Trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa và mẹ trong thơ dương kiều minh

140 2.8K 21
Trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa và mẹ trong thơ dương kiều minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THANH HƯỜNG TR¦êNG Tõ VùNG NG÷ NGHÜA VÒ HOA Vµ MÑ TRONG TH¥ D¦¥NG KIÒU MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THANH HƯỜNG TR¦êNG Tõ VùNG NG÷ NGHÜA VÒ HOA Vµ MÑ TRONG TH¥ D¦¥NG KIÒU MINH Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.02.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH THỊ MAI NGHỆ AN - 2014 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 7 1. Lý do chọn đề tài 7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 12 4. Phương pháp nghiên cứu 13 5. Đóng góp của luận văn 13 6. Cấu trúc của luận văn 13 NỘI DUNG 14 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 14 1.1. Từ và nghĩa của từ 14 1.1.1. Từ 14 1.1.2. Nghĩa của từ 18 1.2. Đặc điểm hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa 25 1.2.1. Hệ thống trong ngôn ngữ 25 1.2.2. Hệ thống từ vựng ngữ - nghĩa 27 1.3. Trường từ vựng - ngữ nghĩa 28 1.3.1. Khái niệm trường từ vựng - ngữ nghĩa 28 1.3.2. Các loại trường từ vựng - ngữ nghĩa 29 1.4. Tác giả Dương Kiều Minh và tác phẩm thơ 33 1.4.1. Vài nét về Dương Kiều Minh 33 1.4.2. Thơ Dương Kiều Minh 36 Tiểu kết chương 1 38 Chương 2 TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA VỀ HOA TRONG THƠ DƯƠNG KIỀU MINH 39 2.1. Các tiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa về hoa trong thơ Dương Kiều Minh 39 2.1.1. Trường từ vựng ngữ nghĩa về các loài hoa 39 2.1.2. Tiểu trường về đặc điểm tính chất của hoa 48 2.1.3. Tiểu trường từ vựng về không gian và thời gian hoa xuất hiện 60 2.1.4. Tiểu trường từ vựng các danh từ đơn vị chỉ hoa 66 2.1.5. Tiểu trường các bộ phận của hoa 71 2.1.6. Tiểu trường chỉ trạng thái của hoa 73 2.2. Vai trò của trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa trong thơ Dương Kiều Minh 79 2.2.1. Dẫn nhập 79 2.2.2. Các vai trò của trường từ vựng về hoa trong thơ Dương Kiều Minh 79 2.3. Tiểu kết chương 2 94 Chương 3 TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA VỀ MẸ TRONG THƠ DƯƠNG KIỀU MINH 95 3.1. Các tiểu trường từ vựng ngữ nghĩa về mẹ trong thơ Dương Kiều Minh 95 3.1.1. Dẫn nhập 95 3.1.2. Các tiểu trường từ vựng về mẹ 97 3.2. Vai trò của trường từ vựng về mẹ trong thơ Dương Kiều Minh 121 3.2.1. Trường từ vựng về mẹ góp phần thể hiện tình cảm của tác giả dành cho mẹ 121 3.2.2. Trường từ vựng về mẹ góp phần khắc họa hình ảnh người phụ nữ Việt Nam 126 3.3. Tiểu kết chương 3 131 KẾT LUẬN 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO 138 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tác phẩm văn học là một hệ thống ký hiệu có tổ chức riêng. Trong đó các đơn vị từ, ngữ, câu đều là những phương tiện quan trọng mang giá trị thẩm mỹ. Từ ngữ chính là nguyên liệu cơ sở giữ vai trò cơ bản trong việc xây đắp nên hình tượng nghệ thuật, yếu tố quyết định sự tồn tại của tác phẩm văn học. Mỗi nhà thơ có một cách dùng từ riêng. Mỗi tác phẩm có một hệ thống lớp từ ngữ mang đặc trưng riêng. Từ ngữ là một trong những thành tố tạo nên dấu ấn của tác phẩm và cũng là một trong những thành tố góp phần làm nên phong cách của tác giả. 1.2. Nền văn học Việt Nam đương đại đang xuất hiện khá nhiều nhà thơ với nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau, thu hút sự chú ý của dư luận. Trong số đó phải kể đến nhà thơ Dương Kiều Minh, một trong những hiện tượng thi ca tiêu biểu của thi đàn văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Với bảy tập thơ Củi lửa, Dâng mẹ, Những thời đại thanh xuân, Ngày xuống núi, Tựa cửa, Tôi ngắm mãi những ngày thu tận, Khúc chuyển mùa cùng nhiều tùy đàm văn chương, Dương Kiều Minh đã tạo nên một gương mặt thi ca đầy ấn tượng trong đội ngũ những nhà thơ hậu chiến và có đóng góp không nhỏ vào diễn trình đổi mới thơ ca đương đại. Dương Kiều Minh đã ghi đậm dấu ấn bằng một phong cách ngôn ngữ riêng. Một trong những đặc trưng ngôn ngữ để lại dấu ấn đậm nét để người đọc dễ dàng nhận ra Dương Kiều Minh là các trường từ vựng ngữ nghĩa. Trong đó, trường từ vựng về hoa và trường từ vựng về mẹ là hai trường từ vựng bao trùm xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của ông. Nghiên cứu thơ Dương Kiều Minh không chỉ góp phần tìm hiểu phong cách của một nhà thơ nổi tiếng, một hiện tượng văn học mà còn đóng góp 7 một phần tư liệu để giảng dạy văn học nói chung và thơ ca nói riêng trong nhà trường. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Trường từ vựng - ngữ nghĩa về Hoa và Mẹ trong thơ Dương Kiều Minh” để làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Lý thuyết về trường từ vựng ngữ nghĩa đã được nghiên cứu từ lâu. Ở Việt Nam đã có nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể đến một số tác giả tiểu biểu như Giáo sư Đỗ Hữu Châu với các công trình như Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt; Các bình diện của từ và từ tiếng Việt; Khái niệm trường và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng; Trường từ vựng ngữ nghĩa và hiện tượng nhiều nghĩa; Trường từ vựng và hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa… Giáo sư Nguyễn Thiện Giáp với cuốn Từ vựng tiếng Việt. Giáo sư Nguyễn Đức Tồn với luận án Phó Tiến sĩ Trường từ vựng bộ phận cơ thể người. Giáo sư Lê Quang Thiêm với Lịch sử từ vựng tiếng Việt thời kì 1858 - 1945. Nguyễn Văn Tu với Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại. Hoàng Văn Hành với các công trình Về tính hệ thống của vốn từ tiếng Việt; Về nghĩa của các từ biểu thị sự nói năng trong tiếng Việt Vận dụng lý thuyết Trường từ vựng ngữ nghĩa để nghiên cứu các trường từ vựng cụ thể đã có rất nhiều công trình nghiên cứu là các luận án, luận văn, các bài báo. Các công trình có thể kể đến như: Luận án Phó tiến sĩ của Nguyễn Đức Tồn “Trường từ vựng bộ phận cơ thể người” (1988) đã đi sâu nghiên cứu một trường từ vựng, cụ thể là trường từ vựng bộ phận cơ thể người, qua các tiểu trường từ vựng bộ phận cơ thể người, tác giả đã phân tích, lý giải mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa rất lý thú. Năm 1996, Nguyễn Thúy Khanh với luận án Phó tiến sĩ cũng nghiên cứu một trường từ vựng tiêu biểu đó là “Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật”. Từ các tên gọi động vật, tác giả cũng đã lý giải mối quan hệ ngôn ngữ và văn học và có nhiều nhận xét mới mẻ về tên gọi động vật. 8 Nguyễn Ngọc Trâm là tác giả đã có một số công trình nghiên cứu các trường từ vựng ngữ nghĩa cụ thể, chẳng hạn như “Tìm hiểu nhóm từ biểu thị phản ứng tâm lý tình cảm” (Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, 1975). Chu Bích Thu cũng đi vào một số nhóm từ cụ thể như “một vài suy nghĩ về nghĩa những từ thuộc nhóm “tròn - méo” (Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 1975). Tác giả Hoàng Trọng Canh là người có nhiều công trình nghiên cứu về trường từ vựng ngữ nghĩa như “Văn hóa người Nghệ Tĩnh qua vốn từ vựng nghề cá” (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, 1996), “từ chỉ nghề nghiệp trong phương ngữ Nghệ Tĩnh” (Đề tài cấp Bộ, 2005).v.v… Giáo sư Đỗ Thị Kim Liên cũng có nhiều công trình nghiên cứu về trường từ vựng như: “Trường ngữ nghĩa về cây lúa và các sản phẩm từ lúa phản ánh đặc trưng văn hóa lúa nước trong tục ngữ Việt” (Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4, 2006), “Trường ngữ nghĩa biểu hiện quan niệm về nữ giới trong tục ngữ Việt” (Ngôn ngữ đời sống, số 6, 2007).v.v… Những năm gần đây có rất nhiều công trình là bài báo, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về các trường từ vựng cụ thể trong tác phẩm văn học như Trịnh Thị Mai với “Tiếp cận bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận qua các trường từ vựng ngữ nghĩa” (Kỷ yếu Ngữ học trẻ, 2008). Trần Thị Mai với “Trường từ vựng chỉ không gian trong tập thơ lửa thiêng của Huy Cận ” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 1 + 2, 2010). Đỗ Thị Hòa với “Một số đặc điểm tâm lý văn hóa Việt qua nhóm từ ngữ thuộc trường nghĩa loài thú trong ca dao” (Kỷ yếu Ngữ học trẻ, 2008). Phan Thị Thúy Hằng với “Trường từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao của người Việt” (Luận văn thạc sĩ trường Đại học Vinh 2007); Lê Thị Thanh Nga với “Đặc điểm lớp từ ngữ thuộc trường nghĩa chỉ vật dụng - biểu tượng tình yêu trong ca dao tình yêu lứa đôi” (Luận văn thạc sĩ trường Đại học Vinh 2008); Hai tác giả Hoàng Anh và Nguyễn Thị Yến với “Trường nghĩa ẩm thực trong các bài báo viết về bóng 9 đá” (Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 7 - 2009). Nguyễn Mạnh Hùng với “ Trường từ vựng về tôn giáo và chiến tranh trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh” (Luận văn thạc sĩ trường Đại Học Vinh 2012).v.v… 2.2. Dương Kiều Minh là nhà thơ tương đối “lạ” được ít người biết đến bởi sinh thời Dương Kiều Minh đã sống rất lặng. Ở bên ngoài bão táp của công nghệ truyền thông, ông ít khi trả lời phỏng vấn báo chí, không tranh luận, bút chiến… Mọi người chỉ nhớ đến ông qua những vần thơ ngọt ngào sâu thẳm tình mẹ. Thơ của ông có một lực hút rất mạnh mẽ, các tác phẩm của ông liên tục ra đời và lập tức nhận được sự chú ý của bạn đọc. Đã có nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học nghiên cứu thơ Dương Kiều Minh. Các công trình này chủ yếu đề cập đến các khía cạnh nội dung chủ đề của tác phẩm thơ, các bài viết được đăng tải trên kênh truyền thông mạng có thể kể đến rất nhiều bài viết như: tác giả Mai Văn Phấn có bài viết “thơ Dương Kiều Minh mang hơi xuân từ những cánh đồng” đăng trên báo Nghệ thuật mới số 3. Nhà thơ Trần Anh Thái có bài viết “Nhà thơ Dương Kiều Minh lá vàng kiếp kiếp rơi mờ hoàng hôn”; tác giả Bình Nguyên Trang có viết bài “Thơ Dương Kiều Minh-Bài học quý cho nhiều nhà thơ trẻ” đăng trên trang văn hóa –thể thao, báo CAND.online. Tác giả Đỗ Ngọc Yên có bài tham luận “Cảm thức thời gian trong thi pháp thơ Dương Kiều Minh”; Nhà thơ Ngô Kim Đỉnh có bài viết “Dương Kiều Minh - thi sĩ của những thôi thúc và quyến rũ từ những khoảng trống đời người”; Bích Thu có bài vết “Cảm nhận thơ Dương Kiều Minh”; Vi Thùy Linh viết bài tham luận “Một khoảng trống sau “mùa xuân gấp gấp”; Hoàng Kim Ngọc có bài viết “thi pháp ngôn ngữ thơ Dương Kiều Minh” đăng tải trên trang vietvan.vn. Và đặc biệt hơn tại cuộc hội thảo văn học với chủ đề “ Dương Kiều Minh trong diễn trình đổi mới thơ ca đương đại” diễn ra vào ngày 16/5/2012, tại khoa Viết văn - Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Tại hội thảo, nhiều ý kiến tham luận và phát biểu của các nhà văn, 10 [...]... là Trường từ vựng về hoa và trường vựng về mẹ trong thơ Dương Kiều Minh Tư liệu khảo sát hai trường từ vựng này là quyển “ tuyển tập thơ Dương Kiều Minh , Xuất bản năm 2011 Đây là cuốn tuyển tập tất cả các bài thơ của Dương Kiều Minh 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Thống kê phân loại các tiểu trường từ vựng của hai trường từ vựng lớn là trường từ vựng về hoa và trường từ vựng về mẹ trong thơ Dương Kiều Minh. .. tích miêu tả các trường từ vựng về hoa và mẹ - Phân tích vai trò của hai trường hoa và mẹ trong tác phẩm thơ Dương Kiều Minh - Rút ra nét đặc sắc trong phong cách ngôn ngữ Dương Kiều Minh qua hai trường từ vựng về hoa và mẹ 4 Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê phân loại: Thống kê các từ thuộc hai chủ đề hoa và mẹ sau đó phân loại các tiểu trường - Phương... trường nghĩa dọc với hai loại là trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm Sau đây là sự trình bày bốn loại trường từ vựng - ngữ nghĩa lần lượt là trường biểu vật, trường biểu niệm, trường tuyến tính và trường liên tưởng 1.3.2.1 Trường nghĩa biểu vật Một trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật Để có những căn cứ dựa vào đó mà đưa các nghĩa biểu vật của các 30 từ về trường. .. thuyết về các trường J Tvier và L Weisgerberg cho trong ngôn ngữ, mỗi từ tồn tại trong một trường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ khác trong trường quyết định Trường là những hiện thực ngôn ngữ nằm giữa từ với toàn bộ từ 29 vựng Trường quan hệ với toàn bộ từ vựng cũng như từ quan hệ với trường của mình Đỗ Hữu Châu quan niệm về trường: Thứ nhất ông phân lập từ vựng của một ngôn ngữ thành các trường. .. vựng - ngữ nghĩa về mẹ trong thơ Dương Kiều Minh 14 NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Từ và nghĩa của từ 1.1.1 Từ 1.1.1.1 Định nghĩa từ Vấn đề từ rất phức tạp do vậy có rất nhiều định nghĩa về từ V Brondal: Từ bao giờ và ở đâu cũng phải là một yếu tố của thông báo” K Buhler: “Các từ là những kí hiệu âm thanh của một ngôn ngữ được cấu tạo từ các âm vị và có thể tạo thành trường ... ý nghĩa biểu niệm của các từ Cho nên, có thể phân ra hai loại trường từ vựng ngữ nghĩa lớn là trường biểu vật và trường biểu niệm chứ không phải là trường sự vật và trường khái niệm Tóm lại, một loạt các từ được liên kết lại nhờ sự đồng nhất của một nét nghĩa gọi là trường từ vựng Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa Đó là tập hợp những từ đồng nhất với nhau một nét nào đó về nghĩa. .. sử dùng từ của các tác giả Trên đây là các kiểu trường theo phân loại của Đỗ Hữu Châu Trong luận văn này chúng tôi chỉ xác lập và nghiên cứu các trường biểu vật, biểu niệm, trường liên tưởng để hiểu rõ vốn từ của tác giả chứ không xác lập trường tuyến tính 1.4 Tác giả Dương Kiều Minh và tác phẩm thơ 1.4.1 Vài nét về Dương Kiều Minh Nhà thơ Dương Kiều Minh (1960 - 2012) có tên thật là Kiều Văn Minh, Quê... vượt lên tất cả mọi ràng buộc và sự hư vô của các giá trị vật chất Điểm lại các công trình nghiên cứu chúng tôi thấy chưa có công trình nào đi sâu, nghiên cứu thơ của Dương Kiều Minh từ góc độ ngôn ngữ Vì vậy, chúng tôi đã chọn Trường từ vựng ngữ nghĩa về hoa và mẹ trong thơ Dương kiều Minh để làm đề tài nghiên cứu 3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng... loại trường từ vựng - ngữ nghĩa Theo Giáo sư Đỗ Hữu Châu, có bốn loại trường nghĩa dựa vào quan hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường và giữa các trường với nhau Dạng quan hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn) thì có trường nghĩa ngang với hai loại là trường nghĩa tuyến tính và trường nghĩa liên tưởng Dạng quan hệ dọc (hay quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình) thì có trường. .. quát Một số nhà ngôn ngữ đã định nghĩa theo hướng này O.P Xunik cho rằng nên có những định nghĩa bộ phận: từ ngữ âm, từ từ vựng, từ ngữ pháp S.E Jakhpntov cho rằng có ít nhất năm quan niệm 15 khác nhau về cái gọi là từ: từ chính tả, từ từ điển học, từ ngữ âm, từ biến tố, từ hoàn chỉnh Còn đối với vấn đề từ tiếng Việt cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau Đến nay đã có nhiều định nghĩa về từ tiếng Việt của . 38 Chương 2 TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA VỀ HOA TRONG THƠ DƯƠNG KIỀU MINH 39 2.1. Các tiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa về hoa trong thơ Dương Kiều Minh 39 2.1.1. Trường từ vựng ngữ nghĩa về các loài hoa. hoa trong thơ Dương Kiều Minh 79 2.3. Tiểu kết chương 2 94 Chương 3 TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA VỀ MẸ TRONG THƠ DƯƠNG KIỀU MINH 95 3.1. Các tiểu trường từ vựng ngữ nghĩa về mẹ trong thơ Dương Kiều. bài thơ của Dương Kiều Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thống kê phân loại các tiểu trường từ vựng của hai trường từ vựng lớn là trường từ vựng về hoa và trường từ vựng về mẹ trong thơ Dương Kiều

Ngày đăng: 20/07/2015, 14:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan