Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

150 948 5
Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thực hiện chiến lược Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ X, hiện nay các ngành Công nghiệp đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về sắt cho nền kinh tế quốc dân hiện tại và những năm tới là rất lớn Để đáp ứng nhu cầu về sắt, thép cho nền kinh tế quốc dân, đòi hỏi ngành Công nghiệp khai khoáng phải đầu tư mới và cải tạo các mỏ sắt hiện có Ngoài ra ngành Công nghiệp luyện kim cũng đang được Nhà nước khuyến khích các tỉnh, Tập đoàn, Tổng Công ty và các Công ty đầu tư phát triển Khu mỏ sắt Tùng Bá là một trong những khu có trữ lượng quặng lớn, trong khu vực có 2 thân quặng Theo đánh giá tài liệu địa chất tổng trữ lượng quặng cấp 121+122 là 7,15 triệu tấn Với nguồn tài nguyên trên sẽ đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp luyện gang thép trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp sản xuất gang, thép đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 Tỉnh Hà Giang đã có chủ trương cho phép các doanh nghiệp xây dựng Nhà máy gang, thép nhằm mục tiêu chế biến sâu các loại khoáng sản Do đó trong những năm sắp tới đòi hỏi mỏ sắt Tùng Bá phải đầu tư khai thác lộ thiên Vì vậy, việc lập Dự án đầu tư khai thác-chế biến mỏ sắt Tùng Bá đạt sản lượng 300.000 tấn quặng nguyên khai/năm là cần thiết và cấp bách.

Trong quá trình thực tập và nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp tôi nhận được sự giúp đỡ của các cán bộ Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông Đồng thời nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TS.Nguyễn Hồng Minh, tôi đã

hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp “Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại

công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông Thực trạng và giải pháp(Nghiên cứu tình huống : mỏ sắt Tùng Bá, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnhHà Giang) “.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó!

Trang 2

CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN QUẶNG SẮT TẠI CÔNGTY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KHOÁNG SẢN AN THÔNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

( Nghiên cứu tình huống : Mỏ sắt Tùng Bá, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang )

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯKHOÁNG SẢN AN THÔNG.

1.1.Khái quát về công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông.

1.1.1 Giới thiệu về công ty.

- Tên công ty viết bằng Tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KHOÁNG SẢN AN THÔNG.

- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài : AN THONG MINERAL INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY.

- Người đại diện theo pháp luật của công ty : Phạm Quốc Vinh Chức danh : Giám đốc công ty.

- Địa chỉ trụ sở chính : Số 415, đường Trần Phú, phường Trần Phú, thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

- Điện thoại : 0219.3864898 Fax : 0219.3864899 - Ngành nghề kinh doanh

1 Thăm dò, khai thác, tuyển luyện chế biến, mua bán, xuất nhập khẩukhoáng sản. 2 Xây dựng công trình kỹ thuật, dân dụng

3 Xây dựng công trình và hạ tầng giao thông đường sắt và đường bộ 4 Vận tải hàng hóa đường sắt và đường bộ

5 Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho vận tải đường sắt và đường bộ 6 Mua, bán nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động xây dựng công trìnhđường bộ và đường sắt 7 Mua, bán, cho thuê máy móc và thiết bị khai trường

8 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa 9 Khai thác đất, đá, cát, sỏi

10 Dịch vụ tuyển chọn và cung cấp nhân sự

Trang 4

1.1.3 Công tác lập dự án trong tổng thể kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông.

Công ty đã và đang xây dựng 2 dự án lớn : khai thác mỏ sắt Tùng Bá và khai thác mỏ sắt Sàng Thần Để thực hiện và hoàn thành tốt 2 dự án quan trọng này, công ty cổ phần khoáng sản An Thông đã có những phương thức quản lý và sử dụng nhân lực hợp lý Về cơ bản 2 dự án được công ty triển khai cùng một lúc, và tháng 5 năm 2009 sẽ khởi công xây dựng nhà máy Dự án được lập và triển khai với phương thức tiếp thu tất cả ý kiến đóng góp sáng tạo của mọi người, ban giám đốc sẽ trực tiếp đánh giá các ý kiến đó Tất cả các công việc liên quan đến dự án, đều được bóc tách, và giao cho những người có năng lực chuyên môn cao đảm nhận làm trưởng phòng Sau 1 tuần làm việc các trưởng phòng phải lập báo cáo công việc đã thực hiện trong tuần qua và đề ra những công việc cần làm tiếp trong tuần tới Bên cạnh đó, công ty cũng gặp phải một số khó khăn, hạn chế trong công tác lập dự án :

- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu : tốc độ tăng trưởng, lạm phát,… - Thiếu nhân lực dự phòng

- Thiết bị, vật tư chưa đủ

- Công nghệ tuyển mới ở Việt Nam, chất lượng quặng,… - Công tác giải phóng mặt bằng,…

Các khó khăn hạn chế đã và đang được giải quyết với sự quản lý sáng tạo và hiệu quả theo mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án Hai dự án của công ty đang đi đúng hướng và ngày càng hoàn thiện.

1.1.4 Các hoạt động kinh doanh.

Do công ty An Thông là công ty cổ phần khoáng sản và mới thành lập 2 năm, nên công ty hiện tại đang trong quá trình đầu tư, lập dự án khai thác và chế biến 2 mỏ sắt chính là Tùng Bá và Sàng Thần Do đó công ty chưa có lợi nhuận Sau đây là tình hình kinh doanh của công ty năm 2007 và năm 2008.

Trang 5

Tình hình kinh doanh công ty năm 2007

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 132650617 132650617

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30

16 Chi phí thuế TNDN hoàn lại 52 VI.30

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

Trang 6

Tình hình kinh doanh công ty năm 2008

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 2 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 132,489,839 132,650,617

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2,668,659,528 947,880,789 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

16.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp (60 = 50 - (51 + 52)) 60 -2,535,867,001 -815,187,232 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70

Trang 7

1.2.Phân tích thực trạng lập dự án khai thác và chế biến mỏ sắt tại công ty cổphần đầu tư khoáng sản An Thông

1.2.1 Công tác lập dự án tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông a Bộ máy lập dự án

b Đặc điểm các dự án khai thác và chế biến mỏ sắt

Hầu như các dự án khai thác và chế biến mỏ sắt đều sử dụng công nghệ tuyển

Trang 9

Phương án lựa chọn công nghệ

- Công nghệ tuyển khoáng

 Với điều kiện không dựa về tính năng của nguyên liệu quặng nguyên, sẽ xem xét đến công nghệ tuyển từ mạnh.

 Căn cứ vào tính chất của quặng từ, công nghệ tuyển khoáng thường là lưu trình công nghệ tuyển trọng lượng, tuyển nổi, tuyển từ mạnh hoặc liên hợp  Tiếp thu kinh nghiệm của các mỏ khai thác quặng, thiết kế chọn lưu trình

áp dụng, nghiền sàng một đường kính 3 giai đoạn Mài từ áp dụng mài quặng đường kính liên tục 2 giai đoạn, lưu trình công nghệ tuyển từ mạnh 1 thô, 1hút sạch.

 Quặng mài vào để mài có độ hạt –15mm, khống chế việc phân loại độ hạt, thông thường độ hạt mài giai đoạn 1 là -200 Mô (tương đương 0,073mm) chiếm 50%, độ hạt quặng mài giai đoạn 2 sơ bộ xác định là -200 Mô chiếm 85%.

- Chế độ làm việc và năng lực sản xuất

 Chế độ làm việc

Chế độ làm việc áp dụng theo quy định đối với hoạt động khai thác mỏ Thời gian nghiền: Ngày làm việc trong năm 310, mỗi ngày 3 ca, mỗi ca 8 giờ, hiệu suất làm việc của thiết bị là 80,41%.

 Năng lực mở rộng

Năng lực sản xuất 1 giờ của dàn máy nghiền: 50 (T/h) Năng lực sản xuất 1 giờ của của xưởng chính: 100 (T/h)

- Lựa chọn thiết bị chủ yếu

Trang 10

 Căn cứ vào độ hạt lớn nhất của quặng cung cấp là 400mm  Xác định độ hạt cuối cùng của sản phẩm là 1 ~ 30mm

 Căn cứ vào thiết kế định lưu trình công nghệ nghiền đập đường kín 3 giai đoạn mài quặng đường kính hai giai đoạn, tuyển từ mạch tuyển sắt thô và sạch.

Thiết bị tuyển chủ yếu

Máy nghiền trung Máy nghiền côn tròn tiêu chuẩn F1200 1 GP100SC Máy nghiền mịn Máy nghiền côn tròn đầu ngắn F1750 1 GP11FM

Mài quặng một

giai đoạn Máy mài cầu kiểu ướt MQG2700x4500 1 Phân cấp lần 1 Máy phân cấp 2 thanh răng kiểu 2FG-2400 1 Máy mài 2 giai

đoạn Máy mài cầu kiểu dâng tràn kiểu ướtMQY 2700x4500 1

Tuyển từ yếu Máy tuyển từ MDB 1050 x 2400 1 Tuyển thô tuyển

từ mạnh Máy tuyển từ kiểu Slon – 2000 1 Tuyển tinh tuyển

từ mạnh Máy tuyển từ kiểu Slon – 1750 1

 Thiết bị cầu trục chủ yếu của phân xưởng sản xuất để đảm bảo tác nghiệp bình thường sản xuất và vận hành thiết bị Trong thiết kế có bố trí thiết bị cầu trục để sửa chữa ở gian sản xuất chính

 Giải pháp khử sắt và lượng kế

Trang 11

Để loại bỏ các vật bằng sắt bị lẫn trong quặng, để đảm bảo cho máy nghiền vận hành an toàn tránh cho máy móc bị sự cố Trong thiết kế có lắp đặt một thiết bị tự động loại trừ sắt trên máy vận chuyển bằng tải trước khi đưa vào máy nghiền, có thể tự động loại các vật bằng sắt ra.

Trong thiết kế trên băng tải chuyển liệu Sau khi nghiền thô và trên băng tải chuyển liệu cấp liệu cho máy mài quặng có lắp cân điện tử băng tải để thuận tiện cho quản lý sản xuất.

- Bố trí bản vẽ mặt bằng

Gia công và xử lý tất cả các loại nguyên liệu mua ngoài đưa vào và tháo dỡ trên bãi liệu, hệ thống tuyển khoáng được bố trí phía bắc bãi liệu, quặng nguyên được đưa đến bãi đánh đống, tiến hành nghiền sàng và tuyển từ Bột quặng tinh thông qua máng nhận liệu ngầm, dùng băng tải vận chuyển đến bãi liệu, được máy đánh đống đánh đống quặng đuôi được chọn ra sẽ xử lý.

- Phụ tùng

Trang 12

TTTên thiết bịSố liệu thiết bị

6Máy đánh đống, lấy liệu kiểu gầu độ cao đống liệu đường kính chuyển hồi

7Máy đánh đống, lấy liệu kiểu gầu độ cao đống liệu bán kính

Trang 13

c.1 Nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm - Nhu cầu thị trường

Nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước điều đó đòi hỏi mọi ngành nghề phát triển toàn diện, tương xứng Ngành cơ khí chế tạo là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Quốc dân cũng đang được chú trọng hiện đại hoá, công nghiệp hoá, góp phần phát triển kinh tế Nước nhà Vì thế, nguyên liệu cho ngành cơ khí chế tạo là gang đúc ngày càng lớn Hiện tại, nhu cầu về gang đúc trên thị trường nội địa về Gang ngày càng tăng Một số nước xung quanh như Lào, Campuchia, Thái Lan không có lò cao nhưng nhu cầu gang đúc của họ hàng năm cũng khá lớn trên 10 vạn tấn/năm Trong tương lai, để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, lượng Gang đúc cần cho các ngành cơ khí chế tạo không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các nước nói trên đều tăng mạnh Dự báo tới năm 2010 Việt Nam sẽ tăng lên khá lớn, để thoả mãn nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, ngành luyện Gang không những tăng năng suất của nhà máy hiện tại mà còn phải mở rộng sản xuất, tăng cường phát triển các liên doanh với các nhà máy luyện gang địa phương

Với chủ trương phát triển nhanh công nghiệp gang thép và cơ khí trong những năm sắp tới Hiện nay nhiều mỏ sắt và khu liên hợp sản xuất gang Thép của các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty đã ra đời và đang đi vào khai thác, chế biến như: Mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh); mỏ sắt Nà Lũng, Nà Rụa (Cao Bằng); mỏ sắt Tiến Bộ (Thái Nguyên); mỏ sắt Quý Xa (Lào Cai); mỏ sắt Thanh Kỳ, Thanh Tân (Thanh Hoá), mỏ sắt Làng Mỵ (Yên Bái) đã và đang đi vào hoạt động khai thác v.v Bên cạnh các mỏ khai thác quặng sắt, hiện nay cũng đã xây dựng các khu liên hợp gang thép như: Nhà máy luyện gang thép công suất 2,0 triệu tấn/năm (Vũng Áng-Hà Tĩnh), khu liên hợp Gang Thép Cao Bằng công suất 220.000 tấn gang/năm, khu luyện gang ở huyện Như Thanh (Thanh Hóa) v.v

Được sự đồng ý của các Bộ, Ban ngành ở Trung ương và UBND tỉnh Hà Giang, hiện nay Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông đang lập kế hoạch

Trang 14

xây dựng Nhà máy luyện gang được xây dựng trong khu vực mỏ sắt Tùng Bá và Sàng Thần Với mục tiêu của Công ty là đầu tư khai thác chế biến sâu quặng sắt, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội nói chung và cho doanh nghiệp nói riêng, tạo nguồn thu cho Ngân sách của tỉnh Hà Giang cũng như thu hút nguồn lao động của địa phương.

Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu quặng sắt cho Nhà máy luyện gang của Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông, yêu cầu cần thiết là phải đầu tư khai thác nguồn tài nguyên sẵn có trên địa bàn tỉnh, trong đó có mỏ sắt Tùng Bá thuộc huyện Vị Xuyên Trong đó giai đoạn đầu mỏ sẽ cung cấp được 175.921 tấn quặng tinh/năm.

Mặt khác nhu cầu tiêu thụ sản phẩm quặng sắt của thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc cũng rất lớn Hiện nay, sản phẩm quặng sắt của các mỏ trên địa bàn các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai v.v phần lớn đều xuất khẩu sang thị trường nước bạn.

- Khả năng tiêu thụ sản phẩm ( trong và ngoài nước )

 Thị trường trong nước

Nhu cầu tiêu thụ hàng năm của Nhà máy luyện thép do Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông xây dựng tại tỉnh Hà Giang khoảng 700.000 tấn tinh quặng/năm.

Ngoài ra, hiện nay và những năm tới nhu cầu tiêu thụ quặng sắt của các Nhà máy luyện Gang thép trên địa bàn các tỉnh như: Cao Bằng, Bắc Cạn, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Công ty Gang thép Thái Nguyên v.v mỗi năm tới hàng triệu tấn quặng tinh.

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc với quặng có hàm lượng Fe >45%.

Với chất lượng quặng sắt của mỏ Tùng Bá khi đầu tư dây chuyền sản xuất chế biến sẽ cho ra sản phẩm có hàm lượng sắt Fe >60%, kích thước sản

Trang 15

phẩm đáp ứng tốt cho nhu cầu của Nhà máy luyện gang thép cũng như thị trường xuất khẩu.

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái, giá bán quặng sắt sau chế biến của một số mỏ có chất lượng tương tự như mỏ Tùng Bá từ 940.000 – 960.000 đồng/tấn.

 Thị trường nước ngoài

Hiện nay việc xuất khẩu quặng sắt cũng như các loại khoáng sản khác trên địa bàn các tỉnh phía Bắc chủ yếu sang thị trường Trung Quốc Chất lượng quặng tiêu thụ xuất khẩu đòi hỏi hàm lượng Fe > 45%

Giá xuất khẩu quặng sắt sang Trung Quốc hiện nay trung bình > 950.000 đồng/tấn.

Thực hiện việc xuất khẩu thông qua các hợp đồng thương mại.

- Kết luận

Qua phân tích thị trường trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang thấy rằng đối với sản phẩm quặng sắt nhu cầu tiêu thụ hiện tại và những năm tới là rất lớn.

Nhu cầu thị trường trong nước: Khoảng hơn 5 triệu tấn/năm Nhu cầu thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc: không hạn mức.

Với nhu cầu của thị trường trên địa bàn tỉnh Hà Giang như trên cho phép rút ra kết luận: Khi mỏ Tùng Bá đầu tư khai thác với công suất 300.000 tấn quặng nguyên khai/năm sẽ được thị trường trong và ngoài nước tiêu thụ hết.

d Quy trình lập dự án d.1 Cơ sở để lập dự án

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003 - Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005

Trang 16

- Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005

- Căn cứ Nghị định số : 108/2006/NĐ – CP ngày 22 háng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một só điều của Luật Đầu tư

- Căn cứ nghị định số : 160/2005/NĐ – CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản

- Căn cứ Nghị định số : 24/2007/NĐ – CP ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Căn cứ nghị định số : 142/2005/NĐ – CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thuê đất, thuê mặt nước

- Căn cứ Nghị định số : 149/2005/ NĐ – CP ngày 8 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

- Căn cứ quyết định số : 37/2007/QĐ – BCN ngày 7 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành lĩnh vực đầu tư có điều kiện và những điều kiện đầu tư trong ngành công nghiệp

- Xét hồ sơ và bản đăng ký đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 17/12/2008 của Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng sản An Thông

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Giang tại Báo cáo số : 54/BC – KTN & KTĐN ngày 21 tháng 1 năm 2009

d.2 Các tài liệu để sử dụng dự án

- Báo cáo thăm dò mỏ sắt Tùng Bá - xã Tùng Bá - huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang do Liên đoàn Intergeo lập năm 2008.

Trang 17

- Báo cáo Công nghệ tuyển mẫu quặng sắt Tùng Bá- Vị Xuyên – Hà Giang do Trung Tâm nghiên cứu khoa học Công nghệ chế biến và sử dụng khoáng sản – Hội Tuyển khoáng Việt Nam thực hiện 8/2008.

- Hiện trạng khai thác mỏ, hệ thống giao thông và các mạng kỹ thuật của mỏ Tùng Bá tính đến tháng 31/8/2008.

- Kế hoạch khai thác của Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông - Các văn bản pháp qui của Việt Nam về thiết kế khai thác mỏ:

 Quy phạm kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên: TCVN 5326-1991  Quy phạm an toàn về bảo quản vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ  ( TCVN 4586-88 )

 Quy phạm thiết kế đường ôtô.

 Các định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành của Bộ xây dựng  Đơn giá XDCB của UBND tỉnh Hà Giang

d.3 Xác định mục tiêu

 Mục tiêu phát triển : Sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu chung của một quốc gia

 Mục tiêu trực tiếp của chủ đầu tư : Mục tiêu cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án.

d.4 Xác định các yêu cầu của dự án

 Nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội  Chiến lược của công ty.

 Con người  Cộng đồng  Môi trường.

Trang 18

d.5 Xác định nội dung cơ bản ( Trả lời 4 câu hỏi “Wh…” )

 What ( cái gì ) : Nội dung của dự án là gì? Để thực hiện, cần theo những bước chính nào? Trong đó xác định rõ, đầu vào của dự án và đầu ra của nó là gì?

 Who ( ai ) : Ai thực hiện dự án? Dự án thực hiện cho ai? Có ảnh hưởng đến ai? ( Ai bao gồm cả cá nhân và tổ chức ).

 When ( khi nào ) : Khi nào dự án tổ chức thực hiện xong?  Where ( Ở đâu ) : Dự án thực hiện tại những điểm nào?

d.7 Xác định cơ cấu tổ chức, tiến độ và phân công thực hiện  Xác định cơ cấu tổ chức của dự án.

 Cơ chế quản lý dự án

 Cơ cấu lương, thưởng và các bịên pháp kỹ thuật  Tiến độ thực hiện theo mẫu kế hoạch

Trang 19

d.9 Xác định tính hiệu quả của dự án.

 Xác định tính hiệu quả theo mục tiêu  Theo định lượng

 Theo mục tiêu kinh tế chính trị xã hội… Ngoài ra ta có thể tham khảo

QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT DỰ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ

1 Thu nhập văn bản pháp lý liên

2 Lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị

- Lập nhiệm vụ quy hoạch Đơn vị tư vấn -Xác định ranh giới nghiên cứu

- Lấy ý kiến của nhân dân và cơ quan trên địa bàn về nhiệm vụ quy hoạch(Điều tra xã hội học)

Chính quyền địa phương

Xin ý kiến cơ quan chức năng (Phường ,quận và các nhà khoa học)

Chủ đầu tư

4 Đo đạc khảo sát hiện trạng Đơn vị tư vấn 5 Xin chỉ giới đường đỏ và các số

Trang 20

7 Lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ

Đánh giá tác động môi trường đô thị và đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng

15 Làm mô hình Quy hoạch

IIILập báo cáo đầu tư

1 Lập báo cáo đầu tư xây dựng

2 Tờ trình chủ đầu tư xin phê duyệt Báo cáo đầu tư

3 Nộp báo cáo đầu tư xin ý kiến

Chính phủ phê duyệt cho phép đầu tư và giao cho UBND thành phố phê duyệt Dự án đầu tư xây

Trang 21

kiến trúc

1 Giấy giới thiệu người đến liên hệ với sở quy hoạch-kinh tế

Đơn vị chủ quản đầu tư 2 Công văn về việc xin thoả thuận

Xin thoả thuận cấp điện, nước, thoát nước, môi trường,

4 Xin phê duyệt thiết kế cơ sở Chủ đầu tư Sở xây dựng 5 Quyết Định phê duyệt thiết kế

cơ sở

Đơn vị chủ quản đầu tư 6 Lập thuyết minh dự án Đơn vị tư vấn

Trang 22

VILàm thủ tục về đất

1 Lập hồ sơ xin giao, thuê đất Công văn giới thiệu địa điểm Đơn xin giao đất

Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình quản đầu tư Tổ chức đấu thầu chọn Thiết kế

kỹ thuật

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật Tổng dự toán

Thẩm định Thiết kế kỹ thuật Tờ trình xin phê duyệt Thiết kế kỹ thuật gửi đơn vị chủ quản

Trang 23

Dự toán chi tiết và tổng dự toán

đầu tư Sở Xây Dựng xây dựng công trình, chỉ giới xây dựng, các tuyến điện, cấp – thoát nước ngoài nhà,…)

Các văn bản thoả thuận (PCCC, điện, nước, môi trường)

IXLập hồ sơ mời thầu và Tổ chức đấu thầu thi công

e Phương pháp lập dự án.

Phương pháp lập dự án nói chung đều phải dựa trên những khía cạnh sau : - Khía cạnh thị trường : Phân tích và đánh giá thị trường tổng thể, phân đoạn thị

trường, xác định mực tiêu của dự án, xác định sản phẩm của dự án, dự báo khả năng thâm nhập thị trường về sản phẩm của dự án, kết hợp các biện pháp tiếp thụ và khuyến mại,…

Để nghiên cứu thị trường cho kết quả chính xác phục vụ cho việc xác định thị phần và quy mô của dự án thì chúng ta cần phải có phương pháp thu thập thông tin thật hiệu quả : thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết cho nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, thông tin phải đảm bảo độ chính xác, tin cậy, sử dụng phưng pháp phân tích phù hợp ( nếu thiếu thông tin, hoặc thông tin không đầy đủ độ tin cậy thì tùy vào mức độ thiếu thông tin có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để dự đoán như ngoại suy từ các trường hợp tương tự, từ tình hình quá khứ,

Trang 24

sử dụng các thông tin gián tiếp có liên quan, tổ chức điều tra phỏng vấn, hoặc khảo sát lấy mẫu phân tích để bổ sung ) Ngoài ra cần có phương pháp phân tích cung – cầu thị trường về sản phẩm của dự án ở hiện tại và quá khứ Để dự báo cầu sản phẩm của dự án trong tương lai, các nhà kinh tế thường sử dụng rất nhiều phương pháp dự báo khác nhau, tùy thuộc vào nguồn, khối lượng thông tin thu thập được như :

 Dự báo cầu bằng phương pháp ngoại suy thống kê dựa trên mối quan hệ kế thừa giữa ba trạng thái phát triển của đối tượng dự báo : quá khứ, hiện tại, tương lai Ba trạng thái đó chuyển tiếp liên tục nhau và hình thành quy luật phát triển của đối tượng Để thực hiện phương pháp này cần tiến hành các bước : thu thập mức tiêu thụ loại sản phẩm mà dự án dự định sản xuất qua các năm quá khứ và hiện tại, từ đó xây dựng dãy số thời gian; xác định xu hướng và quy luật phát triển của đối tượng dự báo; xây dựng hàm xu thế, sử dụng hàm xu thế để ngoại suy dự báo cho những năm trong tương lai; xác định độ tin cậy của dự báo.

 Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp sử dụng mô hình hồi quy tương quan dựa trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa cầu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến nó như giá cả của hàng hóa, dịch vụ đó, thu nhập của người tiêu dùng,… Để thực hiện phương pháp này cần tiến hành các bước : xác định các nhân tố ảnh hưởng lớn đến cầu thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ của dự án; lựa chọn mô hình hồi quy tương quan tùy theo đặc điểm tính chất của mối liên hệ đó ( hồi quy đơn và hồi quy bội ); kiểm tra mô hình; tiến hành dự báo.

 Dự báo cầu thị trường bằng phương pháp sử dụng hệ số co giãn cầu

Nếu quan hệ giữa lượng cầu Q và nhân tố ảnh hưởng X được biểu diễn dưới dạng phương trình hồi quy Q = f(x) thì công thức tính hệ số co giãn cầu theo X được xác định như sau

Trang 25

 : Mức gia tăng nhân tố X

Để thực hiện phương pháp này cần tiến hành các bước : thu thập số liệu về cầu ( Q ) và nhân tố ảnh hưởng ( X ) theo thời gian; tính hệ số co giãn qua các năm trên cơ sở số liệu đã thu thập được; xác định xu hướng biến đổi của hệ số co giãn trong thời kỳ dự báo và sau đó xác định giá trị hệ số co giãn ở năm dự báo; dự báo cầu trên cơ sở hệ số co giãn và mức thay đổi nhân tố ( X ) đã biết.

 Dự báo cầu phương pháp định mức

 Dự báo cầu bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.

- Khía cạnh kỹ thuật : Phương pháp này là tiền đề cho việc tiến hành nghiên cứu

mặt kinh tế tài chính các dự án đầu tư Bao gồm các vấn đề sau :  Mô tả sản phẩm của dự án

Mô tả đặc tính kỹ thuật và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác, có liên quan mật thiết đến việc lựa chọn công nghệ và phương pháp sản xuất đó, đến việc lựa chọn nguyên, vật liệu cho phù hợp.

 Lựa chọn hình thức đầu tư

Dự án có thể áp dụng một trong các hình thức đầu tư sau : đầu tư mới, đầu tư cải tạo mở rộng.

 Xác định công suất của máy móc, thiết bị của dự án

Trang 26

Cần phân biệt các loại công suất : công suất lý thuyết, công suất thiết kế, công suất thực tế Thông thường công suất thực tế cho dự án nên lấy tối đa bằng 90 % công suất thiết kế

 Lựa chọn công nghệ kỹ thuật cho dự án

Khi lựa chọn công nghệ cần căn cứ vào các nguyên tắc và tiêu chuẩn để lựa chọn công nghệ Nội dung phải đề câph khi lựa chọn công nghệ cho dự án : định hướng trinhg độ hiện đại của công nghệ, xác định dây chuyền công nghệ, xác định phương án tổ chức sản xuất, xác định phương pháp cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, đánh giá các phương án công nghệ để lựa chọn phương án tối ưu.

 Nguyên vật liệu đầu vào

Khi lựa chọn nguyên vật liệu cho dự án phải tuân thủ nguyên tắc và yêu cầu lựa chọn nguyên, vật liệu Nội dung phải đề cập khi lựa chọn nguyên liệu dự án : xác định loại nguyên liệu sẽ sử dụng cho dự án dựa vào chất lượng sản phẩm yêu cầu, xác định nhu cầu về từng loại nguyên liệu, xác định nguồn và khả năng cung cấp của từng nguồn, ước tính chi phí nguyên, vật liệu cho dự án.

 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng bao gồm năng lượng, nước, và các cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho việc thực hiện dự án Quá trình nghiên cứu phải làm rõ chi phí đầu tư và chi phí vận hành của từng hệ thống.

 Địa điểm thực hiện dự án

Khi xem xét lựa chọn địa điểm thực hiện dự án phải lựa chọn khu vực địa điểm và sau đó mới chọn địa điểm cụ thể.

 Phương pháp xây dựng công trình của dự án

Trang 27

Những nội dung cơ bản của phương pháp xây dựng : phương pháp về kiến trúc, kết cấu xây dựng, công nghệ và tổ chức xây dựng, thống kê các kết quả tính toán thành bảng biểu

 Đánh giá tác động môi trường của dự án

Nhận dạng mọi tác động có thể có của dự án đến môi trường trong giai đoạn thực hiện dự án Đề xuất giải pháp khắc phục.

 Lịch trình thực hiện dự án

Sử dụng phương pháp sơ đồ GANTT, phương pháp PERT và CPM

- Khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự : tổ chức các phòng, ban, số lượng lao động

trực tiếp, gián tiếp, chi phí đào tạo tuyển dụng, chi phí hàng năm

Vai trò của tổ chức quản lý xuất hiện ngay từ khi dự án bắt đầu hình thành trong ý tưởng của nhà đầu tư và tiếp tục xuyên suốt trong quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư Để xác lập và đảm bảo hiệu quả công tác quản lý vận hành dự án cần phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khía cạnh này bao gồm cả nhân tố pháp lý, các nhân tố về tổ chức, các nhân tố kinh tế và cần quán triệt nguyên tắc : tập trung hóa, chuyên môn hóa, cân đối, đồng bộ, linh hoạt, nhịp nhàng, liên tục và kế thừa Cơ cấu tổ chức vận hành dự án có thể được bố trí theo nhiệm vụ, theo địa điểm hoặc theo sản phẩm Sau khi xây dựng được sơ đồ tổ chức vận hành dự án, cần dự kiến số lượng lao động trực tiếp, lao động gián tiếp, và cán bộ quản trị điều hành làm việc cho dự án.

- Khía cạnh tài chính

Phương pháp này bao gồm những nội dung như :

 Xác định tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án  Xác định các nguồn vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án

 Xác định các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồng về mặt số lượng và tiến độ

Trang 28

 Lập báo cáo tài chính dự kiện cho từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án và xác định dòng tiền của dự án.

 Tính các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án đầu tư : các chỉ tiêu phản ánh tiềm lực tài chính của doanh nghiệp; các chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án; các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư ( RR ); chỉ tiêu tỷ số lợi ích / chi phí ( B/C ); chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư ( T ); chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ ( IRR ); chỉ tiêu điểm hòa vốn.

 Tính khả thi về mặt tài chính của dự án được đánh giá không chỉ qua các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án mà còn được thực hiện thông qua việc xem xét độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư Độ an toàn về mặt tài chính của dự án được xem xét trên các mặt : an toàn về nguồn vốn, an toàn về khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ, độ nhạy của dự án

- Khía cạnh kinh tế - xã hội

Phương pháp phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án đầu tư là việc so sánh, đánh giá một cách hệ thống giữa những chi phí và các lợi ích của dự án trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế và toàn bộ xã hội Phân tích kinh tế - xã hội có thể sử dụng biện pháp định giá theo giá tham khảo ( shadow price ) dựa trên mô hình cạnh tranh hoàn hảo, giá cả thị trường phản anh đúng giá trị xã hội của hàng hóa, dịch vụ Phương pháp đánh giá khía cạnh kinh tế - xã hội có thể được thực hiện thông qua các chỉ tiêu : chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư như các chỉ tiêu NVA, NPVE, B/CE,… mức tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ, tác động đến khả năng cạnh tranh quốc tế và các chỉ tiêu phản ánh tác động về mặt xã hội và môi trường của dự án như tác động đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội, tác động tạo công ăn việc làm cho xã hội, tác động đến môi trường sinh thái,…

Trang 29

1.2.2 Lập dự án khai thác và chế biến mỏ sắt Tùng Bá a Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư

a.1 Sự cần thiết phải đầu tư

Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành nước Công nghiệp phát triển Vì vậy mà hiện nay cũng như những năm tới nhu cầu Thép cho các ngành kinh tế quốc dân như: Xây dựng, Giao thông, Thuỷ lợi, Điện, Xi măng, Khoáng sản v.v là rất lớn Hiện nay và vài năm tới nước ta vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu phôi thép và thép từ nước ngoài Để đáp ứng nhu cầu về thép cho nền kinh tế quốc dân, hiện nay nhiều Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty đã có chủ trương đầu tư xây dựng mới cũng như cải tạo nâng công suất các mỏ quặng sắt Đi đôi với khai thác công nghệ chế biến quặng sắt cũng đang được các cấp các ngành quan tâm thích đáng Vì vậy, nhiều Nhà máy luyện thép cũng được đầu tư xây dựng trong đó có Khu liên hợp luyện Thép Hà Giang.

Theo chủ trương của tỉnh Hà Giang sẽ cấp giấy phép cho Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông đầu tư xây dựng Nhà máy luyện gang thép công suất

Trang 30

700.000 tấn/năm Nguồn nguyên liệu chính trong khu vực Hà Giang để cung cấp cho Nhà máy là mỏ sắt Tùng Bá, mỏ sắt Sàng Thần và một vài mỏ khác.

- Thực trạng mỏ

Hiện nay trong khu vực mỏ quặng sắt Tùng Bá địa hình còn nguyên thuỷ, chưa bị đào phá bởi các công trình khai thác Địa hình khu mỏ có dạng đồi núi thuận lợi cho quá trình thoát nước mỏ.

- Thực trạng và cơ sở hạ tầng khu mỏ

Khu mỏ đã có hệ thống đường giao thông chạy gần khai trường khu Hạ Vinh Tuy nhiên, khi đi vào sản xuất quy mô lớn cần cải tạo một số tuyến đường dẫn vào khai trường Hệ thống điện, thông tin liên lạc trong khu vực cần được đầu tư xây dựng khi mỏ đi vào hoạt động.

- Chất lượng quặng mỏ

Căn cứ vào thành phần khoáng vật và sự phân bố của chúng có thể chia quặng sắt Tùng Bá thành 2 loại magnetit và hematit

 Thân quặng I: Hàm lượng g sắt thay đổi từ 14,7÷54,4%, trung bình 41,38% Hàm lượng các chất có hại Pb = 0,002÷0,004%, Zn = 0,003÷0,01%, P = 0,02÷0,0112, As <0,01, S < 0,035

 Thân quặng II:

* Khu Trung Vinh: Thành phần khoáng vật quặng gồm magnetit, hematit Hàm lượng T.Fe từ 14% - 54,4%, trung bình 38,07% Hàm lượng các chất S = 0,002, P = 0,002 – 0,003, Pb = 0,001 – 0,002, Zn = 0,007 – 0,035, As < 0,002

* Khu Hạ Vinh: Thành phần quặng gồm magnetit, hematit Hàm lượng Fe thay đổi từ 15% - 59%, trung bình 40,60% Các chất có hại S < 0,035, P = 0,02 – 0,03, Zn = 0,003 – 0,01

a.2 Mục tiêu đầu tư của dự án

Trang 31

Mục tiêu đầu tư khai thác lộ thiên mỏ sắt Tùng Bá đạt công suất 300.000 tấn quặng nguyên khai/năm, nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu quặng cho Nhà máy luyện gang thép và nhu cầu tiêu thụ của các hộ khác trên địa bàn tỉnh Dự án đánh giá khả năng khai thác mỏ Tùng Bá tối đa bằng công nghệ lộ thiên, cải tạo các thông số kỹ thuật của mỏ, lựa chọn công nghệ thiết bị khai thác hợp lý nhằm đạt công suất mỏ 300.000 tấn quặng nguyên khai/năm.

Xác định tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế khi khai thác mỏ Tùng Bá.

Định hướng cho Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông có chiến lược đầu tư khai thác hợp lý mỏ sắt Tùng Bá

a.3 Chương trình sản xuất và các yêu cầu phải đáp ứng

Sản phẩm của Dự án được sản xuất theo yêu cầu của các hộ tiêu thụ như: Nhà máy luyện gang thép do Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông, và các hộ tiêu thụ khác.

- Khối lượng và chất lượng sản phẩm

Quặng sắt sau khi qua chế biến tại mỏ Tùng Bá sẽ được bán cho nhà máy luyện gang thép và các hộ tiêu thụ khác Để đảm bảo chất lượng quặng sắt cho Nhà máy luyện thép cần phải đầu tư mới dây chuyền chế biến tại mỏ Tùng Bá nhằm tận thu tối đa tài nguyên khoáng sản và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỏ Dây chuyền tuyển chế biến phải đáp ứng công suất 300.000 tấn quặng nguyên khai/năm.

Quặng nguyên khai được vận chuyển từ khai trường về sân công nghiệp và được đưa vào hệ thống nghiền, chế biến và tuyển để nâng hàm lượng Fe lên hơn ≥60% cung cấp cho các hộ tiêu thụ.

Khối lượng và chất lượng sản xuất của Dự án phải đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông Sản lượng khai

Trang 32

thác hàng năm của mỏ sắt Tùng Bá được sàng tuyển chế biến để đáp ứng được yêu cầu của các hộ tiêu thụ.

-Chương trình sản xuất và các giải pháp đảm bảo

+ Yêu cầu chất lượng sản phẩm

Các nhu cầu đầu vào đối với lò cao luyện gang là nguyên nhiên liệu - chất lượng và số lượng Chất lượng nguyên nhiên liệu là yếu tố vô cùng quan trọng ở các lò cao trên thế giới, người ta đặc biệt quan tâm đến công tác chuẩn bị nguyên nhiên liệu cho lò Nguyên, nhiên liệu chất lượng tốt là tiền đề đảm bảo lò cao vận hành ổn định, cho năng suất cao, chất lượng tốt, giảm các chỉ tiêu tiêu hao, kéo dài tuổi thọ của lò và là điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp cường hoá lò

Với đặc thù của quá trình luyện gang lò cao là sản xuất liên tục từ khi châm lửa khai lò đến khi ngừng lò để trùng tu, đại tu, nên việc luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về số lượng nguyên nhiên vật liệu là vô cùng cần thiết Chính vì thế việc khai thác mỏ sắt Tùng Bá cần có kế hoạch và đầu tư công nghệ thiết bị phù hợp cho công tác khai thác của mỏ đảm bảo Sản lượng hàng năm của mỏ theo yêu cầu xem bảng 1

+ Kế hoạch sản xuất

Tính đến 31/8/2008 quặng sắt của mỏ Tùng Bá chủ yếu là thân quặng gốc: Các thân quặng được khai thác từ lộ vỉa đến biên giới kết thúc Sản lượng mỏ hàng năm xem bảng 1.1.

Trang 34

b Dự án đầu tư khai thác và chế biến mỏ sắt Tùng Bá b.1 Hình thức đầu tư, địa điểm đầu tư và nhu cầu sử dụng đất - Hình thức đầu tư và quản lý dự án

+Hình thức đầu tư

Hình thức đầu tư mới đồng bộ thiết bị, công nghệ và xây lắp các hạng mục công trình phục vụ cho khai thác, sàng tuyển, vận tải đổ thải, đời sống văn hoá xã hội của cán bộ công nhân mỏ Nguồn vốn đầu tư gồm : Vốn vay trung hạn của các Ngân hàng thương mại.

+Hình thức quản lý dự án

Dự án đầu tư nâng công suất khai thác lộ thiên mỏ sắt Tùng Bá đạt công suất 300.000 Tấn quặng nguyên khai/năm tương ứng 175.921 tấn quặng tinh/năm, do Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông làm chủ đầu tư, trực tiếp quản lý và khai thác dự án.

+Phương thức thực hiện dự án

Theo luật đấu thầu số: 61/2005/QH11 được Quốc Hội ban hành trong kỳ họp Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 (từ ngày 18/10 đến ngày 29/11/2005) Quy định các gói thầu dưới 500 triệu đồng thì nhà thầu được phép chỉ định thầu, nếu trên 500 triệu đồng cần phải tiến hành đấu thầu.

+Tiến độ thực hiện dự án

Dự án đầu tư khai thác lộ thiên, chế biến mỏ sắt Tùng Bá đạt công suất 300.000 Tấn/năm là rất cần thiết và cấp bách Hiện nay và những năm tới nhu cầu của thị trường về nguyên liệu quặng sắt là rất lớn, đặc biệt khi Khu liên hợp luyện Nhà máy gang thép được xây dựng và đi vào hoạt động Vì vậy khi mỏ Tùng Bá được đầu tư nâng công suất sẽ góp phần cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu cho

Trang 35

Nhà máy, tăng hiệu quả kinh tế cho Công ty Cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của khu vực Do đó để đáp ứng các yêu cầu trên dự án cần được đầu tư thực hiện sớm.

Tiến độ thực hiện dự án như sau:

 Thời gian lập dự án: Quý 4/2008.

 Thời gian gian thẩm định, phê duyệt dự án: Quý 01/2009  Thiết kế bản vẽ thi công: Quý 1-2/2009

 Thời gian duyệt Thiết kế bản vẽ thi công: Quý 3/2009  Mua sắm thiết bị: Quý 2-3/2009

 Thi công xây dựng các hạng mục công trình: Từ quý 2/2009- quý 4/2009  Lắp đặt chạy thử các thiết bị không tải: Quý 4/2009.

 Căn chỉnh thiết bị: Quý 4/2009.

 Hiệu chỉnh đồng bộ thiết bị: Quý 4/2009.

 Giải phóng mặt bằng: Từ quý 2/2009- quý 1/2010.

Lịch biểu thực hiện dự án xem bảng 1.2

Bảng 1.2 Tiến độ thi công

Trang 36

- Địa điểm xây dựng dự án

Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ sắt Tùng Bá được xây dựng tại xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Trang 37

- Nhu cầu sử dụng đất

Để đảm bảo mục tiêu đầu tư khai thác mỏ lộ thiên đạt 300.000 tấn quặng nguyên khai/năm, nhu cầu sử dụng đất của các hạng mục công trình xem bảng 1.3

Bảng 1.3 Nhu cầu sử dụng đất của các khu vực

TTKhu vực giải phóng mặt bằngĐơn vị Số lượngLoại đất

III Khu vực VP xí nghiệp + xưởng bảodưỡng thiết bị ha 1,42 Rừng thưa

b.2 Cung cấp nguyên liệu - nhiên liệu và các yếu tố đầu vào - Nhu cầu sản xuất hàng năm

Theo kế hoạch sản xuất của mỏ để đạt được sản lượng 300.000 tấn quặng nguyên khai/năm cần phải bóc đất đá từ 2.100.000÷2.478.030 m3/năm

- Các yếu tố lựa chọn đảm bảo nhu cầu sản xuất

Để đáp ứng kế hoạch sản lượng hàng năm của mỏ như bảng 1.1, Dự án lựa chọn các khâu công nghệ chủ yếu là cơ giới hoá: Thiết bị khai thác được đầu tư

Trang 38

mới, loại đồng bộ thiết bị tiên tiến, cơ động, có năng suất cao, chi phí sản xuất hợp lý Thiết bị khai thác chủ yếu bao gồm

 Máy khoan thuỷ lực có đường kính d = 127mm (khoan đất đá)  Máy khoan có đường kính d = 90mm

 Máy xúc thuỷ lực gàu ngược dung tích gầu E = 2,1 m3 xúc đất đá và quặng  Ô tô chở đất đá và quặng có tải trọng 15-16 tấn

 Máy gạt D65E - 12 hoặc loại tương đương.

Đáp ứng nhu cầu khai thác quặng sắt của mỏ cần xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình khai thác bao gồm

 Xây Văn phòng mỏ ở phía Nam khai trường Hạ Vinh

 Xây dựng nhà xưởng sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị và cơ điện ở khu vực Văn phòng mỏ;

 Xây dựng mặt bằng xưởng tuyển quặng ở mỏ; phòng phía Bắc Văn  Xây dựng các công trình phụ trợ khác.

Các hạng mục công trình xây dựng phù hợp đảm bảo cho quá trình khai thác mỏ an toàn và hiệu quả.

- Cung cấp nguyên nhiên vật liệu đầu vào+Nguồn cung cấp nguyên liệu

Các loại nguyên vật liệu chính như sắt thép, xi măng lấy tại thị xã Hà Giang được vận chuyển đến công trình bằng ô tô và được bảo quản tại các kho vật tư trên công trường Các loại vật liệu khác như cát, sỏi, đá v.v được vận chuyển đến chân công trình bằng ô tô.

Bi phục vụ máy nghiền được cung cấp bởi các Công ty đại diện của các hãng nước ngoài ( Công nghệ nước Đức, sản xuất tại Trung Quốc )

Băng tải được cung cấp bởi các hãng sản xuất của Trung Quốc hoặc các Công ty trong nước sản xuất.

Trang 39

+Nguồn cung cấp điện nước

Điện dùng cho thi công, sản xuất được lấy từ đường điện do mỏ đầu tư có điện áp 220V do Công ty điện lực Hà Giang cung cấp

Nước phục vụ cho thi công, sản xuất chủ yếu được lấy từ sông Ma

+Nguồn cung cấp thiết bị chính

 Các thiết bị khai thác: Ô tô, máy xúc, máy khoan, máy gạt, máy xúc tải được các hãng nước ngoài cung cấp.

 Các máy nghiền, tuyển từ do các hãng nước ngoài cung cấp.

 Các thiết bị băng tải do các hãng trong nước cung cấp vận chuyển đến chân công trình.

 Các thiết bị bun ke, máy sàng do các Công ty trong nước chế tạo và vận chuyển đến chân công trình.

 Các thiết bị bơm, điện động lực, cáp điện mua chào hàng cạnh tranh trên thị trường theo qui định.

+Cung cấp nhiên liệu

Nhu cầu tiêu thụ xăng ở mỏ được cung cấp bởi công ty xăng dầu tỉnh Hà Giang

+Cung cấp thuốc nổ

Nguồn cung cấp thuốc nổ phục vụ sản xuất của mỏ là Chi nhánh Vật liệu nổ Công nghiệp Hà Giang

b.3 Tài nguyên và trữ lượng - Vị trí địa lý vùng mỏ

Khu vực mỏ sắt Tùng Bá, thuộc địa bàn các xã Thuận Hoà, Tùng Bá, huyện Vị Xuyên và xã Thái An, huyện Quảng Bạ, tỉnh Hà Giang, cách thị xã Hà Giang khoảng 18 km về phía Đông Bắc Khu vực mỏ gồm 02 khu nhỏ khu Trung Vinh

Trang 40

và khu Hạ Vinh có diện tích 1,21 km2, được giới hạn bởi các điểm khép góc khu Trung Vinh (1, 2, 3, 4, 5) và khu Hạ Vinh (6, 7, 8, 9, 10, 11, 12) Vị trí toạ độ xem bảng 1.4

Bảng 1.4 Tọa độ các điểm mốc khu mỏ

Tên khuĐiểm khépgóc

Hệ toạ độ VN 2000 (kinh tuyến

105, múi chiếu 60)Diện tích

Khu mỏ thuộc vùng núi cao, hiểm trở, bề mặt địa hình bị chia cắt rất phức tạp với nhiều vách đá cao dựng đứng Căn cứ vào độ cao, có thể chia địa hình khu thăm dò thành 2 loại:

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:54

Hình ảnh liên quan

Tình hình kinh doanh công ty năm 2008 - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

nh.

hình kinh doanh công ty năm 2008 Xem tại trang 6 của tài liệu.
• Lập bảng chi phí thực hiện bao gồm: loại chi phí, thời gian cần, giá trị, ghi chú. - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

p.

bảng chi phí thực hiện bao gồm: loại chi phí, thời gian cần, giá trị, ghi chú Xem tại trang 19 của tài liệu.
15 Làm mô hình Quy hoạch - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

15.

Làm mô hình Quy hoạch Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 1.1. Lịch khai thác mỏ - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

Bảng 1.1..

Lịch khai thác mỏ Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 1.3. Nhu cầu sử dụng đất của các khu vực - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

Bảng 1.3..

Nhu cầu sử dụng đất của các khu vực Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 1.4. Tọa độ các điểm mốc khu mỏ - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

Bảng 1.4..

Tọa độ các điểm mốc khu mỏ Xem tại trang 40 của tài liệu.
lượng Fe được thống kê trong bảng 1.5. - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

l.

ượng Fe được thống kê trong bảng 1.5 Xem tại trang 48 của tài liệu.
Chi tiết về trữ lượng các thân quặng xem bảng 1.6 - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

hi.

tiết về trữ lượng các thân quặng xem bảng 1.6 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 1.6. Trữ lượng và tài nguyên quặng sắt Tùng Bá - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

Bảng 1.6..

Trữ lượng và tài nguyên quặng sắt Tùng Bá Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.3. Năng suất tổ hợp các thiết bị - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

Bảng 2.3..

Năng suất tổ hợp các thiết bị Xem tại trang 84 của tài liệu.
Bảng 2.5. Thông số các tuyến đường - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

Bảng 2.5..

Thông số các tuyến đường Xem tại trang 88 của tài liệu.
78.030 Bãi thải ngoài  - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

78.030.

Bãi thải ngoài Xem tại trang 90 của tài liệu.
• Góc nghiêng mặt tầng thải 2-5%. Các thông số bãi thải xem bảng 2.7. - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

c.

nghiêng mặt tầng thải 2-5%. Các thông số bãi thải xem bảng 2.7 Xem tại trang 91 của tài liệu.
Bảng 2.9. Năng suất các loại máy gạt - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

Bảng 2.9..

Năng suất các loại máy gạt Xem tại trang 93 của tài liệu.
Bảng 2.10. Các thông số và khối lượng thi công đập chắn - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

Bảng 2.10..

Các thông số và khối lượng thi công đập chắn Xem tại trang 94 của tài liệu.
Bảng 2.11. Nhu cầu thiết bị phụ trợ - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

Bảng 2.11..

Nhu cầu thiết bị phụ trợ Xem tại trang 96 của tài liệu.
Hình 2. Sơ đồ công nghệ tuyển quặng sắt Tùng Bá - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

Hình 2..

Sơ đồ công nghệ tuyển quặng sắt Tùng Bá Xem tại trang 111 của tài liệu.
Bảng 2.14. Bảng tính toán định lượng - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

Bảng 2.14..

Bảng tính toán định lượng Xem tại trang 112 của tài liệu.
Bảng 2.15. Cân bằng sản phẩm - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

Bảng 2.15..

Cân bằng sản phẩm Xem tại trang 114 của tài liệu.
Bảng 2.16: Bảng tính toán bùn nước xưởng tuyển - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

Bảng 2.16.

Bảng tính toán bùn nước xưởng tuyển Xem tại trang 115 của tài liệu.
Bảng 2.18: Bảng tổng hợp thiết bị xưởng tuyển quặng sắt Tùng Bá - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

Bảng 2.18.

Bảng tổng hợp thiết bị xưởng tuyển quặng sắt Tùng Bá Xem tại trang 118 của tài liệu.
Bảng 2.19. Danh mục thiết bị phục vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

Bảng 2.19..

Danh mục thiết bị phục vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm Xem tại trang 121 của tài liệu.
Bảng 2.21. Quy mô xưởng bảo dưỡng thiết bị - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

Bảng 2.21..

Quy mô xưởng bảo dưỡng thiết bị Xem tại trang 122 của tài liệu.
Để đáp ứng tốt các yêu cầu và nhiệm vụ, xưởng được trang bị các thiết bị xem bảng 2.22 - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

p.

ứng tốt các yêu cầu và nhiệm vụ, xưởng được trang bị các thiết bị xem bảng 2.22 Xem tại trang 124 của tài liệu.
Tổ chức của Xí nghiệp khai thác mỏ Tùng Bá xem hình 3 - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

ch.

ức của Xí nghiệp khai thác mỏ Tùng Bá xem hình 3 Xem tại trang 142 của tài liệu.
Hình 3. Sơ đồ tổ chức mỏ sắt Tùng Bá - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

Hình 3..

Sơ đồ tổ chức mỏ sắt Tùng Bá Xem tại trang 143 của tài liệu.
Bảng 2.25. Nhu cầu lao động - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

Bảng 2.25..

Nhu cầu lao động Xem tại trang 144 của tài liệu.
Khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng xem bảng 2.27. - Công tác lập dự án và chế biến quặng sắt tại công ty cổ phần đầu tư khoáng sản An Thông. Thực trạng và giải pháp.DOC

h.

ối lượng đền bù giải phóng mặt bằng xem bảng 2.27 Xem tại trang 146 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan