầm, giới thiệu nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam, nó đạt được những thành tựu vững chắc hơn các truyện cổ tích đã xuất bản từ trước tới nay về cả nội dung và hình thức” [14, tr.1005]. Bàn về nghệ thuật kể chuyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi, tác giả viết: “Về mặt ngôn ngữ truyện kể, tác giả đã cố gắng không rơi vào hai xu hướng lệch lạc khá phổ biến xưa nay là tiểu thuyết hóa hoặc đơn giản hóa truyện cổ tích tác giả đã cố gắng sử dụng ngôn ngữ của người bình dân và cách diễn đạt dân gian mà vẫn không làm cho các truyện rơi vào thô thiển” [14, tr.1005]. PGS Vũ Ngọc Khánh có bài nghiên cứu “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, đôi điều suy nghĩ” được đăng trên báo “Kiến thức ngày nay” số 110. Phần mở đầu bài viết, tác giả nhấn mạnh đặc điểm nổi bật cần lưu ý của bộ “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”: “Đây là một công trình khoa học chứ không phải là tập sách sưu tầm bình thường” [14, tr.1366]. PGS Vũ Ngọc Khánh đã chỉ rõ những thành công cơ bản của Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam như: Tác giả Nguyễn Đổng Chi đã đưa ra một cái nhìn truyện cổ tích bớt phần phiến diện, dân tộc hẹp hòi mà nhiều người trước đó và hiện tại đang 4 mắc phải, đó là cái nhìn đối chiếu so sánh truyện cổ tích; Nguyễn Đổng Chi phân loại truyện cổ tích như có ý đồ lần theo hướng đi của truyện cổ tích trong tiến trình chuyển đổi hình thái dần dần của xã hội Việt Nam – Đây là cách phân loại thỏa đáng và đi trước nhiều người. Bàn về cách kể chuyện của Nguyễn Đổng Chi, tác giả có lời bình ngắn gọn: “Cách kể chuyện của Nguyễn Đổng Chi hồn nhiên, ít nhiều có vẻ dân dã và phong cách cổ” [15, tr.1371]. Năm 1968 trong chuyên luận Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám, giáo sư Đinh Gia Khánh cũng đã thể hiện quan điểm nhận diện truyện cổ tích của mình. Công trình xuất hiện đã có tiếng vang lớn với những quan điểm của ông về những vấn đề của truyện cổ tích. Nhiều năm qua, chuyên luận này đã trở thành cuốn sách quan trọng, phương pháp luận nghiên cứu văn học dân gian cho các nhà folklore Việt Nam. Trong công trình này, từ khối tư liệu phong phú về những dị bản của kiểu truyện Tấm Cám ở trong nước và trên thế giới, tác giả Đinh Gia Khánh đã đề cập đến những vấn đề đặc trưng cơ bản của thể loại truyện cổ tích: “Đó là tính dân tộc và tính quốc tế, tính địa phương và tính toàn dân của truyện cổ tích, là vấn đề hình thái biểu hiện của nội dung đấu tranh xã hội trong thể loại này, là vấn đề phương pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích, là vấn đề tâm lý của nhân dân khi sáng tác và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian”. Trong bộ giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, khi đưa ra định nghĩa về truyện cổ tích, ông cũng nêu lên khá nhiều đặc điểm quan trọng của truyện cổ tích cũng như những dấu hiệu nhận biết thể loại này. Trong đó tác giả nhận định rằng: “Nhân vật chính trong truyện cổ tích là người, lấy nguyên mẫu trong xã hội loài người. Nếu có một số nhân vật là thần linh hoặc được xây dựng trên cơ sở nhân cách hóa các hiện tượng thiên nhiên thì đó cũng chỉ là nhân vật phụ”. 5 Tác giả Nguyễn Thị Huế với bài viết: “Nhân vật xấu xí mà có tài trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam” – TCVH, số 5/1991 cho rằng: Yếu tố thần kỳ nằm ngay trong bản thân nhân vật chính như: Sọ Dừa, con cóc, ếch, Trong cuốn Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Đỗ Bình Trị đã rút ra những kết luận có ý nghĩa khái quát về nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt nói chung. Ông cũng có nhận xét về nhân vật, tác giả cho rằng: “Nếu nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ thường đi qua những không gian rộng lớn, kỳ ảo, từ xứ sở này sang xứ sở khác: đến nơi cuối đất cùng trời, xuống cõi âm, xuống thủy phủ, lên tiên, thì “không gian và thời gian “cổ tích” trong truyện cổ tích sinh hoạt của nhưng câu chuyện kể chẳng những không mấy xa lạ, cách biệt với người nghe mà còn quen thuộc với họ: khung cảnh nông thôn và gia đình nông dân; những truyện áp bức bóc lột và đời sống xã hội trong làng xã; kẻ buôn bán và trong truyện lừa đảo; người học trò và truyện thi cử; chốn cửa quan và truyện kiện tụng. Câu chuyện như xảy ra không xa, mà cũng chưa lâu trong cuộc đời hàng ngày” [23, tr.34]. Năm 1974, Cao Huy Đỉnh trong Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội), ở chương III, đã đề cập đến một số truyện cổ tích cụ thể như Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây Khế. Xuất phát từ thành phần xuất thân của nhân vật, tác giả chỉ ra ba loại nhân vật tiêu biểu cho ba truyện trên, đó là: - Người mồ côi. - Người con riêng. - Người em út. Phan Đăng Nhật, Nông Quốc Chấn trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1 (Nhà xuất bản Khoa học xã hội – Hà Nội, 1980), ở chương VI, khi [...]... và chỉ ra những đặc điểm nhân vật trẻ thơ trong những truyện cổ tích được khảo sát; những phương diện nghệ thuật cơ bản xây dựng nhân vật trẻ thơ - Khảo sát và thống kê những truyện cổ tích được trích học trong sách Tiếng Việt Tiểu học, đặc biệt truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ, hình tượng nhân vật trẻ thơ từ lớp 1 đến lớp 5; giá trị và tính giáo dục của chúng đối với học sinh 4 Phạm vi nghiên cứu... thấy, số truyện có nhân vật trẻ thơ là nhân vật trung tâm chiếm số lượng không nhiều: 15 truyện Điều này cho thấy tác giả dân gian chưa lấy nhân vật trẻ thơ làm đối tượng cho lời kể Thứ hai, nhân vật trẻ thơ chỉ xuất hiện trong hai biến thể cổ tích thần kỳ và cổ tích sinh hoạt Thứ ba, những truyện về nhân vật trẻ thơ cũng hòa chung trong dòng chảy cổ tích Truyện thể hiện giá trị hiện thực, giá trị nhân. .. khoảng 15 truyện cổ tích kể về nhân vật trẻ thơ trong: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập) của Nguyễn Đổng Chi và Truyện cổ tích Việt Nam (4 tập) của Nguyễn Cừ sưu tầm, biên soạn 4.2 Phạm vi nghiên cứu 8 - Nghiên cứu những đặc điểm nhân vật trẻ thơ, nghệ thuật thể hiện nhân vật trẻ thơ trong truyện cổ tích (đề tài khảo sát) - Khảo sát, nghiên cứu những truyện cổ tích trong Sách Tiếng Việt Tiểu học, ... Chương 2 Thế giới trẻ thơ trong truyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi và Nguyễn Cừ 9 Chương 3 Truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ trong sách Tiếng Việt Tiểu học và ý nghĩa giáo dục 10 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Giới thuyết về truyện cổ tích Trong kho tàng truyện dân gian, truyện cổ tích là bộ phận lớn nhất, có lịch sử hình thành, phát triển phong phú, đa dạng Đây cũng chính là loại truyện khó minh... biệt thành một số kiểu truyện Ông viết: “Thực ra đối với truyện cổ tích và ngay cả đối với truyện cổ dân gian nói chung, bất kỳ sự phân chia nào chỉ có ý nghĩa chính xác tương đối [14, Tr 72] Trong phân loại cổ tích còn có quan niệm chia khác Đó là cách chia 3 tiểu loại như sau: 1 Cổ tích thần kỳ 2 Cổ tích sinh hoạt 3 Cổ tích loài vật Cách chia như trên đã “gạt” ra phần biến thể cổ tích lịch sử, chỉ còn... những ý kiến trên, chúng tôi hiểu về nhân vật văn học như sau: Nhân vật văn học là đối tượng được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ Nhân vật văn học thường là con người, cũng có thể được thể hiện bằng các con vật, các loài cỏ cây hoặc các nhân vật hoang đường khác b) Nhân vật truyện cổ tích - Đối với truyện cổ tích, thế giới nhân vật thường được sáng tạo “phụ thuộc” chủ yếu vào chủ... những truyện cổ tích có nhân vật trẻ thơ trong sách Tiếng Việt Tiểu học và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh thông qua các phân môn cụ thể của Tiếng Việt 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận văn tìm hiểu những kiến thức lí luận chung có liên quan đến một số khái niệm như: khái niệm truyện cổ tích, đặc điểm thể loại, quan niệm về nhân vật, các biện pháp xây dựng nghệ thuật nhân vật - Luận văn khảo sát và chỉ... còn lại hai biến thể cổ tích thần kỳ và cổ tích sinh hoạt Cộng thêm vào đó tiểu loại cổ tích loài vật a) Truyện cổ tích thần kỳ Truyện cổ tích thần kỳ, được xem là bộ phận phong phú nhất trong các tiểu loại truyện cổ tích Như tên gọi của nó, yếu tố thần kỳ đóng vai trò quan trọng trong kết cấu và quá trình dẫn dắt câu chuyện Yếu tố thần kỳ này có cội nguồn trong tín ngưỡng của nhân dân Người kể chuyện... không một bộ phận truyện dân gian nào có số lượng và nhân vật đông đảo, đa dạng và phức tạp như truyện cổ tích thần kỳ 24 Nhân vật truyện cổ tích thần kỳ có thể chia thành hai loại chính: Nhân vật thần kỳ và nửa thần kỳ, nhân vật là người Ở mỗi loại gồm hai tuyến nhân vật đối lập nhau: Chính diện và phản diện; thiện và ác; tốt và xấu Ở mỗi tuyến lại có thể chia thành nhiều nhóm nhân vật khác nhau Thật... tiễn Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp giáo viên và học sinh Tiểu học hiểu sâu sắc hơn về mảng truyện cổ tích và tính giáo dục của nó Đặc biệt thông qua hình tượng nhân vật trẻ thơ trong lời kể dân gian, hướng tới giáo dục học sinh những nhận thức về xã hội, về thân phận con người trong xã hội cũ; giáo dục đạo đức, tình cảm nhân đạo… 7 Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển . HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH Ở SÁCH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH 3.1. Truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ trong chương trình Tiểu học 59 3.1.1 GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ THƠM NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC Chuyên ngành: Giáo. dựng nhân vật trẻ thơ. - Khảo sát và thống kê những truyện cổ tích được trích học trong sách Tiếng Việt Tiểu học, đặc biệt truyện cổ tích về nhân vật trẻ thơ, hình tượng nhân vật trẻ thơ từ

Ngày đăng: 21/07/2015, 16:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan