Vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tuyên Quang - thực trạng và giải pháp

76 2.6K 10
Vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tuyên Quang - thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị *** Trần Hoài Thu Vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tuyên Quang-thực trạng và giải pháp LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà nội – 2006 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị *** Trần Hoài Thu Vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Tuyên Quang-thực trạng và giải pháp LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Văn Dương Hà nội – 2006 1 MỤC LỤC Mở đầu……………………………………………………………… 2 Chương 1. Vai trò của giáo dục – đào tạo và yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo ở tỉnh Tuyên Quang…………………………………………8 1.1. Giáo dục và đào tạo – nhân tố quan trọng để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước…………………………………8 1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang……………… 14 1.3. Đẩy mạnh giáo dục và đào tạo ở Tuyên Quang là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước……………… 21 Chương 2. Thực trạng giáo dục và đào tạo ở tỉnh Tuyên Quang 30 2.1. Những thành tựu đã đạt được…………………………………….30 2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang……………………………………………40 Chương 3. Một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hoá. hiện đại hoá ở tỉnh Tuyên Quang……………………………………………………………… 55 3.1. Nâng cao nhận thức trong nhân dân về vai trò của giáo dục và đào tạo………………………………………………………………………… 55 3.2. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đào tạo……………………….58 3.3. Phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng và phân bố hợp lý giữa các vùng…………………………………………….61 3.4. Đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo………………… 63 3.5. Tạo việc làm cho người học sau khi được đào tạo……………….65 Kết luận………………………………………………………………69 Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………….71 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm đầu thế kỷ XXI, khi nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức, khi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, chúng ta càng xiết bao ngạc nhiên trước tầm nhìn xa, trông rộng của chủ tịch Hồ Chí Minh và càng thấm thía lời dạy của Người: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Người coi sự ngu dốt về tri thức là một thứ giặc, toàn dân ta phải đồng sức, đồng lòng chống lại và tiêu diệt nó. Hồ Chí Minh đã kêu gọi, động viên thế hệ trẻ nước ta - những chủ nhân tương lai của đất nước- tiến lên chiếm lĩnh tri thức, văn hóa, giáo dục. Trong thư gửi học sinh cả nước nhân dịp khai giảng năm học mới đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tháng 9/1945) Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu một nền giáo dục nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho bọn thực dân Pháp. Ngày nay, các em được hưởng cái may mắn hơn cha anh là được hấp thu một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo nên các em những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” [20, tr.10]. Ngày nay, khi Đảng và Nhà nước ta đang lãnh đạo đưa đất nước bước vào giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhằm tạo ra ngày càng nhiều những điều kiện vật chất và kỹ thuật để đẩy mạnh tốc độ phát triển của đất nước, dần tiến kịp trình độ phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đạt được điều đó, chúng ta cần phải phát huy mọi tiềm năng của đất nước, trong đó nguồn lực con người giữ vai trò quyết định sức mạnh của mỗi quốc gia, nó là tài nguyên của mọi tài nguyên. Vì vậy, hơn lúc nào hết, trong giai đoạn hiện nay chúng ta phải nhanh chóng nâng cao 3 năng lực trí tụê, vốn văn hóa, kỹ năng và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp cho người lao động, khai thác tốt tiềm năng và sức mạnh trí tuệ của cả dân tộc và thời đại phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần có sự quan tâm, đầu tư ở nhiều mặt như: chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người, phát triển giáo dục và đào tạo… Trong những nhân tố đó, giáo dục và đào tạo đóng vai trò trực tiếp và quyết định nhất trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hình thành nên những con người lao động phát triển đầy đủ năng lực, trí tuệ, có vốn kiến thức khoa học hiện đại. Nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước ta đã đặt vấn đề phải đưa giáo dục và đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu. “Giáo dục – đào tạo phải có nhiệm vụ đào tạo ra nguồn nhân lực có hàm lượng chất xám cao, đào tạo đội ngũ “công nhân khoa học” có khả năng vận dụng tri thức và sản xuất ra tri thức như F. Ăngghen đã dự báo, nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu của một nền kinh tế lấy sản xuất ra tri thức làm hoạt động chủ yếu. Thực hiện chủ trương “xã hội hóa giáo dục”, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân ta hăng hái thi đua vì sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Đặc biệt Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của các tỉnh niền núi còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế - trong đó có tỉnh Tuyên Quang - đặc biệt coi trọng mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và đội ngũ cán bộ, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và của cả nước, nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa miền ngược và miền xuôi, giữa đồng bằng và miền núi, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. 4 Mặc dù là một tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, lại có nhiều thành phần dân tộc sinh sống, nhưng với sự lãnh đạo của Đảng ủy, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt trong đó có ngành giáo dục, cùng với sự quyết tâm đi lên của người dân, trong những năm qua, ngành giáo dục tỉnh Tuyên Quang đã đạt được nhiều thành tích góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội và đời sống của các tầng lớp nhân dân cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần, tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Song bên cạnh đó, ngành giáo dục của tỉnh vẫn còn một số những bất cập, yếu kém, chưa thật sự phát huy hết được vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc đặt vấn đề nghiên cứu làm sao để tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của giáo dục, đồng thời, khắc phục những hạn chế còn vướng mắc trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo ở Tuyên Quang, để từ đó góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của nền giáo dục nước nhà là hết sức cần thiết. Với suy nghĩ trên, tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề: “Vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Tuyên Quang - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, giáo dục và đào tạo là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, bởi nó sẽ tạo ra một nguồn lực đặc biệt - nguồn lực con người - là nguồn lực duy nhất mà nhờ nó các nguồn lực khác mới phát huy được tác dụng để phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Điều này được thể hiện trong nhiều văn kiện, nghị quyết quan trọng của Đảng, nhất là từ khi thực hiện chính sách đổi mới. Đặc biệt bắt đầu từ Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 2 khóa VIII bàn về vấn đề phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã xác định: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. 5 Trước tình hình đó, vấn đề giáo dục và đào tạo đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý đi xem xét, nghiên cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau. Các đề tài nghiên cứu khoa học và các cuốn sách viết về đề tài nay như: “Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp” của Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Đắc Hưng; “Giáo dục Việt Nam thế kỷ XXI” của Đoàn Văn Khoái… Ngoài ra, có rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí quan trọng như: Tạp chí Giáo dục thời đại; Tạp chí Cộng sản; Tạp chí Nghiên cứu lý luận… Song để đi sâu nghiên cứu tình hình giáo dục và đào tạo và vai trò của nó ở từng địa phương vẫn còn bỏ ngỏ, đặc biệt với những tỉnh miền núi như tỉnh Tuyên Quang thì vẫn chưa có đề tài nào đi sâu tìm hiểu một cách có hệ thống, mặc dù đã có rất nhiều bài báo đăng trên báo của địa phương, nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc phản ánh được một mảng hay một khía cạnh nào đó mà chưa đi sâu khái quát được tình hình giáo dục và đào tạo cũng như vai trò của nó trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh Tuyên Quang. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích - Làm rõ vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nói chung và yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo ở Tuyên Quang - Khái quát được những thực trạng và hạn chế của quá trình phát triển giáo dục và đào tạo làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển hơn nữa vai trò của giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh Tuyên Quang. * Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Phân tích làm rõ quan điểm của Đảng và nhận thức của địa phương về vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nói chung và ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng. 6 - Đánh giá đúng thực trạng giáo dục và đào tạo của tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua. - Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở tỉnh Tuyên Quang. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận và thực tiễn Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục và đào tạo, về công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Cơ sở thực tiễn của đề tài là thực tế phát triển giáo dục - đào tạo, và vai trò của giáo dục - đào tạo ở nước ta và ở tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. * Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận chung nhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng phương pháp kết hợp giữa logíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp. Ngoài ra tác giả còn sử dụng một số phương pháp của xã hội học như: điều tra, thống kê, so sánh để giải quyết những vấn đề đặt ra của luận văn. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Giáo dục và đào tạo là một vấn đề rất rộng, hơn thế nó là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Do vậy, phạm vi của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu vai trò và thực trạng của giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở tỉnh Tuyên Quang. Thời gian khảo sát chủ yếu thực hiện từ giai đoạn đổi mới đất nước cho đến nay. 7 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ hơn nữa vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước nói chung và đối với Tuyên Quang nói riêng .Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Tuyên Quang. Kết quả của luận văn có thể làm cơ sở để Đảng bộ và ngành giáo dục Tuyên Quang hoạch định chủ chương tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa Ở mức độ nhất định, kết quả của đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và những vấn đề liên quan đến giáo dục và đào tạo của tỉnh Tuyên Quang. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn gồm 3 chương, 10 tiết. 8 Chương 1 VAI TRÕ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở TỈNH TUYÊN QUANG 1.1. Giáo dục và đào tạo - nhân tố quan trọng để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Giáo dục và đào tạo là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Người có công lao to lớn, đặt nền móng cho giáo dục nước ta là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vị vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Người dành rất nhiều sự quan tâm , chăm lo đến giáo dục và đào tạo, mở mang dân trí, coi đó là một điều kiện tất yếu cho một nước độc lập, tự do, tự chủ. Người đã căn dặn: Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa cần phải có con người xã hội chủ nghĩa. Để có được những con người ấy không thể bằng con đường nào khác ngoài con đường là phải thông qua giáo dục và đào tạo. Và công việc này là không thể xem thường mà phải tiến hành thường xuyên liên tục bởi: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Thấy rõ được vai trò của tri thức, của trí tuệ đối với sự phát triển của quốc gia, dân tộc, ngay trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (9/1945) Hồ Chí Minh đã nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay: “… Trong những năm học tới đây, các em hãy cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm trời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một [...]... với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Vấn đề đặt ra là phải xem xét, đánh giá một cách toàn diện thực trạng của nguồn nhân lực hiện nay ở tỉnh Tuyên Quang để từ đó có hướng khai thác và phát triển hợp lý, và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người, đảm bảo cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 29 Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở TỈNH TUYÊN QUANG 2.1 Những thành... vùng miền của đất nước, đặc biệt càng quan trọng hơn là đối với những tỉnh miền núi còn gặp khó khăn như tỉnh Tuyên Quang để làm sao có thể hòa nhịp phát triển với các vùng, các miền trong cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Trước tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay,... khuất của quê hương cách mạng Tân Trào lịch sử, Tuyên Quang đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách cùng cả nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội 1.2.2 Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Là một tỉnh miền núi, nền kinh tế chủ yếu là nông - lâm - ngư nghiệp, được sự quan tâm của Đảng và Nhà... chung 1.3 Đẩy mạnh giáo dục và đào tạo ở Tuyên Quang là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”, “Trồng người” ở đây Bác muốn nói đến là vai trò của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, bởi Người đã thấy được chỉ có thông qua giáo dục mới có được những... đích và có hiệu quả cao Như vậy, có thể khẳng định trong những nhân tố tạo nên sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay mà Đảng, nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng, bên cạnh những nguồn lực về vốn, khoa học công nghệ… thì nguồn lực con người giữ vai trò quyết định nhất, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao Bởi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại. .. đối với tỉnh Tuyên Quang, trong khi đó họ lại có vai trò rất quan trọng, quyết định cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đây là lực lượng lao động hạt nhân có chất lượng, có trình độ cao, hiện đại, có năng lực khai thác những con đường mới mẻ trong nghiên cứu khoa học để đạt được những thành tựu mới, có ý nghĩa thực tiễn, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đội ngũ... nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội, thực hiện có sáng tạo những chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra, Tuyên Quang đã dần từng bước quan tâm đầu tư, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo và những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua cho thấy đó là sự cố gắng không nhỏ của toàn... lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần đặt nó trong quan hệ so sánh với các 10 nguồn lực khác, để qua đó thấy được mức độ chi phối của nó đến sự thành, bại của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, điều này được thể hiện ở một số điểm sau: Trong tư liệu sản xuất, công cụ lao động là yếu tố luôn luôn vận động và biến đổi, nó trực tiếp truyền dẫn sự tác động của con người vào đối tượng... đào tạo; Đến hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta đã khẳng định một lần nữa vai trò của giáo dục và đào tạo là: muốn tiến hành 9 công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo Bước vào thế kỷ XXI với một thách thức lớn của thời đại đó là cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang bùng nổ mạnh mẽ với những tiến bộ kỳ diệu của khoa học, công nghệ và. .. dân chủ hóa, nhân văn hóa đời sống xã hội, đặc biệt là kết hợp khai thác các giá trị truyền thống và hiện đại phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Những vấn đề này đặt ra là một cần thiết và do vậy, chúng ta cũng cần phải chú ý tới việc xây dựng những giải pháp thiết thực để thực thi có hiệu quả, trong đó, trước hết cần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giáo dục và đào tạo Như . dục và đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nói chung và ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng. 6 - Đánh giá đúng thực trạng giáo dục và đào tạo của tỉnh Tuyên Quang trong. của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục và đào tạo, về công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Cơ sở thực tiễn của đề tài là thực tế phát triển giáo dục - đào tạo, và vai trò của giáo. trò của giáo dục và đào tạo đối với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nói chung và yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo ở Tuyên Quang - Khái quát được những thực trạng và

Ngày đăng: 20/07/2015, 18:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang

  • 1.2.1. Đặc điểm về vị trí, địa lý

  • 1.2.3. Văn hóa - xã hội

  • 2.1. Những thành tựu đã đạt được

  • 2.1.3. Chất lượng giáo dục ngày một nâng cao

  • 2.2.1. Những hạn chế

  • 2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên

  • 3.2. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo

  • 3.4. Đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo

  • 3.5. Tạo việc làm cho người học sau khi được đào tạo

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan