Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học hữu cơ lớp 11

156 667 1
Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học hữu cơ lớp 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIO DC V O TO TRNG I HC VINH HONG TH NH TUYT THIếT Kế Và Sử DụNG LƯợC Đồ TƯ DUY TRONG DạY HọC HóA HọC NHằM NÂNG CAO HIệU QUả DạY HọC HóA HọC HữU CƠ LớP 11 Chuyờn ngnh: Lớ lun v Phg phỏp dy hc b mụn húa hc Mó s: 60.14.01.11 LUN VN THC S KHOA HC GIO DC Ngi hng dn khoa hc: TS. NGUYN TH BCH HIN VINH - 2014 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Cô giáo TS. Nguyễn Thị Bích Hiền đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. - Thầy giáo PGS.TS. Lê Văn Năm và TS. Lê Danh Bình đã dành nhiều thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn. - Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hoá học cùng các thầy giáo, cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học hoá học khoa Hoá học trường ĐH Vinh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, Ban giám hiệu Trường THPT Cửa Lò, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tp Vinh, tháng 9 năm 2014 HỌC VIÊN THỰC HIỆN Hoàng Thị Ánh Tuyết 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 III. Mục đích nghiên cứu 3 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3 V. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3 VI. Phương pháp nghiên cứu 3 VIII. Những đóng góp mới của đề tài 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học 5 1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học 5 1.1.2. Sự đổi mới phương pháp dạy học trong nước và thế giới 6 1.2. Một số phương pháp dạy học truyền thống 9 1.2.2.Phương pháp thuyết trình 10 1.2.3. Phương pháp đàm thoại. 12 1.2.4. Phương pháp sử dụng sách giáo khoa 14 1.2.5. Phương pháp nghiên cứu. 15 1.3. Một số phương pháp dạy học tích cực 16 1.3.1. Phương pháp Grap 16 1.3.2. Phương pháp trực quan 27 1.4. Lược đồ tư duy 28 1.4.1. Khái niệm và người sáng lập lược đồ tư duy 28 1.4.2. Các nguyên tắc tiến hành trong lược đồ tư duy 30 1.4.3. Kĩ thuật vẽ lược đồ tư duy 30 1.4.4. Một sô kĩ thuật vẽ trong phần mềm imindmap 33 1.4.5. Phân loại lược đồ tư duy 43 1.4.6. Ưu điểm và nhược điểm của lược đồ tư duy 44 1.4.7. Ứng dụng của lược đồ tư duy trong học tập 44 2 1.5. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học ở trường thpt 45 1.5.1.Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học nói chung 45 1.5.2. Thực trạng sử dụng lược đồ tư duy 47 CHƯƠNG II: THIÊT KẾ VÀ SỬ DỤNG LƯỢC ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 49 2.1. Tầm quan trọng của hóa học hữu cơ 49 2.2. Quy trình thiết kế lược đồ tư duy 51 2.2.1. Quy trình chung thiết kế lược đồ tư duy 51 2.2.2. Các bước cụ thể để thiết kế lược đồ tư duy 51 2.3. Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học 55 2.3.1.Thiết kế lược đồ tư duy trong dạy học phần Hóa học hữu cơ chương trình lớp 11 55 2.3.2. Cách sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học 66 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 82 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 82 3.3. Tổ chức địa điểm thực nghiệm sư phạm 82 3.3.1. Đối tượng địa bàn 82 3.3.2. Giáo viên dạy thực nghiệm 83 3.3.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm 83 3.4. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm 83 3.4.1. Xử lý thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm 83 3.4.2. Công thức tính các tham số đặc trưng 84 3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm 85 3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm. 91 3.6.1.Phân tích định tính 91 3.6.2. Phân tích định lượng 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN. PPDHHH: Phương pháp dạy học hóa học. PPDH: Phương pháp dạy học THPT: Trung học phổ thông. LĐTD: Lược đồ tư duy. GD: Giáo dục GV: Giáo viên. HS: Học sinh. NC: Nghiên cứu. ĐC: Đối chứng. CTCT: Công thức cấu tạo CTPT: Công thức phân tử Nxb: Nhà xuất bản ĐHSP: Đại học sư phạm. 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ cùng với sự bùng nổ thông tin trong giai đoạn hiện nay, đã làm xuất hiện nhanh và nhiều nguồn tri thức mới. Mặt khác, trước những đổi mới của xã hội, thì yêu cầu đối với con người trong thời kỳ mới ngày càng cao. Trước thực tế đó, ngành Giáo dục - Đào tạo phải kịp thời đổi mới mục tiêu và phương thức giáo dục - đào tạo để trang bị cho người học hệ thống tri thức cơ bản, hiện đại phù hợp với thực tiễn đào tạo thế hệ trẻ của đất nước, trở thành những con người phát triển toàn diện về cả năng lực và phẩm chất đạo đức, góp phần tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn quán triệt tư tưởng, coi: "con người là trung tâm, là yếu tố quyết định tới sự thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước". Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi con người khi vào đời ngoài phẩm chất của một công dân xã hội chủ nghĩa, còn phải có một vốn kiến thức dồi dào, phong phú và phù hợp với thực tiễn đổi mới đất nước. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta đề ra mục tiêu: ngành Giáo dục - Đào tạo phải đào tạo nên những con người đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong công cuộc đổi mới. Khoa học hóa học với đặc thù là bộ môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với thực tiễn đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu đó của Đảng và Nhà nước. Trong những năm gần đây, chúng ta đã có nhiều cố gắng đáng kể trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường. Một trong các phương pháp đó là sử dụng lược đồ tư duy. Đã có nhiều luận văn, luận án nghiên cứu việc sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học cho thấy: việc sử dụng lược đồ tư duy không những giúp hệ thống, tiếp thu kiến thức khoa học bằng lược đồ, kiểm nghiệm đối chứng khoa học, rèn luyện kỹ năng suy luận, vận dụng, đào sâu, mở rộng kiến thức đã học mà còn có tác dụng phát triển năng lực tư duy suy đoán tích cực, độc lập sáng tạo, rèn luyện kĩ năng hóa học cho học sinh, giúp các em nâng cao hứng thú học tập và đặc biệt là có thể áp dụng vào dạy học cho nhiều đối tượng học sinh giỏi khá trung bình yếu hay nói cách khác là dạy học phân hóa. Đặc biệt là phần kiến thức về hoá hữu cơ của chương trình lớp 11 là phần kiến thức vô cùng quan trọng. Nó đặt nền tảng cho sự phát triển ngành hoá học hữu cơ nói riêng và toàn ngành hóa học nói chung. Như vậy, đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp giúp học sinh hệ thống hoá, tìm ra được mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau. Trong các phương pháp sử dụng để hoàn thiện, hệ 2 thống hóa và phát triển kiến thức thì tôi nhận thấy sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học có những nét đặc trưng riêng phù hợp giúp học sinh phát triển tư duy logic, hệ thống và khái quát hóa kiến thức một cách hiệu quả. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về lược đồ tư duy nhưng cũng chưa khai phá hết tiềm năng vốn có của nó. Đó là lý do tôi đã chọn đề tài: Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Lược đồ tư duy là một công cụ tổ chức hoạt động và phát triển năng lực tư duy. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Lược đồ tư duy giúp khai phá tiềm năng vô tận của bộ não. Người sáng lập ra lược đồ tư duy là Tony buzan, ông là nhà văn, nhà thuyết trình, cố vấn hàng đầu thế giới cho các chính phủ, doanh nghiệp, ngành nghề, trường đại học. Lược đồ tư duy được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, và đặc biệt nhiều năm gần đây được ứng dụng trong dạy học. Sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học Hóa học không còn mới, có nhiều đề tài nghiên cứu về lược đồ tư duy để nâng cao chất lượng dạy học, phát huy năng lực nhận thức, tư duy logic của học sinh. Kết quả của các đề tài cho thấy việc sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học Hóa học là khả quan. Sau đây là một số đề tài có ứng dụng lược đồ tư duy: - Đoàn Thị Hoà - xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học phần hiđrocacbon hoá học lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hoá học ở trường THPT - Luận văn thạc sĩ giáo dục ĐHSP Hà Nội. - Nguyễn Trường Hưng - Sử dụng lược đồ tư duy trong giờ luyện tập phần Hidrocacbon 11 nâng cao nhằm phát triển năng lực nhận thức của học sinh. - Ngô Quỳnh Nga (2009), Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy tổ chức hoạt động học tập của học sinh trong giờ ôn tập- luyện tập phần kim loại hoá học 12-THPT nâng cao- nhằm nâng cao năng lực nhận thức, tư duy logic cho học sinh). - Trần Thị Lan Phương (2009), Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy nhằm nâng cao năng lực nhận thức, tư duy logic cho học sinh trong giờ học ôn tập- luyện tập phi kim hoá học lớp 10- nâng cao. Qua các đề tài trên cho thấy việc sử dụng lược đồ tư duy có hiệu quả trong dạy học hóa học. Tuy nhiên việc sử dụng lược đồ ở các trường THPT còn hạn chế, đa phần thường sử dụng lược đồ đầy đủ, phương pháp sử dụng lược đồ còn thiên về 3 diễn giải, thuyết trình chưa phát huy hết khả năng tư duy logic, khả năng sáng tạo của học sinh. III. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy để tổ chức hoạt động học tập và áp dụng vào các giai đoạn trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, hình thành cho học sinh kĩ năng như: khái quát hóa, tư duy logic, khả năng sáng tạo. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến lược đồ tư duy trong dạy học hoá học. - Nghiên cứu nội dung chương trình phần hoá học hữu cơ chương trình lớp 11. - Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy áp dụng vào các bài giảng trong phần hóa học hữu cơ lớp 11. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các đề xuất. - Tiến hành thực nghiệm. - Xử lí số liệu thực nghiệm. V. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học phần hoá học hữu cơ chương trình lớp 11. 2. Đối tượng nghiên cứu Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy để áp dụng vào các giai đoạn của quá trình dạy học phần hoá học hữu cơ chương trình lớp 11. VI. Phương pháp nghiên cứu 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các văn bản đổi mới phương pháp dạy học của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và Đào tạo. -Nghiên cứu tài liệu về lí luận dạy học bộ môn, hệ thống các phương pháp dạy học tích cực. - Nghiên cứu giáo trình, sách giáo khoa hóa học lớp 11, tài liệu có liên quan. -Nghiên cứu vị trí, vai trò, nội dung và cấu trúc phần hóa học hữu cơ chương trình lớp 11. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra cơ bản về thực trạng dạy và học Hóa học ở trường THPT. - Phỏng vấn, trao đổi ý kiến với giáo viên và học sinh về nội dung, khối lượng kiến thức, phương pháp dạy, học và sử dụng bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Dự giờ một số tiết học có sử dụng phương pháp dạy học tích cực. - Thực nghiệm sư phạm. 4 3. Nhóm phương pháp thống kê trong toán học Dùng phương pháp thống kê để xử lí các kết quả thực nghiệm sư phạm. VII. Giả thuyết khoa học Nếu sử dụng hợp lí lược đồ tư duy vào dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ lớp 11 thì: - Phát huy được tính tích cực, chủ động cho học sinh. - Tăng năng lực nhận thức, rèn luyện kĩ năng tổng hợp, khái quát, tư duy logic, khả năng sáng tạo và vận dụng vào thực tiễn của học sinh. - Tạo cho học sinh hứng thú, say mê học tập VIII. Những đóng góp mới của đề tài - Thiết kế được các lược đồ tư duy dạng câm cho chương trình hóa học hữu cơ lớp 11. - Sử dụng lược đồ tư duy dạng câm vào giáo án giảng dạy chương trình hóa hữu cơ lớp 11. 5 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Đổi mới phương pháp dạy học 1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học * Định nghĩa của phương pháp Phương pháp nhận thức chân lí khách quan là một phạm trù của triết học, logic biện chứng và từng ngành khoa học cụ thể. Theo triết học có thể nêu lên một số những định nghĩa sau đây của khái niệm phương pháp. (1) Phương pháp, từ gốc tiếng Hy Lạp “Methodos”, gồm “meta” là “sau”, odos là “con đường”, nghĩa là con đường dõi theo sau một đối tượng. Nó có nhiều nghĩa, ít nhiều, rộng hẹp, nông sâu. (2) Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện, là tổ hợp các bước mà trí tuệ phải đi theo, tìm ra và chứng minh chân lí (trong triết học và trong các khoa học). Chẳng hạn, phương pháp biện chứng, phương pháp diễn dịch, phương pháp phân tích hệ thống. Trong trường hợp này “ phương pháp” đồng nghĩa với tiếp cận và logic. (3) Phương pháp cũng đồng nghĩa với phương pháp kĩ thuật, biện pháp khoa học. Chẳng hạn, cải tiến phương pháp thuyết trình, phương pháp thí nghiệm. (4) Phương pháp còn là tổ hợp những quy tắc, nguyên tắc quy phạm dùng để chỉ đạo hành động. Chẳng hạn, nguyên tắc trực quan trong dạy học. (5) Trong lĩnh vực quản lí, phương pháp còn được hiểu theo nghĩa kế hoạch có hệ thống hay quy trình các giai đoạn cần được triển khai để làm một việc gì đó. (6) Tuy nhiên chỉ có định nghĩa của Heghen đưa ra là chứa đựng nội hàm sâu sắc và bản chất nhất, được V.I.LeNin nêu lên trong tác phẩm “Bút kí triết học” của mình: phương pháp là ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung”. * Định nghĩa phương pháp dạy học Trong khoa học giáo dục và trong lí luận dạy học bộ môn hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất và hoàn toàn nhất trí về phương pháp dạy học. Có thể có nhiều định nghĩa về phương pháp dạy học dựa trên cách quan niệm về quá trình dạy học. Ở đây chỉ xin nêu ra một định nghĩa đáng chú ý. Bách khoa toàn thư Liên Xô 1965 :“Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của giáo viên và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành thế giới quan, phát triển năng lực nhận thức”. [...]... Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học - Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề Vận dụng dạy học theo tình huống Vận dụng dạy học định hướng hành động Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin trong dạy học - Sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo Tăng cường các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn Bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh Cải tiến việc kiểm tra... chức ý tư ng bằng lược đồ tư duy “ Vận dụng : là giai đoạn tiếp tục phát triển các kĩ năng tạo sơ đồ tư duy Đây là lúc bạn biến tấu và sáng tạo sơ đồ tư duy 1.4.3 Kĩ thuật vẽ lược đồ tư duy a) Nhấn mạnh: Nhấn mạnh là quan trọng vì nó có tác dụng tăng trí nhớ và đẩy mạnh sáng tạo Mọi kĩ thuật nhấn mạnh đều có thể được dùng để liên kết và ngược lại Muốn đạt hiệu quả nhấn mạnh tối ưu trong sơ đồ tư duy thì... là một hoạt động có hiệu quả lâu dài, ảnh hưởng đến khả năng tư duy và hoạt động trong suốt cuộc đời của mỗi học sinh c) Cơ sở lí luận dạy học Trong những năm gần đây, đã có những công trình khoa học xét quá trình dạy học dưới góc độ định lượng bằng những công cụ của toán học hiện đại Việc này có tác dụng nâng cao hiệu quả của hệ dạy học cổ truyền, đồng thời mở ra những hệ dạy học mới tăng cường tính... với xu hướng tối ưu hóa quá trình dạy học như tích cực hóa, cá biệt hóa, công nghệ hóa và tư ng ứng với các xu hướng đó là một hệ thống các phương pháp dạy học tích cực như dạy học tình huống, dạy học Algôrít, dạy học theo nhóm, phương pháp sư phạm tư ng tác Trong một số tài liệu, các tác giả nhấn mạnh và nêu cụ thể mục đích dạy học ngay khi giới thiệu định nghĩa: Phương pháp dạy học là cách thức, con... tập trung vào nội dung nào, sử dụng phương pháp dạy học nào, phương tiện dạy học nào để đạt hiệu quả cao nhất Như vậy mục tiêu bài học được xác định chủ yếu dựa vào nội dung bài học, đặc điểm tâm lý nhận thức của học sinh và năng lực sư phạm của giáo viên Mục tiêu và nội dung kiên thức là cơ sở để xác định phương pháp dạy học phù hợp, theo hướng phát huy cao độ óc tư duy tìm tòi khám phá của học sinh... thể và trừu tư ng của từng đối tư ng riêng biệt, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu Như vậy, thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tư ng trong việc thiết kế và sử dụng grap dạy học, chúng ta cần xác định rõ cái cụ thể và cái trừu tư ng trong từng đối tư ng, để định hướng nhận thức cho học sinh Thống nhất được hai mặt này sẽ hình thành tư duy hệ thống, phát triển năng lực sáng tạo của học. .. grap dạy học là những nguyên lý, phương châm chỉ đạo việc thiết kế grap nội dung và grap hoạt động dạy học Dựa vào các nguyên tắc này để xác định nội dung, phương pháp, cách tổ chức, tính chất và tiến trình của việc thiết kế grap nhằm thực hiện mục đích dạy học phù hợp với những quy luật khách quan Chuyển hoá grap toán học thành grap dạy học là vận dụng lý thuyết grap toán học để thiết kế grap dạy học. .. nghiên cứu và các quy luật về mối quan hệ của các yếu tố trong một hệ thống nhất định Còn đối với việc vận dụng tri thức, học sinh phải thực hiện một thao tác tư duy là chuyển từ "ngôn ngữ grap sang ngôn ngữ "ngữ nghĩa", việc làm này giúp cho học sinh vận dụng kiến thức chính xác và hiệu quả hơn Sử dụng grap trong dạy học còn có tác dụng rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy khái quát (tư duy hệ thống)... có tác dụng chuyển từ cái cụ thể thành cái trừu tư ng và nó trở thành cái trừu tư ng xuất phát Còn trong giai đoạn tái sinh cụ thể, grap có tác dụng chuyển từ cái trừu tư ng thành cụ thể Như vậy, dùng grap thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tư ng trong tư duy sẽ làm cho hoạt động tư duy hiệu quả hơn Cụ thể đối lập với trừu tư ng, tính chất đó cũng chỉ là tư ng đối Khi thiết kế grap dạy học, cần... giữa mục tiêu - nội dung – phương pháp dạy học Nguyên tắc này đòi hỏi khi thiết kế grap dạy học phải thống nhất được ba thành tố cơ bản của quá trình dạy học là mục tiêu - nội dung và phương pháp dạy học Ba thành tố đó tác động qua lại với nhau một cách hữu cơ, giải quyết tốt mối quan hệ này quá trình dạy học sẽ đạt kết quả cao Quá trình dạy học gồm 6 thành tố cơ bản: Mục tiêu - nội dung - phương pháp . sử dụng lược đồ tư duy 47 CHƯƠNG II: THIÊT KẾ VÀ SỬ DỤNG LƯỢC ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 49 2.1. Tầm quan trọng của hóa học hữu cơ. tôi đã chọn đề tài: Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hóa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hóa học hữu cơ lớp 11 II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Lược đồ tư duy là một công cụ. trình thiết kế lược đồ tư duy 51 2.2.1. Quy trình chung thiết kế lược đồ tư duy 51 2.2.2. Các bước cụ thể để thiết kế lược đồ tư duy 51 2.3. Thiết kế và sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học

Ngày đăng: 20/07/2015, 13:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan